Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 55

Đến Cùng Trái Đất

(To the Ends of the Earth)

Công Vụ 1:8

 

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”

(But you will receive power when the Holy Spirit comes on you; and you will be my witnesses in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and to the ends of the earth.)

 

 

I. Nhiệm Vụ Chứng Đạo

 

          Bắt đầu bài giảng sáng nay bằng một câu hỏi đó là quí vị có biết “một trong những nhiệm vụ chung cho mỗi con cái Chúa ít làm nhất là gì không?” Có phải việc đi nhóm thờ phượng Chúa mỗi tuần không? Có phải việc học Kinh Thánh mỗi ngày không? Có phải việc cầu nguyện thường xuyên không? Có phải việc dự phần hầu việc chăm sóc các công việc trong Hội Thánh Chúa không? Câu trả lời là “none the above,” nhưng là công tác làm chứng đạo. Nếu không tin thì mỗi người chúng ta hãy tự xét xem đâu là lần cuối mình đã làm chứng đạo cho một người nào đó? Tuần qua? Tháng qua? Hay không còn nhớ nữa? Tại sao đây là việc mà thường con cái Chúa ít làm nhất? Vì đây là công việc khó làm nhất; nhưng lại chính là đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu đã trao cho các môn đồ ngày xưa, và cho Hội Thánh Chúa ngày hôm nay, mà có chép rõ trong Công Vụ 1:8 như sau: (but you will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you shall be My witnesses both in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and even to the remotest part of the earth.) “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về Ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” Mạng lệnh làm chứng này bắt đầu từ thành Giêrusalem là nơi Chúa Giê-xu đã bị chết, chôn, và sống lại để ban cho nhân thế con đường cứu rỗi, mà phải giảng đạo ra không phải ở thành Giêrusalem mà thôi, nhưng ra hết xứ Guiđa miền Nam, rồi lan truyền lên phía Bắc là xứ Samari, và cho đến khắp cùng thế giới. Đại sự này không phải là công việc khó làm mà thôi, nhưng thường chúng ta chưa làm là vì trong tư tưởng của chúng ta còn có nhiều những lý do bào chữa, hay những suy nghĩ lệch lạc chẳng hạn như:

 

          1) Việc làm chứng đạo này không phải là trách nhiệm của tôi, nhưng dành cho những người được sự kêu gọi đặc biệt, như là các vị Mục Sư, hay những người lãnh đạo. Một điều nguy hiểm khi học Kinh Thánh đó là đôi khi chúng ta chỉ thích hiểu lời Chúa theo ý tư dục xác thịt mình muốn, để bào chữa không làm tròn những trách nhiệm, mạng lệnh của Chúa trao cho. Chia xẻ câu chuyện về người Samari nhơn lành trong sách Luca 10 của một giáo viên trường Chúa Nhật cho các em thiếu nhi và rồi hỏi các em đã học được gì? Một em giơ tay trả lời: “Con học được là mỗi khi con gặp họan nạn thì chắc chắn Chúa sẽ gởi một người đến giúp đỡ con!” Vì sự suy nghĩ theo tánh xác thịt, cho nên không thấy, không hiểu trách nhiệm của mình.

 

          2) Tôi không được ơn làm chứng đạo. Tôi không biết nói gì.

 

          3) Tôi lo sợ không thể trả lời được hết tất cả những câu hỏi khó.

 

          4) Tôi quá bận rộn với nhiều công việc, nên không có thì giờ.

 

          Vấn đề luôn là vì chúng ta sống chiều theo tư dục xác thịt và đòi hỏi của vật chất, hơn là sống trong đức tin nơi quyền năng của Chúa Thánh Linh để làm trọn đại mạng lệnh chứng đạo.

 

 

II. Ba Điều Căn Bản

         

          Có 3 điều căn bản chúng ta cần biết về công tác làm chứng đạo:

 

          1) Nhận diện rõ những quyền lực vô hình đang giam cầm tấm lòng của nhiều người - Trong 2 Côrinhtô 4:4 lời Chúa có chép – (The god of this age has blinded the minds of unbelievers, so that they cannot see the light of the gospel that displays the glory of Christ, who is the image of God.) “… cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời.” Người ta có câu nói: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng.” Câu này dạy chúng ta trước khi ra một trận đấu thì cần tìm hiểu rõ về kẻ đối địch của mình là ai, và những mưu kế hoặc định của nó là gì để đối phó, thì may ra chúng ta mới thắng trận. Những đội chơi thể thao thường xuyên phải xem những “video tapes” của đội đối địch mình thường chơi như thế nào, xem đi xem lại cách họ chơi như thế nào để tìm cách đối phó được. Công việc làm chứng đạo là một trận chiến thuộc linh giữa chúng ta với ma quỉ. Chúng ta thì luôn muốn đem những linh hồn hư mất về cho Chúa, còn ma quỉ thì muốn giam giữ những linh hồn này cứ ở trong tình trạng hư mất, mà dẫn đến sự chết đời đời trong địa ngục.

