Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 60

Lao Động Không Vô Ích

(Labor Not in Vain)

(1 Côrinhtô 15:58)

 

 

“Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.”

(Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.)

 

 

          Cứ đến đầu tháng 9 mỗi năm là toàn quốc nước Hoa-kỳ ở đây người ta mừng một ngày lễ quan trọng, đó là ngày lễ “lao động,” hay tiếng Anh gọi là lễ Labor Day. Lễ lao động lúc nào cũng xảy ra vào thứ Hai đầu tiên của tháng 9; Cho năm nay thì đó là thứ Hai ngày mai. Theo lịch sử cho biết, ngày lễ lao động đầu tiên được thiết lập vào tháng 9, ngày 5, năm 1882 tại New York city với mục đích là để đề cao và khích lệ sự đóng góp lao động tập thể trong xã hội, mà đã và đang đem đến ích lợi kinh tế, sự thịnh vượng, hạnh phúc, và đời sống sung túc cho đất nước.

 

 

I. Lao Động là Một Thực Trạng (a Reality)

 

          1) Trong chúng ta ai cũng biết lao động là một thực trạng trong cuộc sống của mỗi người.

> Sống ở trên đời này ai trong chúng ta cũng ý thức một vài thực trạng rõ ràng, mà không một ai tránh được.

 

          a) Thực trạng thứ nhất đó là “chết là chắc!” Nếu có sống thì cũng sẽ chết. Sự chết là một “cuộc hẹn cuối cùng” mà không ai thoát được. Nội trong tháng qua hội thánh chúng ta đã nghe tin đến 3 người mình quen biết qua đời. Đó là thực trạng rõ ràng.

 

          b) Thực trạng thứ hai mà mọi người phải đối diện đó là sự khó nhọc của lao động trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta ai nấy sanh ra đời lớn lên đều phải chịu cực khổ trong sự lao động, làm lụng mỗi ngày, lý do là vì theo định luật căn bản “phải làm việc đổ mồ hôi trán mới có mà ăn,” từ lúc sau khi tổ phụ của loài người phạm tội trong vườn của sự sống có chép trong sách Sáng Thế Ký 3:17-19.

 

          2) Không phải lao động là một thực trạng trong cuộc sống thôi, nhưng nó còn chiếm một phần lớn đời sống chúng ta nữa. Nếu không tính thì giờ chúng ta phải đi nghủ mỗi ngày, thì số giờ còn lại trong mỗi ngày dành cho việc lao động làm việc của nhiều người có thể từ 50 đến 75%.

# Tôi bắt đầu đi làm khi mới ra trường đại học vào lúc 21 tuổi; tôi sẽ về hưu vào lúc 67 tuổi, như vậy tôi sẽ phải lao động tất cả 46 năm trong cuộc đời này. Có người lao động không nghỉ, đầu tắt mặt tối, giống như một cái máy chạy không ngừng. Ngày xưa khi còn sống ở bên tiểu bang Hawaii đi làm cho hãng đóng hộp dứa/thơm (Dole company) có gặp một ông Việt-nam mới qua Mỹ, làm mỗi ngày cho hãng đến 2 ca liền. Ông làm xong một ca với tôi thì vào nằm ngay trong phòng thay đồ nghủ một vài tiếng đồng hồ để rồi thức dậy làm ca tới.

 

          3) Tuy lao động là việc phải có và cần thiết trong cuộc sống, nếu làm việc qúa sức mà không có sự quân bình thì giờ nghỉ ngơi thì chắc chắn tai họa sẽ đến với chúng ta, vì loài người chúng ta được dựng nên là cần phải có sự nghỉ ngơi. Những tai họa đến có thể là những bệnh tật như là tiểu đường, áp xuất máu cao, đau nhức, căng thẳng tinh thần (stress)… chưa nói đến sự ảnh hưởng làm mai một đi hạnh phúc gia đình, hay những mối liên hệ. Thơ con cóc - “Làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm cả đêm; Sáng đêm không nghủ, có ngày đi luôn.”  Có người đã nói một câu nghe có lý: “Làm việc 8 tiếng 5 ngày mỗi tuần thì bổ, nhưng lao động trên 10 tiếng mỗi ngày thì coi chừng bị khổ!”  Cái khổ nó sẽ một ngày bắt kịp chúng ta có thể qua những căn bịnh ngấm ngầm và lúc đó chúng ta muốn "bò" đi làm cũng không được!

