Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 56

Tự Do Làm Đầy Tớ

(Free to Serve Others)

Galati 5:13

 

“Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau.”

(You, my brothers and sisters, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the flesh; rather, serve one another humbly in love.)

 

 

Sống ở Mỹ này, chúng ta thật đang được hưởng rất là nhiều phước lành. Một cuộc sống bình an, không khí trong lành, nước uống thì tinh sạch, không sợ bị nhiễm trùng. Những người về Việt-nam chơi trở lại luôn than phiền là bên Việt-nam ngoài khí hậu rất là nóng nực thì không khí rất là bụi bặm, ô nhiễm, mà ai đi ra ngoài đường cũng phải đóng phim kiếm hiệp “Ninja” hết; Người ta che mặt mũi kỹ bằng những khẩu trang như vậy thì khó mà biết họ là ai, để xem coi có cảm tình làm quen được không? Nhỡ dở khẩu trang xuống thấy giống như “ma me” thì bỏ chạy mà thôi, tuy tướng bên ngoài trông thật là duyên dáng? Có người nói đừng bao giờ uống nước đá ở Việt-nam vì có nhiều chất cặn của đất và sắt đọng lại. Đừng bao giờ đeo nữ trang hay hột xoàn ra giữa chợ, ăn cướp nó chặt cả tay nữa. Nhưng chúng ta thì được phước sống trong đất nước Hoakỳ này. Một trong những phước lành lớn nhất chúng ta được hưởng ở bên đây đó chính là sự tự do chúng ta đang có. Người ta rất là tôn trọng và luôn bảo vệ sự tự do ở bên đây, “the land of the free,” nào là sự tự do ngôn nghữ, tự do phát biểu ý kiến, sự suy nghĩ của mình; tự do tôn giáo mà không ai cấm đoán hay kềm chế niềm tin mình được; tự do buôn bán kinh doanh trong một nước có nhiều cơ hội đầu tư, còn bây giờ thì nhiều người đang cổ động cho sự tư do hôn nhân cho những cặp đồng tính luyến ái. Nói đến tự do thì chúng ta không thể quên được một trong những ngày lễ rất quan trọng ở bên đây là ngày lễ Độc Lập, July 4th. Trong ngày lễ này, mọi người đốt pháo ăn mừng sự tự do độc lập cho dân tộc Mỹ đã có từ năm 1776, thoát khỏi ách của chế độ người Anh Quốc. Tuy chúng ta đang được hưởng sự tự do, nhưng cũng cần nhận biết một vài điều quan trọng liên hệ đến sự tự do thật.

 

1) Thứ nhất, sự tự do chúng ta có ngày hôm nay không phải tự nhiên mà được. Biết bao nhiêu người đã mất mạng sống của mình trong những cuộc chiến tranh, để tranh đấu cho tự do chúng ta có được ngày hôm nay. Ngày xưa, tổng thống Abraham Lincoln đã phải quyết định có cuộc chiến tranh nội quốc (civil War) để tranh đấu cho sự tự do của màu da chủng tộc. Trong thời kỳ tranh đấu cho tự do, câu nói nổi tiếng của Patrick Henry phát biểu trong hội nghị cách mạng lần thứ 2 ở tiểu bang Virginia là: “Oh! Almighty God! I know not what courses others may take, but as for me, give me liberty or give me death!” Tạm dịch là: “Lạy Chúa quyền năng, tôi không biết kế hoặch của những người khác sẽ toan tính làm gì, nhưng phần tôi, xin Ngài ban cho tự do, còn nếu không cho tôi chết,” nghĩa là chả thà chết còn hơn sống mà không có tự do. Chúng ta ăn mừng lễ Độc Lập phải có lòng biết ơn những người đã nằm xuống, trả gía bằng chính mạng sống của họ, để chúng ta được hưởng sự tự do ngày hôm nay. Lòng biết ơn thực tế bằng cách sống làm một công dân tốt của nước, luôn bảo vệ/chống đối những điều đang làm tổn hại/hao mòn sự tự do ở nơi đây, và lên tiếng bênh vực cho sự tự do ở khắp nơi trên quả địa cầu này, y như một người đã nói: “Freedom is not free; with freedom comes responsibility,” Tạm dịch là: “Sự tự do không chỉ để chúng ta hưởng cho thế hệ của mình mà thôi; nhưng tự do theo sau là những bổn phận phải bảo tồn cho nó nữa.”

