Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 69

Một Đời Sống Kết Quả và Được Tôn Quí

(A Fruitful and Honorable Life by Serving God)

Giăng 12:24-26

 

 

 

"Quả thật, quả thật, Ta (Giê-xu) nói cùng các ngươi, nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều. 25 Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời. 26 Nếu ai hầu việc Ta, thì phải theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ hầu việc Ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc Ta, thì Cha Ta ắt tôn quí người.”

(Truly, truly, I say to you, unless a grain of wheat falls into the earth and dies, it remains alone; but if it dies, it bears much fruit. 25 Whoever loves his life loses it, and whoever hates his life in this world will keep it for eternal life. 26 If anyone serves me, he must follow me; and where I am, there will my servant be also. If anyone serves me, the Father will honor him.)

 

 

          Có bao giờ quí vị tự hỏi mình câu hỏi: “Tại sao tôi hiện hữu và còn sống trên quả địa cầu này để làm gì” không? Mục đích của đời sống này là để làm chi? Cho những ai là con cái Chúa, chúng ta biết Chúa Giê-xu đã đến và Ngài đã đem đến cho chúng ta mục đích gì mà có chép trong Giăng 10:10(I came that they may have life, and have it abundantly.) “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.” Mặc dầu nhiều người đã tin Chúa, nhưng hình như vẫn chưa kinh nghiệm một đời sống dư dật, có ý nghĩa. Lý do là vì họ không hiểu muốn kinh nghiệm một đời sống dư dật, chúng ta không phải chỉ tin Chúa Giê-xu mà thôi, nhưng còn phải tập bước đi theo Ngài, và vâng theo những tiêu chuẩn của Chúa đã dạy dỗ. Một trong những chân lý của Chúa Giê-xu cho một đời sống dư dật ấy là một đời sống có kết quả cho nước thiên đàng của Chúa. Đây có nghĩa là sao và kiểu mẫu cho một đời sống có kết quả theo ý Chúa ở đâu?

 

 

I. Kiểu Mẫu của Chúa Giê-xu

 

          Thứ nhất, kiểu mẫu của một đời sống có kết quả bắt đầu bằng chính đời sống của Cứu Chúa Giê-xu, làm gương cho chúng ta. Sống ở đời này chúng ta thấy người ta có kiểu mẫu đặt sẵn ra trước cho mọi thứ, với mục đích giúp hướng dẫn người ta bắt chước để xử xự mọi việc cho phải cách. Những người mẫu (models) phô trương thời trang để giúp cho thiên hạ biết “mốt” hiện đại là gì, mà bắt chước ăn mặc cho hợp thời. Những căn nhà mẫu đã xây sẵn để giúp những người đang tính mua nhà, chọn được một kiểu xây theo đúng thời đại vừa ý. Về phương diện thể thao, cũng có những nhà lực sĩ phá kỷ luật đang làm “mẫu” cho những ai yêu chuộng môn thể thao đó bắt chước làm theo. Nhưng về phẩm cách đức hạnh tâm linh cao thượng để sống một đời sống có kết quả, dư dật, có ý nghĩa thì có kiểu mẫu nào tuyệt vời để chúng ta bắt chước làm theo không? Câu trả lời đó chính là đời sống của Cứu Chúa Giê-xu. Đời sống của Chúa Giê-xu đã đạt được những kết quả nào để làm kiểu mẫu cho chúng ta noi theo? Kết quả lớn nhất trong đời sống của Chúa Giê-xu đã thành công đạt được đó là Ngài đã làm trọn ý muốn của Chúa Cha sai mình, bằng sự vâng lời tuyệt đối. Để hiểu về sự vâng lời tuyệt đối của Chúa Giê-xu, chúng ta cần biết sứ mạng của Chúa Cha sai Chúa Giê-xu là gì? Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến thế gian không ngoài mục đích để làm của tế lễ chuộc tội cho nhân loại, hầu cho những ai bằng lòng tin có lại được mối liên hệ với Chúa Thánh Khiết đời đời. Vài điều cần hiểu về sự cần thiết của tế lễ để chuộc tội.

