Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 4

Liều Bước Theo Chúa Giê-xu

(Risking to Follow Jesus)

Mathiơ 16:24

www.vietnamesehope.org

 

Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo Ta,

thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.”

(Then Jesus said to his disciples, “Whoever wants to be my disciple must deny themselves

and take up their cross and follow me.”)

 

 

Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền văn minh của điện toán, của hệ thống Internet phát triển và tiến bộ nhanh chóng tột đỉnh, không thể tưởng tượng được. Ngày nay người ta có thể dùng máy Iphone, Ipad chụp một tấm ảnh ở bất cứ chỗ nào và gởi đến cho một người khác ở thật xa trong tíc tắc, hay tải xuống hệ thống Internet cho cả thế giới xem. Nếu chúng ta không chịu tìm hiểu, học hỏi để biết xử dụng những sự văn minh tân tiến này, thì dễ làm cho chúng ta giống như bị thụt lùi và thua kém.  Còn về phương diện thuộc linh của đạo thì sao? Nếu Hội Thánh Chúa không luôn tăng trưởng đều đặn, trong khi những triết lý của thế gian, của các tà gíao cứ phát triển/phổ biến mạnh mẽ xung quanh chúng ta, thì đạo của Chúa cũng sẽ càng ngày bị thụt lùi và thu nhỏ lại. Như vậy câu hỏi đó là bí quyết ở đâu, để giúp Hội Thánh của Chúa luôn được phát triển đều đặn đây trong thế gian này? Tôi tin rằng trung tâm điểm để giúp Hội Thánh phát triển đều đặn là ở trong hai điều căn bản sau:

 

1) Công việc truyền giáo rộng rãi cho “đến cùng trái đất,” và

 

2) Mục vụ môn đồ hoá (discipleship).

 

Cả hai điều này được chính Chúa Giê-xu tóm tắt qua chính đại mạng lệnh của Ngài trước khi Chúa thăng thiên về trời, có chép trong Mathiơ 28:19-20 như sau: (Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, 20 and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.) “Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-tem cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.” [Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. BDM] Rõ ràng chữ “muôn dân” nghĩa là mục tiêu của mạng lệnh môn đồ hóa phải đến cho tất cả mọi người trên thế giới; còn động từ “dạy họ giữ hết cả mọi điều Chúa đã truyền” giải thích nếp sống của những môn đồ của Chúa phải sống như thế nào. Nếu quan xát thì thấy nhiều Hội Thánh lúc mới thành lập rất đông người, vì đầy những năng lực mới/người mới, nhưng theo thời gian bị thu nhỏ lại, có khi dẫn đến giai đoạn “đóng cửa,” và một trong những lý do là vì những vị lãnh đạo đã lãng quên hay bỏ qua công việc môn đồ hóa. Ma quỉ rất khôn ngoan, nó cũng “thấu hiểu” bí quyết này, cho nên nó sẽ cám dỗ con cái Chúa, nhất là những vị lãnh đạo, bị lo ra trong nhiều những điều khác, những chương trình “giải trí/thông công/hội họp,” để không còn chú tâm, đặt ưu tiên đến mục vụ môn đồ hóa.  Điều căn bản chúng ta phải hiểu về mục vụ môn đồ hóa đó là Chúa Giê-xu không chỉ muốn cứu chúng ta mà thôi, nhưng Ngài muốn chúng ta trở thành môn đồ của Ngài, vì Chúa biết đây là điều kiện để cho Hội Thánh có thể đạt được mục tiêu của đại sứ mạng truyền giáo.

 

Có lẽ điều trước tiên đó là chúng ta phải biết phân biệt rõ sự khác biệt giữa chữ “môn đồ” và ”tín hữu” là gì?