 

          Ma quỉ và quyền lực của nó có thật; Đầu đảng của ma quỉ là satan, là Lucifer, là những “chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời” (For our struggle is not against flesh and blood, but against the rulers, against the powers, against the world forces of this darkness, against the spiritual forces of wickedness in the heavenly places.) như có chép trong Êphêsô 6:12, là “con rắn” ngày xưa trong vườn Êđen đã dụ dỗ Êva phạm tội không vâng lời ăn trái cấm, là con sư tử rống trong 1 Phiêrơ 5:8(Be of sober spirit, be on the alert. Your adversary, the devil, prowls around like a roaring lion, seeking someone to devour.) “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được,” là cha của sự lừa dối trong Giăng 8:44(You are of your father the devil, and you want to do the desires of your father. He was a murderer from the beginning, and does not stand in the truth because there is no truth in him. Whenever he speaks a lie, he speaks from his own nature, for he is a liar and the father of lies.) “Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối,” là con rồng sắc đỏ sau này có chép trong Khải Huyền 12:3(Then another sign appeared in heaven: and behold, a great red dragon having seven heads and ten horns, and on his heads were seven diadems.) “Trên trời cũng hiện ra một dấu khác nữa: là một con rồng lớn sắc đỏ, có bảy đầu, mười sừng, và trên đầu có bảy mão triều thiên,” là kẻ đang cáo trách tội lỗi chúng ta ngày và đêm như trong Khải Huyền 12:10(Then I heard a loud voice in heaven, saying, “Now the salvation, and the power, and the kingdom of our God and the authority of His Christ have come, for the accuser of our brethren has been thrown down, he who accuses them before our God day and night.) “Tôi (Giăng) lại nghe trên trời có tiếng lớn rằng: Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, và nước Đức Chúa Trời chúng ta đã đến cùng quyền phép của Đấng Christ Ngài nữa; vì kẻ kiện cáo anh em chúng ta, kẻ ngày đêm kiện cáo chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, nay đã bị quăng xuống rồi.” Ma quỉ nó đang đi khắp nơi và làm mọi cách chống trả lại với chúng ta, ngăn cản Hội Thánh rao giảng Tin Lành, và nó còn dụ dỗ những người nghe Tin Lành nghe mà không hiểu, không thấy sự vinh hiển của Chúa mà mình cần phải có để được sống đời đời trong nước thiên đàng. Trong Luca 8:5, Chúa Giê-xu dạy về ẩn dụ người gieo giống, Ngài nói về những hạt giống (là đạo) gieo vào chỗ dọc đường thì chim trời, biểu hiệu cho ma quỉ đã đến, mà lấy những hạt giống là Tin Lành đi mất – (The sower went out to sow his seed; and as he sowed, some fell beside the road, and it was trampled under foot and the birds of the air ate it up.) “Người gieo đi ra để gieo giống mình. Khi vải giống, một phần giống rơi ra dọc đường, bị giày đạp và chim trời xuống ăn hết.” Những điều gì ma quỉ làm mù lòng những kẻ chẳng tin?

 

          a) Ma quỉ gieo vào lòng của những người nghe sự kiêu ngạo, không muốn đầu phục Chúa và nhờ cậy vào sự cứu rỗi của Ngài, nhưng chỉ dựa vào sức năng riêng của mình. Một trong những thuyết lý của phật giáo dạy là mỗi người chúng ta từ nguyên thủy đã là một vị chúa; nhưng vì lòng tham dục nên loài người mới chịu khổ và bị đầy ở trên trần thế này. Vì vậy mà phương pháp cứu rỗi theo phật giáo là mỗi người phải tự tu luyện, kiềm hãm những dục vọng tham lam của mình, và cứ đầu thai từ kiếp này đến kiếp khác khá hơn, cho đến một ngày “đắc độ,” thoát được thế giới của tư dục để trở lại vị trí ban đầu là một vị chúa. Đối với người phật gíao thì không cần thiết phải tin có sự hiện hữu của Đấng Sáng Tạo; là vì họ tự tin vào sự cố gằng cá nhân của mình, và không cần nhờ vả ở Đấng Tạo Hóa. Đây là cái thuyết nhiều người thích theo vì mình có thể tự lo cho riêng mình, mà không cần phải nhờ cậy vào một Đấng nào hết. Nhất là khi con người giàu có, thông minh, có sự hiểu cao biết rộng thì chẳng cần chi đến Chúa nữa; những thứ này làm mù lòng những kẻ nghe Tin Lành mà không thấy cần.

 

          b) Ma quỉ nó gieo ra biết bao nhiêu những mồi cám dỗ, gây nên những sự lo ra, chi phối qua những thú vui, sự danh tiếng, giàu sang, dục thú ở đời này, làm cho người nghe không còn chú tâm vào Tin Lành, để nhận được sự sống đời đời. Ma quỉ nó thuyết phục nhiều người hãy chỉ sống thâu lượm của cải và hưởng thụ cho hiện tại, với những gì mắt thấy, tai nghe, miệng nếm được, chứ chẳng phải sống bởi đức tin mà phải bị gò bó, mang thêm ách làm chi. Ma quỉ rất khôn ngoan, nó rình mò và học biết xem con cái Chúa đang đam mê những điều gì, bỏ nhiều thì giờ và tiền bạc cho những thứ gì, và nó sẽ gieo những cái mồi thích hợp với sự đam mê đó, để chúng ta bị lo ra mà không chú tâm đến việc làm chứng đạo lành. Ma quỉ nó giống như một người đi câu cá chuyên môn, họ sửa soạn rất kỹ càng với những cái mồi nào mà loại cá mình muốn bắt thích ăn nhất.

