Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 53

Thần Linh Của Sự Yêu Thương

(The Spirit of Love)

1 Phiêrơ 4:8

 

“Nhất là trong vòng anh em phải có lòng yêu thương sốt sắng;

vì sự yêu thương che đậy vô số tội lỗi.”

(And above all things have fervent love for one another, for “love will cover a multitude of sins.”)

 

 

I. Những Thần Linh

 

Một trong những câu chuyện nổi tiếng trong sách Kinh Thánh Cựu Ước mà nhiều người rất thích, nhất là cho các trẻ em, đó là câu chuyện về một chàng thanh thiếu niên làm nghề chăn chiên, tên là Đavít, đã đánh thắng một tên khổng lồ, có tên là Gôliát, người Philitin. Câu chuyện này có chép trong sách Samuên 17, được kết thúc trong câu 48-51 như sau: “Xảy khi người Phi-li-tin đứng dậy, xơm tới đón Đa-vít, Đa-vít vội vàng chạy về hướng hàng trận quân nghịch đặng đón người Phi-li-tin. 49 Đa-vít thò tay vào túi mình, lấy một cục đá, ném nó bằng trành, trúng nơi trán người Phi-li-tin. Cục đá lọt thấu trong trán, Gô-li-át té úp mặt xuống đất. 50 Như vậy Đa-vít thắng được người Phi-li-tin bằng cái trành ném đá và cục đá, đánh chết hắn mà không có gươm nơi tay. 51 Đoạn, Đa-vít chạy lại, xông vào mình người Phi-li-tin, lấy gươm của hắn và rút ra khỏi vỏ, giết hắn, và cắt đầu đi. Dân Phi-li-tin thấy kẻ lực sĩ mình đã chết, thì chạy trốn.” (So it was, when the Philistine arose and came and drew near to meet David, that David hurried and ran toward the army to meet the Philistine. 49 Then David put his hand in his bag and took out a stone; and he slung it and struck the Philistine in his forehead, so that the stone sank into his forehead, and he fell on his face to the earth. 50 So David prevailed over the Philistine with a sling and a stone, and struck the Philistine and killed him. But there was no sword in the hand of David. 51 Therefore David ran and stood over the Philistine, took his sword and drew it out of its sheath and killed him, and cut off his head with it. And when the Philistines saw that their champion was dead, they fled.) Câu chuyện này cho chúng ta thấy rõ, bởi quyền năng của Chúa ban cho Đavít, mà anh đã thắng được tên khổng lồ Gôliát, và cứu được dân sự Chúa khỏi ách xâm lăng của người Philitin.

 

Tuy là một sự kiện đã xảy ra cách chúng ta có lẽ hơn 3,000 năm, nhưng về phương diện tâm linh thì cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta hiểu cuộc sống ngày nay vẫn còn có những “tên khổng lồ,” đang cứ giao chiến với con cái Chúa, hội thánh của Ngài, để lôi kéo chúng ta vào những ách nô lệ của tư dục xác thịt, mà chưa sống được trọn vẹn trong ý muốn của Chúa. Nhưng những tên khổng lồ ngày này thì có dạng khác với tên Gôliát người Philitin ngày xưa. Đây là những quyền lực vô hình, mà sứ đồ Phaolô có khẳng định trong Êphêsô 6:11-12 như sau: (Put on the whole armor of God, that you may be able to stand against the wiles of the devil. For we do not wrestle against flesh and blood, but against principalities, against powers, against the rulers of the darkness of this age, against spiritual hosts of wickedness in the heavenly places.) “Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” Nhiều người cơ đốc sống nhưng vẫn chưa hiểu, chưa phân biệt được cuộc sống hiện tại mỗi ngày của chúng ta là một trận chiến thuộc linh với những thần linh dữ, những tên khổng lồ Gôliát vô hình, thuộc của ma quỉ đang ở xung quanh mình. Mục đích của các thần dữ này là chúng nó dụ dỗ và trói buộc chúng ta vào những ách nô lệ, chiều theo những tư dục xác thịt, đi theo những lý thuyết tà thần của thế gian này, và làm cho chúng ta hay Hội Thánh của Ngài không sống trọn trong ý muốn của Chúa, không kết qủa sanh trái cho nước Đức Chúa Trời.

