Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 65

Nhìn Như Chúa Thấy

Mathiơ 9:35-38

 

“Ðức Chúa Giê-xu đi khắp các thành, các làng, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành nước Ðức Chúa Trời, và chữa lành các thứ tật bịnh. 36 Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn. 37 Ngài bèn phán cùng môn đồ rằng: Mùa gặt thì thật trúng, song con gặt thì ít. 38 Vậy, hãy cầu xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình.”

(Jesus was going through all the cities and villages, teaching in their synagogues and proclaiming the gospel of the kingdom, and healing every kind of disease and every kind of sickness. 36 Seeing the people, He felt compassion for them, because they were distressed and dispirited like sheep without a shepherd. 37 Then He said to His disciples, “The harvest is plentiful, but the workers are few. 38 Therefore beseech the Lord of the harvest to send out workers into His harvest.”)

 

 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nhìn thấy những gì ở xung quanh mình? Đang lúc lái xe gần hết xăng thì đương nhiên chúng ta chú ý nhìn xem coi chỗ nào có bán xăng với gía rẻ để ghé vào đổ, vì hết xăng là nhu cầu cấp bách? Nhìn thấy những tờ báo quảng cáo xem chỗ nào đang bán những món hàng đại hạ gía, I-phone mới ra, và có những “features” gì để mua, vì đây là những điều mình đang mong ước? Nhìn thấy những kiểu nhà nào mới ra, xem coi có đẹp mắt không, để sửa soạn xây cất? Nhìn thấy những tiệm ăn nào mới mở, để đến đó ăn thử, nhất là lúc mới mở hàng với gía rẻ 1/2? Chúng ta chú ý, chúng ta nhìn thấy những cơ hội tốt nào đem đến ích lợi cho đời sống hiện tại. Còn những điều thuộc linh thì sao, không thuộc thế giới này thì chúng ta có thấy gì không?  Là con cái Chúa, chúng ta còn phải có sự thấy giống như Chúa Giê-xu của mình nữa, phải nhìn thấy những điều có liên hệ đến nước thiên đàng, vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời.

 

1) Chúa Giê-xu thấy Đám Đông Người. Đám đông người thì ai mà không thấy mỗi ngày, có gì đặc biệt để nói đến không? Chúa thấy đám đông người và Ngài so sánh họ như một mùa gặt thật trúng. Tại sao Chúa Giê-xu lại so sánh đám dân đông người như là một mùa gặt?

 

a) Mục tiêu của Chúa Giê-xu đến thế gian để làm gì? Trong Luca 5:32 có chép – (I have not come to call the righteous, but sinners to repentance.) “Ta không phải đến gọi kẻ công bình hối cải, song gọi kẻ có tội.” Chúa Giê-xu đến thế gian để “gọi/gặt/cứu” linh hồn của những kẻ tội nhân trở về với Đức Chúa Trời; Bằng cách Ngài đã đến giảng Tin Lành, và làm gía chuộc tội cho nhân loại, ra khỏi sự phán xét của địa ngục, và ban cho mọi kẻ tin sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Chúa một ngày. Muốn đám đông người/thế giới được cứu thì cần phải có rất nhiều người đi ra giảng tin lành cho họ biết về món quà cứu rỗi và nước thiên đàng, để khi họ nghe, hiểu, và tin thì được cứu. Đồng lúa chín vàng mà không có ai đi ra gặt, đem lúa vào kho, phân phát, thì lúa đó sẽ ra sao? Ai trồng những cây ăn trái cũng biết, khi trái sắp chín mà chúng ta không lo hái vào để ăn thì trái sẽ bị rụng, thúi, hay chim trời sẽ đến ăn mất.

 

b) Đám đông người là cơ hội tốt, như một mùa gặt thật trúng để giảng Tin Lành, hầu cho nhiều người được cứu vào nước thiên đàng của Chúa, trước ngày tận thế. Sự nhìn thấy đám đông người của Chúa Giê-xu như một mùa gặt cũng có sự khẩn cấp phải lo gặt mau khi cơ hội còn đó; Những cơ hội này sẽ chấm dứt, không còn nữa, khi Ngài trở lại làm Đấng Phán Xét mọi người. Sự trồng tỉa tối thiểu phải trải qua 3 giai đọan: Giai đoạn đầu tiên là gieo giống, thời kỳ chờ đợi, và đến lúc gặt hoa quả mùa màng đem vào kho. Mỗi năm thường chỉ có một mùa để gặt, như ở tiểu bang chúng ta hiện nay là mùa mía làm đường (sugar), và đây là lúc những người nhà nông làm việc rất cực nhọc, họ phải thức khuya dậy sớm, sửa soạn máy móc, khẩn cấp mà gặt, vì không gặt khi trúng mùa thì đánh mất cơ hội và phải đợi một năm nữa đến. Nếu không bắt lấy cơ hội tốt này thì nếu một tai họa thình lình xảy đến, cả “đám đông” có thể đi vào sự hư mất đời đời trong lửa địa ngục, mà biết đâu trong “đám đông người” đó có những người thân yêu của mình.

