Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 2

Nói Lời Khôn Ngoan

(Speaking Words Full of Grace)

Côlôse 4:6

 

“Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối,

hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.”

(Let your conversation be always full of grace, seasoned with salt,

so that you may know how to answer everyone.)

 

 

I. Sự Ảnh Hưởng của Lời Nói

 

          Người Việt chúng ta có nhiều những câu ca dao tục nghữ rất hay để dạy đời, giúp ích cho mọi người phải biết sống thế nào cho hiệp lý. Chẳng hạn như câu: “Cá không ăn muối cá ương, con cãi cha mẹ trăm đường con hư,” để dạy dỗ về sự con cái phải biết vâng lời cha mẹ; Hay là câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim,” nói đến sự chịu khó, kiên trì làm một điều gì đó cho đến khi thành công. Còn về cách ăn nết ở, cách đối xử với nhau như thế nào cho đẹp ý thì cũng có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Câu ca dao tục nghữ này nhấn mạnh sự ảnh hưởng của lời nói, mà mỗi người phải khôn ngoan xử dụng, đối đáp với nhau để làm đẹp lòng mọi người.

 

          Nói về sự ảnh hưởng của lời nói hay cái lưỡi, thì sứ đồ Giacơ ngày xưa cũng dạy cho chúng ta biết sức mạnh của nó kinh khủng thể nào trong Giacơ 3:5-8(Likewise, the tongue is a small part of the body, but it makes great boasts. Consider what a great forest is set on fire by a small spark. 6 The tongue also is a fire, a world of evil among the parts of the body. It corrupts the whole body, sets the whole course of one’s life on fire, and is itself set on fire by hell. 7 All kinds of animals, birds, reptiles and sea creatures are being tamed and have been tamed by mankind, 8 but no human being can tame the tongue. It is a restless evil, full of deadly poison.) “Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. 7 hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết.” Sứ đồ Giacơ so sánh lời nói phát ra qua cái lưỡi có thể giống như một đám lửa nhỏ, mà nó có thể đốt cháy một đám rừng lớn, hay nó có thể chứa chất độc giết người, làm tổn hại hạnh phúc của người khác. Trong lịch sử đã có những vụ cháy lớn, như vụ cháy nhà kinh khủng đã xảy ra vào tháng 10, ngày 8, 1871 mà cả trăm người chết và thành phố Chicago bị cháy rụi, chỉ còn lại có 3 toà nhà đứng vững thôi; cũng chỉ bắt đầu bằng một cái đèn dầu mập mờ trong một nông trại, bị một con bò chẳng may đá ngã xuống. Biết bao nhiêu sự đổ vỡ lớn trong gia đình, xức mẻ trong Hội Thánh của Chúa xảy ra chỉ vì do những lời nói xấu nhỏ, thiếu khôn ngoan và không có sự kiềm hãm. Cùng một lúc ai cũng biết, chỉ cần một lời khích lệ khôn ngoan, lời nói khéo léo có ân huệ theo sau, mà có thể khai thách được cả một kho tàng của năng lực hầu việc Chúa trong đời sống của một người tín hữu.

 

 

II. Mau Nghe Trước Khi Nói

 

          Loài người chúng ta được dựng nên đặc biệt hơn tất cả các loài súc vật khác ở chỗ là chúng ta không phải chỉ phát ra được âm thanh, như "chó biết sủa, gà biết gáy, chim biết hót" mà thôi, nhưng con người chúng ta còn biết nói nữa. Lời nói để có thể bày tỏ rõ những tâm tư bên trong đáy lòng của mình, hầu cho chúng ta dễ thông cảm/yêu thương nhau hơn, mà không có loài súc vật nào làm được điều này. Khả năng "biết nói" là một năng khiếu tự nhiên ông Trời ban cho, mà hầu hết ai sanh ra đời cũng có; nhưng biết nói lời khôn ngoan để xây dựng, và có ích không là một chuyện khác. Có người nói dữ lắm, thích nói, nói nhiều, không cho ai nói hết, "thao lao bất tuyệt," nói dài dòng không biết chấm dứt chỗ nào; nhưng nếu để ý thì thấy nhiều khi những lời nói đó chẳng có ích lợi cho ai hết, toàn những chuyện tào lao, không vào đề chi hết? Cũng có những người ít nói, nhưng mỗi khi nói ra thì như là những “lưỡi dao bén," tàn phá và giết hại hạnh phúc của nhiều người.