 

          1) Chúa Giê-xu sanh ra từ dòng dõi của người Do Thái. Theo niềm tin của người Do Thái, họ muốn được tha tội thì trước hết phải có những người được biệt riêng ra, để lo những nghi lễ chuộc tội; Những vị này được gọi là các thầy tế lễ. Những thầy tế lễ này phải được chọn riêng ra từ phái Lêvi của người Do Thái, bắt đầu từ Arôn. Bổn phận của họ hằng ngày và hằng năm trong ngày đại lễ chuộc tội là để dâng của tế lễ mà cầu thay cho chính mình và dân tộc mình được Chúa xá tội. Trong Xuất Hành 30:10 chép rõ việc này – (Once a year Aaron shall make atonement on its horns. This annual atonement must be made with the blood of the atoning sin offering for the generations to come. It is most holy to the Lord.) “Nhưng trải qua các đời, mỗi năm một lần, A-rôn sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc tội, bôi trên sừng bàn thờ nầy đặng chuộc tội cho nó. Ấy sẽ là một việc rất thánh cho Đức Giê-hô-va.”

 

          2) Điều quan trọng nữa mà các thầy tế lễ không thể thiếu được trong các nghi lễ chuộc tội đó là họ phải có của tế lễ, không bằng hoa quả, nhưng phải chính huyết của những con chiên bị giết mỗi ngày; buổi sáng giết một con, buổi chiều giết một con làm của tế lễ. Huyết của những con chiên đổ ra qua biết bao nhiêu thời đại chỉ là hình bóng tượng trưng tạm thời gía phải trả, thay thế để chuộc tội cho dân sự Chúa.

 

          3) Tất cả những sự tế lễ trong thời Cựu Ước của người Do Thái chỉ là cái “bóng” báo trước về sự đến của Đấng Cứu Thế Giê-xu, là Thầy Tế Lễ hằng sống đã đến và chịu đóng đinh trên cây thập tự, đổ huyết chuộc tội không chỉ cho người Do Thái, nhưng cho cả thế gian qua mọi thời đại. Vài sự khác biệt chúng ta cần nhận biết về sự chết của Chúa Giê-xu:

 

          a) Chúa Giê-xu đã không dùng huyết của những con chiên như những thầy tế lễ trước đó, nhưng Ngài đã thi hành nghi lễ chuộc tội bằng cách dùng chính huyết của mình đổ ra trên cây thập tự. Chúa Giê-xu đã đổ huyết chỉ một lần là đủ cả, không lập đi lập lại mỗi ngày như trong thời Cựu Ước, để chuộc mọi tội cho nhân loại, chứ không phải tội của Ngài. Trong sách Hêbêrơ 7:25-27 chép rõ điều này – (Therefore he is able to save completely those who come to God through him, because he always lives to intercede for them. 26 Such a high priest truly meets our need—one who is holy, blameless, pure, set apart from sinners, exalted above the heavens. 27 Unlike the other high priests, he does not need to offer sacrifices day after day, first for his own sins, and then for the sins of the people. He sacrificed for their sins once for all when he offered himself.) “Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy. 26 Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời: 27 không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, cần phải hằng ngày dâng tế lễ, trước vì tội mình, sau vì tội dân; Ngài làm việc đó một lần thì đủ cả, mà dâng chính mình Ngài làm tế lễ. Làm của tế lễ một lần là đủ cả.”

 

          b) Huyết thánh của Ngài là huyết không tội, không ô uế, có quyền năng để làm sạch mọi tội nhơ của chúng ta, biến hóa những kẻ tội nhân trở nên thánh khiết vẹn toàn, coi như chưa hề phạm một tội nào. Trong Hêbêrơ 10:14 chép – (For by one sacrifice he has made perfect forever those who are being made holy.) “Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời.”

 

          c) Khi tất cả mọi thầy tế lễ trong thời Cựu Ước sống rồi cũng đã chết, không trước thì sau cũng như mọi người; nhưng Chúa Giê-xu, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm lớn thì đã chết, nhưng đã sống lại vinh hiển sau 3 ngày, nên mới có năng quyền ban cho những kẻ tin sự sống vĩnh cửu. Tuần vừa qua cả thế giới tưởng niệm sự qua đời của vị tổng thống nổi tiếng nước Phi Châu, Nelson Mandela. Ông là người sống đã tranh đấu cho sự hoà bình không cần dùng sự bạo hành. Mandela đã một lần được giải thưởng “Nobel Peace Prize.” Ông để lại một tấm gương, hay gọi là “icon” mà nhiều người rất kính phục. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều chớ quên, đó là Nelson Mandela đã nằm xuống trở về với tro bụi, và không còn thể nào giúp đỡ chúng ta được nữa, chỉ còn là một lý tưởng đẹp trôi qua trong dĩ vãng mà thôi. Nhưng Chúa Giê-xu là Đấng Hằng Sống; Ngài đã đến, đã chết chuộc tội cho mỗi chúng ta, nhưng Ngài đã sống lại, đang sống trong lòng của mỗi kẻ tin, biến đổi cuộc đời của chúng ta và hướng dẫn chúng ta vào một đời sống dư dật và có ý nghĩa.