 

          c) Ma quỉ làm cho những người nghe đạo mà không hiểu nhu cầu căn bản của con người là phải có sự vinh hiển của Chúa, thì một người mới có lại được mối tương giao với Chúa vinh hiển, mà hưởng sự sống đời đời trong nước thiên đàng, chứ không có ở trong địa ngục một ngày. Trong Rôma 3:23 chép rõ loài người thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời là “vì mọi người đều đã phạm tội” (for all ave sinned and fall short of the glory of God.) Chúng ta không thể nào có lại sự tương giao với Chúa, cho đến khi chúng ta có lại đủ được sự vinh hiển vẹn toàn của Chúa như thưở ban đầu, bởi sự tin nhận Con Ngài là Cứu Chúa Giê-xu để được sạch mọi tội.

 

          Chúng ta phải hiểu khi chúng ta đi ra làm chứng đạo, là lúc chúng ta “step on satan’s toes,” và nó sẽ làm đủ mọi cách để cản trở chúng ta, và dụ dỗ người nghe chẳng hiểu Tin Lành, chẳng thấy sự yêu thương của Chúa, chẳng cần ân điển cứu rỗi làm chi.

 

          2) Chúng ta phải biết rõ về quyền phép của Tin Lành - Mặc dầu chúng ta biết kẻ đối địch như vậy, chúng ta cũng phải hiểu quyền phép lạ lùng của Tin Lành như thế nào, để có sự khích lệ đi ra làm chứng đạo. Trong Rôma 1:16 sứ đồ Phaolô khẳng định gì? (For I am not ashamed of the gospel, because it is the power of God that brings salvation to everyone who believes: first to the Jew, then to the Gentile.) “vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc.” Tại sao sứ đồ Phaolô lại chẳng hổ thẹn về Tin Lành?

 

          a) Vì việc làm chứng Tin Lành là một việc lành, chứ không phải là một việc ác. Chỉ có ai làm việc ác mới hổ thẹn mà thôi. Tỉ dụ như quí vị thấy một đứa bé sắp sửa chạy ra ngoài đường có những chiếc xe chạy trên 50 mph, chúng ta sẽ làm gì cho dù nó không phải là con mình? Chúng ta sẽ chạy ra cản nó lại để khỏi bị xe đụng, thì đó là việc lành hay ác? Có ngại làm không?

 

          Định nghĩa Tin Lành không phải là những công thức để chỉ dẫn cách sống làm lành, nhưng là Tin Mừng, vì khi loài người tội lỗi, sống trong sự bất lực, đang trên đường tiến đến hồ lửa hỏa ngục, thì Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời đã đến, chịu chết trên cây thập tự chuộc tội, trả nợ tội lỗi cho mọi kẻ tin, để “detour” dẫn chúng ta trở về với Đức Chúa Trời. Tin Lành có quyền phép gì?

 

          b) Quyền phép duy nhất của Tin Lành đó là có thể thay đổi chỗ đứng của những kẻ tội nhân. Trên đời có những thứ chúng ta có thể thay đổi được, nhưng có vô số những điều chúng ta không thể thay đổi được, vì năng sức con người có giới hạn. Có ai thay đổi được thời tiết không, như là ngăn cản những cơn giông bão (tornadoes) kéo đến, những trận động đất, hay chúng ta chỉ bó tay chịu trận mà thôi? Có ai thay đổi thời gian đi trở lại quá khứ hay cho nhẩy nhanh tới trước được không? Có ai thắng được tử thần mà không chết không? Có ai làm gì để thay đổi “chỗ đứng” của mình là một kẻ tội nhân, sanh ra từ dòng dõi của người tội nhân, có khả năng làm những điều ác, không làm trọn những điều lành, và đã phạm tội nghịch cùng Chúa? Trong Giêrêmi 13:23(Can the Ethiopian change his skin or the leopard his spots? Then you also can do good Who are accustomed to doing evil.) “Người Ê-thi-ô-bi có thể đổi được da mình, hay là con beo đổi được vằn nó chăng? Nếu được thì các ngươi là kẻ đã làm dữ quen rồi, sẽ làm lành được.” Câu chuyện càng sửa càng tệ về ông thầy tên Thấy, muốn đổi tên thành “Thắng,” là thầy Thắng hay đọc lóng lại là “thằng Thấy.” Thật con người càng tu sửa càng tệ!

