Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 62

Tránh Sự Hao Mòn Tâm Linh

(Avoiding the Spiritual Erosion)

Mathiơ 24:10-13

 

 

“Khi ấy cũng có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ, phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau. 11 Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. 12 Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần. 13 Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu.”

(At that time many will turn away from the faith and will betray and hate each other, 11 and many false prophets will appear and deceive many people. 12 Because of the increase of wickedness, the love of most will grow cold, 13 but the one who stands firm to the end will be saved.)

 

 

I. Sự Hao Mòn của bờ Đê Sông Mississippi

 

          Một trong những nan đề của tiểu bang Louisiana là sự hao mòn bờ đê của con sông Mississippi. Sông Mississippi bắt đầu từ tiểu bang Minnesota miền Bắc, kéo dài quanh queo đến ~2,500 dặm qua tất cả 10 tiểu bang khác, và cuối cùng thì đổ ra vịnh biển Gulf of Mexico miền Nam. Con sông Mississippi rất là quan trọng cho nền kinh tế thương mại của nước Mỹ, vì là phương tiện để di chuyển hàng hóa rất rẻ tiền cho những thứ như là than đá, sắt vụn, đậu nành, bắp…, bởi xử dụng những xà lang nổi trên mặt nước; Vì vậy mà ngay cạnh bên bờ của con sông này có rất nhiều những hãng xưởng và công ti sản xuất hàng hóa. Một trong những nan đề người ta thường hay phải đối diện đó là sự hao mòn của thiên nhiên làm hư bờ đê của con sông Mississippi và dễ gây ra lụt lội; Cùng một lúc, đất bùn do sự hao mòn của bờ đê bị cuốn trôi đi bởi sự thiên nhiên của dòng nước chảy mạnh thì tụ lại (deposit) ở một chỗ khác, làm sông bị cạn và thuyền khó di chuyển được. Để đối phó với nan đề này, người ta phải xây những bờ đê kiên cố bằng xi-măng cốt sắt, hay cào đất bùn trong lòng của con sông đi, là những công việc rất là tốn kém và mất nhiều thì giờ.

 

 

II. Sự Hao Mòn Tâm Linh

 

          Về phần tâm linh, có một sự hao mòn rất nguy hiểm mà chúng ta mỗi người cũng cần chú ý để không làm cho đức tin bị suy kém, đó chính là sự hao mòn của tình yêu chúng ta dành cho Chúa Giê-xu, và làm cho chậm lại sự tăng trưởng của Hội Thánh. Chính lời của Chúa Giê-xu đã phán trong Mathiơ 24:10-12 về những dấu hiệu sẽ xảy ra trước thời kỳ tận thế, và một trong những dấu hiệu này đó là nhiều người sẽ bị sa ngã vào sự cám dỗ và tình yêu dành cho Chúa và cho nhau sẽ nguội dần. Nếu chịu khó quan xát thì chúng ta thấy rõ điều này đang ứng nghiệm ngay trước mắt, nhất là ở Mỹ này, chúng ta thấy Hội Thánh Chúa càng ngày càng bị thu nhỏ lại, sự nhóm lại càng trống vắng hơn, số người tin Chúa và nhận lễ Báptêm càng ngày càng ít lại. Chính sứ đồ Phaolô cũng đã nói trong 2 Timôthê 3:1-4 như sau – (But mark this: There will be terrible times in the last days. 2 People will be lovers of themselves, lovers of money, boastful, proud, abusive, disobedient to their parents, ungrateful, unholy, 3 without love, unforgiving, slanderous, without self-control, brutal, not lovers of the good, 4 treacherous, rash, conceited, lovers of pleasure rather than lovers of God) “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời.”

 

 

III. Sự Cám Dỗ

 

          Có bao giờ quí vị suy nghĩ và tự hỏi lý do tại sao lòng yêu mến Chúa của Hội Thánh bị nguội dần không? Có rất nhiều lý do chúng ta không kể hết được, chỉ đưa ra 2 điều căn bản:

 