 

          Đức Chúa Trời khi dựng nên loài người biết rõ con người sống phải cần sự nghỉ ngơi, nên có ban cho dân sự Ngài điều răn thứ 4, có chép trong sách Phục Truyền 5:12-14 như sau – (“Observe the Sabbath day by keeping it holy, as the LORD your God has commanded you. Six days you shall labor and do all your work, but the seventh day is a sabbath to the LORD your God. On it you shall not do any work, neither you, nor your son or daughter, nor your male or female servant, nor your ox, your donkey or any of your animals, nor any foreigner residing in your towns, so that your male and female servants may rest, as you do.) “Hãy giữ ngày nghỉ đặng làm nên thánh, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán dặn ngươi. Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: chớ làm một công việc nào hết, hoặc ngươi, con trai con gái, tôi trai tớ gái của ngươi, hoặc bò, lừa, hoặc một trong các súc vật của ngươi, hay là khách ở trong nhà ngươi, hầu cho tôi trai và tớ gái ngươi cũng được nghỉ như ngươi.” Theo tiếng Anh thì chữ “ngày nghỉ” là chữ “Sabbath,” có nghĩa là “to cease from work,” dịch ra là “ngừng khỏi những hoạt động vì công việc đã hoàn tất xong.”

 

          Lao động qúa sức mà không chịu nghỉ ngơi đầy đủ dễ dẫn chúng ta vào một “lưới nhện” đó là “lòng tham tiền bạc không đáy” để rồi phạm tội sao? Hay nói cách khác, vì lòng tham tiền bạc mà một số con cái Chúa đang lao động quá sức đến chỗ “bội đạo” sao? 1 Timôthê 6:10 có chép (For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.) “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” Quên hết những chân lý của đạo và chẳng còn sống đạo.

 

 

II. Khôn ngoan Đầu Tư (Invest) Hầu Việc Chúa

 

          Không phải vậy thôi, nhưng lời của Chúa còn nhắc nhở chúng ta, nếu là người khôn ngoan, thì phải biết dùng sự lao động cho việc đầu tư thâu trữ những của báu ở trên trời nữa. Mathiơ 6:19-20(Do not store up for yourselves treasures on earth, where moths and vermin destroy, and where thieves break in and steal. 20 But store up for yourselves treasures in heaven, where moths and vermin do not destroy, and where thieves do not break in and steal.) “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy; 20 nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. 21 Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.” Làm sao đầu tư thâu trữ của cải ở trên trời? Hãy dành một phần lao động ưu tiên cho công việc Chúa khi còn sống ở trên cõi đời này, vì khi “đêm đến, ngày tàn, nhắm mắt xuôi tay” thì chúng ta không còn cơ hội để lao động, hầu việc Ngài nữa. Bài Thánh Ca số 376 với tựa đề “Lo Làm Việc Mau, Đêm Đến Kia” nhắc nhở chúng ta rõ về lẽ thật này, để mỗi người chúng ta biết khôn ngoan lo lao động, hầu việc Chúa mau, khi cơ hội còn đó. Lao động cho Chúa nghĩa là sao và phải như thế nào?

 

          1) Thứ nhất, chủ động để lao động cho Chúa phải là vì tình yêu thương. Sự lao động của chúng ta cho Chúa luôn phải được cảm hứng bởi tình yêu thương của Ngài, chứ không bởi tư lợi riêng. Trong 2 Côrinhtô 5:14a điều gì cảm động Phaolô trong sự phục vụ Cứu Chúa Giê-xu của mình trọn cả cuộc đời? (For Christ’s love compels us.) “Vì tình yêu thương của Đấng Christ cảm động chúng tôi…” chứ không cho sự vinh quang riêng mình, hay làm vui lòng đám đông.  Tình yêu Chúa (agape) cảm động chúng ta là vĩ đại vì không có biên giới (love without boundaries).