 

          Nhưng bởi Tin Lành, nếu một người bằng lòng tin cậy nơi Cứu Chúa Giê-xu thì sẽ ngay tức khắc được đổi chỗ đứng của mình, từ kẻ tội nhân trở nên con cái Đức Chúa Trời, y như có chép trong Giăng 1:12(But as many as received Him, to them He gave the right to become children of God, even to those who believe in His name.) “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (Chúa Giê-xu), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” Tin danh Chúa Giê-xu không phải chỉ là biết về Ngài mà thôi, nhưng tin vào những lời Chúa đã phán chính về Ngài, những gì Chúa đã làm trên thập tự gía cho chính mình, sẵn sàng vâng theo những mạng lệnh của Ngài, và chờ đợi những lời Chúa đã hứa ban cho.

 

          c) Tin Lành còn có quyền phép để thay đổi nếp sống hiện tại trở nên một đời sống có ý nghĩa. Ở trên đời này, có biết bao những xiềng xích vô hình của ma quỉ đang buộc trói nhiều người.  Đây có thể là đủ thứ những sự nghiện ngập của rượu, tình dục xấu xa, lòng tham lam của cải, những lý thuyết của tôn giáo, cho đến những cay đắng hận thù thầm kín trong lòng của một người, đang giam cầm biết bao nhiêu người trong những “ngục tù không có song sắt,” không có một hy vọng cho một lối thoát nào. Nếp sống của họ bên ngoài thì rất đầy đủ, bận rộn, ăn ngon mặc đẹp, đạo đức; nhưng bên trong lòng còn đầy những bất an, lo sợ, những nỗi cô đơn, những khoãng trống không thật vô vị, những sự cáo trách lương tâm cắn rứt chẳng yên, cứ thế từ ngày này qua ngày nọ. Có người nói rất có ý nghĩa: “Sống lâu không mấy là quan trọng, nhưng sống bao nhiêu ngày trên đất có ý nghĩa mới là điều đáng kể.” Có biết bao nhiêu người sống không trọn 365 ngày mỗi năm vì đã phí phạn biết bao nhiêu thì giờ bị ràng buộc trong người xiềng xích vô hình này. Nhưng khi Tin Lành đến và chế nghự một tấm lòng của một người thật, thì những xiềng xích vô hình này tự động từ từ bị bức đứt đi, được buông tha, và nhường chỗ cho sự thỏa lòng, bình an và vui mừng, y như Chúa Giê-xu đã một lần hứa trong Giăng 10:10(The thief comes only to steal and kill and destroy; I came that they may have life, and have it abundantly.) “Kẻ trộm chỉ đến để cướp giết và hủy diệt; còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.”

 

          3) Đồng đi với Chúa Thánh Linh - Là con cái Chúa hy vọng ai cũng ý thức đại mạng lệnh là cho chính mình. Mỗi người chúng ta phải dự phần riêng và cùng hiệp tác chung trong sự làm chứng đạo. Cùng một lúc chúng ta cũng hiểu việc làm này rất khó vì kẻ đối địch của chúng ta là một con khủng long, một con thú dữ tợn (a monster) thì làm sao mình thắng nó để làm chứng đạo một cách hữu hiệu đây? Cám ơn Chúa vì Ngài không bao giờ sai chúng ta làm điều gì ngoài sức năng của chúng ta hay không ban cho sự giúp đỡ của chính Chúa. Trong Công Vụ 1:8 rõ ràng trước khi Chúa trao đại mạng lệnh thì Ngài đã hứa ban cho gì? (but you will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you shall be My witnesses both in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and even to the remotest part of the earth.”) “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”

 

          Đức Thánh Linh là ai và Ngài có thật trong đời sống của chúng ta không? Đức Thánh Linh là Chúa Ngôi Ba, Ngài là Thần, Ngài không có dạng như loài người để mắt chúng ta có thể thấy được; Nhưng Thánh Linh có thật và Ngài hiện diện trong chính đời sống của mỗi chúng ta. Có khi nào quí vị là con cái Chúa, sắp sửa định làm một điều ác gì, mà tự nhiên bị lương tâm cáo trách, nhớ lại những lời Chúa đã học biết trong Kinh Thánh và rồi quyết định không làm nó không? Thử hỏi ai đã dùng lời Chúa mà cáo trách/nhắc nhở chúng ta vậy? Có khi nào lòng quí vị bị thúc dục làm một việc lành gì không, mà nếu mình chưa tin Chúa thì chắc chắn sẽ không thèm làm điều đó đâu cho mất thì giờ? Thử hỏi ai đã xếp đặt cơ hội và thúc dục lòng chúng ta làm điều lành này? Có khi nào quí vị đang bị đối diện với một nan đề nào đó, một con đường bế tắt, không có câu trả lời, không biết xử sự như thế nào, bỗng nhiên khi đọc Kinh Thánh thấy được con đường thoát, câu trả lời, thì thử hỏi ai đã mở đường đó cho chúng ta?