 

          Là con cái Chúa chúng ta mỗi người phải tập nói lời khôn ngoan, đầy dẫy ân huệ theo sau, như lời của Chúa dạy, để luôn xây dựng những mối liên hệ tốt đẹp. Câu hỏi là làm sao đây?  Muốn nói lời khôn ngoan, thứ nhất mỗi người trong chúng ta nên cẩn thận đắn đo, suy nghĩ kỹ càng, trước khi nói. Chính sứ đồ Giacơ cũng dạy trong Giacơ 1:19 bí quyết để suy nghỉ kỹ càng trước khi đối đáp nhau là gì? (My dear brothers and sisters, take note of this: Everyone should be quick to listen, slow to speak and slow to become angry.) “Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận.” Thật ra để tập nói được lời khôn ngoan, trước hết chúng ta phải tập để ý nghe cho kỹ. Đối thoại là một nghệ thuật hai chiều, nghĩa là phải tập và bắt đầu bằng sự chú ý lắng tai nghe trước khi nói. Nghe khó hơn nói vì vậy cần phải tập, vì cá tánh tự nhiên của con người thường thích nói hơn là nghe. Nhiều khi những lục đục xẩy ra trong gia đình, trong Hội Thánh thường cũng là vì vợ/chồng, hay con cái Chúa với nhau không chịu nghe rõ ý kiến của người bên kia, mà đâm ra hiểu lầm nhau. Đức Chúa Trời dựng nên loài người có tới 2 lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, thì chúng ta cần phải nghe nhiều (nghĩa là gấp đôi) hơn là noí. Vài điểm chúng ta nên ghi nhớ về sự “mau nghe.”

 

          1) Nên tránh có thái độ "thủ" khi nghe người bên kia nói, tiếng Anh gọi là "defensive listening." Đây nghĩa là chúng ta nghe với thái độ sợ, cứ tự nghĩ rằng khi người bên kia lên tiếng là họ đang muốn xét đóan, chê trách, mỉa mai, phê bình mình gì đây. Sự nguy hiểm của thái độ này đó là chúng ta không chịu nghe, nhưng đang sẵn sàng để làm sao "pháo kích lại" đây? Vợ phàn nàn "Xe hư hoài!" thì người chồng lại tự nghĩ là vợ mình đang chê là mình nghèo hơn ông hàng xóm, và trở nên bực bội. Chồng nói trong bữa ăn chiều: "Cho anh xin thêm nước mắm," thì vợ trả đũa: "Bộ anh chê tôi nấu đồ ăn nhạt nhẽo, dở hơn má anh sao?"

 

          2) Một số người nghe không rõ vì trong đầu óc mình khi nói chuyện đã xếp đặt những ý định hay thành kiến riêng của mình, những câu trả lời nhất định rồi, mà sẽ không thể thay đổi được. Vì thái độ này mà có khi người ta hỏi mình một đàng, chúng ta lại trả lời một nẻo, đi ra ngoài đề, là bởi vì mình đã có những điều dự định riêng muốn nói rồi, không cần biết người kia hỏi gì. Nghệ thuật nghe bắt đầu trước hết bằng sự lấy hết tâm trí và sức lực để "chăm chú" nghe người bên kia nói, bằng cách gạt bỏ mọi chi phối xung quanh: phải bỏ iphone xuống, gỡ ear phone ra, tắt TV đi, để nghe cho rõ những lời người bên kia đang muốn nói gì. Tại sao một số người đến nhà thờ ra về thấy lời Chúa thấm thía, có hữu ích; nhưng một số khác ra về chẳng thấy có ích lợi gì hết, thấy mất thì giờ thêm, thường là tùy thuộc vào tấm lòng bên trong của mỗi người đến đã sẵn sàng chú ý như thế nào, khi chúng ta vào ngồi nghe lời Chúa giảng. Nếu chúng ta đến đây, trong tâm trí còn vấn vương những lo lắng, phiền muộn, nhiều chuyện ngoài đời khác, thì đương nhiên khó có thể nghe rõ được lời Chúa muốn nói gì cho chính mình? Ngược lại nếu chúng ta chịu gạt bỏ mọi chi phối, tỉnh táo chăm chú nghe, thì sẽ gặt hái nhiều kết quả hữu ích, vì lời Chúa sẽ xuyên thủng qua lỗ tai, mà thấm vào lòng mình.