 

2) Thứ hai, chúng ta phải hiểu tự do không có nghĩa là chúng ta muốn làm gì thì làm. Thử hỏi nếu tự do nghĩa là ai muốn làm gì thì làm, tùy theo ý mình, thì cuộc sống này sẽ ra sao? Chẳng hạn như nếu không có những định luật đi đường đàng hoàng và tòa án xử những người lái xe trái luật lệ, ai muốn tự do lái xe như thế nào tùy ý, thì cuộc sống của chúng ta có an toàn không, hay sẽ sanh ra nhiều tai nạn xe cộ kinh khủng?  Nếu không có những luật lệ đặt ra đàng hoàng thì những người vô tội có được bảo vệ không, những kẻ yếu đuối sẽ được bênh vực không? Hình như định nghĩa đúng của tự do là muốn làm gì cũng được, nhưng phải ở trong một số những giới hạn nào đó, hầu cho có thể đem đến cho mọi người một đời sống hạnh phúc/an lành nhất. Hình vẽ như một cái hộp có những nắp giới hạn, còn ở bên ngoài cái hộp là những vực thẳm sâu; Ở trong vòng cái hộp một người muốn đi đâu thì đi, tự do làm gì thì làm, nhưng không thể còn tồn tại nếu vượt ra ngoài khỏi cái hộp được. Loài người chúng ta tuy khôn ngoan, nhưng đừng quên một điều căn bản đó là hết thảy chúng ta đều là những vật thọ tạo, cho nên cuộc sống theo lẽ tự nhiên phải lệ thuộc vào một số những định luật tự nhiên của không gian và thời gian do Đấng Sáng Tạo đã định, chứ không phải mình muốn làm gì thì làm.

 

a) Chẳng hạn như định luật sức hút của trái đất (gravitation law), nghĩa là cái gì quăng lên thì sẽ bị rớt xuống. Có lần người ta kể nhà đánh boxing nổi tiếng tên Môhamét Ali đi máy bay; khi cất cánh thì cô chiêu đãi viên nhắc nhà lực sĩ Ali cài giây nịt an toàn vào, thì ông nói: “Tôi là superman, không cần phải buộc giây an toàn làm chi!” Cô chiêu đãi viên khôn ngoan trả lời: “Nếu ông là superman thì cũng không cần vào ngồi trong chiếc máy bay này làm gì.” Có nghĩa là nếu là superman, khi ông bị văng ra khỏi chiếc máy bay thì có còn là “superman” nữa không, hay là sức hút trái đất sẽ định mạng sống của ông?

 

b) Chúng ta hết thảy sống đều bị lệ thuộc vào định luật gieo và gặt (sow & reap law). Sự kiện vừa xảy ra trong tháng 5 vừa qua, mùa ra trường, ở bên tiểu bang California gần chỗ ông bà cụ tôi ở về 5 em thanh niên cả gái lẫn trai, lái một chiếc xe Lexus với tốc độ trên 100 mph; mà em thanh niên lái lại không có bằng. Chiếc xe đụng vào một cái cây trồng ở giữa đại lộ, chiếc xe bị “chẻ làm đôi ra,” cái cây thì vẫn y nguyên, còn 5 em thanh niên này chết ngay lập tức.  Chúng ta được tự do chọn lựa, nhưng chúng ta sẽ không thoát được những hậu qủa xấu, khi có những sự tự do chọn lựa sai lầm, vượt ra khỏi những định luật đã định. Nhiều người sống quên rằng cuộc sống của con người chúng ta bị giới hạn bởi nhiều thứ, chứ không phải tự do là muốn làm gì cũng được, phải không? Có đội thể thao nào mà vị huấn luyện viên cho phép các cầu thủ của đội mình muốn làm gì thì làm, thì liệu đội thể thao đó có sẽ đạt được giải thưởng gì không, hay là luôn bắt các cầu thủ mình phải kỷ luật gò bó, kiêng cử, tập luyện thường xuyên?