 

          a) Đức Thánh Linh được ban cho để giúp chúng ta thấy được những cơ hội, và thúc dục lòng chúng ta để làm chứng đạo. Trong Công Vụ 8:26-29 – Chúa Thánh Linh đã thúc dục ai? (But an angel of the Lord spoke to Philip saying, “Get up and go south to the road that descends from Jerusalem to Gaza.” (This is a desert road.) 27 So he got up and went; and there was an Ethiopian eunuch, a court official of Candace, queen of the Ethiopians, who was in charge of all her treasure; and he had come to Jerusalem to worship, 28 and he was returning and sitting in his chariot, and was reading the prophet Isaiah. 29 Then the Spirit said to Philip, “Go up and join this chariot.”) “Bấy giờ, có một thiên sứ của Chúa phán cùng Phi-líp rằng: Hãy chờ dậy đi qua phía nam, trên con đường từ thành Giê-ru-sa-lem xuống thành Ga-xa. Đường ấy vắng vẻ. 27 Người chờ dậy và đi. Kìa, có một hoạn quan Ê-thi-ô-bi, làm quan hầu của Can-đác, nữ vương nước Ê-thi-ô-bi, coi sóc hết cả kho tàng bà, đã đến thành Giê-ru-sa-lem để thờ phượng, 28 khi trở về, ngồi trên xe mà đọc sách tiên tri Ê-sai. 29 Đức Thánh Linh phán cùng Phi-líp rằng: Hãy lại gần và theo kịp xe đó,” để làm chứng cho họan quan mà có lẽ từ đó Tin Lành được lan truyền qua các nước Phi Châu.

 

          b) Đức Thánh Linh ban cho chúng ta sự dạn dĩ, đánh tan sự sợ hãi, để làm chứng rõ ràng và được ơn. Đó cũng chính là chủ đề cho Thánh Kinh Mùa Hè năm nay dựa trên 2 Timôthê 1:7(For the Spirit God gave us does not make us timid, but gives us power, love and self-discipline.) “Vì Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát, bèn là tâm thần mạnh mẽ, có tình thương yêu và dè giữ.” Chúng ta mạnh mẽ dạn dĩ không phải bởi sức riêng của mình, nhưng vì chúng ta tin cậy vào Thần Linh là Đấng mạnh hơn kẻ đối địch mình. Đức Thánh Linh thay đổi sự suy nghĩ của chúng ta để khích lệ, mạnh mẽ, không nhút nhát làm chứng đạo, như là “nếu người kia không ngại giới thiệu cho tôi biết về những sản phẩm tốt của họ thì tại sao tôi lại ngại không chia sẻ tặng phẩm của ơn cứu rỗi Chúa cho họ?”

 

 

III. Chuẩn Bị cho Công Tác Làm Chứng

 

          Trong 1 Phiêrơ 3:15 có lời khuyên của sứ đồ Phiêrơ như sau cho con cái Chúa – (but sanctify Christ as Lord in your hearts, always being ready to make a defense to everyone who asks you to give an account for the hope that is in you, yet with gentleness and reverence;) “Hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ.” Trong Êphêsô 6:15 cũng có lời dạy dỗ của sứ đồ Phaolô như sau – (and with your feet fitted with the readiness that comes from the gospel of peace.) “dùng sự sẵn sàng của Tin Lành bình an mà làm giày dép,” để trang bị mọi khí giới của Đức Chúa Trời. Vấn đề ở đây là mỗi người chúng ta có ý thức sự quan trọng của đại mạng lệnh mà chuẩn bị sẵn sàng trong mọi lúc để làm chứng đạo cho bất cứ ai không? Những điều thực tế chúng ta cần chuẩn bị luôn cho việc làm chứng đạo:

 

          1) Thứ nhất, phải hiểu căn bản của Tin Lành, về ơn cứu rỗi của Chúa, về Cứu Chúa Giê-xu. Tin lành không phải là tin tức về Hội Thánh mình. Đừng khoe hết cái này đến cái nọ về Hội Thánh, nhưng chú tâm đến Tin Lành là Cứu Chúa Giê-xu.

 

          > Đức Chúa Trời có thật, qua chứng cớ của sự sáng tạo thiên nhiên,

          > Mục đích Chúa dựng nên loài người là để tương giao với Ngài đời đời,

          > Tội lỗi đã phá hủy mối liên hệ.

          > Chúa Cứu Thế Giê-xu đến thế gian chuộc tội cho bạn, mục đích hàn gắn lại mối liên hệ.

          > Chỉ ai bằng lòng ăn năn và tin nhận/nhờ vả Ngài, vì là một món quà không đòi gía.

          > Cứu khỏi sự phán xét, để hưởng sự sống đời đời trong nước thiên đàng,

          > Mà còn buông tha khỏi những xiềng xích, nghiện ngập ở ngay đời này.

          > Bạn có muốn không?  

 

          2) Luôn có tinh thần cầu nguyện tự xét, xin Chúa Thánh Linh hướng dẫn và cho mình dự phần. Tội lỗi là sự cản trở lớn nhất, làm yếu đi sự dạn dĩ của chúng ta trong việc làm chứng đạo. Cũng phải cầu nguyện cho những người sẽ đi thăm làm chứng đạo; Đây là việc quan trọng mà nhiều khi chúng ta quên làm, để cứ ỷ vào sức riêng của mình.