 

          3) Nghệ thuật nghe không phải chỉ nghe những lời nói, hay những chữ phát xuất ra từ miệng của người bên kia thôi, nhưng còn phải "nghe" cả tâm tư bên trong lòng của người kia thật sự đang muốn nói gì, qua cử chỉ bên ngoài của họ? Người vợ nói dọng than thở “Trời mưa rồi!" thì không phải chỉ là điều thực tế trời đang mưa thôi; Nhưng trên gương mặt vợ mình có cảm giác buồn hay lo lắng khi trời đổ mưa, vì mưa gây trở ngại cho vợ mình không đi chợ mua sắm đồ ăn để nấu ăn cho gia đình được. Trong lúc vợ đang nấu cơm, ông chồng noí lớn tiếng: “Anh ra phố mua cái này 1 chút," là vì thật sự muốn nói: "Cơm sắp xong chưa" để ỗng ăn cho lẹ, rồi còn phải ra phố mua đồ nữa.

 

          4) Muốn nghe cho rõ, chúng ta cũng cần có sự kiên nhẫn để nghe, để hiểu, đừng vội vã nói. Châm Ngôn 18:13(To answer before listening that is folly and shame.) "Trả lời trước khi nghe, ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm vậy." Chuyện về một người chồng đi làm về bước vào nhà chỉ hỏi: “Em ơi! tối nay mình ăn món gì?” Thì bà vợ nổi sùng lên ắt tiếng nói ngay: “Bộ anh chê tôi là người lười biếng không biết chăm sóc lo nấu ăn cho gia đình sao mà hỏi?”  Một tánh xấu chúng ta cần tránh đó là đừng có hay cắt ngang khi người khác đang nói, làm cho người bên kia đâm ra bực mình. Nghe chưa xong đầu đuôi câu chuyện là đã cắt ngang, đưa ý kiến phê bình ngay, làm tổn thương mối liên hệ. Một bà vợ cứ dục ông chồng kể một câu chuyện mà bà cho là rất hay mỗi khi bạn bè đến thăm; nhưng khi ông chồng kể thì bà cứ cắt ngang, xía vào để thêm bớt vào câu chuyện, đôi khi còn chê chồng mình nói không chính xác. Kiên nhẫn mãi đến lúc chịu không được nữa, ông chồng nổi nóng la lên: "Thì bà kể hết đi!" và rồi từ đó mối liên hệ bị xức mẻ; Người chồng không bao giờ muốn kể một câu chuyện gì nữa cho ai nghe từ ngày đó trở đi.

 

 

III. Tập Chậm Nói

 

          Sau khi “mau nghe” rồi thì bây giờ tập “chậm nói.”

 

          1) Điều thứ nhất về lời nói đó là chúng ta phải ý thức là không phải lời nói có thể gây tai hại lớn và có ảnh hưởng lâu dài mà thôi, nhưng là khi đã nói ra rồi thì không lấy lại được nữa. Câu chuyện một người đàn bà ưa có tính noí xấu những người khác trong Hội Thánh, đến với một vị Mục Sư xin giúp đỡ sửa đổi. Ông MS nói ngày mai bà đi ra chợ mua một cái gối lông, rồi lấy những cái lông trong gối đó ra và đi rải khắp các đường phố, rồi mai trở lại đây. Hôm sau bà trở lại thì vị MS nói: “Hôm nay tôi muốn bà đi trở lại những con đường đó, để tìm và thâu lại tất cả những cái lông của cái gối đó.” Người phụ nữ trả lời: "Làm sao được MS?" thì vị MS trả lời: “Những lời nói xấu cũng có ảnh hưởng giống như như vậy; khi đã noí ra rồi thì làm sao lấy lại được, nên bà nên cẩn thận suy nghĩ cho chính chắn từ đây, trước khi nói xấu người khác!”