 

Ai trong chúng ta cũng tôn trọng và muốn được tự do; và ai cũng ý thức mục đích của sự tự do thật là phải đem đến cho đời sống con người sự hạnh phúc/an toàn nhất, ở trong những giới hạn như là luật pháp bên ngoài, lương tâm hướng dẫn bên trong, hay một niềm tin. Như vậy vấn đề ở đây trong sự tự do đó là phải tìm kiếm xem những giới hạn/tiêu chuẩn nào hay nhất, để có thể hưởng được một đời sống hạnh phúc/an lành nhất.

 

3) Làm sao nhận biết được những giới hạn/tiêu chuẩn nào hay nhất đây? Chúng ta phải trở về một câu hỏi căn bản đó là ai đã dựng nên loài người, ban cho sự sống và với mục đích gì? Chỉ có Đấng đã dựng nên con người mới biết những giới hạn/tiêu chuẩn nào cần thiết để đời sống loài người được hạnh phúc nhất. Kinh Thánh giúp cho chúng ta hiểu danh xưng của Đấng đã sáng tạo nên loài người chính là Đức Chúa Trời. Sách Sáng Thế Ký 1:1 là câu Kinh Thánh đầu tiên, rất căn bản, nhưng rất quan trọng – (In the beginning God created the heavens and the earth.) “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” Cũng qua Kinh Thánh trong Sáng Thế Ký 1:26-28 - chúng ta biết chính Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên loài người, nam và nữ, với mục đích để sinh sản ra nhiều và quản trị quả địa cầu này, chứ không phải dựng nên 2 người nam hoặc 2 người nữ - (Then God said, “Let Us make man in Our image, according to Our likeness; let them have dominion over the fish of the sea, over the birds of the air, and over the cattle, over all the earth and over every creeping thing that creeps on the earth.” 27 So God created man in His own image; in the image of God He created him; male and female He created them. 28 Then God blessed them, and God said to them, “Be fruitful and multiply; fill the earth and subdue it; have dominion over the fish of the sea, over the birds of the air, and over every living thing that moves on the earth.”) “Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất.” Vì là những vật thọ tạo, chứ không phải là Đấng Sáng Tạo, cho nên Chúa cũng đặt ra những giới hạn cho 2 người đầu tiên, tổ phụ loài người, được tự do ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, ngoại trừ trái của cây điều thiện và điều ác. Nhưng tổ phụ loài người đã không vâng lời, bước ra khỏi giới hạn, ra khỏi “cái hộp” của sự tự do thật, ăn trái của cây cấm, và hậu qủa đó là dòng dõi con người hết thảy bị buộc ở dưới sự phán xét của tội lỗi, dẫn đến sự hư mất đời đời. Vì Ađam và Êva tự chọn ra khỏi giới hạn và bị ở dưới quyền lực của sự phán xét tội lỗi, mà đời sống loài người từ đó sanh ra biết bao nhiêu là những sự đau khổ, chết chóc, hận thù, chiến tranh, để rồi rút ngắn lại cuộc sống của con người, sự tự do thật bị thu nhỏ lại. Sau khi Ađam và Êva phạm tội, quyền lực của tội lỗi ở trong con người, khi ông bà sanh được 2 đứa con trai đầu tiên là Cain và Abên, thì Cain vì ghen tức mà đã giết em mình, mà còn nói láo là không biết, như có chép trong Sáng Thế Ký 4.