 

          3) Cần phải học thuộc lòng một số những câu Kinh Thánh gốc, hay đánh dấu sẵn trong sách Kinh Thánh nhỏ. Chẳng hạn như những câu sau:

 

          # Giăng 3:16 (For God so loved the world that he gave his one and only Son, that whoever believes in him shall not perish but have eternal life.) “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian (Sống trong tội lỗi và quyền lực phán xét của nó), đến nỗi đã ban Con một của Ngài (Cứu Chúa Giê-xu), hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất (trong hồ lửa địa ngục) mà được sự sống đời đời (trong nước thiên đàng).”

 

          # Rôma 6:23 – (For the wages of sin is death, but the gift of God is eternal life in Christ Jesus our Lord.) “Vì tiền công (Cái gía/tiền lương trả công bằng) của tội lỗi là sự chết (đời đời trong hỏa ngục); nhưng sự ban cho (Tặng phẩm cứu chuộc) của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.”

 

          # Rôma 10:13 (For “whoever calls on the name of the Lord shall be saved.”) “Vì ai kêu cầu danh Chúa (Giê-xu, chứ không phải bất cứ thần nào) thì sẽ được cứu.”

 

          4) Dùng nhiều phương cách chứng đạo khác nhau:

 

          a) Bằng cách dùng những truyền đạo đơn bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt.

 

          b) Mời thêm một người cùng đi làm chứng với mình. Khi đi ra làm chứng nhớ rằng lời chứng phải cho thành thật và có tinh thần khích lệ. Không thể nói: “Mời anh chị đến thăm Hội Thánh một lần cho biết, tuy rằng ông Mục Sư gỉang rất là dài, ban hát thì không có hay lắm, các ban ngành thì không có hiệp nhất với nhau, và chúng tôi đang cần quyên một số tiền để mở rộng Hội Thánh?” Điều rất là mâu thuẫn khi chúng ta làm chứng Tin Lành, mới họ đến thăm viếng Hội Thánh, mà cùng một lúc lại nói xấu Hội Thánh, phàn trách người này, chê bai người nọ thì ai mà dám tới?

 

          c) Để ý thấy những người mới đến Mỹ hay sống ở gần khu vực của mình, ghi xuống và đưa địa chỉ cho Mục Sư đi thăm viếng làm chứng đặc biệt.

 

          d) Mời họ đến dự những chương trình đặc biệt của Hội Thánh là phương pháp căn bản. Trong 12 sứ đồ của Chúa Giê-xu thì hai người thường được nhắc đến tên nhiều nhất đó là sứ đồ Phiêrơ và Giăng, nhưng quí vị có biết Phiêrơ đến biết Chúa Giê-xu là nhờ ai không? Trong Giăng 1:40-42 có chép – (Andrew, Simon Peter’s brother, was one of the two who heard what John had said and who had followed Jesus. 41 The first thing Andrew did was to find his brother Simon and tell him, “We have found the Messiah” (that is, the Christ). 42 And he brought him to Jesus. Jesus looked at him and said, “You are Simon son of John. You will be called Cephas”) “Trong hai người đã nghe điều Giăng nói và đi theo Đức Chúa Jêsus đó, một là Anh-rê, em của Si-môn Phi-e-rơ. 41 Trước hết người (Anhrê) gặp anh mình là Si-môn, thì nói rằng: Chúng ta đã gặp Đấng Mê-si (nghĩa là Đấng Christ). 42 Người bèn dẫn Si-môn đến cùng Đức Chúa Jêsus. Ngài vừa ngó thấy Si-môn, liền phán rằng: Ngươi là Si-môn, con của Giô-na; ngươi sẽ được gọi là Sê-pha (nghĩa là Phi-e-rơ). Đọc tiếp câu 43-46, chúng ta thấy sự quan trọng căn bản trong việc làm chứng đạo là chỉ mời họ hãy đến xem Chúa Giê-xu mà thôi – (The next day Jesus decided to leave for Galilee. Finding Philip, he said to him, “Follow me.” 44 Philip, like Andrew and Peter, was from the town of Bethsaida. 45 Philip found Nathanael and told him, “We have found the one Moses wrote about in the Law, and about whom the prophets also wrote—Jesus of Nazareth, the son of Joseph.” 46 “Nazareth! Can anything good come from there?” Nathanael asked. “Come and see,” said Philip.) “Qua ngày sau, Đức Chúa Jêsus muốn qua xứ Ga-li-lê, tìm Phi-líp, mà phán rằng: Hãy theo ta. 44 Vả, Phi-líp là người Bết-sai-đa, đồng thành với Anh-rê và Phi-e-rơ. 45 Phi-líp gặp Na-tha-na-ên, nói với người rằng: Chúng ta đã gặp Đấng mà Môi-se có chép trong luật pháp, và các đấng tiên tri cũng có nói đến; ấy là Đức Chúa Jêsus ở Na-xa-rét, con của Giô-sép. 46 Na-tha-na-ên nói rằng: Há có vật gì tốt ra từ Na-xa-rét được sao? Phi-líp nói: Hãy đến xem.” Phương pháp “hãy đến (nhà thờ) xem” là một phương pháp căn bản, nhưng rất hữu hiệu để mời nhiều người đến nghe và biết Cứu Chúa Giê-xu. Vô số người, kể cả tôi đến biết Chúa vì đã có người đã mời đi nhà thờ nhóm một lần.