 

          2) Phải có tinh thần chậm nói để có thì giờ tự xét coi những điều mình sắp muốn nói có đáng không?

 

          a) Lời tôi sắp nói có thật không, hay chỉ là sự phóng đại của mình, thêm nước mắm hôi hám? Lời mình nói có phải là sự thật không, hay chỉ là những tin đồn (rumor), những ý kiến phê bình của người khác, mà mình chưa nghe trực tiếp rõ đầu đuôi câu chuyện có thật như vậy không mà đã muốn nói ra rồi. Trở ngại lớn trong việc nói lời dại dột là vì nhiều khi mình chỉ nghe có một chiều, chỉ biết có một phía và lẽ thật bị che đậy hết ½, rồi khi mình nói ra những lời hớ, thiếu khôn ngoan, có khi làm tổn hại thêm hạnh phúc của người khác, để rồi người ta đánh gía trị mình chì là một người dại dột mà thôi, vì không biết hết lẽ thật mà đã nói. Nếu suy xét kỹ và nghĩ lời mình sắp nói chưa rõ là lẽ thật thì đừng nói là hay nhất.

 

          b) Lời tôi sắp muốn nói ra có cần thiết không? Trở ngại của nhiều người chưa định đoán được giữa những chuyện nào là chuyện riêng tư của người khác cần phải giữ kín, và chuyện nào là chuyện chung nên chia xẻ. Có những chuyện riêng tư của người khác, hay gia đình của họ mình không nên xen vào, không cần thiết nói cho những người khác biết đến thì là điều hay hơn. Có những chuyện riêng của một người khác, không có liên hệ gì đến mình, đến gia đình mình mà mình đã nghe thì cũng không cần thiết phải nói cho những người khác biết, để chỉ làm cho họ nhức đầu thêm mà thôi? Và để không bị người khác phê bình mình là người “nhiều chuyện.” Lời tôi sắp nói này liên hệ đến ai, và người mà tôi muốn chia xẻ những điều này có cần thiết để họ nghe không? Nếu cần thiết thì hãy chia xẻ, còn nếu không có liên hệ với họ thì đừng nói là hay nhất.

 

          c) Lời tôi muốn nói có giúp ích xây dựng chi không? Hay sẽ làm thiệt hại một người nào khác? Êphêsô 4:29(Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.) “chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.” Có là những lời lành không? Con cái Chúa phải hết sức tránh nói xấu là những lời không có lành, tránh nói sau lưng người khác, dệt thêm chuyện, suy diễn thêm ý kiến của mình để làm tổn hại danh dự của nhau, nhất là làm tổn thương danh dự của những người lãnh đạo. Con cái Chúa phải tránh nói hai lời, đừng dùng hai ý, tiếng Việt gọi là “nói móc, hay xuyên tạc” dùng những lời văn chương, những chữ đẹp, lý do tự nghĩ là chính đáng, nhưng mục đích là để làm tổn hại danh dự của người khác. Đừng bao giờ quên Chúa biết rõ mỗi tấm lòng của mọi người, cho nên chúng ta phải luôn tự xét lời nói của mình, và tự trả lời thành thật là lời tôi muốn nói có thật mục đích là để xây dựng người nghe không?   

 

          d) Lời tôi sắp nói có bày tỏ sự tử tế không, vì tôi là con cái của Chúa nhơn từ? Hay nói cách khác lời nói có ân huệ theo sau không? Lời nói có ân huệ là lời có năng lực “heal,” nghĩa là chữa lành gì không? Châm Ngôn 12:18(The words of the reckless pierce like swords, but the tongue of the wise brings healing.) “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.” chứ không có chứa “chất độc giết chết” như sứ đồ Giacơ đã nói. Vợ đi chợ nói mệt quá, ông chồng trả lời: "Đi chợ mà cũng than mệt, có phải đào đất bửa củi gì đâu mà mệt!" Ông chồng cố gắng thi lái xe đến lần thứ 3 mới đậu và vội vã về nhà khoe với vợ; vợ nghe xong noí: "Ồ! thi chuyện lái xe dễ ợt, ai thi mà hổng đậu đâu? Làm cụt hứng ông chồng từ đó chẳng muốn tâm sự gì với vợ nữa. Nếu nghe một người nói mà thấy không như lẽ thật trọn vẹn, không cần thiết cho mình, hay chẳng xây dựng chi hết, thì hay nhất cũng không nên nghe, để khỏi bị kéo vào tội nói xấu người khác.

