Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 54

Hết Lòng Với Chúa

(All for Christ)

Mathiơ 22:37

 

 

“Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.”

(Jesus replied: “‘Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.”)

 

 

I. Sự Say Mê trong Đời Sống

 

Bắt đầu bài giảng sáng hôm nay bằng một câu hỏi: “Trong đời sống hiện tại, quí vị đang có một điều ham thích nào không? Hay có đang say mê, đắm đuối, đeo đuổi một điều gì không?” Nếu hỏi bằng tiếng Anh thì là câu hỏi: “Do you have any ‘passion’ in life?” Chữ “passion” được định nghĩa là “any powerful or compelling emotion or feeling, as love,” một cảm xúc mạnh đeo đuổi, say mê một điều gì hay một người nào đó! Tiếng Anh có nhiều chữ dùng để nói đến cường độ khác nhau của sự ham thích một điều gì đó; Như là động từ “like” là chỉ thích thôi; “desire” là mong muốn, ao ước, thèm khát; còn “passion” nói đến một sự say mê, một sự yêu thương tha thiết, nồng nàn, trọn vẹn. Trong tiếng Việt cũng có những chữ diễn tả cường độ khác nhau của sự say mê ham thích, như là động từ “thích, ham, hoặc .”

 

a) “Thích” là muốn, nhưng không có được điều mình thích cũng không chết. Tôi thích ăn phở, nhưng không có phở ăn cũng không chết. Vì ăn phở không phải là điều ưu tiên phải có trong cuộc sống.

 

b) “Ham” là điều rất thích, mà chúng ta thường hay đeo đuổi, và sẵn sàng trả một số gía cho nó, nhưng sẽ không bằng lòng trả gía 100% cho nó. Ham câu cá, ham xem phim hàn quốc, ham nghe ca nhạc, ham xem thể thao, ham ăn uống thì sẵn sàng chịu mất thì giờ, tiền bạc, chịu khổ đứng dưới nắng, bị muỗi cắn, chịu lạnh… nhưng sẽ không bằng lòng trả mạng sống của mình để có được điều đó.

 

c) Nhưng “” rồi thì sẵn sàng tận hiến tất cả, hy sinh tất cả 100%, không quay lại, không hối tiếc. Bỏ nhiều thì giờ ra cũng sẽ không thấy đủ, tốn nhiều tiền bạc cũng không thấy tiếc, làm những điều coi như “điên khùng” (tô vẽ đủ thứ hình thù trên thân thể để cổ võ cho đội thể thao của mình) cũng không thấy mắc cở, hoặc mất nhiều sức lực cũng không thấy uổng. “Mê” nghĩa là rất ham thích một điều gì đó, mà bằng lòng trả mọi gía để đạt được điều đó. “Mê đắm” nói đến một cảm xúc mạnh hơn là “thích hoặc ham.”

 

Tiếng Việt dùng nhiều danh từ kép, phận biệt có nhiều loại khác nhau của sự “mê.” “Mê đắm” là đam mê, mê mẩn một điều gì đó. “Mê muội” là u mê một điều tối tăm gì đó. “Mê mệt” là say mê đeo đuổi tìm kiếm đến nỗi mệt mỏi, như là những người mê chơi video hoặc xem phim đến nỗi “đừ” cả thân thể, mê hái tiền đến nỗi làm việc quá sức không nghỉ cho nên mệt mỏi cả người.

 

 

II. Hết Lòng

 

Ai trong chúng ta không nhiều thì ít cũng có những cái “say mê” mà chúng ta đeo đuổi tìm kiếm trong cuộc sống của mình, nhưng sáng nay mở rộng câu hỏi ra để hỏi, còn về phần thuộc linh thì quí vị và tôi là con cái Chúa có đang “mê” Chúa của mình không? Đến mức độ nào? Chúng ta có đang say mê Chúa trong sự thờ phượng mỗi tuần không, hay là chúng ta đang “chán ngán” sự nhóm lại, vì “passion,” lòng say mê của chúng ta cho Chúa đã phai nhạt rồi? Thái độ trong sự hát ca ngợi Chúa của chúng ta mỗi tuần như thế nào rồi, có hết lòng trong sự vui mừng không, hay bây giờ chỉ còn là những thói quen mà đã trở nên những gánh nặng của đạo phải thi hành mà thôi? 