 

Thời của Chúa Giê-xu cũng có biết bao nhiêu là những thần linh dữ này, chúng nó buộc trói nhiều người ở trong những căn bệnh và sự tật nguyền, như có chép trong Mác 9:17-18, 25(Then one of the crowd answered and said, “Teacher, I brought You my son, who has a mute spirit. 18 And wherever it seizes him, it throws him down; he foams at the mouth, gnashes his teeth, and becomes rigid. So I spoke to Your disciples, that they should cast it out, but they could not… 25 When Jesus saw that the people came running together, He rebuked the unclean spirit, saying to it: “Deaf and dumb spirit, I command you, come out of him and enter him no more!”) “Một người trong đám đông thưa rằng: Lạy thầy, tôi đã đem con trai tôi tới cho thầy; nó bị quỉ câm ám, 18 không cứ chỗ nào quỉ ám vào thì làm cho nổi kinh phong, sôi bọt mồm, nghiến răng, rồi nó mòn mỏi đi; tôi đã xin môn đồ thầy đuổi quỉ ấy, song đuổi không được… Khi Đức Chúa Jêsus thấy dân chúng chạy đến đông, thì Ngài quở trách tà ma và phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ câm và điếc, ta biểu mầy phải ra khỏi đứa trẻ nầy, đừng ám nó nữa.” Những thần dữ làm hại nhiều người làm cho họ bị mù, bị liệt, bị cong lung, bị điếc… cuộc đời của họ thật khổ sở và trở nên vô dụng.

 

Những thần linh dữ ngày nay không có cùng một dạng hay hình thù như Gôliát người Philitin ngày xưa, hay thời của Chúa Giê-xu, nhưng là những quyền lực vô hình đang ở đầy dẫy chung quanh chúng ta, đang rình mò, xui khiến, dụ dỗ nhiều người làm những việc ác, mà mình có biết không? Trong 1 Phiêrơ 5:8-9 lời Chúa có khẳng định – (Be sober, be vigilant; because your adversary the devil walks about like a roaring lion, seeking whom he may devour. 9 Resist him, steadfast in the faith, knowing that the same sufferings are experienced by your brotherhood in the world.) “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.” Một vài những thần linh dữ đang có thể giao chiến cùng chúng ta ngày hôm nay như là:

 

1) Thần linh chống nghịch lại Đấng Christ. Trong 1 Giăng 4:1-3 có nói rõ điều này – (By this you know the Spirit of God: Every spirit that confesses that Jesus Christ has come in the flesh is of God, 3 and every spirit that does not confess that Jesus Christ has come in the flesh is not of God. And this is the spirit of the Antichrist, which you have heard was coming, and is now already in the world.) “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng hãy thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ. 2 Bởi điều nầy, hãy nhận biết Thánh Linh của Đức Chúa Trời: phàm thần nào xưng Đức Chúa Jêsus Christ lấy xác thịt mà ra đời, thần đó là bởi Đức Chúa Trời; 3 còn thần nào không xưng Đức Chúa Jêsus, chẳng phải bởi Đức Chúa Trời. Đó là thần của Kẻ địch lại Đấng Christ, mà các con đã nghe rằng hầu đến, và hiện nay đã ở trong thế gian rồi.” Thần linh của “anti-christ” vô dạng, là những quyền lực mắt không thấy được, đang chống nghịch lại với Đức Chúa Trời, đã ở trong thế gian rồi, và đang muốn “thay đổi” nước Mỹ này trở thành một nước vô thần. Những nan đề phức tạp ngày này như là việc phải chấp nhận cho phép “đồng tính luyến ái” trong “boy scout,” việc tự do phá thai, cấm không được cầu nguyện trong những trường học và văn phòng công cộng của chính phủ, khiếu nại muốn bỏ chữ “God” ra khỏi bài quốc ca của nước, xóa chữ “God” có khắc trên những đồng tiền cắc, chống đối không muốn có ngày lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh, tất cả đều là bởi những quyền lực của ma quỉ âm thầm chống nghịch lại Chúa và gián tiếp muốn nói rằng “Chúa không còn làm Chủ” của nước này nữa.

 

2) Những thần linh dữ vô hình này đang cám dỗ/xui khiến nhiều người làm những việc ác. Tại sao có người lại cầm giao đâm chém một người khác mà không thấy lương tâm cắn rứt; ngược lại, tin rằng đây là một việc làm đạo đức? Quyền lực nào đã xui khiến họ? Tại sao có những người chế bom và muốn làm hại những người khác kể cả trẻ em vô tội? Tại sao có những người đem súng vào trường bắn giết những người vô tội?  Động cơ nào đã thúc đẩy những người này làm những việc ác và tàn bạo này? Trong 2 Timôthê 3:1-5 sứ đồ Phaolô có nói trước về những việc ác người ta sẽ bị xui khiến làm trong thời kỳ sau rốt vì bị điều khiển bởi những thần dữ – (But know this, that in the last days perilous times will come: 2 For men will be lovers of themselves, lovers of money, boasters, proud, blasphemers, disobedient to parents, unthankful, unholy, 3 unloving, unforgiving, slanderers, without self-control, brutal, despisers of good, 4 traitors, headstrong, haughty, lovers of pleasure rather than lovers of God, 5 having a form of godliness but denying its power.) “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, 5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó.”