 

1) Chữ “tín hữu” là danh từ chung chỉ nói đến những người có (“hữu”) đức tin nơi Chúa Giê-xu; tiếng Anh dịch ra là "believers." Một người tín hữu sau khi tin Chúa và nhận lễ Báptêm, đây chỉ là sự bắt đầu của cuộc hành trình trở nên môn đồ của Chúa, chứ không phải là cuối cùng, kết thúc của cuộc đời của những người tin Chúa. Có rất nhiều tín hữu đã tin Chúa và tự nghĩ rằng "như vậy là xong rồi," không cần phải làm chi nữa, chỉ mỗi tuần đi nhóm vài tiếng đồng hồ, và bây giờ chỉ sống chờ đợi một ngày Chúa Giê-xu trở lại rước mình vào nước thiên đàng. Và vì có sự suy nghĩ hẹp hòi như vậy mà đời sống tâm linh chưa được tăng trưởng, chưa sanh trái đúng mức cho Chúa, và nhất là chưa kinh nghiệm ơn phước được làm môn đồ của Ngài. Trong Kinh Thánh 1 Phiêrơ 2:2 có so sánh tình trạng của những kẻ mới tin Chúa giống như hình ảnh của một em bé, một đứa trẻ, chưa ăn được đồ cứng, chỉ uống sữa mà thôi, còn cần nhiều sự chăm sóc, nuông chìu; nhưng em bé thuộc linh này không thể nào cứ còn ở trong trạng thái đó hoài được, phải được tăng trưởng lớn lên cho đến ngày có thể tự túc lo lấy cho mình, giúp đỡ những người khác nữa, và có "hữu dụng" (ích lợi) cho nước của Đức Chúa Trời.

 

2) Chúa Giê-xu không chỉ muốn chúng ta là những tín hữu mà thôi; nhưng Ngài còn muốn mỗi chúng ta được lớn lên, tăng trưởng, trở thành những môn đồ của Ngài, và đây là đề tài cho những loạt bài giảng tới đây mà tôi được cảm động để chia xẻ với anh chị em. Chúa Giê-xu dạy gì về một môn đồ thật của Ngài trong Mathiơ 16:24? (Whoever wants to be my disciple must deny themselves and take up their cross and follow me.) “Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo Ta, thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.” Chú ý chúng ta sẽ thấy có ba bước chính trong cuộc hành trình của một người từ một tín hữu trở nên môn đồ của Chúa Giê-xu: 1) Liều mình (deny self), 2) vác thập tự gía của mình (carry your cross), và 3) đi theo Chúa Giê-xu (follow Christ). Sáng nay chúng ta suy gẫm về bước đầu tiên đó là liều mình để bước đi theo Chúa nghĩa là sao.

 

 

I. Liều Lĩnh

 

Thế nào là đánh liều làm một điều gì?

 

1) Theo phương diện thương mại thì ai trong chúng ta cũng hiểu nhiều người dám “liều” bỏ một số vốn ra, mở tiệm kinh doanh để mong được giàu có hơn, và chúng ta gọi loại người này là những người “có gan làm giàu.” Tuy rằng chưa chắc sẽ thành công, nhưng họ dám liều bỏ ra một số tiền lớn ra trước, để mong gặt hái được một số lời lại, trong tương lai.

 

2) Về phương diện cờ bạc, mua vé số cũng vậy, có biết bao nhiêu người đi vào các sòng bài, dám liều bỏ tiền ra chơi, để chỉ mong may ra mình trúng ván hay trúng số thì giàu có nhanh chóng biết mấy, khỏi phải mỗi ngày thức dậy đi làm nữa. Mặc dầu đây là điều họ bị lừa, nhưng không ai đi mua vé số hay vào sòng bài mà biết chắc và thấy trước mình sẽ mất tiền của, mà cứ vẫn làm phải không?

 

3) Thật ra mỗi người chúng ta sống mỗi ngày cũng liều lĩnh làm nhiều điều, chẳng hạn như vấn đề lái xe mỗi ngày đi làm là một việc liều lĩnh, vì tai nạn xe cộ có thể xảy ra cho chúng ta bất cứ lúc nào, không ai dám nói rằng mình sẽ không bao giờ bị đụng xe. Nhiều khi mình lái xe cẩn thận, nhưng người lái bên cạnh thì cẩu thả, thì mình cũng chẳng may bị lây tai nạn. Mặc dầu ý thức điều này, nhưng ai trong chúng ta cũng liều lái xe mỗi ngày, vì tự nghĩ cái may rủi nó không có đáng cho bằng, việc mình cần phải lái xe đi làm để có tiền sinh sống.