 

          Cho nên sứ mạng của Chúa Cha đã sai Chúa Giê-xu là đến trần thế để bị giết, treo trên cây thập tự, chuộc tội thay thế cho nhân loại, và nhờ Ngài mà mọi kẻ tin được “đến gần lại với Đức Chúa Trời, và hưởng nước thiên đàng một ngày.” Giáng Sinh nhắc chúng ta mục đích Con Trời sanh ra đời không phải để sống, nhưng là để chết, làm của tế lễ, chuộc tội cho nhân loại. Chúa Giê-xu đã phải chết để mỗi người chúng ta được sống!

 

 

II. Hạt Giống bị Gieo Xuống

 

          Khi Chúa Giê-xu đến, Ngài có biết rõ mục đích Chúa Cha đã sai mình không? Trong câu 24 – Khi vào thành Giêrusalem lần cuối, Chúa Giê-xu dùng một thí dụ về ngành nông nghiệp của “hạt giống lúa mì,” phải bị gieo xuống, để nói trước về sự chết, chịu khổ của chính Ngài, cuối cùng sẽ bị treo trên cây thập tự - (Very truly I tell you, unless a kernel of wheat falls to the ground and dies, it remains only a single seed. But if it dies, it produces many seeds.) “Quả thật, quả thật, Ta (Giê-xu) nói cùng các ngươi, nếu hột giống lúa mì kia, chẳng chết sau khi gieo xuống đất, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả được nhiều.” Ai trong chúng ta cũng biết điều này - một hạt giống khô nếu chúng ta để yên thì vẫn luôn là hạt giống khô, cho đến khi nó được gieo xuống lòng đất, là chỗ dơ dáy, bẩn thỉu, hôi hám, thì cái vỏ bên ngoài của những hạt giống này mới bị nứt ra, nẩy mầm, mọc cây, ra lá, một ngày nở nụ, ra bông và cuối cùng sanh trái. Rõ ràng chân lý ở đây Chúa Giê-xu muốn dạy đó là Ngài phải bị gieo xuống, nghĩa là bị chết đi và đã sống lại, thì mới sanh kết quả, đó là con đường cứu rỗi cho cả nhân loại. Hạt giống phải bị chết đi biểu hiệu tiên đoán trước sự chết của chính Chúa Giê-xu sau này, sẽ bị đóng đinh trên cây thập tự (bị giết chết) và sự sống lại của Ngài sau đó 3 ngày, để đem đến kết qủa của sự sống đời đời cho mọi kẻ tin. Chúa Giê-xu phải bị chết đi, như hạt giống bị gieo xuống, để mở con đường cứu rỗi cho hết thảy những ai tin thì thóat khỏi hình phạt của sự chết đời đời trong chốn hư mất địa ngục, nhưng được sự sống đời đời trong nước thiên đàng một ngày.

 

 

III. Ghét Sự Sống

 

          Chân lý để có một đời sống kết quả rõ ràng đó là sự vâng lời làm theo ý Chúa Cha. Nếu Chúa Giê-xu đã không bằng lòng tự bỏ mình đi, vâng lời Chúa Cha xuống thế gian chịu khổ hình thì loài người không có hy vọng chi hết, và thế giới cứ vẫn chìm đắm trong bóng tối của sự chết.

 

          1) Không phải chân lý này chỉ áp dụng cho Chúa Giê-xu mà thôi, nhưng đây cũng chính là bí quyết cho bất cứ ai muốn nhận được kết quả của sự sống đời đời. Trong câu 25 Chúa Giê-xu cho thấy bí quyết cho những ai muốn được sự sống đời đời đó là phải “ghét sự sống” mình – (Anyone who loves their life will lose it, while anyone who hates their life in this world will keep it for eternal life.) “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời.” Động từ “ghét” ở đây không có nghĩa là “thù ghét,” nhưng nói đến một sự quyết định ưu tiên, một sự chọn lựa tin cậy hoàn toàn ở nơi Chúa hơn là tất cả những thứ ở trên đời này.