 

1) Chúa Giê-xu đáng nhận được mọi sự “say mê” của chúng ta, vì chính Ngài đã yêu thương chúng ta toàn vẹn và hết lòng. Hãy ngắm nhìn thập tự gía là nơi Ngài đã phải chịu đóng đinh nhục nhã, hy sinh tất cả, vì Đức Chúa Trời quá yêu thương nhân loại. Trong Rôma 5:8(God demonstrates his own love for us in this: While we were still sinners, Christ died for us.) “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết.”  Nhiều khi tự suy nghĩ “con người chúng ta” là gì mà tại sao Chúa lại thương như vậy? Tại sao Ngài không dựng nên một loài giống khác ngoan ngoãn, hiền lành, đáng thương hơn đi? Câu chuyện một chàng thanh niên bước vào một văn phòng giới thiệu hôn nhân. Người nhân viên hỏi anh muốn chọn một người vợ như thế nào? Anh trả lời: “Tôi đang mơ ước một người vợ thật trẻ đẹp, duyên dáng, thùy mị, tánh nết đoang trang, có nghề nghiệp vững chắc, biết yêu chồng, thích con nít, giỏi lo việc nhà… và hơi khùng một chút.” Người nhân viên ngạc nhiên ở điểm chót là tại sao tất cả tiêu chuẩn kể trên đều tốt, nhưng sao anh lại muốn chọn một người vợ hơi khùng? Anh thanh niên trả lời: “Một thiếu nữ có đủ các thứ tánh tốt kia, nếu không khùng… thì làm sao chịu lấy tôi là người xấu xí và đang bị thất nghiệp?”  Trên đời này, tình yêu luôn có điều kiện, không ai giàu có, cao thượng lại đi yêu một người không ra gì; hơn nữa nếu là những người mà mình biết trước muốn giết hại mình; But God is crazy about you and me, by giving up His own and only Son to die for our sins! He has a great passion for us. Hết thảy chúng ta đều là những người đã từng sống bất ơn, vô nghĩa với Ngài và làm nhiều điều ác. Chúng ta ai nấy ăn những thực vật, uống nước, thở hơi không khí Trời ban cho, nhưng mà y như trong Rôma 3:10-11 có chép (As it is written: “There is no one righteous, not even one; there is no one who understands; there is no one who seeks God.) “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không. Chẳng có một người nào hiểu biết, chẳng có một người nào tìm kiếm Đức Chúa Trời.” Kể cả khi Chúa Cứu Thế đã bằng lòng lìa bỏ thiên đàng xuống thế gian để cứu chuộc nhân loại thì người ta lại sỉ nhục Ngài và đóng đinh Chúa một cách nhục nhã trên cây thập tự. Khi người ta đến chia xẻ Tin Lành Cứu Rỗi thì chúng ta lại tìm cớ phỉ báng họ, như tôi đã từng làm biết bao nhiêu lần ngày xưa khi chưa tin Chúa. Cho đến bây giờ cũng vậy, biết bao nhiêu lần chúng ta đã hứa nguyện hết lòng vâng theo ý Chúa, nhưng rồi lại bị sa ngã, chối lời mình hứa với Chúa, lại ăn năn thì Chúa lại vẫn tha, và ban cho một cơ hội khác.  

 