 

Nói tóm lại, lý do chúng ta dám liều làm mọi việc là vì chúng ta nghĩ rằng kết quả của sự liều lĩnh đó sẽ có lợi hơn là cái vốn đã bỏ ra, còn không thì liều làm chi; nếu không có “chance” để kiếm lợi hơn mà vẫn cứ làm thì là một người dại dột sao? Phải có gì lợi mình mới dám liều chứ, phải không? Chúa Giê-xu kêu gọi ai muốn làm môn đồ của Ngài thì phải liều mình. Như vậy có nghĩa là trước hết mình phải hiểu sự liều mình theo Chúa Giê-xu có lợi gì hơn, thì mình mới dám liều, phải không? Vô số người tín hữu chưa trở thành môn đồ của Chúa vì họ chưa hiểu rõ đi theo Chúa Giê-xu liều mình thì được cái gì, cho nên chưa dám làm.

 

Thử hỏi tôi tin Chúa Giê-xu thì được những gì?

 

1) Được sự tha tội. Trong Êphêsô 1:7(In him we have redemption through his blood, the forgiveness of sins, in accordance with the riches of God’s grace) “Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài.” Thống kê tổng quát cho số đông những người đã tin Chúa, lý do số một mà người ta đến tin nhận Chúa Giê-xu vì họ hiểu được Chúa Giê-xu là Đấng duy nhất có quyền tha tội cho mình, mà không có chủ giáo nào dám tuyên bố như vậy. Kinh Thánh nói rõ Chúa Giê-xu đến trần gian với mục đích là để cứu kẻ có tội. Bạn chưa thật sự nhận thức mình là một kẻ tội nhân thì bạn sẽ không bao giờ thật được Chúa cứu.

 

2) Nhận được phần thưởng của sự sống đời đời trên nước thiên đàng một ngày. Trong Hêbêrơ 11 đề cập đến rất nhiều những vị anh hùng của đức tin, họ đã bằng lòng hy sinh cả đến mạng sống của mình chết cho đức tin, tại sao vậy? Hêbêrơ 11:16(Instead, they were longing for a better country—a heavenly one. Therefore God is not ashamed to be called their God, for he has prepared a city for them.) “nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành.” Nếu sẽ không nhận được một quê hương tốt hơn là nước thiên đàng thì ai dại gì mà liều tin Chúa làm chi?

 

3) Được kinh nghiệm một đời sống mới, thoát khỏi những xiềng xích/quyền lực vô hình của tội lỗi; nhưng thế vào là một đời sống có ý nghĩa. Galati 5:1(It is for freedom that Christ has set us free. Stand firm, then, and do not let yourselves be burdened again by a yoke of slavery.) “Đấng Christ đã buông tha chúng ta cho được tự do; vậy hãy đứng vững, chớ lại để mình dưới ách tôi mọi nữa.” Ngày nay những kẻ tin Chúa có quyền năng để nói với những cám dỗ của ma quỉ: “Mày đi ra khỏi ta, vì mày không còn quyền lực sai khiến ta được nữa.”

 

4) Một đời sống mới sanh trái là những đức hạnh đẹp và có ích lợi cho mọi người. Vì nay có Đức Thánh Linh ở trong mình và Ngài trồng những trái mới có chép trong Galati 5:22(But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, forbearance, kindness, goodness, faithfulness, 23 gentleness and self-control.) “trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ.” Những điều này tốt hơn là việc say sưa “cho chó ăn chè,” tranh cãi, hờn giận, thù ghét, ganh tị…

 

Thật ra ai tin Chúa Giê-xu cũng đều và sẽ được những điều này; Nhưng ai làm môn đồ của Chúa còn sẽ “nếm” được tối thiểu một điều quí gía hơn nữa, đó là được “thông biết” rõ Chúa nhiều hơn qua mối liên hệ mật thiết với Ngài. Tại sao Chúa Giê-xu không đến thế gian trong vòng một vài ngày, gôm một số những người đàn ông lại, dạy họ một lớp cấp tốc truyền giáo và rồi chào tạm biệt; nhưng lại phán “Hãy theo Ta,” và họ đi cùng với Chúa suốt 3½ năm; vì Chúa muốn họ thật thông biết Ngài để làm môn đồ của Chúa. Loài người sống không phải chỉ cần vật chất “miếng cơm manh áo” mà thôi, nhưng chúng ta hết thảy cần có những mối liên hệ mật thiết với nhau. Về phương diện thuộc linh cũng vậy, trong tấm lòng của loài người chúng ta có những khoãng trống vô hình mà không thể lắp đầy được; nhưng chỉ có một thứ làm thỏa mãn/lấp đầy được mà thôi, đó là mối liên hệ với Chúa, Đấng Tạo Hoá qua Cứu Chúa Giê-xu, Con Ngài. Có biết bao nhiêu người nổi tiếng đã tìm mọi cách như là thuốc phiện, sự nổi tiếng, tiền bạc như ca sĩ Michael Jacson, Elvis Presley, Whitney Houston… nhưng không lắp đầy được, không thỏa mãn được những khoãng trống; ngược lại họ càng bị rớt vào sự nghiện ngập phá hủy cuộc đời của mình, vì chỉ có mối liên hệ với Chúa mới có thể làm thỏa mãn/lắp đầy được những khoãng trống trong tâm hồn của mình. Con người chúng ta đã được dựng nên giống hình ảnh của Đức Chúa Trời và có sanh khí của Ngài thì chỉ có một mình Chúa mới thoả mãn, lấp đầy được những khoãng trống, những cái “lỗ hổng” trong lòng của chúng ta.

