Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 63

Đối Diện với Cơn Giông Tố Trong Cuộc Đời

(Facing the Storms of Life)

Mác 4:35-41

 

 

“Đến chiều ngày ấy, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Chúng ta hãy qua bờ bên kia. 36 Khi cho dân chúng tan về rồi, Đức Chúa Jêsus cứ ở trong thuyền, và môn đồ đưa Ngài đi; cũng có các thuyền khác cùng đi nữa. 37 Vả, có cơn bão lớn nổi lên, sóng tạt vào thuyền, đến nỗi gần đầy nước; 38 nhưng Ngài đang ở đằng sau lái, dựa gối mà ngủ. Môn đồ thức Ngài dậy mà thưa rằng: Thầy ôi, thầy không lo chúng ta chết sao? 39 Ngài bèn thức dậy, quở gió và phán cùng biển rằng: Hãy êm đi, lặng đi! Gió liền dứt và đều yên lặng như tờ. 40 Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Sao các ngươi sợ? Chưa có đức tin sao? 41 Môn đồ kinh hãi lắm, nói với nhau rằng: Vậy thì người nầy là ai, mà gió và biển cũng đều vâng lịnh người?”

(That day when evening came, he said to his disciples, “Let us go over to the other side.” 36 Leaving the crowd behind, they took him along, just as he was, in the boat. There were also other boats with him. 37 A furious squall came up, and the waves broke over the boat, so that it was nearly swamped. 38 Jesus was in the stern, sleeping on a cushion. The disciples woke him and said to him, “Teacher, don’t you care if we drown?” 39 He got up, rebuked the wind and said to the waves, “Quiet! Be still!” Then the wind died down and it was completely calm. 40 He said to his disciples, “Why are you so afraid? Do you still have no faith?” 41 They were terrified and asked each other, “Who is this? Even the wind and the waves obey him!”)

 

 

          Người Việt chúng ta thường hay than thở “đời là bể khổ.” Tại sao vậy? Lý do là vì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có nhiều những chuyện buồn và tin xấu, hơn là chuyện vui hay tin tức tốt; mà có vui đi nữa thì cuộc vui nào cũng chóng tàn. Cuộc sống con người đầy dẫy những nỗi lo lắng và khổ sở, bởi vì những tai họa, tai ương, giông tố thường xảy ra và đem đến cho cuộc đời chúng ta rất nhiều nước mắt. Một tin tức xấu từ vị bác sĩ cho biết kết quả của cuộc thử nghiệm là mình đã mắc phải một căn bịnh ung thư. Một tai nạn xe cộ bất thình lình đã lấy đi mạng sống của một người thân mình. Công ti đầu tư của mình bị phá sản, bao nhiêu công khố phiếu để dành cho chương trình về hưu tan biến mất trong chốc lát. Cơ sở làm việc bị thiếu hụt, lỗ lã và người ta phải thảy người bớt; chẳng may mình là một trong những người có tên trong danh sách đó. Người mình yêu mến qua biết bao nhiêu năm, nay đã từ gĩa ra đi với người khác. Chưa nói đến những thiên tai, động đất, chiến tranh, dịch lệ, vụ khủng bố phá hoại, Tsunami, bão tố, mối liên hệ đổ vỡ đem đến cho loài người nhiều sự đau khổ và buồn phiền, vì đó là thực trạng của đời này. Sự nổi loạn bên nước Ai cập, người ta dùng vũ khí hóa học giết chết biết bao nhiêu người.