 

          a) Không chừa một ai, kể cả kẻ thù hay những người làm hại chính mình. Mathiơ 5:44-45(But I tell you, love your enemies and pray for those who persecute you, 45 that you may be children of your Father in heaven. He causes his sun to rise on the evil and the good, and sends rain on the righteous and the unrighteous.) “Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác.” Chúng ta có tình yêu không biên giới này là vì chúng ta là con cái của Đấng có tình yêu không biên giới, đã thương xót và cứu chúng ta khi chúng ta còn là kẻ có tội.

 

          b) Là tình yêu không điều kiện, nghĩa là không đòi phải trả gía lại. “Ở đời này không có chi là của “chùa.” Mua bất cứ thứ gì cũng nhớ đọc cho kỹ những “strings attached” là những hàng chữ nhỏ ở dưới cùng, chép xuống những điều kiện tìm ẩn. Nhưng tình yêu thương của Chúa ban cho mỗi người chúng ta khi mình còn kẻ có tội, còn là kẻ thù của Đức Chúa Trời, thì Ngài đã cứu chúng ta không điều kiện qua chính Con một của Mình, thì trong chúng ta nay có năng lực của tình yêu này mà hầu việc/lao động cho Chúa.

 

          Chúa Giê-xu biết các môn đồ của Ngài phải được cảm động bởi tình yêu này thì mới có thể đi ra hầu việc Chúa, rao giảng Tin Lành; vì vậy mà sau khi sống lại và hiện ra, Chúa Giê-xu cứ hỏi điều gì ở Phiêrơ đến 3 lần có chép trong Giăng 21:15, trước khi Ngài phán cùng ông: “Hãy chăn chiên Ta?” – “Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta.” Nếu chúng ta hầu việc Chúa được cảm động bởi tình yêu này thì chúng ta sẽ luôn hầu việc đúng thái độ và mục đích đó là cho sự vinh hiển của chính Ngài. Có biết bao nhiêu người ngày nay đang làm việc thiện là cho ai? Cho chính mình được nổi tiếng, được chú ý, cho danh nghĩa hội đoàn của mình, được một chút quyền thế, một chỗ đứng quan trọng, chứ không nhằm mục đích cho sự vinh hiển của Chúa. Tỉ dụ như những người Pharasi ngày xưa, họ lao động cực nhọc trong những việc đạo đức là để làm chi (Mathiơ 6:2-8) – (“So when you give to the needy, do not announce it with trumpets, as the hypocrites do in the synagogues and on the streets, to be honored by others. Truly I tell you, they have received their reward in full. 3 But when you give to the needy, do not let your left hand know what your right hand is doing, 4 so that your giving may be in secret. Then your Father, who sees what is done in secret, will reward you. 5 “And when you pray, do not be like the hypocrites, for they love to pray standing in the synagogues and on the street corners to be seen by others. Truly I tell you, they have received their reward in full. 6 But when you pray, go into your room, close the door and pray to your Father, who is unseen. Then your Father, who sees what is done in secret, will reward you. 7 And when you pray, do not keep on babbling like pagans, for they think they will be heard because of their many words. 8 Do not be like them, for your Father knows what you need before you ask him.) “Vậy, khi ngươi bố thí, đừng thổi kèn trước mặt mình, như bọn giả hình làm trong nhà hội và ngoài đường, để được người ta tôn kính. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. 3 Song khi ngươi bố thí, đừng cho tay tả biết tay hữu làm việc gì, 4 hầu cho sự bố thí được kín nhiệm; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. 5 Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi. 6 Song khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại, rồi cầu nguyện Cha ngươi, ở nơi kín nhiệm đó; và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi. 7 Vả, khi các ngươi cầu nguyện, đừng dùng những lời lặp vô ích như người ngoại; vì họ tưởng vì cớ lời mình nói nhiều thì được nhậm. 8 Vậy, các ngươi đừng như họ; vì Cha các ngươi biết các ngươi cần sự gì trước khi chưa xin Ngài.” Họ làm những công việc đạo đức được cảm động bởi tư dục của mình, chứ không phải tình yêu thương của Chúa, bởi những gì Chúa đã hy sinh làm cho mình. Trong Côlôse 3:23-24 – “Hễ làm việc gì, hãy hết lòng (tận tâm) mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ nghiệp làm phần thưởng. Hãy hầu việc (phục vụ) Đấng Christ, tức là Chúa.” (Whatever you do, work at it with all your heart, as working for the Lord, not for human masters, 24 since you know that you will receive an inheritance from the Lord as a reward. It is the Lord Christ you are serving.) Chúng ta làm mọi việc vì Chúa và cho sự vinh hiển của Ngài, chứ không phải làm cho người ta.