 

Sự tự do thật đến với chúng ta, chỉ khi nào chúng ta nhận biết Đấng Sáng Tạo của mình và là Đấng có thể giải thoát khỏi chúng ta khỏi sự phán xét của tội lỗi, buông tha khỏi sự tôi mọi cho tội lỗi.

 

4) Con người không thể tự cứu mình ra khỏi tôi mọi cho tội lỗi được, nhưng phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ từ Thiên Thượng. Vì vậy mà Đức Chúa Trời đã ban Con một của mình, là Cứu Chúa Giê-xu đã đến trần gian, đã hoàn tất công cuộc giải cứu loài người ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi, bằng cách chết đổ huyết trên cây thập tự gía chuộc tội cho chúng ta, để buông tha và trả sự tự do thật lại cho mọi kẻ tin Ngài. Khải Huyền 1:6(and from Jesus Christ, the faithful witness, the firstborn from the dead, and the ruler over the kings of the earth. To Him who loved us and washed us from our sins in His own blood,) “Đấng yêu thương chúng ta (Chúa Giê-xu), đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men.” Rôma 5:9(Much more then, having now been justified by His blood, we shall be saved from wrath through Him.) “Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài (Chúa Giê-xu) được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào!” Người được xưng công bình nghĩa là sao?

 

 

5) Cho nên ai nhờ cậy Cứu Chúa Giê-xu và vâng phục Ngài là người bắt đầu có sự tự do thật. Một từ nghữ khác sứ đồ Phaolô dùng để nói đến sự tự do thật này đó là bằng lòng “làm tôi mọi cho Chúa Giê-xu” có chép trong 1 Côrinhtô 7:22 như sau – (For he who is called in the Lord while a slave is the Lord’s freedman. Likewise he who is called while free is Christ’s slave.) “Vì kẻ tôi mọi được Chúa gọi, ấy là kẻ Chúa đã buông tha; cũng một lẽ ấy, ai đương tự do mà được gọi, thì làm tôi mọi của Đấng Christ.” Người thật sự được tự do là kẻ làm tôi mọi cho Đấng Christ, nghe có vẻ mâu thuẫn chăng? Điều này thật ra không mâu thuẫn vì những lý do giải thích sau đây:

 

a) Loài người chỉ có một trong hai người chủ để tôn phục mà thôi, một là tư dục xác thịt “cái tôi” của mình, hay hai là Chúa Giê-xu, ngoài ra không có người chủ thứ ba. Sự tự do thật bắt đầu bằng sự chọn lựa đúng người chủ nào để vâng phục. Trong Rôma 6:23 cho thấy rõ người chủ nào chúng ta phải chọn – (For the wages of sin is death, but the gift of God is eternal life in Christ Jesus our Lord.) “tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta.” Nếu chọn tội lỗi, sống chìu theo tư dục xác thịt thì sẽ dẫn đến sự chết hư mất đời đời trong lửa địa ngục, còn nếu chọn làm tôi mọi cho Chúa Giê-xu thì sẽ nhận được sự sống đời đời. Chọn làm tôi mọi cho Chúa Giê-xu vẫn là sự quyết định tốt hơn.

 

b) Chọn làm tôi mọi cho Đấng Christ là một sự quyết định tự nguyện chứ không phải bị bắt buộc. Có lần tổng thống Abraham Lincoln trả tự do cho một người nô lệ của mình, nghĩa là người đó được tự do khỏi sự ràng buộc của chủ mình và đi đâu sống tùy ý. Nhưng sau khi người nô lệ thu xếp đồ đạc để ra đi thì lại tự nguyện quyết định và nói với tổng thống Abraham rằng: “Bây giờ tôi và gia đình tôi không biết mình đi đâu, vậy thôi xin tổng thống cứ tiếp tục nhận chúng tôi làm tôi tớ và ở trong nhà của ông. Điều này tốt hơn cho tôi và gia đình tôi.”