 

          Sự kiện có chép trong sách Mác 10:21-25 về một chàng trai trẻ, giàu có, và rất đạo đức. Anh đến với Chúa Giê-xu và hỏi Ngài làm sao để hưởng được sự sống đời đời, thì (Jesus looked at him and loved him. “One thing you lack,” he said. “Go, sell everything you have and give to the poor, and you will have treasure in heaven. Then come, follow me.” At this the man’s face fell. He went away sad, because he had great wealth.) “Đức Chúa Jêsus… phán rằng: Nhưng ngươi còn thiếu một điều. Hãy đi, bán hết gia tài mình, đem thí cho kẻ nghèo khổ, chắc sẽ được của báu ở trên trời, rồi hãy đến mà theo ta. Song nét mặt người nầy rầu rĩ về lời đó, đi ra rất buồn bã, vì có nhiều của lắm.” Chân lý Chúa Giê-xu dạy ở đây không có nghĩa là chúng ta đừng có xử dụng của cải vật chất/tiền bạc, đừng hưởng gia tài mình có, nhưng người trai trẻ giàu này chưa dám “ghét” đủ sự giàu có và đạo đức của mình, để dám quyết định tin cậy hoàn toàn ở nơi Ngài là Đấng ban cho sự sống đời đời. Hay nói cách khác, chàng trai trẻ này còn “yêu sự sống” mình, nghĩa là còn nhờ cậy, bám chặt vào tiền của, sự giàu sang, công đức của riêng mình và tự nghĩ mình có thể “dư sức” hưởng sự sống đời đời. Ngày hôm nay cũng vậy, có biết bao nhiêu người “trai trẻ” chưa “ghét” (chưa chịu buông ra) vẫn còn cậy vào những công đức cá nhân, tôn giáo, những thành kiến, địa vị, trí khôn ngoan/hiểu biết, phong tục tập quán của “ông bà để lại,” nên chưa có thể quyết định đặt niềm tin nơi Chúa Giê-xu hoàn toàn để được rỗi linh hồn. Quí vị hãy tưởng tượng như tôi muốn cho một đứa bé cây icream, nhưng 2 tay nó còn cầm đầy cát thì không thể nào thưởng thức cây icecream đó được, cho đến khi nào cháu bé bằng lòng vất cát đi để nhận lấy icecream ăn. You cannot taste “the eternal life” if you are not willing to let go your good works, self-merits, things of this world, idols… to trust Jesus Christ!

 

          2) Không phải “ghét sự sống” mình chỉ đem đến kết quả của sự sống đời đời một ngày mà thôi, nhưng đây còn là chân lý giúp cho mỗi con cái Chúa sống một đời sống ngay hôm nay được kết quả, và kinh nghiệm sự dư dật nữa. Mỗi ngày chúng ta thức dậy đều phải đối diện với nhiều điều chọi nghịch nhau, giữa ý Chúa và những tự dục xác thịt của cái tôi mình. Ai chưa có thể “ghét” những tư dục xác thịt, đó là sự ích kỷ chiều theo cái tôi của mình làm những điều nghịch lại với lời Chúa dạy, thì không thể sống có kết quả đẹp lòng Chúa được. Chúng ta phải “ghét” có nghĩa là “yêu kém hơn” (love less) những điều thuộc của thế gian thì mới sống trong ý Chúa được và có kết quả. Trong Luca 14:26 có lần Chúa Giê-xu đã nói – (If anyone comes to me and does not hate father and mother, wife and children, brothers and sisters—yes, even their own life—such a person cannot be my disciple.) “Nếu có ai đến theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta.” Chúa Giê-xu không có dạy chúng ta bất hiếu với cha mẹ, bỏ bê vợ con hay anh em mình, nhưng động từ “ghét” ở đây nghĩa là “yêu họ kém hơn,” để có thể đặt Ngài làm Chúa, làm số một, làm ưu tiên trên tất cả những người thân mình, những thứ ở trên đời này, nếu không thì chẳng xứng đáng đi theo làm môn đồ của Ngài được. Động từ “ghét sự sống” đây nói lên tấm lòng “devotion” (thành tâm) của một người tận hiến cho Chúa trọn vẹn, để Ngài làm Chủ, một mình Ngài làm Chúa của đời sống mình, thì mới có thể thật sự vâng lời Ngài, để sống một cuộc đời có kết quả.