 

Chúng ta dám liều mình làm môn đồ của Cứu Chúa Giê-xu, đi theo Ngài vì chúng ta muốn kinh nghiệm một điều rất quí gía, có lợi hơn là tất cả những thứ ở trên đời, thỏa mãn trọn vẹn tâm hồn của mình và đó là một mối liên hệ mật thiết với Chúa. Bài hát “I want to know You” do nhạc sĩ Soniflood là tâm tình của những người thật muốn làm môn đồ của Chúa; Bài có những câu “I want to know You; I want to see Your face; I want to hear You, I want to touch You.”  Suy nghĩ đến những vị anh hùng như Ápbraham, Môise, tiên tri Êli, Samuên, Phaolô được thấy và nói chuyện với Chúa của mình là điều “coolest thing” mà trên đời này không có chi sánh bằng. Nếu anh chị em đã tin nhận Chúa mà không có tâm tình khao khát muốn thông biết Chúa hơn, anh chị em sẽ cứ còn ở trong tình trạng làm tín hữu hoài, đánh mất cơ hội tìm được điều quí gía nhất ở trên đời này để được biết rõ Chúa hơn. Chỉ có ai dám liều đi theo làm môn đồ Chúa Giê-xu thì mới kinh nghiệm được điều quí gía này. Believing Jesus costs you nothing; but becoming a disciple of Jesus costs you everything, because what you get is not cheap; The personal and intimacy relationship with Jesus is precious!

 

 

II. Tự Bỏ

 

Muốn liều thì trước hết phải bằng lòng từ bỏ dần những con đường cũ mình hay đi, vì nhớ điều căn bản này, chúng ta không thể nào cùng bước đi với Chúa mà cùng một lúc bước đi trong con đường riêng của tự dục xác thịt mình được. Theo bản dịch mới của Mathiơ 16:24 rất hay có chép: “Rồi, Đức Giê-xu phán với các môn đệ: "Nếu người nào muốn theo Ta, hãy từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình và theo Ta,” giống nghĩa của bản dịch tiếng Anh là động từ “deny self.” Giống như là một người quyết định bước vào hôn nhân vậy. Khi đã quyết định yêu một người trọn đời thì không thể nào còn dính díu, liên hệ với những người khác được nữa. Bạn không thể nào hứa với một người trọn đời yêu nhau, mà chưa bằng lòng nói với những người khác mình đã từng thích với chữ “goodbye.”  Môn đồ của Chúa không thể nào “đi giẹo 2 bên đường,” không thể nào “nửa đời nửa đạo” được, vì vậy phải là người trước tiên “từ bỏ” lấy chính mình. Thật ra nguyên nghĩa của 2 chữ "môn đồ" nghĩa là những "người đi theo Chúa Giê-xu,” tiếng anh gọi là "the follower of Christ," mang hình ảnh là những người bước đi cùng một con đường, một hướng với Chúa (To be in the same road with Christ). Bạn không thể nào làm môn đồ của Chúa mà vừa theo đạo Ngài, và cùng một lúc theo những triết lý của phật tử, truyền thống thờ lạy người chết, đi nghịch với đường lối Chúa dạy. 