          1) Lý do thứ nhất là vì sự cám dỗ của ma quỉ càng ngày càng mạnh hơn, và làm nhiều người bị sa ngã vào những cám dỗ đến chỗ bỏ bê đạo, không còn yêu mến Chúa như thưở ban đầu. Vô số con cái Chúa sống ngày hôm nay vẫn chưa ý thức rằng cuộc sống này là một trận chiến cùng với những thế lực ở trên trời thuộc ma qủy, nhất là khi thời kỳ tận thế đang đến nhanh chóng. Trong Êphêsô 6:11-12 sứ đồ Phaolô đã nói rõ – (Put on the full armor of God, so that you can take your stand against the devil’s schemes. For our struggle is not against flesh and blood, but against the rulers, against the authorities, against the powers of this dark world and against the spiritual forces of evil in the heavenly realms.) “Hãy mang lấy mọi khí giới của Đức Chúa Trời, để được đứng vững mà địch cùng mưu kế của ma quỉ. Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải cùng thịt và huyết, bèn là cùng chủ quyền, cùng thế lực, cùng vua chúa của thế gian mờ tối nầy, cùng các thần dữ ở các miền trên trời vậy.” Ma qủy nó đang làm việc hết sức và cám dỗ nhiều người, vì mục đích của nó luôn là muốn phá hoại Hội Thánh, và nhất là khi nó biết thời kỳ cuối cùng đang sắp đến. Chúng ta học Kinh Thánh và hiểu biết những điều mầu nhiệm/huyền bí sẽ xảy ra trong tương lai, chúng ta biết được những dấu hiệu diễn tiến đang dẫn đến thời kỳ sau rốt; huống gì ma quỉ, satan là thiên sứ ngày xưa là loài được dựng nên cao hơn con người, bộ nó không biết thời kỳ đó sắp đến và nó sẽ bị giam trong vực sâu 1,000 năm chăng? Khải Huyền 20:1-3 chép rõ số phận của ma quỉ – (And I saw an angel coming down out of heaven, having the key to the Abyss and holding in his hand a great chain. 2 He seized the dragon, that ancient serpent, who is the devil, or Satan, and bound him for a thousand years. 3 He threw him into the Abyss, and locked and sealed it over him, to keep him from deceiving the nations anymore until the thousand years were ended. After that, he must be set free for a short time.) “Đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. 2 Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan, mà xiềng nó lại đến ngàn năm. 3 Người quăng nó xuống vực, đóng cửa vực và niêm phong lại, hầu cho nó không đi lừa dối các dân được nữa, cho đến chừng nào hạn một ngàn năm đã mãn.” Satan nó đang làm việc “overtime” không nghỉ, vì biết thì giờ không còn nhiều nữa, để cám dỗ nhiều người không tin Chúa, nhưng lại đi theo những lý thuyết “êm tai” của con người; còn cho con cái Chúa, nó sẽ cám dỗ nhiều người sa ngã vào những tham lam vật chất và những sự ham muốn của tư dục xác thịt mà không còn biết mình đã được cứu để làm gì. Trong Kinh Thánh 1 Phiêrơ 5:8 so sánh quỉ satan là ai? (Be self-controlled and alert. Your enemy the devil prowls around like a roaring lion looking for someone to devour.) “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò xung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được." Satan và ma quỉ, nó đang giăng đủ thứ bẫy với những miếng mồi béo, để rình mò cám dỗ chúng ta phạm tội.

 

          a) Mồi của lòng tham tiền bạc, sự giàu sang, vì nó biết trong lời của Chúa 1 Timôthê 6:10 có chép ai sa ngã vào điều này thì có thể bội đạo được – (For the love of money is a root of all kinds of evil. Some people, eager for money, have wandered from the faith and pierced themselves with many griefs.) “Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.”

 

          b) Mồi của những thú vui chơi sung sướng ở trên đời này. Trong Luca 8:14-15 Chúa Giê-xu đã dùng một ẩn dụ thật hay về “Người gieo giống” cho chúng ta thấy rõ 2 sự cám dỗ chính mà ma quỉ sẽ làm hết sức đó là lòng tham lam sự giàu sang, tiền bạc, danh vọng, quyền thế, và các thú vui sung sướng ở trên đời này làm cho đức tin bị nghẹt ngòi không sanh trái được - (The seed that fell among thorns stands for those who hear, but as they go on their way they are choked by life’s worries, riches and pleasures, and they do not mature. But the seed on good soil stands for those with a noble and good heart, who hear the word, retain it, and by persevering produce a crop.) “Phần rơi vào bụi gai, là những kẻ đã nghe đạo, nhưng rồi đi, để cho sự lo lắng, giàu sang, sung sướng đời nầy làm cho đạo phải nghẹt ngòi, đến nỗi không sanh trái nào được chín.” Tự tiền bạc hay những thú vui giải trí không phải là điều xấu, cho đến khi chúng ta bắt đầu tham. Tham là sao? Rất khó định nghĩa vì mỗi người thường muốn tự định theo ý riêng của mình.  Nhưng đưa ra vài câu hỏi để tự xét xem mình có đang bị cám dỗ sa ngã vào những sự tham lam, mà làm hao mòn tình yêu của mình dành cho Chúa không:

 

1) Có đang quá bận rộn mà không còn thì giờ mỗi ngày trong sự tĩnh tâm với Chúa không?

 

2) Có thường tự xét và cầu nguyện xưng tội không? Có tội kín nào cần thưa với Chúa không?

 

3) Có ham thích điều gì đến nỗi bỏ bê, xem thường sự nhóm lại thờ phượng mỗi tuần, thấy không còn thích thú như những cuộn phim hàn quốc, máy I-pad, hay những sách truyện hay không? 

 

4) Có yêu Chúa và muốn khám phá ra ân tứ gì Chúa Thánh Linh đang ban cho mình mà đem ra xử dụng, phục vụ nhau không, hay đang đổ thừa trách nhiệm cho những người khác?

 

5) Cây đức tin của mình có đang sanh những trái tốt gì không như là sự bình an, vui mừng, nhịn nhục, tiết độ? Tình yêu thương có thành thật không? Sự trông cậy có thực tế không?

 

6) Có đang đặt ưu tiên làm trọn bổn phận và trách nhiệm Chúa đang gọi mình không?

 

7) Có còn để Chúa liên hệ trong đời sống của chúng ta nữa không bằng mọi sự quyết định của mình và gia đình mình có Chúa dự phần không, hay Ngài bây giờ chì là Đấng vô hình thôi?

 

8) Có đang sanh lòng kiêu ngạo không cần Chúa nữa mà tự suy nghĩ: “Không đi nhà thờ tôi cũng chẳng chết chóc gì!”

 

9) Chất muối của đạo trong chúng ta có còn chất mặn không? Đèn có còn chiếu sáng không? Nếp sống có đang ảnh hưởng “đạo vào đời,” hay đang để đời “đóng khung” mình?

 

10) Có quan tâm đến những linh hồn hư mất xung quanh mình không, hay đang đổ lỗi cho hoàn cảnh?

 

11) Có thường suy nghĩ đến sự Chúa Giê-xu tái lâm không? Và có đang đầu tư gì cho nước thiên đàng chưa?

 

          2) Muốn lòng yêu mến Chúa không bị nguội lại thì cuộc sống của chúng ta phải chiến thắng những sự cám dỗ. Bí quyết ở đâu?

 

          a) Bí quyết hay nhất để thắng sự cám dỗ đó là cầu nguyện. Khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta không còn dựa vào quyền lực của mình đế chiến đấu với sự cám dỗ nữa, nhưng là “nhờ cậy” vào quyền năng của Chúa Thánh Linh, của Chúa Giê-xu là Đấng có quyền năng đã thắng mọi sự cám dỗ. Trong Hêbêrơ 4:15 - nhắc chúng ta nhớ Chúa Giê-xu đã thắng mọi sự cám dỗ thể nào? (For we do not have a high priest who is unable to sympathize with our weaknesses, but we have one who has been tempted in every way, just as we are—yet was without sin.) “Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội.” Một vị mục sư nổi tiếng được phỏng vấn bằng một câu hỏi “bí quyềt ở đâu để thắng sự cám dỗ?” Ông trả lời: “Có 3 bí quyết chính: pray, pray, and pray!”  Trong Mathiơ 26:41 chính Chúa Giê-xu cũng nói đến bí quyết này – ("Watch and pray so that you will not fall into temptation. The spirit is willing, but the body is weak.") “Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối.”