Nhìn lại cuộc đời của vua Đavít, người mà Chúa yêu mến và chọn làm vua cho dân sự Ngài. Nhưng vua Đavít đã phạm tội ngoại tình, giết người, làm chứng dối, rồi ăn năn thì Chúa lại tha thứ cho ông.  Tuy rằng gia đình ông sau đó gặp nhiều trở ngại, nhưng qua ông và bà Bếtsêba, Chúa lại ban cho Salômôn ra đời là người được ơn xây đền thờ đầu tiên cho Đức Chúa Trời, và cũng qua Đavít và Bếtsêba là tổ phụ mà từ đó Chúa Cứu Thế Giê-xu đã sanh ra đời. Khi Đức Chúa Trời hy sinh Con Ngài xuống thế cứu chuộc nhân laọi thì có lẽ cả thiên đàng hô lên: “Oh God! You are making a big mistake,” nhưng Chúa vì quá yêu thương nhân loại mà hy sinh. Điều này thật là khó hiểu về sự yêu thương không điều kiện của Ngài. Thật đúng như lời khẳng định của sứ đồ Phaolô có chép trong Rôma 8:38-39 như sau: (For I am convinced that neither death nor life, neither angels nor demons, neither the present nor the future, nor any powers, neither height nor depth, nor anything else in all creation, will be able to separate us from the love of God that is in Christ Jesus our Lord.) “Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta.” Chúng ta chỉ có thể hết lòng yêu mến, say mê Chúa được khi mình đã thấu hiểu, ghi nhận, và vẫn còn biết Chúa đã yêu chúng ta tuyệt vời là thể nào. Khi chúng ta quên đi điều này, thì sự hết lòng, sự sốt sắng, nóng cháy của chúng ta cho Ngài cũng sẽ tự nhiên tan biến, hay phai nhạt. 1 Giăng 4:19 nhắc chúng ta đừng quên gì? (We love because he first loved us.) “Chúng ta yêu (Chúa…), vì Chúa đã yêu chúng ta trước.”

 

2) Vì Chúa yêu chúng ta trọn vẹn trong Con Ngài, thì chúng ta cũng phải yêu mến Chúa, say mê Ngài hết lòng, hết linh hồn, và hết ý của mình như lời Chúa Giê-xu đã phán – “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.” (“Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.”)

 

a) “Lòng” là trung tâm điểm của một người.  Từ tấm lòng bên trong là nơi chứa mọi chủ động để sanh ra hết thảy những việc làm bên ngoài. Người hết lòng với Chúa là để Ngài ngự trị, làm Chủ điều khiển hoàn toàn cuộc sống của mình, chứ không còn “cái tôi” làm chủ nữa. Galati 2:20 là lời chứng của sứ đồ Phaolô yêu mến Chúa hết lòng – (I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me.) “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” Trong trái tim chúng ta chỉ có một cái “ghế” hay ngôi lòng duy nhất, thì ai đang ngồi trên đó?  Người hết lòng thì sẽ dành cái ngôi đó cho một mình Cứu Chúa Giê-xu mà thôi.

 

b) “Linh hồn” là phần tâm linh, là phần chúng ta “liên kết” với Chúa, mà không có một loài vật nào có hết, ngoại trừ loài người là vật đã được dựng nên “giống” hình ảnh của Ngài. Người dâng “hết linh hồn” cho Chúa là người đã bằng lòng tin nhận Cứu Chúa Giê-xu hoàn toàn và duy nhất mà thôi, không còn một tà thần nào nữa để mình tin cậy, nhờ vả hay thờ lạy. Nhiều người tin Chúa với một khái niệm sai lầm đó là “cộng” thêm một ông thần lớn nữa, chứ không hiểu là chỉ tin vào một Đấng duy nhất tuyệt đối mà thôi, nghĩa là phải trước hết bằng lòng từ bỏ mọi tà thần khác đang sống trong lòng mình. Việc làm rõ ràng của một người thật hết “linh hồn” yêu mếu Chúa là sẵn sàng dẹp bỏ mọi bàn thờ, tượng chạm, sách tử vi, những cuộn video, để dọn sạch tấm lòng của mình, để chỉ thờ phượng một mình Chúa mà thôi, không còn “đi giẹo hai bên” nữa.

 

c) “Ý” là tư tưởng, là những hoặch định, chương trình trong cuộc sống của một người. Người hết “ý” là người luôn để Chúa “liên hệ” với mình luôn trong cuộc sống hằng ngày. Mọi kế hoạch, quyết định trong cuộc sống mỗi ngày đều có Chúa dự phần và chấp thuận. Là người hay cầu nguyện “không thôi,” luôn xin ý Cha được nên, hơn là ý con được thuận! Là người hay tự xét đường lối của mình coi xem có đang đi trong ý muốn của Chúa hay không?

 

3) Một người thật “mê” Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết ý thì thường làm những việc gì?

 

a) Hết lòng, linh hồn và ý trong sự thờ phượng Chúa, vì đó là điều Ngài thích. Êphêsô 5:19 – (Sing and make music from your heart to the Lord,) “Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa.” Chúa ban cho loài người có thể nói được, để diễn tả tấm lòng, tư tưởng bên trong của mình. Không phải vậy thôi, nhưng còn có thể liên kết với Chúa bởi phần tâm linh của mình. Phần tâm của chúng ta có thể thờ phượng Chúa qua những lời ngợi ca, xướng lên, làm chứng Chúa là ai và những việc lạ lùng gì Ngài đã làm cho chúng ta.