 

 

I. Thực Trạng/Nguồn Gốc của sự Đau Khổ

 

          Thứ nhất chúng ta cần tìm hiểu xem nguồn gốc của mọi sự đau khổ đến từ đâu? Kinh Thánh cho biết loài người bắt đầu nếm sự đau khổ từ ngay sau khi Ađam và Êva phạm tội. Sáng Thế Ký 3:16-19(So the Lord God said to the serpent, “Because you have done this, “Cursed are you above all livestock and all wild animals! You will crawl on your belly and you will eat dust all the days of your life. 15 And I will put enmity between you and the woman, and between your offspring and hers; he will crush your head, and you will strike his heel.” 16 To the woman he said, “I will make your pains in childbearing very severe; with painful labor you will give birth to children. Your desire will be for your husband, and he will rule over you.”) “Đức Chúa Trời phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Con người chịu sự đau đớn khổ sở trong cơn thai nghén, sự cực nhọc làm lụng đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, và kết thúc cuộc đời là sự chết phũ phàng với nhiều nước mắt, trở về với bụi đất, vì hạt giống của tội lỗi đã bắt đầu ở trong loài người ngay sau khi tổ phụ chúng ta phạm tội. Sống trong một thế giới tối tăm đầy dẫy tội lỗi, và trong mỗi người chúng ta đều có khả năng làm những điều ác, cho nên ai sanh đời cũng phải nếm biết bao nhiêu là những sự đau khổ. Có tối thiểu 3 lẽ thật về những tai họa đem đến cho chúng ta sự đau khổ trong cuộc sống hằng ngày:

 

          1) Không một ai trong chúng ta thóat được những cơn giông tố của cuộc đời, chỉ có người gặp ít hay gặp nhiều mà thôi. Ai đã sanh ra và sống thì chắc chắn trước hay sau, không nhiều thì ít cũng có lần phải đối diện với sự đau khổ qua những cơn họan nạn, xui xẻo trong cuộc sống mình. Định luật tự nhiên - có sống thì chắc chắn sẽ gặp phải hoạn nạn. Trong Giăng 16:33 chính Chúa Giê-xu đã khẳng định – (“I have told you these things, so that in me you may have peace. In this world you will have trouble. But take heart! I have overcome the world.”) “Ta đã bảo các ngươi những điều đó, hầu cho các ngươi có lòng bình yên trong ta. Các ngươi sẽ có sự hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy cứ vững lòng, ta đã thắng thế gian rồi!”

 

          2) Những cơn giông bão, hoạn nạn thường kéo đến lúc bất thình lình, khi chúng ta chưa sửa soạn chi hết. Cách đây gần 2 tuần, đang lúc tôi bình thản lái xe từ sở làm về nhà rất cẩn thận như mọi ngày, thì bất thình lình một chiếc xe hơi lớn khác đụng mạnh sau đuôi, lúc mình không ngờ và chưa sửa soạn chi hết. Vì quá mạnh, tôi mất tinh thần và đụng một xe đằng trước. Xe bị ép như miếng “sandwich” và chiếc xe bị phá thải; nhưng cám ơn Chúa vì qua cơ hội này có xe mới đi. Trong tháng 3 vừa qua chúng ta cũng nghe tin về một người đàn ông 37 tuổi, sống ở tiểu bang Florida, đang lúc nghủ thì bỗng nhiên đất bị xụp vào hố sâu (sink hole) nuốt ông và căn nhà của ông vào lòng đất một cách bất ngờ. Trong chúng ta, ai cũng nhận biết rằng sự chết là điều không ai “control” được, và nó có thể đến bất thình lình cho bất cứ ai qua rất nhiều cách, không kể người đó giàu hay nghèo, có học hay không biết đọc. Trên TV có chương trình diễn kịch lại trên 1,000 kiểu cách mà người ta có thể bi chết cách bất ngờ.

 

          3) Có những cơn giông tố kéo đến qúa sức mà chúng ta phải đành bó tay chịu trận, không thể làm chi được nữa vì ở ngàoi tầm tay của mình. Những hình ảnh của cơn bão Katrina đến cuốn trôi đi tất cả, xe cộ, nhà cửa, những cái bục ghế ngồì của một Hội Thánh, mà biết bao nhiêu người chỉ đứng nhìn mà thôi với nước mắt, vì sức mạnh của nước lũ ngoài sự tưởng tượng của con người.