 

c) Sự chọn làm tôi mọi cho Đấng Christ không phải bởi vì sự đàn ép, hay bắt buộc, nhưng vì cảm động bởi tình yêu thương của Ngài đã hy sinh tất cả cho chúng ta. Ngày 24 tháng 12 năm 1981, có một chàng thanh niên trẻ tuổi, cuộc sống thành công, tánh còn kiêu ngạo đã quyết định bằng lòng làm “tôi mọi” phục Đấng Christ, bởi vì đã được nghe và cảm động bởi sự yêu thương của Chúa Giê-xu đã chết trên cây thập tự cho chính mình. Người đó chính là tôi. Thật đúng như Phaolô đã nói trong 2 Côrinhtô 5:14 chủ động nào đã cảm động ông bỏ cả cuộc đời của mình sẵn lòng làm tôi tớ Chúa Giê-xu – (For the love of Christ compels us) “Vì tình yêu thương của Đấng Christ (đã hy sinh trên cây thập tự) cảm động chúng tôi.”

 

d) Làm tôi mọi cho Đấng Christ nghĩa là chịu vâng phục, làm theo những mạng lệnh/điều răn của Ngài thì đời sống sẽ kinh nghiệm được sự tự do thật. Yếu tố căn bản cho mọi luật pháp của Chúa đều dựa trên tình yêu thương và một trong những điều răn căn bản của Chúa có chép trong Mathiơ 22:39 như sau: (And the second is like it: You shall love your neighbor as yourself.) “Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” Chính Chúa Giê-xu cũng dạy dỗ trong Giăng 13:34(A new commandment I give to you, that you love one another; as I have loved you, that you also love one another.) “Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy.” Phaolô thực tế diễn tả tình yêu thương cho nhau là “làm đầy tớ nhau.” Như vậy ai làm tôi mọi cho Chúa Giê-xu thì biết dùng sự tự do của mình có, không phải là sống ích kỷ chỉ riêng cho mình, nhưng hầu hạ, chăm sóc, nghĩ đến ích lợi cho những người xung quanh khác nữa, mà đem đến hạnh phúc cho mọi người. Cho nên ai thật nhận biết Chúa, tin nhận Con Ngài, và vâng phục theo những mạng lệnh của Chúa là người thật sự biết và kinh nghiệm sự tự do thật. Một đất nước nhận biết Đấng ban phước lành cho mình và đi theo những lời dạy dỗ của Chúa là một quốc gia đang có sự tự do thật, y như lời Chúa của tác gỉa Thi Thiên 33:12 đã nói: (Blessed is the nation whose God is the Lord, The people He has chosen as His own inheritance.) “Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!”

 

Thường ai cũng thích nhìn đến tương lai, chứ ít cho ai lại muốn ôn lại lịch sử, vì lịch sử đã đi vào quá khứ và không bao giờ trở lại nữa. Nhưng lịch sử thường là những bài học quí gía cho đời sống hiện tại của chúng ta. Lịch sử của người Do Thái trong Cựu Ước là những bài học quí gía mà chúng ta không thể bỏ qua được, và đây cũng là những lời Chúa dùng để dạy dỗ cho mọi thế hệ. Một trong những bài học căn bản chúng ta phải ghi chú đó là ngày xưa khi nào dân sự thuộc riêng của Chúa đầu phục, vâng lời đi theo những mạng lệnh của Ngài thì nước họ được phước, thịnh vượng và độc lập, phải không? Còn khi nào họ chối bỏ Chúa, đi theo các tà thần thì họ bị mất nước, bị lưu đầy trong tay của dân ngoại bang. Lịch sử chép rõ miền Bắc của nước Do Thái (nước Ysơraên) bị rơi vào tay của dân ngoại bang Assyrian vào năm 722B.C. cũng vì họ đã chối bỏ Chúa và đi thờ lạy các tà thần. Miền Nam nước Do Thái (nước Guiđa) cũng vậy, không chịu học bài học đau thương của người anh mình, các vị vua cũng cho phép dân sự Chúa tự do đi thờ lạy các tà thần, để rồi sau đó 135 năm cuối cùng cũng bị mất nước, bị lưu đầy qua xứ Babylôn vào năm 587B.C. và từ đó cho đến năm 1948, người Do Thái mới được độc lập lại. Chúng ta có thể bịt tai không chịu nghe, nhưng chúng ta không thể thay đổi lịch sử, vì đó là những bài học hiển nhiên về những yếu tố để thật sự có một đời sống tự do.

