Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 5

Liều Vác Thập Tự Giá Mình Theo Chúa Giê-xu

(Carrying Our Cross to Follow Jesus)

Mathiơ 16:24

www.vietnamesehope.org

 

 

Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo Ta,

thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.”

(Then Jesus said to his disciples, “Whoever wants to be my disciple must deny themselves

and take up their cross and follow me.”)

 

 

Sáng nay chúng ta tiếp tục suy gẫm/học hỏi về mục vụ môn đồ hóa. Đây là điều tối quan trọng vì theo định luật căn bản: Hội Thánh Chúa nào càng có nhiều môn đồ hơn là những tín hữu, thì hội thánh đó dễ tăng trưởng/phát triển, và làm trọn được đại sứ mệnh truyền giáo Chúa giao. Qua lời phán của Chúa Giê-xu trong Mathiơ 16:24 chúng ta thấy có 3 bước căn bản cho một người thật muốn làm môn đồ của Ngài: 1) Liều mình (deny self), 2) vác thập tự gía của mình (carry your cross), và 3) đi theo Chúa Giê-xu (follow Christ). Chúng ta đã học bước thứ nhất đó là phải liều mình bước đi theo Chúa, vì chúng ta ý thức được theo Chúa Giê-xu chúng ta nhận được điều quí gía, hơn là những điều chúng ta bị mất mát; Điều quí gía ấy chính là kinh nghiệm được mối liên hệ, thông biết Chúa rõ hơn, là điều không thể mất được. Liều mình nghĩa là bằng lòng quyết định buông ra cái quyền tự chủ của mình và để Chúa làm Chủ. Ngày xưa chúng ta là những người hay “chỉ tay ra lệnh” (call the shots), nhưng khi mình quyết định liều đi theo Chúa là lúc chúng ta bắt đầu trao quyền tự chủ đó cho Chúa Giê-xu; Như sứ đồ Phaolô đã làm chứng trong Galati 2:20(I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me.) “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” Nghĩa là “cái tôi” không còn làm chủ nữa, nhưng bây giờ là Cứu Chúa Giê-xu. Hôm nay chúng ta suy gẫm đến bước thứ hai của một người môn đồ thật đó là “vác thập tự gía (TTG) của mình” mà đi theo Chúa. Đây có nghĩa là sao?

 

 

I. Ý Muốn của Chúa

 

TTG biểu hiệu cho điều gì? Tất cả những công ti lớn hay nhỏ thường hay chọn và có những dấu hiệu đặc biệt (gọi là “logo”) để biểu tượng ý nghĩa đẹp cho hãng của mình. Dấu hiệu đơn sơ của “Nike” chỉ là một “dấu phết” thôi, nhưng biểu tượng cho hãng có loại giầy nổi tiếng nhất thế giới; Dấu hiệu đơn giản của hình trái “Apple,” đằng sau những điện thoại Iphone biểu hiệu cho hãng có loại máy điện toán nổi tiếng nhất thế giới. Nếu hỏi dấu hiệu đặc biệt của đạo cơ đốc là gì mà không thể thiếu được? Phải nói là TTG. TTG là nơi mà Cứu Chúa Giê-xu, Con Trời đã đổ huyết chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. Ngày xưa, TTG là hình phạt người Lamã xử tội những kẻ phạm tội nặng một cách nhục nhã, chứ không phải là những TTG đẹp làm bằng vàng, chạm kim cương của nhiều người đeo trên cổ, để khoe khoang sự giàu có của mình. TTG là ý muốn/chương trình của Chúa Cha đã xếp đặt cho Chúa Giê-xu, Con Trời phải đến thế gian chịu chết làm của tế lễ, chuộc tội cho nhân loại. Như vậy khi Chúa Giê-xu phán ai muốn làm môn đồ của Ngài thì phải vác TTG của mình mà đi theo Ngài, nghĩa là người đó phải hiểu rõ ý muốn của Chúa cho chính mình là gì, mà vâng giữ làm theo. Quí vị đã tin Chúa Giê-xu bao lâu rồi? Quí vị đã làm môn đồ của Chúa bao lâu rồi? Nếu là môn đồ thật của Chúa Giê-xu, quí vị có biết ý muốn của Chúa cho chính riêng mình là gì không? Ai muốn làm môn đồ của Chúa thì tự nhiên phải có ước vọng tìm biết xem ý muốn của Chúa cho “mình” là gì để vâng theo, chứ không phải sống chỉ xin Chúa ban phước lành mà thôi.