 

          Chúng ta mổi người phải thường xuyên tự xét những công việc mình đang làm cho Chúa? Có thật là 100% cho Chúa không, hay là có ý riêng gì xen vào? Có hoàn toàn cho sự vinh hiển của Chúa không, nếu có thì tại sao mình lại bị chạm tự ái mà giận? Có trong danh của Chúa Giê-xu không, hay là vì một cá nhân, kể cả vì danh của Hội Thánh mình? Có thật là vì tình yêu thương không, nếu vậy thì tại sao buồn khi người kia chưa trả công hay nói lời khen thưởng?

 

          2) Lao động cho Chúa bởi tình yêu thương phải là những việc làm thực tế. Giáo lý của Cơ Đốc không có dạy chúng ta hãy lên núi ngồi thiền, hay vào chỗ vắng vẻ suy tưởng, nhưng sống trà trộn với thế gian để phản ảnh tình yêu thương của Chúa cho mọi người. Chúng ta có hiểu lời của Chúa Giê-xu nói trong Mathiơ 5:14-16 như sau không? (“You are the light of the world. A town built on a hill cannot be hidden. 15 Neither do people light a lamp and put it under a bowl. Instead they put it on its stand, and it gives light to everyone in the house. 16 In the same way, let your light shine before others, that they may see your good deeds and glorify your Father in heaven.) “Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được: 15 cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái thùng, song người ta để trên chân đèn, thì nó soi sáng mọi người ở trong nhà. 16 Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.” Làm thế nào tình yêu vĩ đại của Chúa được soi sang ra mọi người? Qua những việc lành thực tế. Câu chuyện về anh Johnny và cơ quan giúp người homeless tại một hội thánh. Anh được đến biết Chúa qua cơ quan giúp đỡ cho người homeless ăn và nghe giảng đạo này. Sau này anh ở lại đó để hầu việc và làm chứng Chúa cho chính những người homeless khác. Có lần sau khi anh làm chứng cho một người homeless thì người đó trả lời: “I don’t know who this guy Jesus is that you talk so much about Him, but if He does things like you, then I want to meet and know Him!”  Tình yêu thương không biên giới của Chúa phải được bày tỏ qua những việc lao động thực tế mà người khác có thể nếm được, đụng được, sờ được, thấy được, cảm nhận được. 1 Giăng 3:18(Dear children, let us not love with words or speech but with actions and in truth.) “Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” The world sees less or more of Jesus because they see less or more of the real things we love and do for them! Nhiều lúc chúng ta cư xử một cách “vô hình,” thiếu sự thực tế, như thí dụ có chép trong Giacơ 2:15-16(If one of you says to them, “Go in peace; keep warm and well fed,” but does nothing about their physical needs, what good is it?) “Ví thử có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày, 16 mà một kẻ trong anh em nói với họ rằng: Hãy đi cho bình an, hãy sưởi cho ấm và ăn cho no, nhưng không cho họ đồ cần dùng về phần xác, thì có ích gì chăng?” Đương nhiên việc đầu tiên là phải cầu nguyện, nhưng rồi có gì theo sau không?