 

 

II. Làm Sao Vượt Qua Những Cơn Giông?

 

          Như vậy thì chúng ta phải làm sao đây, để chuẩn bị và có thể vượt qua được những cơn giông của cuộc đời khi nó kéo đến? Phải tìm một nơi vững chắc để nương tựa, nơi trú ẩn trong ngày giông tố, cho đến khi vượt qua được. Chỗ nương tựa ấy ở đâu? Ấy chính là Cứu Chúa Giê-xu, vì Ngài là Đấng có Quyền Năng và có thể giúp đỡ chúng ta được. Bối cảnh của đọan Kinh Thánh chúng ta vừa đọc sẽ giúp chúng ta thấy được lẽ thật này ở trong Ngài.

 

          Câu chuyện này xảy ra khi nào? Sau một ngày mệt nhọc đi giảng đạo và làm nhiều phép lạ chữa bịnh, Chúa Giê-xu và các môn đồ của mình lên thuyền đi qua bờ bên kia của con sông Galilê? Sông Galilê còn gọi là biển Têbêriát, rất rộng, nằm ở phía Đông Bắc của nước Do Thái; bề dài khoãng 13 dặm, bề ngang khoãng 8 dặm, sâu đến độ khoãng 140’. Con sông nước ngọt này là một trong những nguồn lợi chính của dân Do Thái, không phải chỉ cung cấp cá cho thức ăn của họ mà thôi, nhưng còn là nguồn cung cấp nước uống cho dân chúng. Nơi con sông này mà Chúa đã làm tối thiểu 2 phép lạ đánh cá cho các môn đồ của mình, nơi mà đã một lần Chúa đi bộ trên mặt nước, và cũng tại bờ sông này mà nhiều lần Chúa giảng đạo cho dân chúng tại vùng đó. Khi chèo thuyền đi qua sông thì các môn đồ gặp phải gì? Họ gặp phải một cơn bão biển lớn thình lình nổi lên, mà không có đài khí tượng báo cho biết trước. Nhớ rằng các môn đồ của Chúa hầu hết là những người đánh cá chuyên môn, đã cố gắng chèo thuyền vượt qua cơn bão, mặc dầu vậy họ không làm được bởi sức năng mình. Mọi người đều hoảng sợ, bó tay chịu trận, sóng lớn và nước biển bắt đầu tràn đầy vào thuyền, và không có máy bơm nước ra. Tử thần đang ở ngay kề bên cạnh, chắc chiếc thuyền sẽ bị lật úp, cuộc đời sắp tàn trước mắt họ. Trong lúc hoảng sợ và có lẽ trời đã tối, các môn đồ đã làm gì? Bây giờ chỉ còn một cơ hội cuối cùng đó là cầu cứu Thầy của mình. Nhưng hỡi ôi! Ông đang ở sau tay lái dựa đầu vào gối nghủ say. Chắc họ thầm nghĩ tại sao Chúa Giê-xu lại có thể nghủ say như vậy, bộ Ngài không biết sự nguy hiểm đang đe dọa tánh mạng của mọi người sao? Tại sao Chúa Giê-xu lại có thể nghủ say như vậy giữa cơn bão lớn?

 

          a) Chúa Giê-xu nghủ say vì Ngài đã làm việc mệt nhọc cả ngày, hết việc giảng đạo đến việc làm những phép lạ chữa bịnh biết bao nhiêu người trong đám đông. Nhân tánh của Chúa Giê-xu giống như chúng ta mà thôi, Ngài mệt mỏi nên nghủ say.

 

          b) Chúa Giê-xu nghủ say vì chính Ngài là Đấng tể trị muôn loài, thì chẳng có điều gì đáng làm cho Chúa phải lo sợ, hoảng hốt hay bối rối hết. Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời thành người, Ngài không bao giờ phải vội vã, bối rối, hay lo sợ, vì Chúa biết rõ những gì Ngài phải làm và thời điểm Ngài phải làm đúng lúc nào. Ai có bịnh khó nghủ, hãy học ở Chúa qua 2 cách: thứ nhất, hoạt động hầu việc Chúa nhiều, và thứ hai, trao mọi điều lo lắng, buồn phiền của mình cho Ngài thì sẽ nghủ ngon mỗi ngày.