 

b) Hết lòng, linh hồn, và ý trong sự vâng giữ các điều răn của Chúa. 1 Giăng 5:3(In fact, this is love for God: to keep his commands. And his commands are not burdensome.) “Vì nầy là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề.” Muốn vâng giữ các điều răn của Chúa thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là chịu đọc và nghe lời của Chúa. Nếu chưa muốn làm việc căn bản này thì làm sao bắt đầu biết mạng lệnh của Chúa là gì để vâng giữ? Việc làm căn bản khi đọc hoặc nghe lời Chúa đó là chú ý những câu bắt đầu bằng những chữ “hãy, phải” là những điều nên làm, và “chớ” là những điều mình tránh không được phép làm.

 

Một vài yếu tố căn bản trong sự học lời Chúa đó là sự “suy gẫm.” Đây không phải là chỉ đọc lời Chúa qua loa, hay nghe “lỗ tai này lọt lỗ tai kia,” nhưng mà còn tìm tòi xem ý nghĩa sâu sa của lẽ thật trong lời Chúa là thế nào, và làm thế nào để có thể đem ra xử dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình. Tác gỉa Thi Thiên 119:15 nói – (I meditate on your precepts and consider your ways.) “Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối của Chúa.” Có bao nhiêu người khi đến nhóm mong ước được nghe tiếng Chúa phán cùng mình qua lời Kinh Thánh? Có bao nhiều người có thì giờ suy gẫm Kinh Thánh bắt đầu bằng lời cầu nguyện: “Xin Ngài dậy con!” Có bao nhiêu người nghe lời của Chúa sáng Chúa Nhật và rồi suy gẫm coi mình có thể áp dụng những lẽ thật mình đã nghe như thế nào trong suốt tuần tới, trong gia đình, trong sở làm của mình không?  Muốn xử dụng lời Chúa thì chúng ta cũng cần tập học thuộc lòng lời Chúa, dấu trong lòng, để có mà đem ra xử dụng. Tác gỉa Thi Thiên 119:11 cho thấy bí quyết này – (I have hidden your word in my heart that I might not sin against you.) “Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, để tôi không phạm tội cùng Chúa.” Còn nếu chỉ nghe thôi rồi quên thì lời đó có ích gì không, có khôn không, mà sứ đồ Giacơ có so sánh trong Giacơ 1:23-24 như sau – (Anyone who listens to the word but does not do what it says is like someone who looks at his face in a mirror and, after looking at himself, goes away and immediately forgets what he looks like.) “Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào.”

 

c) Hết lòng, linh hồn và ý làm trọn chức vụ Chúa giao cho, những việc nhỏ cũng như việc lớn. Trong 1 Phiêrơ 5:2 nhắc nhở trách nhiệm cho các vị mục sư – (Be shepherds of God’s flock that is under your care, watching over them—not because you must, but because you are willing, as God wants you to be; not pursuing dishonest gain, but eager to serve.) “hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm.” Cũng như cho các chức vụ của mỗi con cái Chúa nói riêng: chấp sự, thầy cô dạy Kinh Thánh, lãnh đạo nhóm  nhỏ, kể cả là những hội viên của Hội Thánh Chúa. Thường chúng ta chưa hết lòng trong chức vụ là vì mình chỉ hay thích làm cho người ta xem thấy, thay vì làm vui lòng Chúa, cho nên khi không thấy ai để ý khen mình, không thấy nhiều người nghe theo ý mình thì dễ bỏ cuộc. Côlôse 3:23 sứ đồ Phaolô khuyên chúng ta – (Whatever you do, work at it with all your heart, as working for the Lord, not for human masters.) “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta.”

 

 

III. Điều Chỉnh Đời Sống

 

Biết như vậy rồi, trên thực tế chúng ta phải làm gì đây để giữ “passion” của mình cho Chúa Giê-xu luôn được nóng cháy? Phải biết điều chỉnh lại đời sống của mình.