 

 

II. Những Điều Kiện Trước Tiên

 

Làm sao biết được ý của Chúa cho mình? Đây là câu hỏi rất thông thường của những người thật sự đã tin Ngài và tăng trưởng đức tin đều đặn. Vài điều căn bản đòi hỏi cần phải có trước, để giúp chúng ta nhận biết được ý Chúa cho mình:

 

1) Thứ nhất, chúng ta phải hiểu rằng Chúa muốn chúng ta biết rõ ý của Ngài. Chúa không có dấu ý của Ngài khỏi chúng ta. God does not play “Hide & Seek” about His wills for us; Chỉ có điều là chúng ta có thật sự muốn biết ý của Ngài không mà thôi. Ngày xưa, Chúa bày tỏ ý của Ngài qua những đấng tiên tri trong thời Cựu Ước. Tác gỉa Thi Thiên 103:7 chép – (He made known his ways to Moses, His deeds to the people of Israel:) “Ngài bày tỏ cho Môi-se đường lối Ngài, và cho Y-sơ-ra-ên biết các công việc Ngài.” Đến đúng kỳ hẹn, Ngài bày tỏ qua chính sự gíang thế của Con Ngài, hiện thân thành người. Trong Hêbêrơ 1:1-2(In the past God spoke to our ancestors through the prophets at many times and in various ways, but in these last days he has spoken to us by his Son, whom he appointed heir of all things, and through whom also he made the universe.) “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian.” Ngày nay ý Chúa được trọn vẹn qua Kinh Thánh. Trong 2 Timôthê 3:16-17(All Scripture is God-breathed and is useful for teaching, rebuking, correcting and training in righteousness, so that the servant of God[a] may be thoroughly equipped for every good work.) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

 

2) Thứ hai, ý muốn của Chúa cho chúng ta không phải là những tai họa, nhưng là những chương trình tốt lành mà Ngài muốn chúng ta kinh nghiệm được. Trong một tiệm bán donut “heavenly donuts” có câu Kinh Thánh Giêrêmi 29:11 nhắc tôi điều này – (For I know the plans I have for you,” declares the Lord, “plans to prosper you and not to harm you, plans to give you hope and a future.) “Chúa phán: "Vì chính Ta biết rõ chương trình Ta hoạch định cho các ngươi. Ta có chương trình bình an thịnh vượng cho các ngươi, chứ không phải tai họa. Ta sẽ ban cho các ngươi một tương lai đầy hy vọng.”  Chúng ta chưa muốn tìm kiếm ý của Chúa là vì chưa hiểu Ngài là người Cha nhân từ, thích chúc phước cho con cái của mình những điều tốt nhất. Một người cha yêu thương con cái thật có muốn điều gì xấu xảy ra cho con cái của mình không? Trong Mathiơ 7:9-11 Chúa Giê-xu đã so sánh gì? (Which of you, if your son asks for bread, will give him a stone? 10 Or if he asks for a fish, will give him a snake? 11 If you, then, though you are evil, know how to give good gifts to your children, how much more will your Father in heaven give good gifts to those who ask him!) “Trong các ngươi có ai, khi con mình xin bánh, mà cho đá chăng? 10 Hay là con mình xin cá, mà cho rắn chăng? 11 Vậy nếu các ngươi vốn là xấu, còn biết cho con cái mình các vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban các vật tốt cho những người xin Ngài sao?” God is our loving Father Who never makes a mistake. He wants us to know His good wills that will lead us moment-by-moment and day by day to greatest blessing that is to know Him personally.