 

          a) Trong thời Cựu Ước, chúng ta thấy chân lý này bày tỏ qua chính đời sống của Ápbraham là tổ phụ của người Do Thái, có tấm lòng tận hiến hoàn toàn, khi Đức Chúa Trời thử thách đức tin ông và muốn Ápbraham dâng cho Ngài một của tế lễ đặc biệt, đó chính là mạng sống của đứa con trai duy nhất theo lời hứa, có tên là Giacốp. Ápbraham không ngần ngại, không một lời do dự, trong Kinh Thánh Sáng Thế Ký 22:3 chép Ápbraham dậy sớm, sửa soạn sẵn sàng đi đến núi để làm của tế lễ y như Chúa muốn, vì ông “ghét Giacốp” (love Jacob his son less than God) để vâng lời tuyệt đối mạng lệnh của Đức Chúa Trời – (Early the next morning Abraham got up and loaded his donkey. He took with him two of his servants and his son Isaac. When he had cut enough wood for the burnt offering, he set out for the place God had told him about.) “Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình, là Y-sác, cùng đi; người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã truyền dạy.”

 

          b) Trong thời Tân Ước, qua đời sống của Phaolô sau khi được Chúa cứu thì đã hết lòng tận hiến cuộc đời mình hầu việc Ngài. Trong Philíp 3:4-9 – Phaolô hầu việc Chúa hết lòng là vì coi mọi sự khác là đồ rẻ, “ghét” những thứ này hơn (love less) là để được Chúa Giê-xu – (For it is we who are the circumcision, we who serve God by his Spirit, who boast in Christ Jesus, and who put no confidence in the flesh— 4 though I myself have reasons for such confidence. If someone else thinks they have reasons to put confidence in the flesh, I have more: 5 circumcised on the eighth day, of the people of Israel, of the tribe of Benjamin, a Hebrew of Hebrews; in regard to the law, a Pharisee; 6 as for zeal, persecuting the church; as for righteousness based on the law, faultless. 7 But whatever were gains to me I now consider loss for the sake of Christ. 8 What is more, I consider everything a loss because of the surpassing worth of knowing Christ Jesus my Lord, for whose sake I have lost all things. I consider them garbage, that I may gain Christ 9 and be found in him.) “Ấy chẳng phải tôi không có thể cậy mình trong xác thịt đâu. Ví bằng kẻ khác tưởng rằng có thể cậy mình trong xác thịt, thì tôi lại có thể bội phần nữa, 5 tôi chịu phép cắt bì ngày thứ tám, về dòng Y-sơ-ra-ên, chi phái Bên-gia-min, người Hê-bơ-rơ, con của người Hê-bơ-rơ; về luật pháp, thì thuộc phe Pha-ri-si; 6 về lòng sốt sắng, thì là kẻ bắt bớ hội thánh; còn như về sự công bình của luật pháp, thì không chỗ trách được. 7 Nhưng vì cớ Đấng Christ, tôi đã coi sự lời cho tôi như là sự lỗ vậy. 8 Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ 9 và được ở trong Ngài.” Phaolô là người có tiếng rất đạo đức, có ăn học, có quyền chức, có lòng sốt sắng cho tôn giáo của mình mà làm đủ mọi điều luật pháp đòi hỏi không chỗ trách được, nhưng Phaolô coi mọi sự đó là rơm rác, chỉ để được Chúa Giê-xu thì hơn, vì Phaolô yêu Ngài hơn. Tuần qua lúc lái xe nghe một bài hát có câu thật hay: “You can have the world; just give me Jesus.” Tạm dịch: “Bạn có thể có được cả thế gian đi; chỉ cho tôi Chúa Giêsu mà thôi,” vì tôi “ghét” những điều ở trong thế gian này, chỉ để được Chúa Giê-xu là điều qúi giá nhất. Muốn sống một đời sống có kết quả thì phải giống như Chúa Giê-xu đã vâng lời Cha Ngài; mà muốn vâng lời Chúa, thì phải bằng lòng chết, nghĩa là khước từ cái bản ngã xác thịt của con người cũ và những điều ham muốn của nó, để đeo đuổi vâng lời làm theo ý muốn của Chúa.

 

          3) Vâng lời Chúa thực tế có nghĩa là sao? Làm sao biết ý Chúa ở đâu mà vâng theo? Không có gì khó trả lời.

 

          a) Muốn vâng lời Chúa, trước hết chúng ta phải chịu đọc và học Kinh Thánh thường xuyên thì mới biết được ý Chúa là gì. Khi đọc Kinh Thánh thì chú ý đến những động từ theo sau của những chữ “phải, hãy (should), chớ (never), và đừng (do not)” là những mạng lệnh của Chúa muốn chúng ta làm theo. Một vài thí dụ:

 

          i) Trong Êphêsô 4:31-32(Get rid of all bitterness, rage and anger, brawling and slander, along with every form of malice. Be kind and compassionate to one another, forgiving each other, just as in Christ God forgave you.)Phải bỏ khỏi anh em những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác. 32 Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy.”