 

          Khi được đánh thức dậy, Chúa Giê-xu đã làm chi? Ngài chỉ lên một tiếng phán, một lời quở trách thì bão gío liền tạnh ngay. Qua câu chuyện này, chúng ta học biết gì về bí quyết làm sao để đối diện với mọi cơn bão tố trong cuộc đời?

 

          1) Đúng Đối Tượng - Bí quyết để vượt qua giông bão của cuộc đời đó là phải đặt niềm tin của mình nơi một Đấng Quyền Năng không di dịch. Tin chưa đủ, vì có nhiều người cũng tin vào những đối tượng sai lầm, để rồi chỉ dẫn mình nhanh đến chỗ chết mà thôi. Câu chuyện của một chiếc thuyền bị lật úp của 2 người ở gần thác nước Naigara. Dân chúng ở trên bờ tìm cách thả được cuộn giây thừng đến và cả 2 người đều nắm được. Một người chịu nắm chiếc giây thừng thì được cứu vào bờ bình an; còn người kia thì thấy một miếng gỗ to lớn hơn nổi ở gần mình, tự nghĩ “chắc ăn” hơn, nên ôm lấy nhưng để rồi bị cuốn trôi nhanh xuống vực thẳm mà thôi. Không phải chỉ tin mà thôi, nhưng chúng ta phải tin vào đúng đối tượng là Đấng có quyền năng để có thể cứu chúng ta thoát khỏi được cơn giông bão. Rõ ràng qua sự kiện này, Chúa Giê-xu chứng tỏ Ngài là Đấng quyền năng, nghĩa là không có gì Ngài không biết, và cũng không có gì Ngài không làm được. Chúa đã chỉ phán một lời, không cần phải đọc những câu thần chú dài dòng, tụng kinh 3 ngày, đánh mình khóc lóc thảm thiết, gào thét thì cơn bão mới ngưng được, nhưng chỉ một lời quở trách, như Đức Chúa Trời ngày xưa cũng chỉ phán một lời thì mọi vật trên trời và dưới đất được dựng nên!

 

          2) Chúa Giê-xu - Đấng Quyền Năng - Tại sao gío bão lại vâng lời Chúa Giê-xu? Vì chính Chúa là Đấng Sáng Tạo nên muôn loài, trời đất, gìn giữ mọi vật đứng vững và vận hành theo đúng chu kỳ thứ tự của nó. Trong Côlôse 1:15-17 chép rõ để chúng ta hiểu Chúa thật là ai – (The Son is the image of the invisible God, the firstborn over all creation. 16 For in him all things were created: things in heaven and on earth, visible and invisible, whether thrones or powers or rulers or authorities; all things have been created through him and for him. 17 He is before all things, and in him all things hold together.) “Ấy chính Ngài (Chúa Giê-xu) là hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được, là Đấng sanh ra đầu hết thảy mọi vật dựng nên. Vì muôn vật đã được dựng nên trong Ngài, bất luận trên trời, dưới đất, vật thấy được, vật không thấy được, hoặc ngôi vua, hoặc quyền cai trị, hoặc chấp chánh, hoặc cầm quyền, đều là bởi Ngài và vì Ngài mà được dựng nên cả. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật đứng vững trong Ngài.” Ai cũng biết trái đất tự quay xung quanh trục của nó với tốc độ khoãng 1,000 mph, lơ lửng trên không trung mà không có một thứ gì chống đỡ nó hết. Thật ra chính Chúa Giê-xu đang giữ gìn nó, làm cho trái đất đứng vững, vì chính Ngài đã tạo dựng nên quả đất này, cho đến khi Ngài dựng nên trời mới đất mới đời đời.