 

a) Thần linh dữ sẽ cám dỗ nhiều người xa vào sự tham lam của tiền bạc, mà sẵn sàng lường gạt nhau và chối bỏ đạo. Trong 1 Timôthê 6:9-10 lời Chúa có chép – (But those who desire to be rich fall into temptation and a snare, and into many foolish and harmful lusts which drown men in destruction and perdition. 10 For the love of money is a root of all kinds of evil, for which some have strayed from the faith in their greediness, and pierced themselves through with many sorrows.) “Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Thần linh dữ đưa con người vào thế giới vật chất, chỉ tin cậy vào những gì mắt thấy, tai nghe, miệng nếm được, thay vì bước đi theo đức tin. Người ta sẽ sẵn sàng bỏ sự nhóm lại, để tìm những thú vui chơi hay hái thêm tiền bạc.

 

b) Thần linh dữ dụ dỗ con người ưa thích và đi theo các tà thần tượng chạm vô tri vô giác, và những lý thuyết hư vô của nó, những điều “ungodly,” nghĩa là không có Chúa ở trong đó. Kinh Thánh cho biết, trong thời kỳ đại nạn sắp đến, cho dù thế gian sẽ chứng kiến những tai họa kinh khủng Chúa cho phép xảy ra mà chưa bao giờ có trên đất, nhưng họ vẫn cứng lòng không tin Ngài, cứ bám chặt vào các tà thần tượng chạm của mình, như có chép trước trong Khải Huyền 9:18-21(By these three plagues a third of mankind was killed—by the fire and the smoke and the brimstone which came out of their mouths. 19 For their power is in their mouth and in their tails; for their tails are like serpents, having heads; and with them they do harm. 20 But the rest of mankind, who were not killed by these plagues, did not repent of the works of their hands, that they should not worship demons, and idols of gold, silver, brass, stone, and wood, which can neither see nor hear nor walk. 21 And they did not repent of their murders or their sorceries or their sexual immorality or their thefts.) “Một phần ba loài người bị giết vì ba tai nạn đó, là lửa, khói, và diêm sanh ra từ miệng ngựa. 19 Vì quyền phép của những ngựa ấy ở nơi miệng và đuôi nó; những đuôi ấy giống như con rắn, và có đầu, nhờ đó nó làm hại người. 20 Còn những người sót lại, chưa bị các tai nạn đó giết đi, vẫn không ăn năn những công việc bởi tay chúng nó làm cứ thờ lạy ma quỉ cùng thần tượng bằng vàng, bạc, đồng, đã và gỗ, là những tượng không thấy, không nghe, không đi được. 21 Chúng nó cũng không ăn năn những tội giết người, tà thuật, gian dâm, trộm cướp của mình nữa.” Tai họa sẽ xảy đến trong thời kỳ đại nạn mà đến 1/3 loài người bị giết; nếu xảy ra bây giờ nghĩa là 2.3 tỉ người chết, nhưng thiên hạ cũng không thay đổi lòng ăn năn, họ vẫn cứ mù quáng bám chặt vào các thần tượng là những vật không thấy, không nghe, và cũng không đi được.

 

 

c) Thần linh dữ xuí dục con người lên mình kiêu ngạo, sanh lòng nghen tị, gây chia rẽ/phe đảng, khó hòa thuận, bội bạc, và hay nổi giận, để rồi làm và nói những điều ác mà chẳng thấy lương tâm áy náy, giống như vua Saulơ ngày xưa bị điều khiển bởi thần linh ganh tị này, mà sanh ra những việc ác, mưu toan nhiều lần muốn giết Đavít là người Chúa đã chọn, có chép trong 1 Samuên 18:6-9(Now it had happened as they were coming home, when David was returning from the slaughter of the Philistine, that the women had come out of all the cities of Israel, singing and dancing, to meet King Saul, with tambourines, with joy, and with musical instruments. 7 So the women sang as they danced, and said: “Saul has slain his thousands, And David his ten thousands.” 8 Then Saul was very angry, and the saying displeased him; and he said, “They have ascribed to David ten thousands, and to me they have ascribed only thousands. Now what more can he have but the kingdom?” 9 So Saul eyed David from that day forward.) “Khi Đa-vít đã giết được người Phi-li-tin, trở về cùng đạo binh, thì những người nữ của các thành Y-sơ-ra-ên đi ra đón Sau-lơ, hát múa, đánh trống cơm, gõ nhịp, và reo tiếng vui mừng. 7 Những người múa đối đáp nhau rằng: Sau-lơ giết hàng ngàn, Còn Đa-vít giết hàng vạn! 8 Sau-lơ lấy làm giận lắm, và các lời nầy không đẹp lòng người. Người nói: Người ta cho Đa-vít hàng vạn, còn ta hàng ngàn; chỉ còn thiếu cho nó ngôi nước mà thôi! 9 Kể từ ngày ấy, Sau-lơ thường ngó Đa-vít cách giận.”