 

2) Chúa Nhìn thấy Đám Dân Đông với Lòng Thương Xót. Chúa không phải thoáng thấy, nhưng Ngài nhìn thấy đám đông mà động lòng thương xót. Chữ thương xót dịch ra tiếng Anh là chữ “compassion,” và theo nguyên nghĩa của tiếng Hylạp (Greek) nghĩa là “suffering with,” nói lên sự có cùng một cảm xúc đau đớn khi thấy một người khác đang đau khổ, như là chính mình đang nếm sự đau đớn đó. Chúa Giê-xu thương xót họ vì họ như những chiên đang không có người chăn. Con chiên là súc vật không mấy là khôn ngoan, luôn cần sự hướng dẫn không thì nó sẽ bị đi lạc, rớt xuống vực thẳm, hay bị chết chìm cuốn theo những dòng nước cuốn mạnh. Con chiên thì yếu đuối, chân nó không có móng để chống cự lại những thú dữ xung quanh nó. Chương trình “Animal Planet” trên TV có khi thấy những con cọp rượt theo ăn thịt một con nai tơ yếu đuối, không thể nào chống cự lại đàn cọp. Nhu cầu của những con chiên, của đám đông đó là cần một người chăn hiền lành, để đưa họ đến đồng cỏ xanh tươi và những dòng nước mát bình tịnh, bảo vệ họ khỏi những thú dữ, như được Đavít diễn tả trong Thi Thiên 23:1-4(The Lord is my shepherd, I lack nothing. 2 He makes me lie down in green pastures, he leads me beside quiet waters, 3 he refreshes my soul. He guides me along the right paths for his name’s sake. 4 Even though I walk through the darkest valley, I will fear no evil, for you are with me; your rod and your staff, they comfort me.) “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi: tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. 2 Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi, Dẫn tôi đến mé nước bình tịnh. 3 Ngài bổ lại linh hồn tôi, Dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài. 4 Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi.”

 

Sự thấy của chúng ta mỗi ngày như thế nào? Có chỉ thoáng nhìn qua, hay là thấy với một sự cảm xúc mạnh? Có sự khác biệt rất lớn giữa động từ “nhìn” và “thấy.” Nghĩa là chúng ta có thể nhìn một người mà không thấy gì trong người đó, không có một cảm xúc nào hết. Cũng vậy, thương xót (compassion) khác với thương hại (pity). Ai cũng có thể thấy thương hại trong trí óc cho một người khốn cùng; nhưng ít người thấy thương xót trong lòng để đồng cảm với họ, và quyết định ra tay làm một điều gì đó cho họ. Nếu không thấy với cảm xúc thương xót thì chúng ta sẽ không bắt đầu làm chi hết. Trong ẩn dụ của Chúa Giê-xu kể về người Samari nhơn lành chép trong Luca 10, vì sao mà người Samari đã dừng bước để giúp đỡ người bị nạn, mà vị thấy tế lễ và người Lêvi đã không làm? Luca 10:33 chép – (But a certain Samaritan, as he journeyed, came where he was: and when he saw him, he was moved with compassion) “Song có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần người đó, ngó thấy thì động lòng thương.” Cả ba người đều thấy người bị nạn giống nhau, nhưng chỉ có người nào động lòng thương xót thì mới ra tay cứu giúp. Không có lòng thương xót sẽ chẳng bắt đầu chi hết. Có người nói rất đúng: “Everything begins at the heart.” Tạm dịch: “Mọi việc thành tọai đều bắt đầu từ tấm lòng của một người.” Có sự thương xót không?