 

          b) Bí quyết thứ hai để chiến thắng sự cám dỗ đó là tập sống với một tinh thần đề phòng, canh chừng và tránh xa mọi sự cám dỗ xung quanh mình. Ông bà chúng ta có câu nói rất hay: “Tránh bịnh vẫn hay hơn trị bịnh,” thì cũng vậy “tránh cám dỗ, vẫn hay hơn tranh đấu với cám dỗ.”  Có vô số con cái Chúa đang sống rất là cẩu thả, chẳng một chút canh chừng những mồi cám dỗ của ma quỉ đang ở bên cạnh mình, trong nhà mình, trước mặt mình, đang dễ dàng cám dỗ chúng ta. Có bao giờ quí vị kiểm soát xem những chương trình, phim ảnh TV chúng ta đang xem trong những đài cable, những sách truyện đang đọc, thì thấy có chứa đựng biết bao nhiêu là những chủ thuyết đi ngược với đạo Chúa, và đang âm thầm phô trương quyền lực của ma quỉ không? Không bao giờ hết người ta làm những cuộn phim ma quái (horror movies), Zombie gây sự lo sợ trong lòng của biết bao nhiêu người, kể cả con em của chúng ta nữa. Trong lời Chúa ở Châm Ngôn 4:23/14-15 dậy chúng ta phải canh chừng điều gì? (Above all else, guard your heart, for it is the wellspring of life… 14 Do not set foot on the path of the wicked or walk in the way of evil men.  Avoid it, do not travel on it; turn from it and go on your way.) “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra… bằng cách 4:14 Chớ vào trong lối kẻ hung dữ, và đừng đi đường kẻ gian ác. Hãy tránh đường ấy, chớ đi ngang qua nó; Hãy xây khỏi nó và cứ đi thẳng,” nghĩa là đừng có dừng bước và “ngó” lại đằng sau nữa. Canh chừng những thứ đang đi ngang qua con mắt của mình, từ từ đi vào trí óc, yên lặng nhập vô trong lòng mình xây tổ, và làm hao mòn lòng yêu mến Chúa của chúng ta.

 

          Chúng ta sống phải thường xuyên tự xét, nhận diện ra kẻ thù của mình, và biết cầu nguyện, điều chỉnh, canh chừng để khỏi bị sa ngã vào chước cám dỗ, mà giữ lòng kính yêu Chúa luôn.

 

 

IV. Làm Lại

 

          Chiến thắng sự cám dỗ để giữ lòng yêu mến Chúa chưa đủ, nhưng chúng ta còn phải bền chí nuôi nấng mối liên hệ mật thiết với Chúa mỗi ngày nữa. Lý do chính gây ra sự hao mòn của tất cả mối liên hệ là vì theo thời gian chúng ta không còn làm những điều mình hay làm, khi lúc mới đầu gặp nhau. Hình dung lại giai đoạn thưở ban đầu khi mới lquen với người yêu của mình, quí vị hay làm gì? Thì giờ tâm sự tại tiệm Starbucks mà không thấy uổng, mua bông hồng hoài mà không thấy tốn tiền. Tìm mọi cơ hội để đi xem ci-nê, ăn nhà hàng với người mình yêu mà không thấy ngại. Ngồi học chung với nhau cả ngày mà không thấy chán. Cái gì đẹp nhất là đều dành cho người mình yêu. Nhưng tại sao sau khi cưới về với nhau, sau vài năm theo thời gian thì tình yêu bị nhạt nhẽo, đôi khi thấy người mình yêu là một gánh nặng? Vì bây giờ chúng ta không còn làm những điều hay, nói những lời đẹp như trước thường làm, khi còn yêu nhau nồng nàn. Thời gian yên lặng trôi qua và từ từ đã làm tình yêu đó bị hao mòn, phai nhạt, như nước sông chảy và kéo trôi đi mất, cũng giống như là sự hao mòn của bờ đê cũng xảy ra một cách rất chậm chạp và yên lặng mỗi ngày. Trong Khải Huyền 2:4, chúng ta thấy có lần Chúa Giê-xu trách Hội Thánh Êphêsô là vì theo thời gian họ đã bỏ lòng kính yêu Ngài như thưở ban đầu – (Yet I hold this against you: You have forsaken the love you had at first.) “Nhưng điều ta trách ngươi, là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu.” Tại sao sự yêu thương của họ bị suy kém theo thời gian? Cũng vì họ không còn làm những điều họ vẫn thường làm như thưở ban đầu, cho nên Chúa Giê-xu mới phán trong câu 5(Consider how far you have fallen! Repent and do the things you did at first.) “Vậy hãy nhớ lại ngươi đã sa sút từ đâu, hãy ăn năn và làm lại những công việc ban đầu của mình.” Làm lại những việc gì để giữ mối liên hệ với Chúa được đậm đà:

 

          1) Thì giờ tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày trong sự cầu nguyện và học lời Chúa. Chúng ta cần học lời Chúa để càng thông biết Chúa là ai, lẽ thật ở đâu, và những gì Ngài đã hứa. Câu chuyện “chèo hoài không đi” về một toán thủy thủ chở hàng. Một tối ghé quán rượu trên sông; Lúc tiệc tàn, kẻ thì say, người thì ngà ngà trở về thuyền trong ánh trăng sao mờ ảo. Họ hét, họ ca và ra hết sức để chèo thuyền mình ra lại bến tầu. Chèo một lúc thật lâu thì có người hét lên: “Sao chèo lâu qúa mà chưa đến bến tàu?” Bất chấp… họ lại tiếp tục gò lưng chèo mãi đến nỗi nhễ nhãi mồ hôi, bắp thịt rã rời, đến lúc phát hiện ra từ nãy đến giờ con thuyền của mình vẫn đứng yên một chỗ. Nguyên nhân là khi lên thuyền, họ quên không gỡ sợi dây neo thuyền còn cột vào đầu cảng của bờ mà chưa được tháo ra. Một số con cái Chúa sống cũng như vậy, Chúa Nhật nào cũng đến nhà thờ chèo hoài mà chẳng đi đến đâu hết, vì chưa “gỡ giây thuyền,” cứ còn nắm giữ những thói tục của con người cũ ở trong nếp sống hằng ngày của mình, cứ còn đeo chặt những suy nghĩ theo đường lối của thế gian, có khi dùng cảm giác riêng của mình để giải thích và hiểu lời Chúa, thay vì sự hướng dẫn của Thánh Linh, và để lẽ thật của lời Chúa thay đổi mình. Chúng ta phải học lời Chúa vì là thanh gươm/vũ khí để chúng ta chống trả lại kẻ thù. Trong Mathiơ 4, đến ba lần Chúa Giê-xu bị ma quỉ cám dỗ, cả 3 lần Chúa dùng lời Kinh Thánh bắt đầu bằng những chữ như sau – “có lời chép rằng…” (It is also written) để chống trả lại cám dỗ mà chiến thắng. Mỗi sáng Chúa Nhật trong giờ cầu nguyện đều có suy gẫm một câu Kinh Thánh để dọn lòng, tôi thường đánh máy lớn câu Kinh Thánh ra và phát cho những anh chị em muốn có lời Chúa để suy gẫm và học thuộc lòng mỗi tuần, dùng làm vũ khí chống nghịch lại những cám dỗ. Chúng ta học thuộc lòng và giữ kín nhiều thứ: những số điện thoại của những người thân mình, địa chỉ của những tiệm ăn nào nổi tiếng, số PIN của tất cả những thẻ debit/credit cards của mình, những địa chỉ websites quan trọng, nhưng lại không chịu khó nhớ lời Chúa, những câu Kinh Thánh gốc mới học trong lớp Kinh Thánh, hay những câu gốc Kinh Thánh gốc sau khi tĩnh tâm mỗi ngày, thì làm sao tâm thần chúng ta được đổi mới/biến hóa mà bắt đầu chiến thắng sự cám dỗ?

 

          Như vậy thì mỗi con cái của Chúa Giê-xu phải thực tế có một cuốn Kinh Thánh riêng cho mình và một cuốn sách hướng dẫn học Kinh Thánh theo ngày, như là sách "Sống với Thánh Kinh" hay "The Daily Bread." Không có điều gì làm cho một người lãnh đạo trong Hội Thánh buồn cho bằng khi thấy có những cuốn sách Kinh Thánh, có in tên của một con cái Chúa ngàoi bìa đang nằm lăn lóc từ tuần này đến tuần nọ, mà người chủ của nó không thèm ngó ngàng chi đến. Nếu chúng ta đánh mất cái cell phone của mình một vài tiếng đồng hồ thì có chịu nổi không? Nhưng Kinh Thánh chúng ta đánh mất cả tháng, cả năm thì vẫn không thấy áy náy, lo lắng, ngứa ngáy, khó chịu gì hết!  Chúng ta cần trở lại tìm cuốn Kinh Thánh của mình, và phải bắt đầu làm lại điều sơ đẳng đó là học lời Chúa mỗi ngày.