 

          3) Thử Đức Tin

 

          a) Trong sự kiện này, Chúa Giê-xu nghủ say không có nghĩa là Ngài không biết, nhưng Ngài nghủ trong giữa cơn giông tố vì mệt mỏi phần xác, nhưng còn là để thử đức tin của các môn đồ mình. Việc khó ở đây không phải là Chúa Giê-xu có quyền phép để ngừng được cơn bão không, nhưng điều khó là Ngài có tìm thấy được đức tin ở nơi các môn đồ của mình trong cơn bão không? Trong Luca 18:8b có lần Chúa Giê-xu đã thách thức – (when the Son of Man comes, will he find faith on the earth?”) “Song khi Con người đến (Chúa trở lại), há sẽ thấy đức tin trên mặt đất chăng?” Có những lúc chúng ta sẽ không hiểu tại sao những tai hoạ, xui xẻo lại xảy ra trong đời sống của mình, còn những kẻ ác thì sống “nhăn răng,” mà họ còn trúng số độc đắc nữa? Có lẽ các môn đồ cũng tự nghĩ tại sao cơn bão lại xảy ra cho họ, mà chính lúc này Chúa Giê-xu đang ở ngay trên chiếc thuyền của họ. Chúng ta cũng vậy, có khi thắc mắc tại sao họan nạn lại xảy ra trong đời sống của mình, ngay lúc mình đang ở trong ý muốn của Chúa? Đó là lúc Chúa muốn thử thách đức tin của mình, để Ngài há sẽ thấy đức tin thành thật trong chúng ta không? Thật ra là cơ hội để cho chúng ta tự xét xem đức tin của mình có thật không?

 

          b) Không phải vậy thôi, thêm một bài học nữa để chúng ta hiểu rằng Chúa luôn muốn chúng ta mỗi ngày được tấn tới trong đức tin và để đạt được điều này, nhiều khi Chúa cho phép những cơn giông bão xảy ra để giúp chúng ta thông biết Chúa rõ hơn. Trong câu 41 - Sau khi Chúa Giê-xu làm ngưng cơn bão thì các môn đồ ai nấy đều biết Thầy mình rõ hơn như thế nào? (They were terrified and asked each other, “Who is this? Even the wind and the waves obey him!”) “Môn đồ kinh hãi lắm, nói với nhau rằng: Vậy thì người nầy là ai, mà gió và biển cũng đều vâng lịnh người?” Họ là những người đánh cá chuyên môn và đã làm hết sức mình để vượt qua cơn bão, nhưng chẳng thấm thía vào đâu; còn Chúa thức dậy chỉ cần phán một lời thì mọi sự yên như tờ! Từ ngày đó họ biết rõ Chúa Giê-xu không phải chỉ có quyền phép làm những phép lạ chữa bịnh mà thôi, nhưng Ngài còn có quyền phép của Đấng Sáng Tạo ở trong Ngài, đến nỗi bão tố phải nghe lời Ngài. Chúa chưa trả lời, coi như là Ngài còn đang nghủ say, không có nghĩa là Ngài không biết và không yêu thương chúng ta, nhưng Ngài muốn giúp chúng ta tăng trưởng đức tin và thông biết Chúa hơn qua những khó khăn, có khi qua những thời điểm “yên lặng,” giống như là Ngài nghủ vậy. Cuộc đời của ông Giốp trải qua biết bao nhiêu là sự khổ sở, bị mất tài sản, những đứa con chết, bị ung đầy người, mà còn có người vợ bên cạnh xúi mình rủa sả Đức Chúa Trời. Nhưng có lẽ điều đau khổ, quằn quại nhất của Giốp đó là sự yên lặng của Đức Chúa Trời, giống như Ngài nghủ vậy; cho đến đúng thời điểm thì Đức Chúa Trời mời trả lời và Giốp lúc đó học biết được sự sâu xa chính Đức Chúa Trời là ai. Chúa có thời điểm của riêng Ngài, và biết sức giới hạn của mỗi người chúng ta, cho nên Chúa sẽ cho phép những hoạn nạn xảy ra đúng lúc, đúng cường độ, để khi Chúa giải thoát chúng ta ra khỏi, chúng ta sẽ thông biết Chúa hơn mỗi ngày, và đức tin của chúng ta được nâng lên một nấc, “lên chốn cao hơn.”