 

          Trong Mathiơ 25:35-40 Chúa Giê-xu dạy dỗ về những việc làm thực tế – (For I was hungry and you gave me something to eat, I was thirsty and you gave me something to drink, I was a stranger and you invited me in, 36 I needed clothes and you clothed me, I was sick and you looked after me, I was in prison and you came to visit me.’ 37 “Then the righteous will answer him, ‘Lord, when did we see you hungry and feed you, or thirsty and give you something to drink? 38 When did we see you a stranger and invite you in, or needing clothes and clothe you? 39 When did we see you sick or in prison and go to visit you?’ 40 “The King will reply, ‘Truly I tell you, whatever you did for one of the least of these brothers and sisters of mine, you did for me.’) “Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; 36 ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. 37 Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? 38 Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? 39 Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? 40 Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.” Tiêu chuẩn để con cái Chúa nhận được phần thưởng, của báu trên trời là dựa trên những việc làm thực tế chúng ta giúp đỡ đáp ứng nhu cầu của người khác: sự khát, sự đói, nỗi cô đơn, sự thiếu thốn. Masơ Têrêsa khi còn sống có lần được người ta phỏng vấn lý do tại sao bỏ cả cuộc đời giúp đỡ những người bị bịnh AIDS, những người nghèo? Bà trả lời đơn sơ: “Vì khi tôi chăm sóc họ, tôi thấy gương mặt của những người này chính là gương mặt của Chúa Giê-xu tôi!” Chúa Giê-xu đã chết một cách thực tế cho tôi ở trên cây thập tự gía, vì đó tôi tin theo Ngài mà không tin phật tử, Môhamét, hay Joseph Smith - họ đã làm chi thực tế cho tôi?

 

          Hãy thường xuyên tự xét về tình yêu thương của mình cho gia đình, cho chính Hội Thánh Chúa, có thực tế không? Có nếm được không? Có xoa dịu vết thương không? Có khích lệ mọi người hăng hái hầu việc Chúa hơn không? Có xây dựng không? Có giúp ích ai không? Có vì Chúa không? Có qua những việc làm thực tế không? Khi chúng ta đến nhóm có thấy những nhu cầu của người khác không mà cầu nguyện và cố gắng tìm cách đáp ứng nhu cầu đó vì mình là người được Chúa ban phước cho, là kẻ mạnh hơn? Hay là chúng ta đến nhóm với thái độ chỉ phàn nàn, chê trách những người khác?

 

          3) Công khó của sự lao động cho Chúa sẽ không phải là vô ích đâu. Đời sống cơ đốc có thể tóm tắt còn trong 3 giai đoạn:

 

          a) Chúng ta còn sống ở đây là còn có cơ hội lao động cho Chúa xây dựng nước thiên đàng trên đất, và trông cậy/chờ đợi ngày Chúa Giê-xu trở lại. 1 Timôthê 4:10(That is why we labor and strive, because we have put our hope in the living God, who is the Savior of all people, and especially of those who believe.) “Vả, nếu chúng ta khó nhọc và đánh trận (lao động), ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của mọi người, mà nhất là của tín đồ.”

 

          b) Trông cậy gì? Một ngày Chúa Giê-xu sẽ trở lại, y như lời Ngài hứa, thứ nhất để ban cho hết thảy những kẻ tin sự sống đời đời, sự yên nghỉ khỏi sự lao động ở đời này. Khải Huyền 14:13(Then I heard a voice from heaven say, “Write this: Blessed are the dead who die in the Lord from now on.” “Yes,” says the Spirit, “they will rest from their labor, for their deeds will follow them.”) “Tôi nghe có tiếng đến từ trên trời rằng: Hãy viết lấy: Từ rày, phước thay cho những người chết là người chết trong Chúa! Đức Thánh Linh phán: Phải, vì những người ấy nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc, và việc làm mình theo sau.” Nếu Chúa Giê-xu không hứa trở lại, nếu không có sự trông cậy đó thì mọi sự lao động của chúng ta cho Ngài chỉ là vô ích mà thôi. Chúng ta hết thảy chỉ là những kẻ điên dại.