 

          2) Bền chí trong sự nhóm lại mỗi tuần để thờ phượng và thông công với nhau, hầu cho lòng yêu mến Chúa không bị nguội, cây không rụng trái quá sớm. Trong Hêbêrơ 10:24-25(And let us consider how we may spur one another on toward love and good deeds, 25 not giving up meeting together, as some are in the habit of doing, but encouraging one another—and all the more as you see the Day approaching.) “Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành; chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy.” “Ngày ấy” là ngày nào? Ngày Chúa Giê-xu trở lại để tiếp rước Hội Thánh và cùng một thời điểm giam satan vào vực sâu thì “càng phải nhóm lại” sốt sắng hơn nữa. Trong Công Vụ 2 cho thấy Hội Thánh ban đầu phát triển mạnh mẽ, vì lòng yêu mến Chúa Giê-xu đậm đà; tại sao họ có tâm tình này? Hãy xem lời của Chúa chép những việc họ hay thường làm trong câu 42-47: (They devoted themselves to the apostles’ teaching and to fellowship, to the breaking of bread and to prayer. 43 Everyone was filled with awe at the many wonders and signs performed by the apostles. 44 All the believers were together and had everything in common. 45 They sold property and possessions to give to anyone who had need. 46 Every day they continued to meet together in the temple courts. They broke bread in their homes and ate together with glad and sincere hearts, 47 praising God and enjoying the favor of all the people. And the Lord added to their number daily those who were being saved.) “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện. 43 Mọi người đều kính sợ vì có nhiều sự kỳ phép lạ làm ra bởi các sứ đồ. 44 Phàm những người tin Chúa đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. 45 Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. 46 Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ; còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà, 47 ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.” Thay vì phàn trách, đổ lỗi, đổ thừa, thì hãy cứ bền chí mà làm lại những điều mình thường hay làm như thưở ban đầu, thì lòng yêu mến Chúa không bị nguội dần, không bị hao mòn đi.

 

          3) Làm lại sự chăm sóc nhau như thưở ban đầu. Trong Galati 6:2(Carry each other’s burdens, and in this way you will fulfill the law of Christ.) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ." Gánh lấy ách cho nhau có thể diễn tả qua một động từ khác đó là "chăm sóc nhau.” Hội Thánh của Chúa được so sánh như là một gia đình, như vậy thì điều tự nhiên là những người trong gia đình đó phải biết chăm sóc nhau, đùm bọc nhau, chấp nhận nhau. Hội Thánh Chúa không phải là "một rạp hát," mà trong đó đầy dẫy những khán thính gỉa chỉ đến để nghe/xem, nhưng là một gia đình của những người đã được thánh hóa, và biết "chia xẻ" những gánh nặng của nhau. Someone has said so true: "If you love enough, you will care; if you care enough, you will share!” Chúng ta có “care” và muốn “share” thì phải tập để ý đến những nhu cầu của người khác, và tìm cách giúp đỡ/đáp ứng một cách thực tế. Mỗi khi chúng ta đến nhà thờ nhóm thì có thấy gì không, cảm thông ai không, có tội nghiệp/thương xót người nào không?  Có thấy một gương mặt buồn rầu, vì gia đình của họ đang mất hạnh phúc không, để cẩn thận yên ủi, chứ không xoi mói thêm vào đó? Thấy một nỗi lo lắng thầm kín của ai không vì đang đối diện với một căn bịnh khó khăn nào đó? Thấy một niềm cô đơn mà không ai biết hết, không nói ra? Câu chuyện một bà cụ gìa sống trong một trung cư, bà bị tàn tật một phần thân thể và thường nhớ đến sự giúp đỡ của những người hàng xóm. Xuốt ngày không có gì làm - bà chỉ thích viết nhật ký. Một thời kia bà chết mất trong phòng mình luôn mấy ngày... mà không ai biết hết. Khi hội từ thiện vào để lo an táng cho ba, người ta xem lại cuốn nhật ký của bà thì thấy trong những trang cuối cùng của đời bà vỏn vẹn chỉ chép có viết 3 chữ "No one came, No one came!!!" (Không có ai đến thăm hết!) Con tim của chúng ta có đang nguội ngắt không, chẳng thấy điều chi mình cần gánh ách cho ai hết, chỉ biết đến nhà thờ lo cho phần đạo đức của mình là đủ rồi sao?