 

          ii) Trong Rôma 12:11(Never be lacking in zeal, but keep your spiritual fervor, serving the Lord.) “Hãy siêng năng mà chớ làm biếng; phải có lòng sốt sắng; phải hầu việc Chúa.”

 

          iii) Trong Rôma 14:13(Therefore let us stop passing judgment on one another. Instead, make up your mind not to put any stumbling block or obstacle in the way of a brother or sister.) “Vậy chúng ta chớ xét đoán nhau; nhưng thà nhất định đừng để hòn đá vấp chân trước mặt anh em mình, và đừng làm dịp cho người sa ngã.”

 

          Nội trong sách Rôma sưu tầm có đến 3 câu có chữ “đừng,” 19 chỗ có chữ “chớ,” và 28 chỗ có chữ “hãy,” tổng cộng tối thiểu 50 điều Chúa muốn chúng ta vâng lời Ngài. Chú ý đến hai yếu tố quan trọng về sự vâng lời làm theo mạng lệnh của Chúa:

 

          b) Làm theo lời Chúa cho đúng thái độ, vì kính yêu Chúa và yêu thương người; nếu không thì sứ đồ Phaolô có nói trong 1 Côrinhtô 13:2-3(If I have the gift of prophecy and can fathom all mysteries and all knowledge, and if I have a faith that can move mountains, but do not have love, I am nothing. 3 If I give all I possess to the poor and give over my body to hardship that I may boast,[b] but do not have love, I gain nothing.) “Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.” Chúng ta hầu việc Chúa phải thường xuyên tự xét, “soi mặt trong gương,” coi xem thái độ của mình trong sự hầu việc Chúa có đúng không, vì trong Châm Ngôn 16:2 chép rõ – (All a person’s ways seem pure to them, but motives are weighed by the Lord.) “Các đường lối của người đều là trong sạch theo mắt mình; Song Đức Giê-hô-va cân nhắc cái lòng.”

 

          c) Phải trung tín mà vâng giữ điều răn của Chúa, đừng chỉ làm theo hứng, theo sự phê bình/phán đoán của những người xung quanh, giống như là thời tiết hay thay đổi thường xuyên. Đừng quên lời sứ đồ Phaolô đã nói trong 1 Côrinhtô 15:58 về sự trung tín hầu việc – (Therefore, my dear brothers and sisters, stand firm. Let nothing move you. Always give yourselves fully to the work of the Lord, because you know that your labor in the Lord is not in vain.) “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng, chớ rúng động, hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu,” vì sẽ có kết quả. “Dư dật luôn” nghĩa là ân cần, là sốt sắng, là trung thành, là kiên nhẫn, là vâng lời cho đến cùng.

 

 

IV. Chúa Tôn Quí

 

          Trong câu 26 - Chúa Giê-xu dạy cho những ai yêu mến và hầu việc Ngài không phải là vô ích đâu, nhưng còn sẽ nhận được một phần thưởng rất quí gía nữa đó là được Đức Chúa Trời tôn quí(Whoever serves me must follow me; and where I am, my servant also will be. My Father will honor the one who serves me.) “Nếu ai hầu việc Ta, thì phải theo Ta, và Ta ở đâu, thì kẻ hầu việc Ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc Ta, thì Cha Ta ắt tôn quí người.” Quí vị đi làm trong các cơ xưởng có thích được ông bà chủ khen không? Một lời khen của ông bà chủ chắc chắn sẽ làm cho chúng ta vui cả ngày. Câu chuyện về một nhà nhạc sĩ đánh dương cầm rất nổi tiếng trong một buổi trình diễn rất đông người ở New York. Sau khi người này đánh piano xong những bài nhạc nổi tiếng, mọi người trong đám đông đều đứng lên vỗ tay khen thưởng thật lâu. Mặc dầu vậy gương mặt của nhà nhạc sĩ vẫn chưa tỏ vẻ vui mừng cho lắm, nhưng ông cứ hướng nhìn về một chỗ, ấy là chỗ ngồi của thầy mình. Khi người thầy này đứng lên và cũng hoà đồng vỗ tay, thì nhà nhạc sĩ mới nở nụ cười tươi vui thỏa vì nhận được lời khen của chính thầy mình. Điều gì danh dự nhất chúng ta có thể nhận từ nơi Chúa? Được danh dự gọi là những “đầy tớ” (bond servant) trung tín hầu việc Ngài. Tất cả những sứ đồ của Chúa Giê-xu khi giới thiệu về mình trong những lá thư gởi đến cho con cái Chúa đều dùng danh nghĩa gì?