 

3) Thứ ba, muốn biết ý Chúa điều kiện trước tiên đòi hỏi là chúng ta phải có lòng tin cậy Ngài. Chúng ta thường hay có sự suy nghĩ/thái độ xin Chúa khải thị cho con thấy được ý của Ngài trước đi, để rồi con sẽ chọn và lựa coi có muốn làm theo không? Đây là thái độ sai để biết được ý Chúa. Ápbraham là một trong những vị anh hùng của đức tin vì hết lòng tin cậy Đức Chúa Trời, vâng theo ý của Chúa đi đến chỗ mà mình không biết mình đi đâu; ông không cần Chúa phải dùng máy GPS chỉ cho ông trước đất Cana-an như thế nào trước khi ông đi. Hêbêrơ 11:8(By faith Abraham, when called to go to a place he would later receive as his inheritance, obeyed and went, even though he did not know where he was going.) “Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: người đi mà không biết mình đi đâu.”  “Tin trước, thấy sau” là tinh thần của người thật sự muốn làm môn đồ của Chúa và biết ý Ngài. One of the basics for Christianity is the more you trust Him, the more you will know His will better;  We have no need to ask God to reveal His will for our lives; instead, we just need to align our lives with His will, whatever it is, and be ready to obey.

 

 

III. Lời Chúa và Thánh Linh

 

Trên thực tế, làm thế nào Chúa giúp chúng ta biết được ý của Ngài?

 

1) Thứ nhất, qua lời của Ngài bày tỏ trong Kinh Thánh. Thế hệ của chúng ta rất được phước vì có trọn cuốn sách Kinh Thánh, từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền trả lời mọi câu hỏi bắt đầu từ nguồn gốc con người, cho đến thế tương lai đời đời. Không ai nói mình muốn biết ý Chúa mà lại không thích đọc Kinh Thánh.

 

a) Muốn biết ý Chúa khi đọc Kinh Thánh tránh tinh thần “pick & choose” (lựa/chọn) để rồi có sự xét đóan theo ý riêng của mình sao? Quí vị có biết từ chỗ “chọn/lựa” này mà sanh ra những tà giáo ngày hôm nay không, vì một số lấy lời Chúa giải thích theo ý riêng của mình, có khi để làm vừa lòng đám đông.

 

b) Tránh tìm ý Chúa theo thể hên xui, gọi là “nhắm mắt, chỉ ngón tay.” Một người muốn biết ý Chúa nhưng không thường đọc Kinh Thánh. Một hôm thức dậy muốn biết ý Chúa, anh giở đại Kinh Thánh ra, nhắm mắt lại và chỉ ngón tay vào đó, mong được biết ý Chúa. Anh dở nhầm chỗ Mathiơ 27:5 có chép: (So Judas threw the money into the temple and left. Then he went away and hanged himself.) “Giu-đa bèn ném bạc vào đền thờ, liền trở ra, đi thắt cổ.” Anh vội đóng sách lại vì biết đó không phải là ý Chúa. Anh nhắm mắt, dở lại Kinh Thánh ra và chỉ ngón tay vào lần nữa thì đúng ngay chỗ Giăng 13:27b có chép: (So Jesus told him, “What you are about to do, do quickly.”) “... Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng người rằng: Sự ngươi muốn làm hãy làm mau đi.”

 

c) Nhưng khi đọc Kinh Thánh, nhất là tiếng Việt, chú ý đến những câu ở đầu có những chữ “hãy, phải, chớ, hay đừng” (hay tiếng Anh là bắt đầu bằng một động từ) để sẵn sàng làm theo, vì đó là ý muốn của Chúa cho chính mình.

 

i) Chẳng hạn như ý Chúa về cách ăn nết ở, cách chúng ta phải đối xử với nhau thì có lời dạy:

 

 

 

 

Môn đồ của Chúa không có cần đếm mình đi nhóm bao nhiêu lần, nhưng đếm bao nhiêu mạng lệnh của Chúa mình đã hiểu và thực hành làm theo.