 

Chúng ta có con mắt để thấy sâu kín những nan đề, nhu cầu, khó khăn, buồn phiền, đau thương trong đời sống của những người xung quanh mình không? Con người chúng ta rất giỏi trong sự dấu kín những nỗi buồn phiền bên trong lòng mình; chúng ta có thể mỉm cười nói “hello, good morning” với mọi người, người vợ có thể vẫn sống bình thường với chồng mình, nhưng bên trong lòng có những nỗi buồn đau mà không chia xẻ với ai được hết. Masơ Têrêsa khi còn sống có sự nhận xét như sau: “We have drugs for people with diseases like leprosy. But these drugs do not treat the main problem, the disease of being unwanted, loneliness that is the most terrible poverty.” Tạm dịch: “Chúng ta ngày nay có đủ loại thuốc hay để chữa những căn bịnh như là phung hủi; nhưng những thứ thuốc này không thể chữa được căn bịnh chính cho họ đó là sự cô đơn, vì không ai muốn liên hệ với, và đây là sự nghèo đói nhất.”  Trong Giăng 4 - Chúa Giê-xu nhìn thấy xuyên qua đời sống của một người phụ nữ Samari đi ra giếng múc nước một mình với những nỗi “trống rỗng, vô nghĩa” trong cuộc sống tồi bại của mình, mà Ngài thương xót và đã dừng chân nói chuyện và ban cho người nước hằng sống. Trong Mác 10:17 có chép về một chàng trai trẻ đạo đức và giàu có đến hỏi Chúa (As Jesus started on his way, a man ran up to him and fell on his knees before him. “Good teacher,” he asked, “what must I do to inherit eternal life?”) “Thưa thầy nhân lành, tôi phải làm chi cho được hưởng sự sống đời đời?” Nếu chúng ta có ở đó và nhìn chàng trai trẻ này thì chúng ta sẽ thấy gì? Có lẽ chúng ta sẽ ganh tị vì muốn có được sự giàu sang giống như người chăng? Có lẽ chúng ta sẽ muốn được đạo đức như người trai trẻ, để nhiều người chú ý đến mình chăng? Có lẽ chúng ta sẽ muốn được khỏe mạnh, trẻ trung như người chăng? Nhưng Chúa Giê-xu nhìn chàng trai trẻ thì sao có chép trong câu 21(Jesus looked at him and loved him.) “Đức Chúa Jêsus ngó người mà yêu.” Vì thương và biết chàng trai trẻ này như chiên đang đi lạc, cậy vào công đức của mình mà tưởng mình sẽ hưởng được nước thiên đàng. Chúa Giê-xu thấy một đám dân đông đang trên đường đi vào cõi hư mất đời đời, nếu không có ai đến nói, chia xẻ cho họ Tin Lành về con đường thoát, thì làm sao họ được cứu đây?

 

3) Chúa Dạy Môn Đồ Cầu Nguyện cho Thêm Con Gặt. Trúng mùa gặt là tin tốt; nhưng tin xấu/nan đề đó là thiếu người đi ra gặt, vì không phải lúc nào cũng còn cơ hội để gặt. Chúa nói cùng các môn đồ phải cầu nguyện xin Chúa Cha sai gọi thêm người cùng cộng tác bước ra để gặt. Bao nhiêu người trong chúng ta thường xuyên để thì giờ cầu nguyện Chúa gọi thêm nhiều người cảm động bước ra hầu việc, làm chứng đạo tin lành để nhiều người được cứu?

 

a) Sự cầu nguyện cho thêm những con gặt phải là việc ưu tiên. Chúng ta có đang quá lo lắng trong những “church works” (công việc xây dựng Hội Thánh cho đẹp bên ngoài) thay vì “kingdom work” (xây dựng nước thiên đàng của Chúa)? Trong Mathiơ 6:33 Chúa Giê-xu dạy gì? (But seek ye first his kingdom, and his righteousness; and all these things shall be added unto you.) “Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.” Chữ “trước hết” nói đến việc mở mang nước thiên đàng là ưu tiên, chứ không có nghĩa là những việc khác không quan trọng. Nước thiên đàng không phải là cơ sở của Hội Thánh, hay bản hiệu ở bên ngoài đường kia. Nước thiên đàng là đám đông người, một mùa gặt thật trúng, nếu họ được nghe tin lành và tin.

 

b) Làm chứng Tin Lành và chăm sóc nhau phải là trách nhiệm của mỗi người tín đồ. Vô số người sống với ý tưởng cho rằng chỉ có vị mục sư mới có ơn để làm hết mọi việc xã hội, giảng đạo, thăm viếng, và làm chứng.  Việc làm chứng đạo không phải là một ơn tứ đặc biệt, nhưng là bổn phận của mỗi kẻ đã tin và được cứu. Đừng bao giờ bị ma quỉ lừa dối mà tự nghĩ rằng “tôi không có ơn.”