 

Chúng ta không thấy những tên khổng lồ Gôliát, hình dạnh to lớn nữa ngày hôm nay, nhưng thật ra quyền lực của các thần dữ đang ở đầy dẫy khắp nơi qua những dạng khác, vô hình, và đang điều khiển nhiều người chống nghịch lại Chúa và làm nhiều điều ác.

 

 

II. Thần Linh của sự yêu Thương

 

Nhận biết như vậy rồi, bây giờ làm sao đối địch lại cùng những thần linh ác này đây, để mỗi người chúng ta và hội thánh Chúa sống trong ý muốn của Ngài? Muốn thắng được các quyền lực dữ này thì chúng ta phải nhờ cậy vào Thần Linh của sự yêu thương tể trị đời sống chúng ta, ban cho bởi chính Đức Thánh Linh. Hai điều kiện cho ai muốn có Thần Linh của sự yêu thương:

 

1) Phải có Đức Thánh Linh ngự trong lòng mình, và

 

2) Phải để Ngài làm Chủ đời sống mình.

 

1) Thứ nhất, mọi người tin Chúa Giê-xu đều có Thánh Linh ngự bên trong. Trong 1 Côrinhtô 6:19 sứ đồ Phaolô đã khẳng định điều này – (Or do you not know that your body is the temple of the Holy Spirit who is in you, whom you have from God, and you are not your own?) “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao?” Thánh Linh luôn “có mặt” trong lòng của mỗi kẻ đã tin Chúa Giê-xu, dù cho chúng ta biết hay không biết. Những ai thật sự tin Chúa thì có “dấu ấn” của Chúa Thánh Linh, sự hiện hữu của Ngài ở trong lòng chúng ta.

 

2) Nếu chúng ta có Chúa Thánh Linh thì chúng ta cũng cần nhận thức rằng chúng ta có quyền năng của sự yêu thương là sức năng mạnh hơn và có thể thắng được mọi quyền lực của các thần linh dữ. Trong 1 Giăng 4:7-8 sứ đồ Giăng khẳng định ai nhìn biết Chúa thì có quyền năng gì? (Beloved, let us love one another, for love is of God; and everyone who loves is born of God and knows God. 8 He who does not love does not know God, for God is love.) “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chúng ta hãy yêu mến lẫn nhau; vì sự yêu thương đến từ Đức Chúa Trời, kẻ nào yêu, thì sanh từ Đức Chúa Trời và nhìn biết Đức Chúa Trời. 8 Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương.”  Trong Galati 5:22 nhắc chúng ta hiểu mục đích Chúa Thánh Linh ngự trong lòng của mỗi kẻ tin là để trồng những trái đẹp của Ngài như sau: (But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, longsuffering, kindness, goodness, faithfulness, gentleness, self-control.) “Trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Đời sống của mỗi chúng ta là ruộng Ngài trồng, nhà Chúa xây, và là chỗ chứa sự yêu thương của Ngài. Bắt đầu bằng đức tin nơi Cứu Chúa Giê-xu, có Đức Thánnh Linh nghự trị trong lòng, và sanh trái của sự yêu thương mà chiến thắng được quyền lực của các thần dữ.

 

 

III. Đặc Điểm của Tình Yêu Thương

 

Tình yêu thương Thánh Linh trồng trong lòng chúng ta đây không phải là loại tình yêu của con người, nhưng là tình yêu không điều kiện “agape,” một trong những thần tánh căn bản của Đức Chúa Trời sống ở trong chúng ta. Trong 1 Côr. 13 là đoạn kinh văn mà sứ đồ Phaolô đã không định nghĩa tình yêu “agape” là gì, nhưng diễn tả những hành động cụ thể của tình yêu vô điều kiện này. 1 Côrinhtô 13:4-8 có chép: “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.” (Love is patient, love is kind. It does not envy, it does not boast, it is not proud. It is not rude, it is not self-seeking, it is not easily angered, it keeps no record of wrongs. Love does not delight in evil but rejoices with the truth. It always protects, always trusts, always hopes, always perseveres.) Đây là loại tình yêu thương mà mỗi người chúng ta phải tìm kiếm, muốn Chúa Thánh Linh ban cho đầy dẫy, để có thể sống chiến thắng những quyền lực của các thần linh dữ mà sống đẹp ý Chúa. Hãy xem qua một vài đặc điểm của tình yêu này.