 

          c) Không phải vậy thôi, nhưng khi Chúa Giê-xu trở lại, điều thứ hai Ngài sẽ mang theo phần thường để ban thưởng đời đời cho mọi kẻ trung tín lao động cho Chúa. Khải Huyền 22:12 nói đến lời kết thúc như sau – (Look, I am coming soon! My reward is with me, and I will give to each person according to what they have done.) “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.” Tùy theo những công việc gì? 1 Côrinhtô 3:8(The one who plants and the one who waters have one purpose, and they will each be rewarded according to their own labor.) “Người trồng, kẻ tưới, đều bằng nhau; ai nấy sẽ nhận phần thưởng tùy theo việc mình đã làm.” Ai có công trồng, ai có ơn tưới mà trung tín lao động/hầu việc thì chắc chắn một ngày khi Chúa Giê-xu trở lại, Ngài sẽ đem theo phần thưởng mà trả cho mỗi người tùy theo công việc họ đã khó nhọc mà hầu việc Chúa, vì Ngài là Đấng Công Bình. Câu chuyện nghụ ngôn về một người phụ nữ tín đồ kia, lúc còn sống rất giàu có, nhưng lại sống rất keo kiệt và chẳng lo nghĩ đến ai hết. Khi chết được thiên sứ tiếp đón trên thiên đàng và dẫn bà cho xem một ngôi nhà đẹp lộng lẫy và nói đây là ngôi nhà của đứa đầy tớ gái của bà. Bà tự nghĩ, nếu đứa đầy tớ gái của mình mà được ngôi nhà đẹp như vậy thì chắc chắn chỗ ở của mình phải là một biệt thự tráng lệ còn hơn thế nữa. Đi một chốc, thiên sứ chỉ cho bà thấy một cái chòi nhỏ và nói "đây là căn nhà đời đời của bà." Người phụ nữ sửng sốt, bực dọc thốt lên: "Làm sao tôi có thể ở trong cái chòi đó được mà nó còn xấu hơn căn nhà của đứa đầy tớ tôi sao?" Thiên sứ thản nhiên trả lời: "Rất đáng tiếc, nhưng tùy theo những vật liệu bà gởi lên trước cho chúng tôi từ dưới đất, do công lao bà hầu việc Chúa, chăm sóc những người khác, thì chúng tôi không làm sao xây một căn nhà khá hơn được!" Có bao giờ quí vị tự xét checkbook của mình và tự hỏi bao nhiêu của cải dành cho công việc Chúa? Xét lại thì giờ mỗi ngày của chúng ta, coi xem bao nhiêu % lao động cho việc Chúa không?

 

          Trong 1 Côrinhtô 15:58 sứ đồ Phaolô khích lệ con cái Chúa như sau – (Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa (lao động cho Chúa) cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu.” Những thì giờ chúng ta để ra chăm sóc các trẻ em, thăm người đau ốm, bố thí cho kẻ nghèo đói, tiếp những kẻ lạ, dọn dẹp, nấu ăn cho Hội Thánh, trung tín giảng dạy lời Chúa, chịu cực làm chứng đạo thì một ngày sẽ nhận được phần thưởng khi Chúa Giê-xu trở lại, vì những công khó đó không phải là vô ích đâu! Cuốn sách niên giám của Hội Thánh thật đẹp, và ở đằng trước có câu Kinh Thánh gốc nhắc nhở mỗi người, quí vị có còn nhớ câu Kinh Thánh đó là gì không? 1 Côrinhtô 15:58. Đương nhiên mục đích chính chúng ta hầu việc Chúa không phải là để nhận phần thưởng; nhưng thật sự phải là vì lòng biết ơn Ngài đã hy sinh cứu chúng ta, và nay chúng ta thuộc của Chúa. Cùng một lúc chúng ta cũng tin vào lời Chúa đó là Ngài sẽ ban phần thưởng cho mọi kẻ trung tín lao động cho Ngài trong tình yêu thương và qua những việc lành thực tế.