 

1) Sống một đời sống tâm linh có sự quân bình. Ai cũng biết một trong những bí quyết quan trọng để có một sức khỏe tốt đó là quân bình trong mọi việc, từ việc ăn uống điều độ, cho đến vấn đề giải trí, thể dục, thể thao, hay là đi nghỉ mát. Biết bao nhiêu người đang sống bất quân bình, họ chỉ biết lo việc hái tiền, làm “đầu tắt mặt tối,” làm 5 ngày chưa đủ, phải làm thêm thứ Bảy, Chúa Nhật luôn; chẳng bao giờ có thì giờ đi nghỉ mát với gia đình, thì giờ với con cái, cho vợ chồng với nhau, vì lý do đó nó sanh ra đủ thứ bịnh, nào là “stress,” đau bụng, nhức đầu, đau lưng, thiếu nghủ… để rồi tiền mình có dư trong nhà bank chỉ phải đem trang trải ra cho việc chữa bịnh, chưa nói đến sự hao mòn của hạnh phúc gia đình. Họ quên đi một định luật căn bản mà người ta thường nói “You pay now or you pay later.” Tạm dịch là chúng ta sẽ phải “trả gía” bây giờ hay sau này, vì hoạn nạn sẽ bắt kịp chúng ta mà thôi.

 

Trong đời sống thuộc linh cũng vậy, nếu sống không quân bình, chỉ có thỉnh thoảng ăn nuốt lời Chúa một chút, khi nào rảnh rỗi thôi, thì sức khỏe, sự nóng cháy, lòng say mê (passion) cho Chúa Giê-xu sẽ ra sao? Nếu con người thể xác thiếu ăn, thiếu uống thì điều tự nhiên sẽ yếu đuối, có khi sanh bịnh hoạn mà dễ chết, như hình ảnh của những đứa bé thiếu dinh dưỡng ở bên Phi Châu; thì con người tâm linh thiếu lời Chúa, sự tương giao với Ngài cũng vậy, sự say mê, passion cho Chúa cũng sẽ chết một ngày mà thôi. Dấu hiệu của sự suy kém khi một người đánh mất “passion” cho Chúa đó là sẽ thấy sự nhóm lại chán ngán, sẽ thấy trường Chúa Nhật là một việc mất thì giờ, sẽ thấy lời Chúa giảng “chọi” lỗ tai, sẽ thấy chức vụ là những gánh nặng, và sẽ chẳng thấy những cơ hội Chúa ban cho để hầu việc nữa. Phải nhất quyết điều chỉnh lại nếp sống, tập một đời sống kỷ luật quân bình mỗi ngày, có thì giờ thường xuyên cho việc học lời Chúa, cầu nguyện, và hầu việc Ngài, để giữ được “passion” của mình cho Chúa sống động.

 

2) Sống một đời sống thánh sạch bằng cách thường xuyên tự xét và ăn năn tội. Chất độc giết chết “passion for Christ” nhanh nhất chính là những tội lỗi thầm kín, chưa chịu nhận, xưng ra, mà ăn năn trong đời sống của mình. Những tội này như là lòng chưa tha thứ, những cay đắng còn giữ kỹ ở trong lòng mình, sự mê muội những thú vui không được phép đụng đến, dối trá lường gạt hay làm việc bất lương nào. Trong Côlôse 3:5-8 liệt kê một số tội mà mỗi người chúng ta nên thường tự xét – (sexual immorality, impurity, lust, evil desires and greed, which is idolatry, anger, rage, malice, slander, and filthy language from your lips.) “tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng, sự thạnh nộ, buồn giận và hung ác, nói hành, tục tỉu.” Có ai đang tự biết mình phạm tội gì, chưa chịu xưng ra mà hầu việc Chúa một cách sốt sắng lâu bền không? Nếu có thì chỉ là những việc gỉa hình chúng ta đang làm để che đậy tội lỗi mà thôi.  Ma quỉ nó sẽ luôn ở bên cạnh cáo trách tội lỗi chúng ta, thì làm làm sao mình còn có sự tự tin mà hầu việc Chúa được? Hãy thường xuyên tự xét và xưng tội ra để hồi phục lại “passion” cho Chúa, vì chính Chúa hứa gì trong 1 Giăng 1:9(If we confess our sins, he is faithful and just and will forgive us our sins and purify us from all unrighteousness.) “Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” Sau khi xưng tội thì sống nhờ cậy sức Chúa Thánh Linh mà điều chỉnh lại cuộc sống, vì biết những điều này tự sức mình không làm được. 