 

          4) Làm lại công việc hiệp tác truyền giáo, làm chứng cho những người chưa biết Chúa về tình yêu thương và sự cứu rỗi ở trong Cứu Chúa Giê-xu. Chúng ta phải xin Chúa ban cho mình có tấm lòng "thương yêu những kẻ tội nhân." Rôma 9:2-3 - chúng ta thấy tâm sự của sứ đồ Phaolô là gì? (I have great sorrow and unceasing anguish in my heart. 3 For I could wish that I myself were cursed and cut off from Christ for the sake of my people, those of my own race,) "Tôi buồn bực lắm, lòng tôi hằng đau đớn. Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác," - Phaolô thà bị mất sự cứu rỗi của mình để cho người do thái được cứu! Khi chúng ta thấy một người việt khác, lòng chúng ta thầm nghĩ gì? Tại sao tôi không được giàu có như họ, hay là xin Chúa cứu linh hồn đồng bào mình, nếu họ chưa biết Ngài?  Một trong những phương pháp hay nhất trong việc truyền giáo là công thức “làm bạn và tiếp khách.” Thử hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta đến đây vì tự nhiên nghe được một tiếng gọi từ trời xuống, hoặc đọc báo, xem TV mà tìm đến nhà thờ, hay là vì những người bạn đã đến mời mình đi nhóm một lần?  Trong Rôma 12:13 - có nói đến một trong những ân tứ rất quan trọng đó là ân tứ tiếp khách, ân tứ làm bạn, để có cơ hội bày tỏ ơn cứu rỗi cho bạn mình – (Share with the Lord’s people who are in need. Practice hospitality.) “Hãy cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ; hãy ân cần tiếp khách.” Chúng ta đang sống trong một xã hội quá bận rộn, cùng một lúc có qúa nhiều những đòi hỏi, cám dỗ vật chất xung quanh để rồi chúng ta không còn có thì giờ để "tiếp khách" nữa, phải không, mà đang đánh mất đi biết bao nhiêu cơ hội tốt để làm chứng đạo?

 

          Nếu thành thật tự xét tấm lòng yêu mến Chúa của mình thì quí vị thấy nó đang ở trong tình trạng nào? Sức khỏe dồi dào, đang từ từ suy kém, bị hao mòn, hay là “I don’t care!”  Mình có đang sa ngã vào những sự cám dỗ nào không, đeo đuổi nó mà bỏ bê sự ưu tiên của những điều Chúa đã gọi mình. Chúng ta cần điều chỉnh lại cuộc sống để có thì giờ cầu nguyện, nhờ cậy Chúa mà chiến thắng được những sự cám dỗ này. Chúng ta cần làm lại những điều như thưở ban đầu khi mới gặp Chúa, sốt sắng trong trách nhiệm của mình, trong sự tĩnh tâm mỗi ngày, sự nhóm lại thờ phượng học Kinh Thánh chung mỗi tuần, chăm sóc nhau và hiệp tác truyền giáo. Ngày Chúa Giê-xu trở lại sắp gần rồi, sao chúng ta cứ còn say nghủ trong những cơn mê ở đời này? Đây là lúc Hội Thánh Chúa cần phải thức dậy khỏi những cơn mê và phục hồi lại lòng yêu mến Chúa và yêu thương nhau.

 

 

---------- Lời Mời gọi

 

          Như đã giải thích, nan đề hao mòn bờ đê của con sông Mississippi là một tiến trình rất chậm chạp và yên lặng trôi qua mỗi ngày. Hình như tình trạng sức khỏe, lòng yêu mến Chúa của Hội Thánh cũng đang ở trong tình trạng hao mòn từ từ giống như một căn bệnh ung thư vậy, rất chậm chạp và yên lặng mỗi ngày. Lòng yêu mến Chúa của Hội Thánh không còn như xưa nữa, mối tình đang phai nhạt, như tình trạng của Hội Thánh Êphêsô ngày xưa chăng? Điều cần thiết là chúng ta mỗi người phải ý thức được tình trạng suy kém/hao mòn này mà biết điều chỉnh ngay, không khẻo một ngày có một cơn bão đến sẽ làm hư hại nặng nề sao? Chúng ta phải nhận diện ra những lý do đang làm hao mòn lòng yêu mến Chúa của mình.