 

Nước Hoakỳ ngày hôm nay có phải cũng đang bịt tai không chịu học những bài học lịch sử, để rồi cũng sẽ mất sự tự do đôc lập một ngày chăng? Bây giờ người ta cấm phạt không cho phép tự do cầu nguyện bày tỏ niềm tin của một người trong những chỗ công cộng nữa, nhưng ngược lại tối cao pháp viện vừa qua lại cho phép việc hôn nhân cho những cặp đồng tính luyến ái trong 12 tiểu bang của nước Mỹ, và nay trên mạng lưới Internet đầy dẫy những hình ảnh của những người đàn ông, đàn bà cùng “giống” với nhau, hôn hít nhau tự nhiên và công khai. Đây là điều mà Kinh Thánh chép rõ trong Lêviký 20:13 là ô uế trước mặt Đức Chúa Trời – (If a man has sexual relations with a man as one does with a woman, both of them have done what is detestable. They are to be put to death; their blood will be on their own heads.) “Nếu một người nam nằm cùng một người nam khác, như nằm cùng người nữ, thì hai người đó đều hẳn phải bị xử tử, vì họ đã làm một sự gớm ghiếc; huyết họ sẽ đổ lại trên mình họ.” Lịch sử trong Cựu Ước chép rõ sự Chúa đã phán xét trên thành Sôđôm và Gômôrát về tội gớm ghiếc này, thì chẳng lẽ Chúa sẽ không đoán xét những quốc gia khinh dễ lời Chúa mà phạm tội này sao? Đương nhiên sau khi tối cao pháp viện tuyên bố cho phép việc đồng tính luyến ái, chúng ta không thấy chuyện gì xảy ra, không thấy “sét đánh ai chết hết,” vì Chúa còn kiên nhẫn yêu thương những kẻ tội nhân, nhưng rồi một lúc nào Ngài sẽ ra tay trừng phạt, nếu không chịu ăn năn, y như Ngài đã làm cho chính dân sự của Chúa trong thời Cựu Ước, trong lịch sử của người Do Thái. Lịch sử đau thương sẽ diễn tiến lại mà thôi.

 

Tự do thật là gì? Không phải là cái bằng (a license) để chúng ta sống thỏa mãn những tư dục xác thịt của mình, nhưng là nhận biết Đấng Sáng Tạo nên mình, sự cứu chuộc của Ngài, những tiêu chuẩn, luật pháp tốt lành của Ngài, vâng phục làm theo, chú tâm đến những nhu cầu của người xung quanh, chăm sóc nhau, thì cuộc sống được hạnh phúc thật và sự tự do được tồn tại lâu dài. Và đây là sự tự do mà chúng ta mỗi người phải tìm kiếm và xin Chúa: “but as for us, give us this liberty or give us death!” Tạm dịch là: “Lạy Chúa quyền năng, xin Ngài ban cho chúng con sự tự do thật, còn nếu không cho chúng con chết.”

   

 

-------------- Lời Mời Gọi

 

Mục đích của những ngày lễ như lễ độc lập này rất tốt để giúp chúng ta đừng mau quên ơn những gì người khác đã hy sinh bảo vệ cho sự tự do chúng ta đang hưởng. Không phải vậy thôi, nhưng là cơ hội để chúng ta ôn lại và hiểu rõ sự tự do thật là gì. Tự do thật không phải là cái bằng (a license) để chúng ta sống thỏa mãn những tư dục xác thịt của mình, nhưng là nhận biết Đấng Sáng Tạo nên mình, sự cứu chuộc của Ngài, những tiêu chuẩn, luật pháp tốt lành của Ngài, vâng phục làm theo, chú tâm đến những nhu cầu của người xung quanh, chăm sóc nhau, để đem đến hạnh phúc cho mọi người. Chính sứ đồ Phaolô đã dậy gì trong Galati 5:13(You, my brothers, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the sinful nature; rather, serve one another in love.) “Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau.”