 

3) Làm bén lại mục đích cho đời sống của mình. Một người sống mất ý nghĩa, mục đích cho đời sống là người đáng tội nghiệp nhất, chắc chắn sẽ dẫn đến sự “chán đời,” và dễ nghĩ đến việc tự tử. Thống kê cho biết trong vòng 5 người sống ở Mỹ thì đang có 1 người sống chán đời (depression) và phải dùng thuốc an thần. Kể cũng lạ, một nước giàu có đầy đủ mà tại sao lại có nan đề này. Lý do là vì con người đang đi tìm sai mục đích cho đời sống mà chưa có sự thỏa lòng thật sự. Chúa Giê-xu đến ban cho chúng ta một mục đích mới, đó là sự sống đời đời trong nước thiên đàng một ngày. Đây là ý nghĩa cho đời sống, còn hơn là giải thưởng vô địch bóng rổ NBA, NFL, gỉai đá banh World Cup, Stanley Cup, French Open, vì những thứ này không có gía trị tồn tại đời đời.

 

Mục đích cho đời sống này là để sửa soạn chờ đợi Chúa Giê-xu trở lại để nhận được sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Đức Chúa Trời, y như lời Ngài đã hứa. Thế gian này không phải là chỗ ở đời đời của chúng ta, chỉ là chỗ tạm thời mà thôi. Chúng ta chờ đợi nước thiên đàng là nhà đời đời không do tay con người làm nên, nhưng là chỗ mà Chúa Giê-xu đang sửa soạn sẵn cho chúng ta. Chúng ta phải khích lệ nhau, nhắc nhở nhau về lời hứa Chúa Giê-xu sẽ trở lại ban cho nước thiân đàng, như trong Giăng 14:1-3(“Do not let your hearts be troubled. You believe in God; believe also in me. My Father’s house has many rooms; if that were not so, would I have told you that I am going there to prepare a place for you? 3 And if I go and prepare a place for you, I will come back and take you to be with me that you also may be where I am.) “Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa. 2 Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. 3 Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.” Mỗi buổi sáng thức dậy mở mắt ra, nhớ nhìn qua cửa sổ để chờ đợi Chúa Giê-xu trở lại, y như lời Ngài đã hứa.

 

          Cách đây nhiều năm, xem trên TV thấy người ta phỏng vấn ông chủ lớn của hãng BFI, cơ quan thâu rác rến (garbage). Người ta hỏi ông bí quyết ở đâu mà công ti ông thành công như vậy? Ông chỉ trả lời vắn tắt: “Because I love garbage!” Tạm dịch là: “Tôi yêu thích rác rến!” Đương nhiên đây không có nghĩa là ông thích sống chung quanh với rác rến hôi thúi, nhưng là ông có sự mê say (passion) trong công việc của mình, mà làm cho công ti BFI được thành công phát triển tốt. Thử hỏi có ông chủ hãng nào trên thế giới này đã thành công mà không có một chút gì “passion” về những sản phẩm sản xuất ra từ hãng mình không? 

 

Tại sao Hội Thánh Chúa nói chung đang suy kém nhiều? Có nhiều lý do, nhưng có lẽ một lý do chính đó là vì đang có biết bao nhiêu con cái Chúa ngày hôm nay đã đánh mất đi “passion” lòng say mê, sự nóng cháy trong sự thờ phượng Chúa mỗi Chúa Nhật, sự hầu việc Chúa sốt sắng, cũng vì chúng ta chưa có sự mê say tìm kiếm Chúa mỗi ngày từ thứ Hai cho đến thứ Bảy. Mọi thứ khác ở trên đời này đang chiếm nghự đời sống và tấm lòng của mình. Ai có tai nghe, hãy lắng nghe và điều chỉnh lại đời sống của mình, để có lại sự say mê (passion) cho Chúa Giê-xu, mà hết lòng, hết linh hồn, hết ý trong sự thờ phượng, vâng giữ điều răng của Chúa và làm trọn chức vụ của mình. Amen!