 

ii) Ý Chúa bày tỏ qua những trách nhiệm và bổn phận chung mà mỗi người phải chu toàn.

 

 

 

 

iii) Ý Chúa có thể đến riêng với mỗi chúng ta trong những chức vụ, tiếng Chúa gọi mình. Trong Êphêsô 4:11-12 có chép về những tiếng gọi đó – (So Christ himself gave the apostles, the prophets, the evangelists, the pastors and teachers, to equip his people for works of service, so that the body of Christ may be built up.) “Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin Lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ”

 

Rõ ràng không ai có thể nói mình muốn biết ý Chúa, mà lại không thèm đọc Kinh Thánh.

 

2) Chúng ta biết ý Chúa bởi sự cảm động/hướng dẫn của Chúa Thánh Linh.

 

a) Chúa Thánh Linh giúp chúng ta hiểu lời Chúa khi nghe/đọc. Ý Chúa trong lời Kinh Thánh là “ngôn nghữ thuộc linh” cho nên cần Thánh Linh mới hiểu. Tác gỉa Thi Thiên 119:18 cầu xin điều gì? (Open my eyes that I may see wonderful things in your law.) “Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa.” Có bao nhiêu người đã thành thật cầu xin điều này, mỗi khi lật Kinh Thánh ra đọc, hay là vào nghe giảng, học lời Chúa?

 

b) Không phải hiểu mà thôi, nhưng Chúa Thánh Linh còn cáo trách chính mình khi nghe lời Chúa để thúc dục làm theo. Không chỉ nghe để đó, lọt qua lỗ tai kia hay là với thái độ “cho người bên cạnh,” nhưng lòng mình bị chạm, mà muốn làm theo lời Chúa đã nghe.

 

c) Chúa Thánh Linh ban ơn cho, để làm được những ý muốn của Chúa.

 

Cho nên hiểu rõ ý Chúa cho mình hay không tùy thuộc rất nhiều vào sự được “đầy dẫy” Chúa Thánh Linh hay không. Trong Êphêsô 5:18(Do not get drunk on wine, which leads to debauchery. Instead, be filled with the Spirit,) “Đừng say rượu, vì rượu xui cho luông tuồng; nhưng phải đầy dẫy Đức Thánh Linh.” Tại sao có những đời sống con dân Chúa tin Chúa đã lâu nhưng chưa có hữu ích, chưa sanh trái gì cho Ngài hết từ năm này qua năm nọ? Có vị Mục sư diễn tả như là những người đã từng “ngồi đến mòn bục ghế.” Dể hiểu, họ chưa hiểu và chưa sống theo ý Chúa, chưa vác TTG của mình làm môn đồ, là vì trong lòng chưa có Chúa Thánh Linh làm Chủ; Tuy Chúa Thánh Linh ngự ở trong lòng, nhưng Ngài vẫn chỉ là khách lạ mà thôi. Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Rỗi họ, nhưng Ngài chưa là Chúa của cuộc đời họ. Họ chỉ muốn Chúa tha tội và một ngày đem mình vào nước thiên đàng, nhưng chưa muốn vâng phục làm theo ý Chúa trong cuộc sống này. Lòng chưa có Chúa Thánh Linh làm Chủ, được “đầy dẫy” là vì trong lòng còn chứa đầy những thứ khác thuộc của trần thế, thì làm sao còn chỗ cho Thánh Linh vào ngự và giải bày ý của Chúa cho mình biết. Điều trước tiên để được “đầy dẫy” Thánh Linh đó là chúng ta phải thành thật xin Ngài thánh hóa lòng mình qua sự tự xét, ăn năn và xưng tội cùng Chúa, thì lòng mới có chỗ trống, để Thánh Linh được “đầy dẫy,” mà bày tỏ ý Chúa cho chúng ta thấy được. Định luật giây chuyền: Đời sống hay tự xét qua sự ăn năn xưng tội, thì lòng có nhiều chỗ trống cho Chúa Thánh Linh đầy dẫy, “đầy dẫy” Thánh Linh thì hiểu được lời Chúa là những ý muốn cho mình, lòng được cảm động sẵn sàng vác TTG bước đi theo Chúa. Ngược lại, nếu không thường tự xét thì lòng không có chỗ cho Thánh Linh đầy dẫy, thì không thể hiểu được ý Chúa, lời Chúa không thấm chỉ như nước “đổ đầu vịt” từ tuần này đến tuần nọ, thì khỏi phải nói đến việc vác TTG làm chi.