 

          1) Ý thức ma quỉ và satan đang làm hết sức để cám dỗ chúng ta, vì chúng nó biết không còn nhiều thì giờ nữa, thời kỳ tận thế đang đến nhanh chóng trước mắt chúng ta.

 

          2) Ý thức sự hao mòn của lòng yêu mến Chúa là bởi vì chúng ta không còn làm những điều thường hay làm như thưở ban đầu mới gặp Chúa vậy.

 

          Sau khi nhận biết thì chúng ta phải điều chỉnh đời sống lại bằng cách:

 

          1) Để dành thì giờ cầu nguyện tự xét lòng, ăn năn, tìm kiếm Chúa, nhờ cậy Chúa để chống trả lại mọi sự cám dỗ.

 

          2) Cần làm lại những việc căn bản như là sự tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày, sự nhóm lại thường xuyên mỗi tuần học Kinh Thánh và thờ phượng, dự phần chăm sóc nhau, và hiệp tác trong công tác truyền giáo, làm chứng đạo. Không còn có một lý do nào để chúng ta còn bào chữa nữa, nhưng hãy bắt đầu điều chỉnh lại. Tôi có thể nào nói mình yêu vợ mình, mà còn đắm đuối đam mê những người nữ khác cùng một lúc được không? Tôi có thể nào nói mình yêu vợ mình, nhưng chẳng bao giờ để dành thì giờ ra liên hệ và tương giao với người thì lời nói tôi có gía trị gì không?  Tôi có thể nào nói mình muốn yêu mến Chúa Giê-xu hơn, nhưng lại cứ sa ngã vào những cám dỗ và chẳng còn để thì giờ tương giao với Ngài được không?

 

          Điều không mấy quan trọng là chúng ta đã nghe và có hiểu được không, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta có sẽ nhất quyết làm theo những lời của Chúa dạy dỗ không? Nếu chúng ta chỉ lấy nghe làm đủ, làm vừa lòng thì cuộc sống chúng ta từ tuần này đến tuần nọ sẽ vẫn y nguyên; nhưng nếu chúng ta chịu thay đổi thì được phước của Chúa và có lại tình yêu thương cho Chúa như thưở ban đầu. Chúng ta đến đây nhóm không phải là để tìm sự vui sướng lòng, hay cho tâm linh được thoải mái, nhưng là để cuộc đời của chúng ta được biến đổi bởi quyền năng và lẽ thật của Chúa. Nguyện xin Chúa Thánh Linh giúp đỡ mỗi người chúng ta.

 

 

Avoiding the Spiritual Erosion

(Matthew 24:10-13)

 

“At that time many will turn away from the faith and will betray and hate each other, 11 and many false prophets will appear and deceive many people. 12 Because of the increase of wickedness, the love of most will grow cold, 13 but the one who stands firm to the end will be saved.”

 

          One of the serious problems causing flooding is the erosion of the Mississippi river which is an important channel for transportation of different commodities from Minnesota to Louisiana. The erosion tends to occur slowly and silently over time. Spiritually, one of the problems of the church not growing is because her love for Jesus is eroding. What are the causes? Jesus once prophesied that during the end times many will turn away from the faith, betray each other, and their love for God will grow cold. Many Christians still do not recognize that this world is a battleground, not a playground, against the rulers, against the authorities, against the powers of this dark world and against the spiritual forces of evil in the heavenly realms. The Bible describes satan who persistently prowls around like a roaring lion looking for someone to devour because he recognizes the end time is near. Two greatest temptations that satan will use are the love of riches and pleasures. To keep our love for Jesus not growing cold, we must learn to overcome the temptations. How? The best weapon is to spend time in prayer. When we pray we no longer depend on our own strength, but the One Who was tempted in every way, yet without sin. The second weapon is to be aware of the temptations around us and guard our heart at all costs. Overcoming temptations is not enough to keep our love for Jesus hot; we must re-do the things that we first did. We all need to stop from the busy-ness of this world and re-practice “solitude.” Solitude is withdrawing to privacy to spend time alone with God and meditate on Who God is and His great love for us. In solitude, we refocus on our purpose and realign our priorities. We need to re-discipline ourselves to study the Bible daily so that our thinking and decisions are biblical and not secular. We need to re-obey God by keeping the Sabbaths, caring for one another, and together sharing the Gospel to the world. It’s time for the church to wake up and revive our love for Jesus and others.