 

a) Tình yêu thương hay nhịn nhục. Tiếng Việt-nam chúng ta rất hay, vì thường dùng chữ kép (double word) để giải nghĩa một điều gì đó một cách rất rộng rãi, và sâu sa. Trong chữ "nhịn nhục” chúng ta thấy có 2 chữ: "nhịn" và "nhục." Nhịn là nhường nhịn, còn nhục là chịu nhục. “Nhường” đã không phải là điều tự nhiên ở đời này, vì ở đời này, ai nấy đều cổ động tánh háo chiến (agressiveness) để khỏi bị người bên kia ăn hiếp, mà bây giờ còn có thêm màn "chịu nhục" nữa, thì là một điều hết sức là "ngược đời." Chữ "nhịn nhục" theo bản Kinh Thánh tiếng Anh thì được dịch là chữ "patience," hay là "long suffering" có nghĩa là kiên nhẫn, từ từ chờ đợi một điều gì đó, và có sức “chịu đựng.” Nhịn nhục nghĩa là chịu “dằn lại” những lời mình muốn hét lên trong cơn giận, để duy trì không khí hòa thuận, hay hạnh phúc trong gia đình và trong Hội Thánh Chúa. Biết bao nhiêu lần vì không chịu nhịn, để thần linh dữ cai trị cái lưỡi mình, không kiên nhẫn để nghe cho kỹ đầu đuôi câu chuyện, để rồi sanh ra biết bao nhiêu những xích mích, bất hòa, hiểu lầm và làm tổn thương các mối liên hệ.

 

b) Tình yêu thương hay nhơn từ. Theo Từ Điển Việt-nam thì có định nghĩa vắn tắt của 2 chữ "nhơn từ" là lòng thương người. Đây là cách chúng ta đối xử tử tế với những người khác xung quanh qua lời nói và hành động. Chữ "nhơn" (hay "nhân") là người, còn chữ "từ" là tử tế, như vậy “nhơn từ” là cách đối xử tử tế với những người khác.  Tiếng Anh dịch “nhơn từ” ra là chữ "kindness," mang ý nghĩa của một sự yêu thương thật lòng, chẳng hạn như có chép trong lời Chúa ở Êphêsô 4:32 có liên hệ đến chữ thương xót và tha thứ nhau: (Be kind and compassionate to one another, forgiving each other, just as in Christ God forgave you.) "Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy."

 

i) Người có lòng nhơn từ thì không mau phát ra lời xét đoán, nhưng “hay thông cảm, thương xót” nỗi khó khăn của người bị nạn, như chính mình là nạn nhân ở ngay giữa hoàn cảnh khó khăn, đau khổ đó. Người nhơn từ hay “put himself in the other person’s shoes.”

 

ii) Người nhơn từ không mau giận, cũng không giận dai. Trong Giacơ 1:19 - cho thấy một vài bí quyết rất hay để lấy tình yêu thương mà chinh phục lòng tức giận đó là hãy (… be quick to listen, slow to speak and slow to become angry,) "mau nghe, chậm nói, và chậm giận." Hầu hết những hậu quả của sự tức giận sanh ra những cuộc xung đột là vì chúng ta không chịu nghe người kia nói gì nữa, nhưng mau cãi, mau trả đũa, thay vì chịu để thì giờ để lắng nghe, thông cảm hòan cảnh của người bên kia, và dùng những lời êm dịu mà giải quyết vấn đề. Người nhơn từ thì không giận dai như trong Êphêsô 4:26 dạy – (Do not let the sun go down while you are still angry…) “chớ giận cho đến khi mặt trời lặn.” Ông chồng nhắc bà vợ chớ có lầm lì yên lặng giận dai, nhưng phải giải quyết, nói chuyện cho xong trước khi mặt trời lặn, vì lúc đó đã là tối sắp sửa đi nghủ. Bà vợ nghe vậy lên tiếng: "Còn lâu à! Bây giờ bên China mặt trời chỉ mới mọc mà thôi!" Chớ nuôi sự tức giận lâu, để nó âm ỉ, mà tạo cơ hội cho ma quỉ nó nhân dịp "sanh trứng đẻ con," thành ra sự hận thù và lòng cay đắng, nhưng phải lấy tình yêu thương mà giải quyết ngay.