 

          1) Rôma 1:1(Paul, a servant of Christ Jesus, called to be an apostle and set apart for the gospel of God) “Phao-lô, tôi tớ Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để riêng ra đặng giảng Tin Lành Đức Chúa Trời”

 

          2) Giacơ 1:1(James, a servant of God and of the Lord Jesus Christ.) “Gia-cơ, tôi tớ Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus Christ, đạt cho mười hai chi phái ở tan lạc, chúc bình an!”

 

          3) 2 Phiêrơ 1:1 – (Simon Peter, a servant and apostle of Jesus Christ.) “Si-môn Phi-e-rơ, làm tôi tớ và sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho những kẻ cậy sự công bình của Đức Chúa Trời chúng ta và của Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, đã lãnh phần đức tin đồng quí báu như của chúng tôi.”

 

          4) Guiđe 1:1(Jude, a servant of Jesus Christ and a brother of James.) “Giu-đe, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ và em Gia-cơ, đạt cho những kẻ đã được kêu gọi, được Đức Chúa Trời, là Cha yêu thương, và được Đức Chúa Jêsus Christ giữ gìn.”

 

          5) Khải Huyền 1:1(The revelation from Jesus Christ, which God gave him to show his servants what must soon take place. He made it known by sending his angel to his servant John.) “Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến, thì Ngài đã sai thiên sứ đến tỏ những điều đó cho Giăng, tôi tớ Ngài.”

 

          Chữ tôi tớ đây từ chữ “doulos,” nghĩa là một kẻ nô lệ, đã được mua chuộc và nay hoàn toàn ở trong tay người chủ xử dụng tùy theo ý của chủ mình. Không có gì vinh dự cho chúng ta bằng được làm tôi tớ cho Chúa, được hầu việc Ngài, vì Chúa Giê-xu nói rõ Đức Chúa Trời tôn quí những ai hầu việc Chúa. Chúng ta biết huy chương “purple heart” là phần thưởng danh dự rất cao trong quân sự của người Hoa-kỳ, do chính tổng thống gắn cho, dành cho những chiến sĩ đã bị thương hay chết trong những trận chiến lớn. Huy chương này có hình trái tim, màu tím và có hình tượng của Tổng thống George Washington là một danh dự rất lớn. Giải thưởng vô địch của Football NCAA, NFL là giải thưởng danh dự nhất trong mỗi năm, để chứng tỏ cho cả thế giới “You are the Best” với cái nhẫn vô địch đeo trên ngón tay. Giải thưởng “World Cup” mà nhiều quốc gia đang sửa soạn tranh đua ở bên nước Brazil trong năm tới là phần thưởng cao nhất trong môn túc cầu. Trên TV, những người được nhà kinh doanh nổi tiếng Donald Trump mướn làm giám đốc (the Apprentice) cho công ti của ông là một danh dự ít người có. Nhưng tất cả những giải thưởng quí ở đời này, không gì có thể so sánh bằng danh dự lớn nhất mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, đó là được Ngài tôn quí cho những ai làm tôi tớ, hầu việc Ngài. Biết bao nhiêu người hay khoe mình tự làm được nhiều đại sự, mời giảng ở những hội thánh đông người, được mời đi khắp nơi, cứu người này kẻ nọ, có tài biện luận, xây cất nhiều hội thánh, có bằng cấp thần học cao; nhưng họ quên một điều danh dự nhất không phải là những thành quả mình đạt được, nhưng là được làm tôi tớ Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài một cách trung tín trong chức vụ Chúa kêu gọi mình. Thiết nghĩ khi chúng ta hiểu rõ điều quí giá này thì sự hầu việc Chúa của chúng ta luôn đúng mục đích, và nếu có những lời phê phán, trách móc đi nữa của những người xung quanh thì có là chi đâu, miễn là được Chúa vừa lòng và tôn quí?