 

          e) Tự xét xem lời nói của mình có giúp hàn gắn lại hạnh phúc không? Chữa lành sự xức mẻ, xây cất lại tổ ấm không, trám những lỗ hở, làm lành vết thương, hay có làm nguôi cơn giận không? Châm Ngôn 15:1(A gentle answer turns away wrath, but a harsh word stirs up anger.) “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” Lời nói có “build up” xây dựng thêm sức mạnh, sự khích lệ cho những người nghe không? Châm Ngôn 16:24(Gracious words are a honeycomb, sweet to the soul and healing to the bones.) “Lời lành giống như tàng ong, Ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt.” Lời nói của mình có phản ảnh Chúa Giê-xu của mình không, hay vẫn còn là những lời của con người cũ, chưa được thay đổi và biến hóa. Nếu là Chúa Giê-xu ở giữa hoàn cảnh đó thì tự xét coi mình có sẽ nói điều đó, với thái độ đó không?

 

          f) Cẩn thận cách mình dùng những chữ, những câu, xem coi có cần thay đổi/điều chỉnh gì không? Chẳng hạn như chữ “xấu” nghĩa là “không tốt;” nhưng chữ “không tốt” dùng tốt hơn là chữ “xấu.” Sự khác biệt giữa những chữ mình dùng như là “bọn đó,” và “người đó.” Sự khác biệt giữa “thằng, mày và tao, cái con đó” và chữ “anh chị em.” Chia xẻ tiến trình soạn một bài giảng; Bắt đầu bằng sự cầu nguyện và sự cảm động của Thánh Linh. Tìm câu hay đoạn Kinh Thánh gốc làm nền tảng. Soạn kỹ những điểm chính và xếp đặt theo thứ tự (logically), đầu đuôi câu chuyện cho dễ hiểu. Cộng vào những chi tiết, lời gỉai thích, thí dụ, kinh nghiệm cá nhân, câu truyện. Không thiếu việc cuối cùng luôn thường làm đó là xem đi xem lại và tự hỏi có những chữ nào cần đổi không, có những phần nào thừa dài dòng, không mấy là liên hệ, cần bỏ đi, hay để dành cho lúc khác không, để cho lời giải thích gọn gàng và dễ hiểu, vì nói nhiều không có nghĩa là hay.

 

 

IV. Chúa làm Chủ Tấm Lòng

 

          Muốn nói lời khôn ngoan, chúng ta cần phải hiểu nền tảng/cội rễ để có thể nói những lời nói khôn ngoan chính là từ ở trong đáy lòng bên trong của một người đang chứa những gì. Chính Chúa Giê-xu đã phán gì trong Mathiơ 15:19(For out of the heart come evil thoughts—murder, adultery, sexual immorality, theft, false testimony, slander.) “Vì từ trong lòng sinh ra những tư tưởng gian ác, sát nhân, ngoại tình, gian dâm, trộm cắp, chứng gian, phỉ báng.” Những hành động, lời nói bên ngoài chỉ là “trái” mọc ra từ cái rễ trong lòng của một người.

 