 

          Như chúng ta ăn mừng ngày lễ lao động, lời Chúa sáng nay nhắc nhở và khích kệ mỗi người cũng đừng quên dành ưu tiên sự lao động trong cuộc sống hằng ngày để hầu việc Chúa, vì công khó của của chúng ta không phải là vô ích đâu. Chúa Giê-xu hứa sẽ trở lại và ban phần thưởng cho mọi kẻ yêu mến và hầu việc Ngài, đó phải là động cơ, và chí hướng cho đời sống của mỗi chúng ta.

 

 

---------------------- Lời Mời gọi

 

          Lao động là một thực trạng rõ ràng trong cuộc sống con người. Lao động là ơn phước và cơ hội tốt để đáp ứng cho một đời sống thịnh vượng, và đầy đủ mà những người khôn ngoan biết bắt lấy. Mặc dầu vậy, ai cũng biết mọi thứ chúng ta gặt hái ở trên đời này rồi một ngày sẽ hư không, vì không ai đem theo với mình qua cõi bên kia được. Nhưng là con cái Chúa, chúng ta phải biết khôn ngoan mà xử dụng sự lao động để đầu tư của báu đời đời ở trên trời là của báu không hề hư tàn hay bị mai một. Chúng ta có thể xử dụng đầu tư sự lao động cho những việc lành làm sáng danh Chúa:

 

          a) Chúng ta lao động mỗi ngày để có tiền bạc, của cải, phương tiện lo cho gia đình mình, nuôi nấng con cái của mình trở nên những người sau này yêu mến Chúa hết lòng, và hầu việc Ngài.

 

          b) Sự lao động để có của cải đóng góp chung, giúp đỡ tài chánh hầu có thể gởi những vị giáo sĩ đi khắp nơi giảng Tin Lành.

 

          c) Sự lao động, làm việc của chúng ta có tài sản tiền bạc để lo cho các nhu cầu của hội thánh địa phương, xây dựng nước thiên đàng của Đức Chúa Trời ngay ở trên đất.

 

          d) Lao động trung tín trong những chức vụ Chúa gọi và Hội Thánh trao cho.

 

          Mỗi ngày thức dậy, chúng ta hãy tập hết lòng cảm tạ Chúa cho cuộc sống và còn cơ hội lao động giúp ích cho chính mình, gia đình mình, hội thánh Chúa, phương tiện để làm những việc lành, xây dựng nước thiên đàng của Đức Chúa Trời, vì biết rõ chúng ta làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, và một ngày sẽ bởi Chúa mà nhận được cơ nghiệp làm phần thưởng đời đời. Công khó lao động cho Chúa, chứ không cho người ta không phải là vô ích đâu, vì chúng ta một ngày sẽ lãnh phần thưởng, cho nên chớ mệt mỏi trong sự làm lành.

 

 

 

Labor Not in Vain

(1 Corinthians 15:58)

 

“Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.”

 

There are at least two realities dominating our life that no one will escape: death and labor. Labor begun since the time after Adam and Eve sinned. We must labor in order to survive, and to provide a comfortable life. Although labor is essential, a wise person must learn to balance work with rest and guard himself from all kinds of greed. God commanded His people to rest on the Sabbath so their souls can be connected with Him. A wiser believer also knows to invest his labor for the Lord’s work.

 

The motive of our labor should always be compelled by God’s love and not for self. His love is without boundaries and unconditional (no string attached) that can even reach our enemies. Our labor in God’s love should be demonstrated through practical and good works that the world can see, taste, touch, feel, and come to know our Father in heaven. The world will see Jesus less or more depending on what they see less or more of the real things we love and do for them. The apostle Paul also reminds us our labor in love will not be in vain because Jesus has promised to return one day with rewards to give each one accordingly to his works. We should wait patiently for the day of our Lord Jesus is coming. In Christ, we have a new perspective of living that labor in life is for God, but dying is when we will enter the eternal rest with God and receive the eternal rewards. Of course, we do not labor just for the rewards but because of His love for us and that we belong to Him. May you receive Christ today as your Lord and Savior to have this new perspective about labor in love for God and the eternal rewards.