 

          Không ai trong chúng ta muốn gặp phải hoạn nạn cả, nhưng đức tin muốn tăng trưởng phải được thử bằng những hoạn nạn. Người ta có câu: “Có gió tông mới biết tòng bá cứng,” nghĩa là có gío lớn thì mới biết gỗ của cái cây đó vững, cứng thế nào. Tuần qua tôi đi học một lớp để được cấp bằng cho những ai thường làm việc kiểm tra (inspectors). Cua học kéo dài 5 ngày, mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tất cả 40 tiếng đồng hồ. Ngày cuối cùng phải lấy một bài thi  rất khó dài đến 3 tiếng đồng hồ. Tại sao người ta lại bắt phải lấy test làm chi vậy? Để kiểm tra coi xem mình có hiểu những bài học họ đã dạy trong 5 ngày qua không. Cô Nga ở đây tuần qua cũng vừa lấy xong bằng lái xe, trải qua nhiều tiếng đồng hồ học luật, học cách lái xe và cuối cùng là những bài thi lái và viết thì mới được cấp bằng. Tại sao Chúa lại cho phép những họan nạn, những bài thi xảy ra trong đời sống mình? Tối thiểu vì 2 lý do:

 

          1) Để thử xem đức tin của chúng ta có thành thật không, và

 

          2) Giúp tấn tới đức tin của mình trong sự thông biết Chúa là ai hơn nữa.

 

          Bài hát trong Thánh Ca có tựa đề “Lên Chốn Cao Hơn,” chứ Chúa không muốn đức tin của mỗi người chúng cứ ở trong những “túp lều tranh” hoài. Có người đã nói Đức Chúa Trời yêu chúng ta quá sức và Ngài không muốn chúng ta cứ y nguyên hoài, nhưng “conform” (biến hoá, đổi mới) chúng ta mỗi ngày giống Con Ngài hơn, và thử thách là một trong những cách Chúa thường dùng để đạt được mục đích này.

 

 

III. Nuôi Nấng Đức Tin

 

          Điều quan trọng nữa đó là chúng ta không phải chỉ tin Chúa vào một thời điểm nào thôi, nhưng luôn cần phải “nuôi nấng” đức tin của mình thường xuyên mỗi ngày, để sẵn sàng đối diện với những cơn bão tố trong cuộc đời này. Đức tin không phải chỉ là một vật vô tri vô gíac, nhưng coi xem như là một “bắp thịt” có sự sống. Thân thể con người chúng ta có sự sống và muốn sống thì phải được nuôi nấng, được ăn uống đều độ, không thì chết; như vậy thì đức tin cũng cần phải được nuôi nấng, và “bắp thịt” đó cần phải được luyện tập. Chúng ta không đứng vững trước những cơn giông là vì yếu đức tin, và đức tin yếu là vì nó không được nuôi nấng cho ăn uống đầy đủ mà thôi. Câu chuyện của một vị tù trưởng da đỏ ngồi giải thích cho các trẻ em biết trong lòng mỗi người chúng ta có 2 con người, một con người tốt và một con người xấu. Ông lấy ví dụ như 2 con chó, một con dữ và một con hiền và 2 con chó này luôn tranh chiến với nhau, sai khiến chúng ta làm điều lành hay dữ. Một đứa trẻ giơ tay hỏi: “Thưa ông, thế thì con chó nào nào sẽ thắng?” Vị tù trưởng trả lời vắn tắt: “Con chó nào mà các em cho nó ăn đầy đủ.”  Nuôi đức tin bằng cách nào? Thức ăn của đức tin là gì? Bằng cách học lời Chúa riêng mỗi ngày, học chung với nhau mỗi tuần và cố gắng vâng lời làm theo. Tại sao? Đức tin đến bởi đâu? Trong Rôma 10:17(Consequently, faith comes from hearing the message, and the message is heard through the word about Christ.) “Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng.” Càng nghe/học lời Chúa, càng hiểu lời Chúa, càng thông biết Chúa và càng tin cậy nơi Ngài thì khi giông bão kéo đến, chúng ta mới còn nhớ đến và kêu cầu Ngài. Biết bao nhiêu con cái Chúa bên ngoài trông thật khỏe mạnh, nhưng con người bên trong ốm yếu gầy mòn da bọc xương, là vì không hiểu rõ Đấng mình đang tin, thiếu sự học lời Chúa và làm theo những lời dạy dỗ đó.