 

Chúng ta khi lớn lên, nếp sống thường hay bị “đóng khung” bởi những truyền thống, phong tục, hay triết lý của thế gian dạy mình phải biết xử xự như thế nào; nhưng khi chúng ta được sanh lại thì phải bằng lòng từ bỏ những khuôn khổ cũ này, những điều nghịch lại với lời dạy của Chúa, thì mới có thể liều mình đi theo làm môn đồ của Chúa được. Trong Rôma 12:2(Do not conform to the pattern of this world, but be transformed by the renewing of your mind. Then you will be able to test and approve what God’s will is—his good, pleasing and perfect will.) “Đừng (bị) rập khuôn (sai khiến) theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời.” Những ai chỉ là tín hữu thì vào nhà thờ nghe đó, nhưng ra khỏi nhà thờ thì vẫn cứ làm theo (bị rập khuông) ý riêng hay ý kiến của đám đông bảo; còn ai làm môn đồ thì nghe đó và khi ra khỏi nhà thờ thì lời Chúa mình đã nghe định đóan cách ăn nết ở, mọi quyết định của mình là gì, vì họ không còn bị rập khuông bởi đời này nữa. Chúng ta nói mình “liều theo Chúa” mà chưa chịu “buông ra” gì hết, những thói quen/phong tục/ truyền thống của mình, những thói tục của con người cũ, để “embrace” (nắm chặt) đường lối của Chúa thì thật chúng ta chưa thật sự là môn đồ của Ngài. Hình ảnh đẹp nhất của sự “buông ra” là chính đời sống của Cứu Chúa Giê-xu có chép trong Philíp 2:6-8 – chép Chúa Giê-xu đã làm gì? (Who, being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; rather, he made himself nothing by taking the very nature of a servant, being made in human likeness. And being found in appearance as a man, he humbled himself by becoming obedient to death— even death on a cross!) “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Con Đức Chúa Trời đã bằng lòng tạm thời “buông ra” sự vinh hiển của mình để trở nên làm người cứu chuộc nhân loại, còn không thì làm sao nhân loại có được con đường cứu chuộc?

 

 

III. Coi Rẻ

 

Muốn “buông ra” thì phải có sự nhận định thuộc linh chính chắn coi rẽ mọi thứ khác hơn là được có mối liên hệ làm môn đồ của Chúa Giê-xu. Chưa coi rẻ một thứ gì, thì chưa có thể nào buông nó ra được. Câu chuyện nghụ ngôn “ăn khế trả vàng.” Trong một gia đình sau khi người cha qua đời thì người anh cả bạc đãi với người em, lấy hết gia tài và đuổi người em đi cho sống trong một cái chòi nhỏ; nhưng bên cạnh nó có cây khế. Mỗi ngày những con chim quạ đến ăn khế và biết ơn muốn đền đáp cho nên mang người em bay qua biển, đến một vùng có nhiều vàng; mỗi lần đến đó người em chỉ lấy vừa đủ vào túi quần, bay trở lại nhà và dùng cho gia đình. Người em trở nên giàu có; người anh ganh tị tìm hiểu và cũng muốn mua lại căn nhà có cây khế. Cũng được những con quạ mang qua vùng có vàng, nhưng người anh thì tham lam đem theo một bao bố lớn để đựng được nhiều vàng, cột vào cổ sợ rớt mất. Khi bay về qua biển thì quá nặng, những con chim không thể mang người anh nữa; nhưng anh nhất định không chịu bỏ bớt vàng ra trong bao bố, cho nên bị rớt xuống biển chết chìm, trong cổ còn đeo bịch vàng lớn, vì chưa chịu buông ra bớt vàng để được sống. Chính Chúa Giê-xu nói gì trong Luca 14:33(In the same way, those of you who do not give up everything you have cannot be my disciples.) “Như vậy, nếu ai trong các ngươi không bỏ mọi sự mình có, thì không được làm môn đồ ta.” Không có nghĩa là vất đi hết, nhưng là xem nhẹ hơn, coi rẻ hơn. Tỉ dụ bạn đang làm homework để thi ngày mai. Bỗng nhiên có người bạn gọi điện thoại đến nói đi dự một birthday party ngay; bạn chọn không tiếp tục học nữa, nhưng đi chơi thì bạn đã coi việc đi dự party quan trọng hơn là việc học hành. Ngược lại, sáng Chúa Nhật bạn sửa sọan đi nhóm thờ phượng. Có một người bạn gọi và nói đi câu cá ngay vì khí hậu rất tốt; bạn quyết định không đi và nói với người bạn mình là hôm nay là Chúa Nhật, ngày tôi thờ phượng Chúa, không đi được, cám ơn; như vậy là bạn coi việc đi câu rẻ hơn sự thờ phượng Chúa.