          1) Điều căn bản ở đây đó là nói được những lời khôn ngoan hay không tùy thuộc vào chúng ta đang chứa gì trong lòng của mình, những điều tốt lành hay những lý thuyết của trần tục. Giacơ 3:11-12 - nhắc chúng ta điều gì tương tự? (Can both fresh water and salt water flow from the same spring? 12 My brothers and sisters, can a fig tree bear olives, or a grapevine bear figs? Neither can a salt spring produce fresh water.) “Có lẽ nào một cái suối kia, đồng một mạch mà ra cả nước ngọt và nước đắng sao? Hỡi anh em, cây vả có ra trái ô-li-ve được, cây nho có ra trái vả được chăng? Mạch nước mặn cũng không có thể chảy ra nước ngọt được nữa.” Suối ra nước mặn hay ngọt là tùy ở cái nguồn của nó, thì miệng của một người nói ra lời có thật, có cần thiết, có xây dựng, có tử tể, có khôn ngoan hay không là tùy ở tấm lòng bên trong của người đó đang chứa gì. Có thể nào một người trong lòng chứa đầy những điều dâm dục, vì thường vào xem những hình ảnh ô dâm trong Internet có thể nói lời thánh sạch được không? Có thể nào một người trong lòng đang chứa đầy những sự ganh tị, ganh ghét, cay đắng, để bị chạm tự ái có thể nói được những lời xây dựng, có ích cho người khác không?

 

          2) Muốn nói lời khôn ngoan thì lòng bên trong phải chứa những điều tốt lành, một trong những điều đó mà Kinh Thánh nói là sự trí thức. Trong 1 Côr. 12:8 có chép – “Vả, người nầy nhờ Đức Thánh Linh, được lời nói khôn ngoan; kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy, cũng được lời nói có tri thức.” (To one there is given through the Spirit the message of wisdom, to another the message of knowledge by means of the same Spirit…) Trí trức đây là sự hiểu biết (knowledge); Sự hiểu biết này đến từ đâu? Một người cơ đốc có trí thức để nói lời khôn ngoan là có sự hiểu biết về Chúa, qua lời của Ngài, và từ đó biết "kính sợ Chúa" mà cẩn thận trong lời nói của mình. Châm Ngôn 10:10 chép gì về sự liên hệ giữa sự kính sợ Chúa và sự khôn ngoan? – (The fear of the LORD is the beginning of wisdom.) "Sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu của sự khôn ngoan." Sự khôn ngoan đây không phải là sự hiểu biết, trí thức theo thế gian, những chủ nghĩa, triết lý, suy luận, những hệ thống hay tiêu chuẩn của trần tục này; Nhưng trí thức để nói những lời khôn ngoan dựa theo những lời giáo huấn của Chúa dạy, tìm được ở trong Thánh Kinh. Vì vậy mà mỗi con cái Chúa phải luôn có đời sống tâm linh mạnh mẽ, có mối liên hệ mật thiết với Chúa Giê-xu mỗi ngày, trong vấn đề học lời Chúa và cầu nguyện riêng và chung.

 

          Điều đáng buồn khi thấy có những người đi nhóm khá thường xuyên, nhưng đời sống vẫn còn nói những lời và sự suy nghĩ theo thói tục của người thế gian. Tại sao vậy? Thiết nghĩ lý do là vì những lời giáo huấn của Chúa họ nghe đó, nhưng chưa thấm vào lòng, cho nên “nguồn nước” vẫn tuôn chảy ra nước mặn, chưa có được biến thành nước ngọt. Lý do lời Chúa chưa thấm là vì trong lòng của họ còn đầy dẫy những thói tục của thế gian mà chưa bằng lòng để Chúa Thánh Linh quét sạch đi, cho nên trên đầu vẫn có thể nghe lời Chúa mỗi tuần, nhưng trong nếp sống hằng ngày vẫn còn làm theo thế gian, vì trong lòng còn chứa những điều của thế gian, không còn chỗ nào cho lẽ thật của lời Chúa vào, để từ đó mới có thể sanh ra hành động tốt được.

 