 

          4) Theo dõi và tiếp tục liên lạc với họ, đừng chịu thua quá sớm. Quí vị có thích câu cá không? Quí vị có biết điều gì khó nhất trong sự câu cá không? Phải rất là kiên nhẫn, nghĩa là chờ đợi dù cho có những lần câu không được cá không có nghĩa là bỏ cuộc không bao giờ đi câu nữa, nhưng là tìm tòi phương pháp khác, chỗ khác để lần tới đi câu dính cá. Phải chi chúng ta có giống tâm tình như vậy mà không dễ bỏ cuộc. Phải chi chúng ta có tinh thần “thua keo này, bày keo khác” trong sự làm chứng đạo.

 

          5) Tiếp đón họ nồng hậu khi những người mình mời nhận lời mời đến thăm hội thánh. Đừng quá xét đoán cách ăn mặc bề ngoài của họ, vì chúng ta phải hiểu họ là những người chưa biết Chúa Giê-xu. Trong Giăng 4 có chép Chúa Giê-xu vượt qua khỏi nhiều bức tường của tôn giáo, của điạ lý, của truyền thống xã hội để đi ngang qua xứ Samari của người ngoại, mà làm chứng cho một người đàn bà xấu nết đã có một tôn giáo riêng cho mình rồi. Chúng ta phải có “con mắt” như Chúa Giê-xu, nhìn xuyên thủng qua những bức tường, để thấy được một linh hồn cần được cứu khỏi sự phán xét của tội lỗi, và được nối kết lại với Đức Chúa Trời. Tiếp họ bằng cách nở nụ cười, chứ không có gương mặt như “đưa đám ma,” mời họ uống càphê, ăn bánh, dẫn họ đi “tour” Hội Thánh. Ngồi bên cạnh họ trong giờ nhóm. Ngồi bên cạnh họ trong giờ ăn thông công. Xin địa chỉ, e-mail để liên lạc hay đưa cho Mục Sư, lãnh đạo nhóm nhỏ đến thăm viếng. Cầu nguyện cho họ thường xuyên. Để ý đến nhu cầu mà đáp ứng tùy theo khả năng mình có, hay biết có ai có thể giúp đỡ được. Một tinh thần tích cực trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh.

 

          Người ta tìm được những lời sau đây trong ngôi mộ của Đức Giám Mục người Anh gíao vào năm 1100 ở tu viện Westminster – “Khi tôi còn trẻ, được Chúa ban cho trí tưởng tượng tôi mơ ước được biến đổi cả thế giới cho Ngài. Rồi khi lớn lên theo năm tháng, tôi tự hiểu rằng thế giới không bao giờ thay đổi được. Thế là tôi thu hẹp lại cái nhìn của mình mà chỉ nghĩ có thể thay đổi được quê hương của mình mà thôi. Nhưng dường như quê hương của tôi cũng không thể thay đổi được. Gần về gìa, chí hướng đã đến cùng và tôi tự nghĩ chỉ có thể thay đổi gia đình mình thôi, những người thân gần gũi mình nhất. Nhưng than ôi! Tôi thất vọng vì chẳng thấy một ai muốn nghe tôi. Nay nằm trên giường chờ chết, tôi chợt hiểu rằng nếu ngày xưa tôi bắt đầu bằng sự thay đổi chính mình, lúc ấy gia đình tôi sẽ theo gương tôi mà thay đổi được. Rồi từ những sự khích lệ của họ, có lẽ có sức mạnh để làm biến đổi đất nước mình, và biết đâu được những điều ấy đã có thể góp phần thay đổi được cả thế giới! Nhưng cơ hội không còn nữa.”  Đại sứ mệnh của việc làm chứng đạo “cho đến cùng trái đất” của chúng ta có đang bị thu hẹp lại không? Có đã tan biến rồi không? Chúng ta mỗi người cần được phục hồi lại ý chí chứng đạo này bắt đầu bằng sự thay đổi chính mình, điều chỉnh lại chính nếp sống của mình, mà chú tâm đến đại mạng lệnh Chúa đã giao riêng cho mỗi người và chung cho Hội Thánh, để từ đó chúng ta mới có thể “làm chứng về Cứu Chúa Giê-xu” cho đến cùng trái đất, cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại. Đại sứ mệnh phải bắt đầu từ mỗi người chúng ta ngay hôm nay!

 

          So, are you in or not? Quí vị có sẽ hứa nguyện cam kết dự phần gì không? Hãy lo làm việc mau đêm đến kia, để chúng ta không bị hối tiếc vì cơ hội một ngày sẽ không còn nữa!