-------------- Lời Mời Gọi

 

Chúng ta đang tìm kiếm, ao ước, hay đeo đuổi gì trong cuộc sống? Rồi những điều mình gặt hái được, cuối cùng sẽ dẫn chúng ta đi về đâu? Những thứ này có gía trị hay tồn tại đời đời không? Chúng ta có đem theo được những thứ này qua bên kia cánh cửa của cuộc đời này không? Mục đích của đời sống này phải là để sửa soạn trở về với “Cội Nguồn” của mình. Đây chính là mục đích mà Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người từ lúc ban đầu là để được tương giao với Ngài trong nước thiên đàng mãi mãi. Nhưng tội lỗi đã phá hủy mối liên hệ này giữa chúng ta với Chúa. Chúa vẫn không bỏ cuộc yêu chúng ta, nhưng đã hy sinh chính Con một mình xuống thế gian chịu chết chuộc tội thay thế cho chúng ta ở trên cây thập tự gía.

 

 Khi chúng ta thật sự hiểu và nhận được tình yêu thương vô gía này thì tự động phải có sự say mê trong đời sống, chỉ còn là để thờ phượng và hầu việc Ngài hết lòng, hết linh hồn, hết sức mà thôi. Hay nói ngược lại, khi chúng ta đánh mất “passion” này cho Chúa thì sự thờ phượng và hầu việc Chúa sẽ trở thành những gánh nặng tôn giáo mà thôi. Chúng ta cần điều chỉnh lại lối sống của mình để phục hồi lại “passion for Christ.”

 

1) Tập sống một đời sống tâm linh có sự quân bình, không chỉ đổ hết cuộc đời mình cho những điều vật chất thôi, nhưng còn xây dựng mối tương giao với Chúa qua sự suy gẫm lời Chúa và thờ phượng chung với nhau.

 

2) Thường xuyên tự xét đời sống tâm linh và xưng tội ăn năn, để không có một chất độc nào làm hại sự say mê của mình cho Chúa Giê-xu.

 

3) Sống trong sự trông cậy chờ đợi ngày Chúa Giê-xu hứa sẽ trở lại và bận rộn trong những việc lành trong ý Chúa.

 

Đó là mục đích cho đời sống sẽ dẫn chúng ta đến một cuộc sống có ý nghĩa trong sự thỏa lòng, bình an và vui mừng thật. Có điều gì ở trên trần gian này đang cản trở chúng ta có sự say mê Chúa hết lòng không? Khi say mê Chúa rồi thì một người không còn một lý do gì để bào chữa nữa, phải không? Ngày xưa sau khi sống lại và hiện ra với các môn đồ mình, Chúa Giê-xu có hỏi Phiêrơ tại bờ biển Tibêriát ba lần: “Ngươi yêu Ta chăng?” Hôm nay, Chúa Giê-xu cũng đang hỏi mỗi người chúng ta: “Ngươi có còn yêu Ta không?” “Ngươi có còn yêu Ta hơn những điều ở trong thế gian này không?” Mong rằng mỗi người chúng ta sẽ đáp lời: “Lạy Chúa! Con muốn yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn và hết ý.” Amen!

    

 

All for Christ

(Matthew 22:37-38)

 

“Jesus replied: Love the Lord your God with all your heart

and with all your soul and with all your mind.”

 

Do you have any passion in life? There are different degrees of expressing for strong emotion or feeling from liking to desiring for something. But having a passion is willing to pay all costs to gain what you seek after. What about the passion for Christ, do you have any? Jesus deserves to have our best because He gave all Himself for us. The cross is clearly a living proof of His total and unconditional love for us. None of us is worthy to receive His grace which should compel us to love Him with all our heart, soul, and mind. Those who have a passion for Christ will want only Jesus to be Lord, and give Him the right to be in charge of every decisions, and plans of their life. They would desire worship, His word, obedience to His commandments, and being faithful to their callings.

 

Some of the adjustments one can make to revive his passion for Christ: 1) Living a spiritual and balanced lifestyle, 2) Conducting frequent self-examinations and confessions of sins that can quickly poison the passion, and 3) Sharpen the clear purpose of the eternal life that Jesus promises to give. Passion for Christ is what we need to energize our life, to do the impossible things, to mobilize our love into good works, and to strengthen our faith and hope until the Lord returns. This should be our prayer today: “Lord Jesus! Revive our passionate love for you by Your love, so we can love You with all our heart and with all our soul and with all our mind!” Amen!