 

1) Tiểu sử về cuộc đời của nhà lực sĩ chạy đua người Anh tên Eric Liddell trong cuộn phim "the Chariot of fire." Vào năm 1924, Eric đã từ chối không thi chạy đua 200 meter vì cuộc đua xẩy ra trong ngày Chúa Nhật, là ngày anh đi thờ phượng Chúa. Người ta chê trọc anh. Ngày thứ Hai sau đó trong cuộc chạy đua 400 meter, anh đã chiếm được huy chương vàng và phá kỷ luật thế giới. Năm đó nước Anh đã đánh mất thêm một huy chương danh dự, vì Eric Liddell đã không chịu đua trong ngày Thánh. Sau năm đó, Eric đã bỏ nghề nghiệp không chạy đua nữa, nhưng trở thành giáo sĩ bên Trung Hoa. Vài năm sau, ông bị bắt bớ đạo và bị chết trong ngục tù. Có lẽ đối với nhiều người, Eric Liddell là kẻ dại vì danh dự có sẵn mà không với lấy, lại bỏ đi làm chuyện gì đâu không, để rồi chết một cách thật phí uổng đi? Thật sự không phải vậy đâu, Eric đã dám hy sinh chính cả cuộc đời của mình, coi rẽ những huy chương vàng hơn, chỉ để được làm môn đồ của Chúa Giê-xu, là điều quí hơn.

 

2) Cuộc đời của những vị giáo sĩ, không kể hết được mà họ đã hy sinh rất nhiều. Đây không phải là những người ít học, nhưng thường là những người có tài, có bằng cấp cao. Nhưng họ dám hy sinh tất cả chỉ để tìm được mối liên hệ làm môn đồ của Cứu Chúa Giê-xu.

 

3) Biết bao nhiêu người cơ đốc đã dám từ chối không bước vào mối liên hệ với những “bạn đẹp trai, bạn đẹp gái,” vì họ không có cùng chung một ách với mình; vì những người cơ đốc này quí trọng mối liên hệ được làm môn đồ của Chúa Giê-xu là mối liên hệ quí báu hơn.

 

Sứ đồ Phaolô dạy một điều giúp chúng ta có thể coi rẻ sự sống này để bước đi làm môn đồ của Chúa đó là coi sự sống mình như là đã chết rồi. Trong Rôma 6:11(count yourselves dead to sin but alive to God in Christ Jesus.) “Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Người Việt chúng ta có câu nói: “thí mạng cùi,” nghĩa là coi sự sống của mình không còn gía trị nữa thì mới dám liều làm một việc gì. Câu chuyện của người lính ra đánh trận rất hăng say, tự nguyện xung phong gan dạ tiến hàng đầu không sợ chết chút nào. Vị sĩ quan lấy làm lạ hỏi lý do tại sao? Anh đáp: "Vì bác sĩ bảo tôi đang mang bị căn bịnh hiểm ngèo mà chỉ còn sống được dưới 6 tháng thôi; Cho nên, tôi coi rẻ mạng sống và hết sức đánh trận hầu để kiếm được một huy chương trước khi chết." Vị sĩ quan thấy tội nghiệp giới thiệu một vị bác sĩ nổi tiếng và cho về nghỉ phép để chữa trị. Sáu tháng sau anh nhập ngũ lại, nhưng khi ra trận thì rất nhút nhát, lúc nào cũng muốn "đào ngũ" đi đằng sau, không giống như hồi trước. Vị sĩ quan hỏi: “Sao bây giờ anh nhát như thỏ đế vậy?” Anh lính trả lời: "Dạ thưa ông hồi trước tôi biết sắp chết rồi – tôi thí mạng cùi; nhưng bây giờ tôi đã được khỏi bịnh và khỏe mạnh lại thì dại gì!"