 

Nếu chúng ta để ý quan xát thì thấy có nhiều những dấu hiệu của thời kỳ sau rốt đang sắp đến nhanh chóng, một trong những dấu hiệu rõ ràng lời Chúa đã nói trước là sự người ta sẽ bịt lỗ tai, không muốn nghe lẽ thật, không chịu vâng phục theo ý Chúa, mà chỉ đi theo tư dục của mình, làm tôi mọi cho tội lỗi, mà gánh hậu quả cuối cùng là sự hư mất đời đời. Nhưng chúng ta là những người có lẽ thật thì hãy tự do chọn cho mình Đấng Chân Thần để tôn thờ và hầu việc. Đấng ấy phải là Đức Chúa Trời, Cứu Chúa Giê-xu của chúng ta.

 

Chúng ta có đang nhận thấy mình là những người rất là được phước không? Không phải được phước chỉ vì chúng ta được sống trong một đất nước thật tự do mà thôi, nhưng còn hơn nữa, mình đã được Chúa Giê-xu buông tha, giải phóng khỏi quyền lực đoán xét và nô lệ của tội lỗi nữa, vì biết được lẽ thật ở trong Ngài. Lễ tiệc thánh sáng nay nhắc nhở chúng ta rõ ơn này mà Chúa Giê-xu đã hy sinh để giải thoát chúng ta khỏi sự tôi mọi của tội lỗi.  Nếu nhận thức như vậy thì chúng ta phải sống làm sao cho xứng đáng với ơn đó đây? Phải sống cho Chúa là Đấng đã yêu thương, và hy sinh cho mình ở trên cây thập tự gía. Phải sống đầu phục Chúa, vâng theo mọi mạng lệnh Chúa trao, và nhất là lấy tình yêu thương mà làm tôi tớ nhau, chăm sóc nhau, đem đến hạnh phúc tốt nhất cho mọi người.

 


USING YOUR FREEDOM TO SERVE ONE ANOTHER

(Galatians 5:13)

 

 

“You, my brothers and sisters, were called to be free. But do not use your freedom to indulge the flesh; rather, serve one another humbly in love.”

 

 

          One of the greatest gifts from God for America is the freedom. July 4th is the celebration for the adoption of the “Declaration of Independence” in 1776 setting America free from the oppressed people of England to pursue life, liberty and happiness. There are few truths we need to know about true freedom. First, freedom is not free, with freedom comes responsibility to protect and avocate for it. Secondly, true freedom cannot exist without boundaries. In fact, the reward of true freedom is the result of discipline.

 

          To obtain the highest degree of happiness in life, one must seek the right boundaries for freedom. It begins with an acklowledge of a great Creator who created mankind and set perfect boundaries for human life. At the garden, Adam and Eva stepped outside “the freedom box” and mankind becomes the slaves for sins. However, God sent His Son Jesus into the world to die on the cross to set us free. A Christian is free from the guilt of sin because he has experienced God’s forgiveness in Christ Jesus. The life of a Christian is free because the truth of God has set him free from the slavery of sin but to Christ. Does this sound contradicting? Note the following truths.     There are only two masters for men to serve, either for sins to be perished or for Christ to gain the eternal life. Being a slave of Christ is a voluntarily and better choice. This decision is compelled by God’s love demonstrated by the sacrifice of His Son on the cross. A slave for Christ obeys His commandment using his freedom to humbly serve others in love. Our freedom is not a license to sin, but a mean for us to help others experiencing the blessings (happiness) of God. What will happen if America totally submits to the Lordship of Jesus and obey His teachings? She will surely be blessed and able to maintain freedom for a long time to come. If not, history will repeat itself.