 

iii) Người nhơn từ không nghĩ xấu về người khác, nhưng dễ thấy những ưu điểm của người khác. Đây là một điều rất khó làm, nhất là cho những người mình không ưa, vì cá tánh tự nhiên của con người là hay nghi ngờ, hay có thành kiến là những ý kiến trong đầu mà không thể thay đổi được, mà từ đó dễ sanh ra tánh mau nghĩ xấu về những người khác xung quanh, hay “vo đũa cả nắm.” Chỉ cần thấy họ xì xầm điều gì một chút thôi, là trong đầu óc của chúng ta tưởng tượng nghi ngờ ngay chắc là họ đang nói xấu mình? Nhưng tình yêu thương cao thượng thì khác, hay tin tưởng/nghĩ tốt về những người xung quanh mình. Câu chuyện bà masơ sống trong một trại cùi và một ngày có người đến phỏng vấn bà và hỏi: "Động cơ nào đã cảm động bà hy sinh cả cuộc đời mình cho những người cùi này?" Bà lấy một  tờ giấy trắng và vẽ trên tờ giấy trắng đó những đốm mực đen đủ hình thù và hỏi: "Các ông thấy gì?" Họ trả lời thấy những đốm đen... hình vuông, hình tam giác, hình tròn... Sau một hồi bà masơ hỏi lại: "Các ông chỉ thấy những đốm đen thôi sao, còn tờ giấy trắng đâu;  Sao các ông không thấy? Riêng tôi, Chúa cho tôi còn thấy linh hồn quí giá của những người cùi này, cho nên tôi sống ở đây với họ!"  Tình yêu thương hay tin tưởng mọi sự, thì thường thấy "tờ giấy trắng,” hơn là chỉ những "đốm đen," những thành tích, quá khứ đen tối trong đời sống của những người xung quanh mình.

 

iv) Người nhơn từ hay giúp đỡ người khác, cho dù người đó là “kẻ thù” của mình. Người nhơn từ không hay chứa những mưu kế làm hại người khác trong lòng mình; nhưng lại hay thương xót, tốt bụng, và hay làm việc lành, gánh ách cho những người khác.

 

c) Tình yêu thương chẳng kiếm tư lợi, nghĩa là không sống ích kỷ. Con khủng long đang sống trong lòng của mỗi người chúng ta, chính là “cái tôi” của mình. Có người nói rất đúng: "We have met our enemy; and he is inside us." Tạm dịch là: "Chúng ta đã đối diện với kẻ thù của mình; và hắn đang ở chính bên trong lòng mình," tên nó là “cái tôi” và những tư dục của nó. Vì “cái tôi” này mà sanh ra nhiều “cái tồi,” việc làm tối tăm, trở thành các tội ác. Vì cái tôi mà hay lên mình kiêu ngạo, hay ghen tị, dễ nổi giận bực bội, khó chịu với mọi người, dễ bị chạm tự ái, khi người nào đó được nâng cao hơn mình, khi ý của người khác được thuận hơn mình, khi người bên kia được phước, thành công, may mắn hơn mình thì đâm ra ghét, vì bị điều khiển bởi các thần dữ làm chủ cái tôi của mình. Sự ích kỷ dễ phá hoại hạnh phúc trong gia đình giữa tình nghĩa vợ và chồng. Sự ích kỷ dễ sanh sự tranh chấp, và sự tranh chấp sẽ phá hoại sự hiệp một trong Hội Thánh Chúa, vì đó sứ đồ Giacơ chép gì trong Giacơ 4:1-3 - "Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin. Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình." (What causes fights and quarrels among you? Don't they come from your desires that battle within you? You want something but don't get it. You kill and covet, but you cannot have what you want. You quarrel and fight. You do not have, because you do not ask God. When you ask, you do not receive, because you ask with wrong motives, that you may spend what you get on your pleasures) Muốn thắng các thần linh dữ thì chúng ta phải lấy tình yêu thương của Chúa Thánh Linh mà làm chủ “cái tôi” của mình.

 

d) Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự. Đây là điều khó làm nhất trong tình yêu thương.  Động từ "dung thứ" hay "khoan dung" này trong nguyên nghĩa có liên hệ đến một động từ khác, đó là động từ "to cover,” hay dịch ra tiếng Việt là "che đậy.” Đây không phải là “chứa chấp tội lỗi,” nhưng có nghĩa là nếu chúng ta thật sự yêu thương một người nào đó, thì dù cho người đó có đã phạm một lỗi lầm gì xấu xa đi nữa, chúng ta luôn mong được "che đậy" cho họ, vì chúng ta không muốn danh dự của người đó bị tổn thương nữa. Tình yêu thương cao thượng không bao giờ muốn moi móc thêm tội lỗi, những điều xấu xa, quá khứ đau thương của người mình yêu làm cho lớn chuyện ra. Một điều có thể sẽ giúp chúng ta đối xử với nhau trong sự yêu thương che đậy này, nếu chúng ta đặt những người phạm lỗi trước mắt mình như chính là những người thân yêu của mình (… chính là vợ, chồng, con cái hay cha mẹ mình) thì chắc sẽ giúp chúng ta có một thái độ cư xử nhẹ nhàng, mềm mại khác thường hơn phải không, vì chúng ta yêu thương họ?  Gần 2,000 trước đây, Chúa Giê-xu khi Ngài nhịn nhục, nhơn từ, hy sinh đổ huyết của mình xuống trên thập tự gía, và chính huyết đó đã "che đậy" mọi tội lỗi của chúng ta, hầu cho trong ngày phán xét, chúng ta mỗi người "thoát khỏi" hình phạt đời đời của lửa hỏa ngục, vì Đức Chúa Trời không còn thấy tội lỗi của mỗi người chúng ta nữa. Chúa Giê-xu che đậy tất cả mọi tội lỗi xấu xa của chúng ta, không chừa một tội nào hết, với loại "tình yêu thương hay dung thứ mọi sự!" thì chúng ta cũng có thể đối xử với nhau giống như vậy, vì có Chúa Thánh Linh sống ở trong lòng mình.

 

 

IV. Bước Đi theo Thánh Linh

 

Hiểu biết được thần linh của sự yêu thương này đang ở trong chúng ta là một điều tốt, nhưng có sống mà được điều khiển bởi quyền năng của tình yêu thương này hay không là một chuyện khác. Điều chúng ta phải ý thức đó là tự mình không thể đào luyện được tình yêu này; Cho dù chúng ta có cố gắng riêng đến đâu đi nữa; Nhưng muốn được thì phải tập bước đi với Chúa Thánh Linh mỗi ngày. Trong Galati 5:16(Walk in the Spirit, and you shall not fulfill the lust of the flesh.) “Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt.”

 

a) Đây là sự quyết định chọn lựa, chứ không phải là một ý tưởng, sự hiểu biết trong lòng mà thôi. Quyết định bắt đầu bằng một lời cầu nguyện cam kết hết lòng.

 

b) Cùng bước đi với Thánh Linh, giống như là bằng lòng mang chung ách với Chúa Giê-xu mỗi ngày vậy, được diễn tả qua hình ảnh có chép trong Mathiơ 11:28-29(Come to Me, all you who labor and are heavy laden, and I will give you rest. Take My yoke upon you and learn from Me, for I am gentle and lowly in heart, and you will find rest for your souls.) “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. 29 Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. 30 Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.” Hình ảnh của hai con trâu hay bò cùng mang chung một đòn gánh với nhau. Cho Chúa Thánh Linh làm Chủ và dự phần mọi việc, mọi quyết định trong cuộc sống của mình. Bước đi vâng lời làm theo những điều Chúa Thánh Linh khải thị và dạy dỗ mình trong lời Kinh Thánh chúng ta đọc và học biết mỗi ngày.

 

c) Bước đi với Chúa Thánh Linh là một trạng thái liên tục, chứ không bi đứt đọan, bị đóng khung trong một thời gian nào thôi. Ma quỉ như sư tử rống, rình mò xem coi khi nào chúng ta lo ra, buông thả, không để Chúa Thánh Linh làm Chủ nữa, thì chính là lúc các thần dữ sẽ tấn công, cám dỗ và buộc trói chúng ta vào những ách nô lệ của tội lỗi.

 

Chỉ có một cách chúng ta thoát khỏi quyền lực của tội lỗi, của các chủ quyền, thần linh dữ, đó là sống phục ở dưới Thần Linh của sự yêu thương mà yêu thương nhau, vì sự yêu thương sẽ che đậy vô số tội lỗi.

 

 

------------- Lời Mời gọi

 

Cuộc sống con người luôn bị dằn co bởi 2 quyền: quyền lực của các thần linh dữ xui khiến chúng ta phạm tội làm điều ác, hay quyền năng của Thần Linh yêu thương giúp chúng ta sống trong sự bình an và vui mừng. Biết bao nhiêu những thần linh vô hình, mắt không thấy được, đang ở chung quanh, dẫn dụ loài người vào những nẽo của sự chết, chốn hư mất đời đời, những việc làm ác, nghịch lại Đức Chúa Trời. Cùng một lúc, Chúa cũng sắm sẵn một lối thoát khỏi những quyền lực dữ và tối tăm này. Lối thoát duy nhất ấy chính là Con Trời, Cứu Chúa Giê-xu Christ đã một lần từ Trời giáng thế, chịu chết và bị chôn 3 ngày trong mộ đá, và đã sống lại vẻ vang thắng quyền lực dữ nhất đó là thần chết, và hứa ban cho mọi kẻ tin quyền phép được buông tha khỏi những thế lực của các thần dữ này. Chúng ta có được quyền phép này là vì sau khi tin Chúa Giê-xu thì có Chúa Thánh Linh ngự trong lòng mình. Ai có Ngài thì tự nhiên sẽ có hạt giống của tình yêu thương. Sự yêu thương này của Chúa ban cho giống như quyền năng của Ngài ban cho Đavít ngày xưa thắng tên không lổ Gôliát, thì cho chúng ta ngày nay cũng thắng được những quyền lực xui khiến chúng ta làm những việc ác. Ngược lại, tình yêu thương của Thánh Linh ban cho giúp chúng ta sống nhịn nhục, nhơn từ, chẳng ích kỷ, và hay tha thứ, mà che đậy được vô số những tội lỗi.