 

Kể cả sự giàu sang, chúng ta đừng bao giờ đánh sai gía trị về của cải vật chất, đừng quên rằng những thứ này sẽ không tồn tại mãi đâu, và con người mình cũng không sống mãi mà hưởng hoài đâu, mà cản trở chúng ta chưa muốn làm môn đồ Chúa. Lời Chúa trong 1 Timôthê 6:7 giúp chúng ta nhớ gì? (For we brought nothing into the world, and we can take nothing out of it.) “Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được.” Sẽ có lúc của cải vật chất không còn giá trị nữa, nhưng chỉ còn lại mối liên hệ với Chúa và với nhau là quan trọng mà thôi. Câu chuyện lời chứng về một người đàn ông tên Peuchen thoát chết trong chuyến tàu Titanic bị chìm. Peuchen là người giàu có đi first-class trên chiếc tuyền Titanic. Khi thuyền sắp chìm, ông được một chỗ xuống thuyền cấp cứu trước. Trước khi xuống, ông trở lại phòng để mong đem theo một số những nữ trang; nhưng khi vào đó ông chỉ với lấy 3 trái cam rồi đi ra xuống thuyền cấp cứu. Bỏ lại đằng sau 200,000$ công khố phiếu, một số nữ trang và quà cáp cho con cái mình, vì ông biết rõ lúc đó những thứ này không còn có giá trị nữa, nhưng 3 trái cam có thể cứu mạng sống mình. Có lẽ hội thánh Chúa cần vào nhóm ở trong những nghĩa trang thường xuyên, để thấy "sự rẻ mạt" của mạng sống mình như thế nào, để rồi chúng ta mới có thể coi rẻ bằng cấp, coi rẻ danh dự, coi rẻ đồng lương mình, hạ thấp tự ái, mà dám “liều mình” theo Ngài? Đừng bao giờ để thế gian mà quỉ lừa dối mình mà đánh sai gía trị ưu tiên của cuộc sống, cản trở mình muốn trở thành môn đồ của Chúa Giê-xu.

 

Điều này nghe khó lọt tai quá cho nhiều người, phải không? Khó như vậy thì ai có thể làm môn đồ của Chúa được? Lời làm chứng của một vị mục sư sau khi giảng những loạt bài giảng về “môn đồ hoá” thì Hội Thánh Chúa ở đó từ con số nhóm trung bình 110, giảm xuống còn có khoãng 70 người. Không ai muốn chuyện này xảy ra tại bất cứ Hội Thánh nào của Chúa, nhưng bởi lẽ thật của lời Chúa, Hội Thánh mới biết ai thật là môn đồ và ai chỉ là tín hữu thôi, phải không? Hội thánh của Chúa thường đông những tín hữu hơn là môn đồ của Chúa, lý do dễ hiểu là vì làm tín hữu thì rất là dễ chịu, thoải mái, chẳng có mất mát gì hết; còn ai muốn làm môn đồ thì có gía phải trả, phải vác thập tự gía của mình mà bước đi theo Chúa.

 

Kết thúc bài giảng qua câu chuyện về đời sống của nhà truyền giáo Jim Elliot. Jim Elliot là giáo sĩ cho những người mọi ở rừng Nam Mỹ (South America), Ecuador cho bộ lạc Aucas; Lý do anh đi truyền giáo vì trong lòng anh suy nghĩ đến một điều: “Tại sao có những người được nghe tin lành nhiều lần, còn có những người khác chưa bao giờ được nghe đến?” Khi đi truyền giáo, anh đã chết tử đạo khi rất còn trẻ mới có 29 tuổi, bị người mọi Aucas đâm chết, bỏ xác trôi trên sông. Người ta nói đó là phí phạn của một đời người; nhưng anh Jim Elliot hiểu làm môn đồ của Chúa Giê-xu là thể nào, vì anh biết gía trị của nó là đời đời, hơn là sự sống này là điều mình không một ai trong chúng ta có thể giữ được mãi. Cho nên trong nhật ký của anh có chép câu rất nổi tiếng như sau: “He is no fool who gives what he cannot keep to gain that which he cannot lose.”  Tạm dịch là: “Không ai dại gì mà dám liều bỏ đi những điều mình không thể giữ được, để lấy được những điều mà sẽ không mất bao giờ.” Nói cách khác, những người dám liều bỏ, buông ra những điều tạm bợ ở đời này, để gặt hái những phần thưởng có gía trị đời đời là người khôn ngoan, không có dại dột. Tôi không phải là kẻ dại, quí vị phần đông ở đây  cũng không phải là những người dại, hội thánh Chúa ở đây không phải là hội của những người dại; chúng ta bằng lòng liều đi theo làm môn đồ của Chúa Giê-xu vì đó là điều quí hơn, có gía trị đời đời, không thể mất được.