 

          Cuộc sống của bạn đang như thế nào? Mong cuộc sống bạn luôn được bình an, vì đó là điều mọi người trong chúng ta đều muốn. Nhưng thực trạng cho biết, tai hoạ, xui xẻo và hoạn nạn có thể đến bất cứ lúc nào; lý do là vì chúng ta đang sống trong một thế giới tối tăm đầy tội lỗi và quyền lực của nó. Tại họa lớn nhất mà không ai trong chúng ta thoát được là sự chết phũ phàng. Mỗi lần lái xe là xem như chúng ta đang đi cạnh tử thần chỉ vài feet mà thôi, như trường hợp đã xảy ra của tôi và một chị em chúng ta hiện đang nằm trong nhà thương. Không phải nói điều này để dọa quí vị. Thật ra tôi không cần dọa ai là vì mỗi người chúng ta tự biết điều này, cho nên ai trong chúng ta cũng đi mua đủ thứ loại bảo hiểm đắt tiền, để nhỡ tai nạn xảy ra, phải không? Cho nên câu hỏi đáng hỏi là quí vị có sẵn sàng đối diện với những cơn giông tố trong cuộc đời chưa có thể đến bất thình lình? Cho đến khi chiếc thuyền của bạn bị nước tràn vào thì lúc đó có ai cứu bạn không? Hãy tin cậy nơi Cứu Chúa Giê-xu là Đấng quyền năng và Đấng Sáng Tạo sẵn sàng giúp đỡ bạn nếu bạn bằng lòng kêu cầu Ngài. Không phải chính Chúa hứa trong Rôma 10:13 – (for, “Everyone who calls on the name of the Lord will be saved.”) “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu.”

 

          Không phải Chúa có thể cứu chúng ta trong cuộc đời này thôi, nhưng còn cõi đời đời. Chính Chúa Giê-xu đã nói chúng ta phải biết kính sợ ai? (Do not be afraid of those who kill the body but cannot kill the soul. Rather, be afraid of the One who can destroy both soul and body in hell.) “Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục” (Mathiơ 10:28). Sợ Đấng phán xét cuối cùng cả hồn lẫn xác trong lửa địa ngục nếu chúng ta từ chối Con Ngài.

 

          Chúa Giê-xu là Đấng biết mọi việc, Ngài luôn ở bên cạnh và chắc chắn sẽ giúp chúng ta vượt qua khỏi tất cả những cơn bão tố, mà còn gìn giữ linh hồn của chúng ta cho đến đời đời, khỏi lửa địa ngục, nhưng được hưởng sự sống đời đời trên nước thiên đàng? Vậy mà tại sao bạn chưa tin? Vậy mà tại sao chúng ta chưa hết lòng kêu cầu Chúa khi đối diện với những cơn giông tố trong cuộc đời?