------------------ Lời Mời Gọi

 

          Hãy tưởng tượng trong đầu óc thế giới của chúng ta như là một dòng sông nước cuốn. Trên dòng sông này có vô số những loại người: giàu nghèo, gìa trẻ, mập ốm đang vui chơi trên đó. Nhưng những người này không thấy đằng trước dòng sông này là một vực thẳm sâu sẽ quăng mọi người vào sự chết. Họ không biết, nhưng chúng ta thấy và đã biết trước. Chúng ta còn có “một sợi giây chắc chắn” giúp kéo chúng ta ra khỏi dòng nước lớn này. Chúng ta sẽ làm gì với những người không biết, không thấy sự chết trước mắt, nhất là trong những người đó có những người thân yêu của mình. Nhiều khi chúng ta suy nghĩ theo ý riêng, bị ma quỉ lứa dối, làm mù quáng cứ không tin rằng những người thân yêu của chúng ta đâu có thể nào đi vào hỏa ngục được, họ đâu có sống ác độc chi lắm đâu so sánh với nhiều người khác, và Chúa cũng nào nỡ như vậy, cho nên chúng ta không cần phải làm chứng cho ai hết!  Chúng ta có thể nào cứ nhắm mắt, bịt tai xem thường thực trạng, lẽ thật trong lời Chúa, để rồi dòng nước lũ sẽ đem mọi người đển chỗ vực sâu, hay là chúng ta sẽ ra tay cứu họ, như mình đã được Chúa Giê-xu cứu vậy?

 

          Lời Chúa nhắc nhở mỗi người về đại mạng lệnh “phải làm chứng về Ngài” cho đến cùng trái đất, vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân laọi, không muốn một ai bị hư mất trong lửa địa ngục. Chúng ta phải hiểu kẻ thù nghịch là ma quỉ đang hết sức để làm mù lòng nhiều người; Nhưng chúng ta cũng biết rõ quyền phép của Tin Lànhquyền năng của Thánh Linh luôn hổ trở, giúp đỡ chúng ta. Chỉ còn một điều cuối cùng thôi, đó là mỗi người chúng ta có sẽ chịu đầu phục Chúa Thánh Linh đi ra và luôn chuẩn bị để làm chứng đạo không? Chúng ta đã học biết, ôn lại những phương cách căn bản chứng đạo, bây giờ có sẽ sẵn sàng thực hành/áp dụng không?

 

          Hãy cùng nhau hiệp tác để làm trọn đại sứ mạng này Chúa Giê-xu đã trao cho chúng ta. Hãy bắt đầu bằng chính mình, thay đổi sự suy nghĩ và điều chỉnh lại cuộc sống của mình làm theo ý Chúa. Có thay đổi hay không tùy vào sự cam kết hứa nguyện với Chúa điều gì ngay lúc này không? Quí vị có muốn hứa nguyện với Chúa điều gì ngay hôm nay không? All of us should pray: “I want in, Lord! May the Holy Spirit show me the way!”

 

 

To the Ends of the Earth

Acts 1:8

 

 “But you will receive power when the Holy Spirit comes on you; and you will be my witnesses in Jerusalem, and in all Judea and Samaria, and to the ends of the earth.”

 

What is one of the basic responsibilities for Christians that we do the least? Is it attending weekly worship, daily Bible study, prayer, or serving? The answer is none the above. The most basic responsibility that we often neglect is “witnessing.” Check yourself to see if this is true – what was the last time you share the Gospel to someone? Why? Because the great commission is the most difficult task. We tend to find many excuses such as: I do not have the gift of evangelism, I have fear of failure to answer many tough questions, and I don’t have time. We need to correct our thinking with the following truths:

 

1) There is a god of this age who has blinded the minds of unbelievers, so that they cannot see the light of the gospel that displays the glory of Christ, who is the image of God. This god is satan, the devil, the old serpent, the roaring lion, the father of lies, the prince of this world, the great and red dragon, and the accuser who will cast many temptations/excuses to blind many people not be able to see the need of the Gospel.

 

2) But we have known and experienced the power of the Gospel to bring salvation to everyone who believes. The Gospel is that Jesus can save and change the status of a sinner to become a child of God through His complete work on the cross. Moreover, Jesus has the power to free those who believe in Him from the bondage of sin and to have a present and abundant life.

 

3) Jesus promised of the Holy Spirit Who will give us the power and love to be a witness for Him to the ends of the earth. He goes ahead, prepares the opportunities and encourages us to speak boldly of the Gospel.

 

How much do you prepare for witnessing? We should learn and understand the basic truths of the Gospel:

 

a) God is real shown through His amazing creation,

b) The purpose God created us is to have an eternal relationship with Him,

c) Sin breaks this relationship,

d) Jesus came to the world & died on the cross to pay for our sins, redeeming us back to God,

e) Only by faith, one can be saved immediately,

f) This means the person is no longer under the death penalty, but receiving the eternal life in heaven with God one day,

g) Jesus can also release our bondage of sin right now.

 

We should always have a prayerful heart, self-exam ourselves, and memorize few Bible verses as tools in preparing to witness for Jesus. We can effectively use some Christian tracts, ask someone to go with, get connected with the unbelievers, and apply the most basic method “come and see.” We should be patient and not giving up easily the work. We should show our best hospitality with a positive attitude when those we witness come to church. The world can only be changed for God by our country; our country can only be changed for God by our church and families; and the church and our families can only be changed beginning at each of us. Do you want to bring the Gospel to the ends of this world? It must begin “in Me.” What will you commit to God today? Are you in or not?