 

c) Công việc ưu tiên giảng dạy tin lành sẽ đòi hỏi mỗi người chúng ta phải bằng lòng hy sinh bước ra khỏi những chỗ “comfort zones” mà chúng ta đang “enjoy.” Việc nhà nông cầy bừa, trồng tỉa là công việc cực nhọc, phải thức khuya dậy sớm, phải dầm mưa dãi nắng, thì cũng vậy việc làm chứng đạo cũng có cái gía mỗi người dự phần phải trả. Lòng chúng ta thì muốn nhiều người được cứu, nhưng vẫn chưa chịu trả gía, mất thì giờ, mất công để chia xẻ tin lành với họ thì làm sao họ được cứu? Phải cầu nguyện cho nhiều người sẵn sàng hy sinh mất thì giờ, mất công, chịu sự bất tiện để bước vào cánh đồng mà gặt cho nước thiên đàng của Chúa.

 

          Chúng ta đang nhìn thấy gì? Có nhìn như Chúa thấy một mùa gặt thật trúng không? Trong cuốn sách mang tựa đề “When Jesus Confronts the World,” tác giả D. A. Carson kể rằng có lúc ông và một người bạn đi về một vùng biển, dự định để tìm sự yên tĩnh sau một thời gian làm việc nhọc nhằn. Ðến đó, ông Carson thấy thất vọng và tức giận vì ở đó đã có một đám sinh viên đang tiệc tùng, ca hát, nhẩy múa thật ồn ào. Quay mặt đến người bạn định trút cơn giận, ông ngạc nhiên thấy bạn mình nói nhỏ nhẹ: “Ðám đông thanh niên này thật đúng là một cánh đồng đã chín vàng!” Chúng ta đang chỉ thấy toàn là những trở ngại, hay là cơ hội tốt? Cũng có hai anh thanh niên kia hiệp tác làm thương mại với nhau trong một hãng làm giầy. Một hôm có người đề nghị hãy xuất cảng giầy bán rẻ qua các nước ngoại quốc, như là Phi Châu. Một anh bay qua Phi Châu để thăm dò và gọi điện thoại về nói: “Chỗ này sẽ không bán giầy được đâu, vì phần đông người ta đi chân đất ở bên đây!” Anh kia nghe vậy trả lời: “Không đâu! Nếu mình dạy họ ích lợi của sự mang giầy dép mà họ sẽ mua thì đây là một cơ hội thật tốt.”

 

Chúng ta có nhận biết thời điểm cấp bách phải gặt không khi cơ hội còn? Cơ hội giống như thời gian đi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa. Chữ “mùa” trong “mùa gặt” nói lên sư cấp bách trong việc ra đi. Chần chờ là trễ. Có người nào đó đang đi qua một biến cố trong đời sống và sẵn sàng đến với Chúa lúc này; Nhưng nếu không có người đến chia xẻ và gặt, có thể người đó sẽ không còn cơ hội để được cứu nữa.

 

Chúng ta có đặt ưu tiên trong sự cầu nguyện mỗi ngày cho thêm người gặt sẽ đáp ứng tiếng Chúa gọi cùng cộng tác để gặt không? Khi cầu nguyện, chúng ta cũng cần mở lòng để đón nhận chính tiếng Chúa gọi mình và sẽ trả lời như tiên tri Êsai ngày xưa nói: “Có con đây. Xin Chúa sai con.” Mọi sự bắt đầu bằng lời cầu nguyện xin Chúa đặt vào lòng mình sự thương xót những người hư mất, hơn tất cả mọi thứ ở trên đời này, mà sẵn sàng bước ra, cùng công tác với nhau gặt hái cho nước thiên đàng của Chúa. Thánh ca số 241 với tựa đề “Nguyền Đưa Dắt Bao Người,” có câu rất hay: “Hỡi Chúa để trong lòng con gánh nặng về bao linh hồn quanh con.” Chúng ta có gánh nặng gì và nhìn thấy “tiền công của tội lỗi là sự chết đời đời trong địa ngục” mà thương xót những người xung quanh không?