Lời Mời Gọi -------------------

 

          Cuộc sống của quí vị đang như thế nào? Gia đình có hạnh phúc không? Các mối liên hệ có đang tốt đẹp không? Tình trạng sức khỏe của quí vị đang như thế nào? Đang có vấn đề gì không mà làm cho quí vị thật lo lắng? Công ăn việc làm của quí vị đang như thế nào? Có chắc chắn không, cho đến lúc về hưu? Hội Thánh của Chúa đang ở trong tình trạng nào? Có những nan đề gì ở ngoài tầm tay của chúng ta không?

 

          Thực trạng của đời sống là tại họa, là những cơn giông tố, có thể đến bất thình lình bất cứ lúc nào, mà không ai thóat được. Chúng ta đành phải bó tay trước những cơn giông tố, khó khăn này. Chỉ còn một cách hay nhất đó là tìm sự nương tựa, nơi trú ẩn ở nơi Đấng Chí Cao và Quyền Năng, chính là Cứu Chúa Giê-xu. Ngài là Đấng Sáng Tạo lên muôn loài, đã một lần mặc thể làm người đến thế gian, gần gũi với loài người, để cứu chúng ta ra khỏi quyền lực và sự phán xét của tội lỗi, là cội rễ sanh mọi sự đau khổ trong cuộc sống tạm bợ này. Chúa Giê-xu đã bày tỏ quyền phép của Ngài qua những phép lạ mà không ai làm được, để giúp đức tin của chúng ta.

 

          Điều khó không phải là Chúa có cứu được chúng ta không, nhưng là chúng ta có dám tin Ngài không? Hãy lấy đức tin mà kêu cầu Chúa thì bạn sẽ được cứu và sống bình an trong bàn tay và những lời hứa của Chúa, cho đến khi Chúa trở lại ban cho bạn sự sống đời đời. Có cần gì để được trú ẩn trong Chúa không? Chỉ bới đức tin mà thôi. Rôma 10:9-10 chép gì? (If you declare with your mouth, “Jesus is Lord,” and believe in your heart that God raised him from the dead, you will be saved. For it is with your heart that you believe and are justified, and it is with your mouth that you profess your faith and are saved.) “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Jêsus ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu; vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.”


Overcoming the Storms of Life

Mark 4:35-41

 

“That day when evening came, he said to his disciples, “Let us go over to the other side.” 36 Leaving the crowd behind, they took him along, just as he was, in the boat. There were also other boats with him. 37 A furious squall came up, and the waves broke over the boat, so that it was nearly swamped. 38 Jesus was in the stern, sleeping on a cushion. The disciples woke him and said to him, “Teacher, don’t you care if we drown?” 39 He got up, rebuked the wind and said to the waves, “Quiet! Be still!” Then the wind died down and it was completely calm. 40 He said to his disciples, “Why are you so afraid? Do you still have no faith?” 41 They were terrified and asked each other, “Who is this? Even the wind and the waves obey him!”

 

          Life is full of suffering caused by accidents, disasters, and sickness in this fallen world, since the time Adam and Eve sinned in the garden. No one is spare from these storms of life which can come suddenly with no time to prepare. The worst storm that all of us will have to face is death and there is nothing we can do to escape. So how can we face and overcome the storms of life?

 

          We need to find a secure place of refuge through the storms. That safe and protected place is Jesus Who has the power to calm all the storms. The story in Mark 4:35-41 illustrated Jesus’ power to calm the storm that His disciples faced at the Sea of Galilee. Sleeping in the middle of the storm was not because He did not care. As human, He was so exhausted after a full day ministering to the crowd. Jesus slept peacefully because He is God, Creator of all things, and there is nothing that can cause Him fear. Another reason Jesus slept through the storm to test His disciples’ faith. God’s biggest problem in the storms is not stopping them, but to find our faith. Also, God often uses storms to mature our faith to truly know Him. We must strengthen our faith daily by studying and obeying His word because faith pleases God.

 

          There is time that we feel liked God is off somewhere taking a nap? No, He lives right inside your heart through the Holy Spirit and readily to help if you are willing to call upon His name. We need to let down and let go, and let God to bring us through the storms into the eternal life.