 

Đây là điều mỗi con cái Chúa phải đeo đuổi, tìm kiếm để tìm được chân lý thật cho đời sống mình. Chúng ta không thể dung sức mạnh riêng của mình, nhưng chỉ bởi bằng lòng bước đi theo Chúa Thánh Linh mỗi ngày, để có vũ khí của sự yêu thương mà chinh phục được thế gian cho Chúa.

 

Là con cái Chúa, chúng ta có Chúa Thánh Linh thì đương nhiên chúng ta có khả năng, có trái của sự yêu thương, để có thể yêu thương nhau với tình yêu này; Nhưng nó tùy thuộc vào mình có để Chúa tể trị, làm Chủ đời sống mình không, hay cứ còn sống theo ý riêng. Càng tôn Chúa làm Chủ, chúng ta càng biết yêu thương nhau với tình yêu của Chúa Thánh Linh. Hãy tưởng tượng một gia đình mà mọi người trong đó yêu thương nhau bằng tình yêu này? Hãy tưởng tượng một hội thánh mà mọi người tín hữu trong đó yêu nhau bằng tình yêu này?  Chỉ mỗi người chúng ta mới có thể biến những sự tưởng tượng này thành sự thật, nếu bằng lòng đầu phục và bước đi theo Chúa Thánh Linh mỗi ngày.

 

Hãy thành thật cầu nguyện với Chúa Thánh Linh sáng hôm nay: “Xin Chúa giúp con! Xin Ngài làm Chủ đời sống con, để con có thể yêu thương nhau sốt sắng, như Ngài đã yêu thương chính mình con vậy!”


The Spirit of Love

(1 Peter 4:8)

 

One of the most famous stories in the Old Testament was the story of a shepherd boy named David defeated the giant Goliath. This story emphasizes the power of God that helps those believe in Him to overcome difficulties. This story also reminds us that today there are spiritual powers and wicked rulers who are constant at wars with us and Jesus’ church. They are different shapes than Goliath. The apostle John mentioned the spirit of antichrist who is now already in the world. The apostle Paul prophesized the evil forces that lure people to become lovers of money, chasers of gold, silver, brass, stone and wood idols, boasters, and blasphemers in the last days.

 

The only way that we can overcome these spiritual and wicked forces is the Spirit of love from the Holy Spirit. Every believer has the presence of the Holy Spirit Who has the purpose to plant the fruit of love in our life. This is not the same as human love, but an unconditional love. This love has many different dimensions such as:

 

1) Love is patient. Patience carries the meaning of yielding, and long-suffering. Why do need patience and what are its benefits? Long-suffering helps to keep us living a pure and holy life, to accomplish God's will, and to maintain happiness in the home and peace in God's church.

 

2) Love is kind. A kind person has a long fuse and is slow to boil. A kind person is also not quick to judge or criticize. Kind people have special ears and eyes to understand and a heart to feel the pains and sufferings of others. Their compassion produces practical actions to rescue the troubled and broken heart ones. A kind person is not easily angered, but quick to listen, and slow to speak. A kind person does not let the sun go down while he is still angry. Kindness keeps no record of wrong.

 

3) Love is not self-seeking.  Selfishness is our natural instinct to survive.  The worse side of selfishness is that it is the root of many sins such as jealousy or haughty spirit. Selfishness destroys happiness in the home, unity in the church, and breaking many of God's laws. But as Christians, we are created as new creatures in Christ Jesus. This new nature opposes to the old and selfish man.

 

4) Love always forgives. This suggests the meaning of always "covering others' sins." The greatest example was when Christ died on the cross to cover all kinds of our sins. Love never has a desire to exaggerate others' faults.

 

To experience of this Spirit of love, one must learn to walk in the Spirit. This is a committed decision to carry His same yoke (teachings) constantly. Do you want to overcome all the evil forces of this world to live a meaningful life? Saturate yourself with the Spirit of love.