 

Ra đi làm con gặt cho Chúa đòi hỏi nhiều sự hy sinh vì phải đối diện với bao nhiêu khó khăn, chống đối, nghi vấn, cản trở; Nhưng xin chúng ta nhớ rằng người ra đi không những chỉ gặt hái được cho Chúa, nhưng cũng gặt hái được nhiều sự vui mừng thỏa nguyện cho chính mình. Trong Thi Thiên 126:5-6 tác gỉa nói: (They that sow in tears shall reap in joy. He that goeth forth and weepeth, bearing seed for sowing, Shall doubtless come again with joy, bringing his sheaves with him.) “Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, sẽ gặt hái cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, ắt sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình.” Mong Chúa Thánh Linh giúp chúng ta kinh nghiệm được niềm vui này, khi trở về mang bó lúa trên vai, vì thấy được biết bao nhiêu người được cứu vào nước thiên đàng của Đức Chúa Trời, trước ngày tận thế.

 

 


 

------------------ Lời Mời Gọi

 

Tháng 11 nhắc chúng ta điều gì? Mùa Thu đã đến, khí hậu mát mẻ sửa soạn qua Đông. Cũng nhắc chúng ta về mùa lễ cảm tạ. Điều gì chúng ta cảm tạ Chúa nhất? Chúa Giê-xu yêu thương đã đến hy sinh cứu chúng ta thoát khỏi hình phạt của tội lỗi và còn hứa ban cho chúng ta sự sống đời đời trong nước thiên đàng nữa. Chúa cứu chúng ta thành những chiên của riêng Ngài và là người chăn giữ chúng ta. Nhưng Chúa còn những chiên khác nữa mà Ngài cũng yêu và muốn cứu họ. Chúa muốn chúng ta dự phần trong đại sứ mạng đem những chiên lạc này về nữa, bằng cách đi ra rao giảng Tin Lành để mọi người nghe, hiểu, tin Chúa Giê-xu mà được cứu rỗi linh hồn.

 

Chúng ta có thấy những chiên lạc như Chúa Giê-xu thấy không? Có thấy một mùa gặt thật trúng không? Chúng ta có thấy thì giờ cấp bách đã gần rồi không? Chần chờ là trễ và đánh mất cơ hội. Tại sao chưa bước vào đồng ruộng để gặt, làm chứng đạo, chia xẻ Tin Lành? Có đang quá lo lắng chỉ cho những điều thuộc của đời này thôi sao? Obamacare mà quên lững việc God-care? Tại sao chưa biệt riêng ra thì giờ để cầu nguyện cho đồng bào Việt-nam của chúng ta ngay tại đây? Tại sao chưa thiết tha cầu nguyện cho thêm con gặt? Tại sao chưa dự phần trong những chương trình truyền giáo hổ trợ các giáo sĩ? Cơ hội không còn mãi; Chúng ta sao cứ còn chần chờ mãi sao? Hãy cầu xin Chúa đặt vào long chúng ta một gánh nặng cho những người hư mất ngay bây giờ.  Chúng ta có thấy đám đông người Việt mà động lòng thương không?

 

 

Do You See What I See?

Matthew 9:35-38

 

“Jesus was going through all the cities and villages, teaching in their synagogues and proclaiming the gospel of the kingdom, and healing every kind of disease and every kind of sickness. 36 Seeing the people, He felt compassion for them, because they were distressed and dispirited like sheep without a shepherd. 37 Then He said to His disciples, “The harvest is plentiful, but the workers are few. 38 Therefore beseech the Lord of the harvest to send out workers into His harvest.”

 

What do you see around you? Cheap gasoline prices, new I-phones technology, advertised sales, new restaurants? What about the things beyond this world? God’s kingdom. Jesus saw the crowd as a plentiful harvest. It was a great opportunity for preaching and teaching the Gospel so many can be saved. Wasn’t that Jesus’ mission of why He came? Isn’t that our great commission? The picture of harvest also points to the urgency of reaping because the opportunity may not last. Jesus saw the crowd with a compassion means he was “suffering with” them as sheep without a shepherd. It’s true that everything begins at a compassionate heart. How do we see a person? Do we recognize his hidden and deep needs of loneliness, discouragement, depression, that promt us to kneel and pray. We need to urgently pray for the lost, for God to send more workers, and ready to say “Here I am, Lord! Send me.” We need to focus on the priority of “kingdom work.” Laboring is hard work; Sometimes, we have to sow in tears, but shall reap in joy. May the Holy Spirit help us to experience this joy because our work will not be in vain.