 

          Anh chị em có muốn kinh nghiệm mối liên hệ lạ lùng này không? Anh chị em có muốn khám phá một đời sống thật có ý nghĩa không? Lắng nghe tiếng Chúa Giê-xu gọi mình… “Hãy liều mình theo Ta!” Chúa Giê-xu không đi tìm một người hoàn hảo, vì không có ai hoàn toàn hết. Ngài cũng không đi tìm một người có tài trí hay sự học thức cao theo Ngài. Chúa chỉ tìm những người khứng, những người thật dám liều lĩnh mà tin cậy, đi theo làm môn đồ của Ngài mà thôi! Thật mong hết thảy mỗi người chúng ta sẽ đáp lại lời Chúa Giê-xu đang gọi mình bằng cách nói: “Thật! Con muốn làm môn đồ của Chúa. Xin Ngài giúp con bước đi theo Chúa mỗi ngày!”

 

 

Lời Kêu Gọi ----------------------------

 

          Quí vị hãy tự hỏi mình – tôi đã tin Chúa bao lâu rồi? Chắc quí vị cũng đã biết mình tin Chúa thì chắc chắn sẽ được gì rồi? Những có hiểu tin Chúa chỉ là bắt đầu của một cuộc hành trình trở nên môn đồ của Chúa không? Như vậy mỗi người cần hỏi lại - Tôi làm môn đồ của Chúa bao lâu rồi?

 

          Đi theo làm môn đồ của Chúa là một việc liều lĩnh, có thể mất mát rất nhiều, nhưng phần thưởng không phải là rẻ đâu, đó là kinh nghiệm được mối liên hệ mật thiết với Chúa là điều quí gía nhất. Trong mối liên hệ làm môn đồ, quí vị sẽ biết được những điều lạ lùng về Chúa của mình mà trên thế gian này không có điều chi sánh bằng? Làm môn đồ có gía phải trả đó là phải “tự bỏ” mình đi thì mới cùng bước đi theo Chúa được. Muốn như vậy thì phải coi mọi thứ khác rẻ mạt hơn, vì sự thông biết Chúa là điều quí hơn. Biết bao nhiêu người cả đời làm tín hữu, nhưng chưa bao giờ kinh nghiệm mối liên hệ quí báu làm môn đồ, được biết Chúa rõ hơn. Một kho tàng ngay trong cuộc sống này mà không biết hay chưa khám phá ra thì uổng thật. Chúa Giê-xu mời gọi hết thảy chúng ta hãy đi ra khỏi đám đông mà bước đi theo làm môn đồ Ngài.

 

          Anh chị em có muốn khám phá điều quí báu này không? Hãy liều lĩnh cầu nguyện: “Lạy Chúa! Xin Ngài hãy sai con; Xin Chúa giúp con bước đi theo Chúa mỗi ngày; Con thật muốn làm môn đồ của Chúa,” vì “con muốn thông biết Chúa hơn - I want to know You more!”

 

 

 

 

Risking to Follow Jesus

(Matthew 16:24)

 

“Then Jesus said to his disciples, “Whoever wants to be my disciple must deny themselves and take up their cross and follow me.”

 

 

The heart of Christianity is the emphasis of the worldwide evangelism and discipleship. What is “discipleship” all about? Jesus before ascension commanded His church to make disciples. Weak churches tend to focus on numbers than discipleship. Unfortunately, there are many believers but only few disciples in the today churches, because following Christ has a price tag. Believing is the first step to begin the journey of discipleship. To become a disciple, there are 3 main steps: deny self, carrying your cross, and follow Jesus.  Following Jesus has risk just like everything else we do every day because we expect a better return. Being a disciple of Jesus will cost us everything, but the return is not cheap. The best thing we get of being a disciple is to know God more. A disciple must learn to deny himself in order to walk on the same road with Jesus.  We must view the things of this world having less values than knowing God. Eric Liddell valued the worship of God has more weight than a gold medal. We must value our life as dead to dare risking and following Jesus. There will be time when the Titanic sinking that 3 oranges are worth more than diamond and gold. “Discipleship” is not foolish to those who “give what they cannot keep to gain that which they cannot lose.”  Welcome to the first step in becoming a disciple of Jesus!