          Tôi rất thường nhấn mạnh rất nhiều về sự tĩnh tâm cầu nguyện mỗi Chúa Nhật lúc 8:00 giờ sáng. Tôi thường nhắc đây là thì giờ rất quan trọng cho riêng mỗi con cái Chúa phải đến sớm sửa soạn tấm lòng để thờ phượng Chúa, bằng cách trước hết xin Chúa dọn sạch tấm lòng bên trong của mình khỏi những điều của thế gian qua sự tự xét, ăn năn và xưng tội trước. Vì nếu lòng chưa được sạch, còn đầy dẫy những điều thuộc của thế gian, thì khi vào các lớp trường Chúa Nhật hay buổi nhóm, liệu lời Chúa có thấm vào lòng được không, khi trong lòng đó vẫn còn có đầy những điều của trần tục, chưa được dọn sạch, không còn chỗ nữa. Vì vậy có một số tín hữu đi nhà thờ nhiều lần, nhưng vẫn có sự suy nghĩ, lời nói và hành động theo thói tục của trần thế này, chưa có sự biến đổi. Chẳng hạn như chúng ta tìm bạn không theo như lời Chúa hướng dẫn, nhưng “mắt thấy thì mê ngay.” Chúng ta đi tham dự những cuộc vui chơi mà không tự xét xem lời của Chúa dạy gì? Chúng ta làm ăn bất lương vì thấy đám đông thường làm, thay vì tự xét xem Chúa có cho phép không? Chúng ta vẫn cứ nói những lời cay nghiệt, vì lòng chúng ta vẫn còn chứa sự cay đắng, một quá khứ đau thương, không tha thứ một người nào đó được. Chúng ta thường lấy “excuses” 8:00 sớm quá, nhưng 5 ngày mỗi tuần chúng ta có thể có mặt ở sở làm đúng 7:00 giờ. Có phải đây là sự suy nghĩ chúng ta cần phải bỏ đi trong lòng mình không? Nếu 8:00 giờ sáng là trở ngại đến đây thì quí vị cố gắng thức dậy sớm và sửa soạn ở ngay nhà mình, riêng cho mình, trước khi đến nhà thờ là điều tốt có thể làm được không?

 

          Có một quảng cáo của DirectTV hay đó là “Get Rid the Cable” nói về một chàng thanh niên gắn Cable, nhưng vì Cable hay bị hư, mất đài, làm cho anh không có xem TV được. Thế là anh phải đi tìm những chuyện khác để làm, và rồi rớt vào những hoàn cảnh xui xẻo, khó khăn khác. Điểm ở đây là thúc dục người ta đừng gắn Cable nữa vì không đáng tin cậy, nhưng hãy mắc DirectTV.  Cũng vậy, chúng ta phải biết “Get Rid” từ bỏ đi những điều trần tục ở trong lòng mình trước tiên, và rồi nhờ cậy Chúa Thánh Linh và lời Kinh Thánh hướng dẫn để biết nói lời khôn ngoan có ân huệ theo sau.

 

          Chúng ta đã nghe, đã hiểu, bây giờ chỉ còn một điều nữa là hãy ra về tập làm theo lời Chúa dạy. Chính sứ đồ Giacơ là người đã dạy dỗ về sự ảnh hưởng của lời nói cũng đã khuyên trong Giacơ 1:22-25(Do not merely listen to the word, and so deceive yourselves. Do what it says. 23 Anyone who listens to the word but does not do what it says is like someone who looks at his face in a mirror 24 and, after looking at himself, goes away and immediately forgets what he looks like. 25 But whoever looks intently into the perfect law that gives freedom, and continues in it—not forgetting what they have heard, but doing it—they will be blessed in what they do.) “Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình. 23 Vì, nếu có kẻ nghe lời mà không làm theo thì khác nào người kia soi mặt mình trong gương, 24 thấy rồi thì đi, liền quên mặt ra thể nào. 25 Nhưng kẻ nào xét kĩ luật pháp trọn vẹn, là luật pháp về sự tự do, lại bền lòng suy gẫm lấy, chẳng phải nghe rồi quên đi, nhưng hết lòng giữ theo phép tắc nó, thì kẻ đó sẽ tìm được phước trong sự mình vâng lời.” Nguyện xin Chúa chúc phước mỗi người chúng ta, y như lượng chúng ta sẽ làm theo lời Chúa dạy.

 


-------------  Lời Mời Gọi:

 

          Không phải sứ đồ Giacơ dạy dỗ thôi, nhưng kể cả tác gỉa của Châm Ngôn 18:21 là vị vua khôn ngoan tên Salômôn, cũng nhấn mạnh về sự ảnh hưởng kinh khủng của lời nói như sau: (The tongue has the power of life and death, and those who love it will eat its fruit.)Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó.” Có thể nói hạnh phúc của một gia đình, của một Hội Thánh Chúa, sống hay chết là lệ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta đối đáp với nhau bằng lời nói như thế nào; cho nên mỗi người chúng ta phải tập luôn nói lời khôn ngoan.