 

          Không khí của mùa Giáng Sinh đã đến, khắp nơi tưng bừng, nhộn nhịp với những khúc nhạc và sự trang trí của Giáng Sinh. Nhất là đầy dẫy những quảng cáo đủ mầu sắc và đủ cỡ để mời mọc chúng ta hay mau mua sắm mà tặng quà cho nhau. Có lẽ chúng ta ai cũng mong được mua và nhận những món quà Giáng Sinh quí giá vừa ý. Những điều này không có xấu, nhưng dễ dẫn chúng ta vào một nếp sống đeo đuổi vật chất mà quên đi mục đích của đời sống mình là những người đã được Chúa Giê-xu chuộc bằng gía rất cao. Đừng quên mục đích và ý muốn của Chúa cho mỗi chúng ta còn sống là để đem kết quả đến cho nước thiên đàng của Ngài. Để đạt được điều này, chân lý Chúa Giê-xu dạy rõ cho chúng ta đó là phải tập “ghét sự sống” mình. Đây không có nghĩa là những của cải vật chất không cần thiết hay đừng hưởng những thú vui, nhưng đây có nghĩa là không để một thứ gì cản trở chúng ta đặt ý Chúa làm ưu tiên cho cuộc sống, đặt Chúa làm Chủ trong mọi sự quyết định, và kế hoạch của mình. Đây cũng có nghĩa là chúng ta đặt ưu tiên luôn vâng theo những mạng lệnh của Ngài giao cho. Điều chúng ta phải tìm kiếm ấy chính là được hầu việc Chúa và danh dự lớn nhất là được làm tôi tớ của Chúa; ngoài ra không có điều chi quan trọng hơn. Khi chúng ta hiểu được chân lý này và sống theo như vậy, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa cho cuộc sống này và thật sự kinh nghiệm được một đời sống dư dật y như Chúa Giê-xu đã hứa “Ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.”

 

 

---------------- Lời Mời Gọi

 

          “Are you dead yet?” Quí vị chết chưa? Không có nghĩa về phần xác, nhưng về phần tâm linh nghĩa là đã chịu khước từ cái bản ngã của xác thịt và những tư dục ích kỷ của cái tôi mình chưa? Quí vị đang sống cho ai và vì ai? Có đang sống cho Đấng đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị treo trên cây thập tự không? Quí vị có đang sống hầu việc Chúa không, trung tín làm theo những mạng lệnh của Chúa đúng thái độ trong sự yêu thương không? Điều gí quí giá nhất cho con cái Chúa? Danh dự nào lớn nhất cho những ai hầu việc, làm tôi tớ Chúa? Danh dự lớn nhất còn hơn Nelson Mandela đó là được làm tôi tớ Đức Chúa Trời và được Ngài tôn quí.

 

          Bạn có muốn nhận được sự sống đời đời không? Bạn không thể mua sự sống đời đời được bằng tiền bạc. Bạn không thể đổi chác bằng những công đức của mình. Bạn không cần phải tu trì ép xác thì mới đủ hạnh kiểm để có được sự sống đời đời. Thật ra bạn phải buông hết những thứ này ra và chịu mở lòng tin cậy nơi Chúa Giê-xu hoàn toàn mà thôi! Bạn có bằng lòng làm điều này ngay bây giờ không?

 

 

 

 

A Fruitful and Honorable Life by Serving God

John 12:24-26

 

“Truly, truly, I say to you, unless a grain of wheat falls into the earth and dies, it remains alone; but if it dies, it bears much fruit. 25 Whoever loves his life loses it, and whoever hates his life in this world will keep it for eternal life. 26 If anyone serves me, he must follow me; and where I am, there will my servant be also. If anyone serves me, the Father will honor him.”

 

          As a Christian, you may wonder “Why am I here?” God’s purpose for your life is to bear much fruits for His kingdom while you still live here on earth. What is the pattern of a fruitful life that God wants? Let’s first exam the life of Jesus. The greatest accomplishment of Jesus was to fulfill the commission of His Father to come into the world and to become the perfect and ultimate sin sacrifice. Jesus clearly knew this mission and once illustrated as a “grain of wheat falls to the ground and dies.” Jesus knew ahead that by His death, it opens the door of the eternal life to mankind. On the cross, Jesus died so we can live.

 

          This principle is also applied to those who want to receive the fruit of the eternal life. One must hate his life by willing to deny all self-merits and believes in Jesus alone for salvation. Many people are still not saved, not because God has denied them, but because they still love their good works, religions, traditions more than surrendering to Jesus. Again, the same principle of “hating self” also applies for Christians to live a present life bearing much fruits for God. This means loving less all other things than loving God and wanting to obey His commandments. Practically, this means a life of serving God. Our fruitfulness for God ties to our willingness to surrender our life to God’s will by serving Him. There is no greater honor than to be a “slave” for Christ. This should be the treasure we seek this Christmas to experience an abundant life.