 

          Tôi ước mơ mọi gia đình được hạnh phúc và Hội Thánh được an lành. Chúng ta cũng hiểu điều đó tùy thuộc rất nhiều vào cách chúng ta đối đáp với nhau như thế nào không? Lời Chúa dạy, lời nói của chúng ta đối đáp với nhau phải có ân huệ đi theo sau vậy thì phải cẩn thận và tự xét xem: Những lời chúng ta nói có thật không? Có cần thiết không? Có xây dựng ai không? Có bày tỏ sự tử tế nhân từ của Chúa chúng ta không? Ngày nay có những tiện nghi phương tiện như facebook, e-mails, Twiter, texting, chúng ta có đang khôn ngoan xử dụng không, hay là dễ làm cho chúng ta nói ra những lời dại dột, cay đắng, nói xấu, làm xích mích, gây đổ vỡ?

 

          Noí được lời khôn ngoan hay không tùy thuộc vào tấm lòng của chúng ta đang chứa những gì. Có đầy những điều thuộc thế gian trần tục này mà cần Chúa Thánh Linh “get rid” không? Vì nếu không thì lời Chúa bạn nghe ngay bây giờ sẽ không còn chỗ thấm vào lòng và hướng dẫn bạn nói được lời khôn ngoan. Có sẽ bằng lòng để Chúa Thánh Linh lấy ra khỏi lòng của mình những điều thuộc của thế gian và thế vào đó lời lẽ thật của Chúa không? Có sẵn sàng thành thật để Chúa Thánh Linh làm Chủ tấm lòng của mình không bằng cách tập có một đời sống thường xuyên cầu nguyện và học lời Chúa mỗi ngày, chứ không phải chỉ đến đây mỗi tuần một lần mà thôi. Chúa Thánh Linh làm Chủ, lời Chúa hướng dẫn chúng ta thì chắc chắn chúng ta sẽ nói được những lời khôn ngoan; và khi đối đáp với nhau bằng những lời khôn ngoan, có ân huệ theo sau, thì chắc chắn hạnh phúc sẽ được xây dựng và duy trì; khi có hạnh phúc thì chúng ta dễ hiệp nhất để hầu việc Chúa; khi hiệp nhất hầu việc Chúa thì Ngài cộng thêm người vào Hội Thánh; thêm người vào Hội Thánh thì danh Chúa được sáng và nước Ngài được mau đến. Như vậy chúng ta có muốn danh Chúa được sáng không? Hãy đầu phục Chúa Thánh Linh ngay hôm nay! Hãy cầu nguyện ăn năn vì tự xét thấy mình đang mang những “vũ khí” nguy hiểm, có thể làm hại những người khác qua những lời nói thiếu khôn ngoan; nay dâng cho Chúa và xin Ngài thế vào đó những lời nói có ân huệ, cần thiết, xây dựng, tử tế, chúc phước và giúp ích cho mọi người nghe.


 

 

 

Speaking Words Full of Grace

(Colossians 4:6)

 

The apostle James reminded us that the tongue can have great impacts on our relationships. He compared its power liked a small park that could burn down a forest. As Christians, we all need to learn how to speak words full of grace. The first step is that we must learn to be quick to listen. Try to avoid the defensive or stereotype listening attitudes. Remove all distractions so you can focus when listening to others. We must be patient to listen, pay attention even to their body languages. The second step is slow to speak, having enough time to self evaluate your words and motive. Check to see if your words are true, necessary, beneficial, and kind? Check to see if your words have the power to heal, to build up, to strengthen, or to encourage? Jesus taught that the words we speak out come from the root of our inner heart. So depending on what we accumulate inside the heart, our words can be full of grace or deadly poison. To speak words full of grace, we need first to get rid the worldly standards in our heart and to make room for the truths of God through daily devotion and Bible study. Secondly, allow the Holy Spirit to take completely control of our life. We should repent by willing to give up all the “weapons” of the tongue that we have been used to damage others. We should ask the Holy Spirit to put in our tongues words full of grace, in order to live a life of blessings to others. Just do it!