 

 

IV. Vác TTG   

 

Những ai muốn làm môn đồ của Chúa Giê-xu thì phải bằng lòng vác TTG của mình, chứ không phải chỉ biết ý Chúa rồi để đó. Trong Luca 14:27 Chúa Giê-xu có lần phán – (And whoever does not carry their cross and follow me cannot be my disciple.) “Còn ai không vác thập tự giá mình (nghĩa là làm theo ý muốn của Ta) mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.”

 

1) Động từ “vác” là một hành động không có thoải mái chút nào, vì sức nặng của cả TTG và sự cồng kềnh của nó đè ở trên vai của một người nào vác. “Vác” nghĩa là đòi hỏi gía phải trả, và nhiều khi gía đó chính là sự hạ thấp tự ái của cái tôi của mình, hay là chịu sự bắt bớ của thế gian, vì đạo và công việc của Chúa. Vài thí dụ qua những gía phải trả của những ai bằng lòng vác TTG:

 

a) 2 Timôthê 3:12(In fact, everyone who wants to live a godly life in Christ Jesus will be persecuted,) “Vả lại, hết thảy mọi người muốn sống cách nhân đức trong Đức Chúa Jêsus Christ, thì sẽ bị bắt bớ,” đó là TTG của một số người muốn làm môn đồ của Chúa thật. Người môn đồ sống nhân đức (godly – things of God) theo lời dạy của Chúa Giê-xu thì tự động nghịch với đường lối của thế gian, hay gọi là “ngược đời,” thì vậy thế gian ghét mình, nói xấu xuyên tạc mình, và đó là gía phải trả, để vác TTG của mình theo Chúa. Đời sống của sứ đồ Phaolô bị bắt bớ đạo để làm môn đồ trung tín theo Chúa Giê-xu có chép trong 2 Côrinhtô 11:23-28(Are they servants of Christ? (I am out of my mind to talk like this.) I am more. I have worked much harder, been in prison more frequently, been flogged more severely, and been exposed to death again and again. 24 Five times I received from the Jews the forty lashes minus one. 25 Three times I was beaten with rods, once I was pelted with stones, three times I was shipwrecked, I spent a night and a day in the open sea, 26 I have been constantly on the move. I have been in danger from rivers, in danger from bandits, in danger from my fellow Jews, in danger from Gentiles; in danger in the city, in danger in the country, in danger at sea; and in danger from false believers. 27 I have labored and toiled and have often gone without sleep; I have known hunger and thirst and have often gone without food; I have been cold and naked. 28 Besides everything else, I face daily the pressure of my concern for all the churches.) “Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, tôi nói như kẻ dại dột, tôi lại là kẻ hầu việc nhiều hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết; 24 năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục; 25 ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. 26 Lại nhiều lần tôi đi đường nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; 27 chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. 28 Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh.” Những bạn thanh Niên sống nhất quyết không mang chung ách với những kẻ chẳng tin, cho dù bị cô đơn, lép vế đi nữa, là TTG bạn đang phải vác, để sống theo lời Chúa dạy trong 2 Côrinhtô 6:14(Do not be yoked together with unbelievers. For what do righteousness and wickedness have in common? Or what fellowship can light have with darkness?) “Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” Tiệm Chick-fillet quyết định không bán trong ngày Chúa Nhật vì là ngày thánh, vì muốn vâng lời Chúa hơn là theo đường lối của thế gian; cho nên nhiều người khác ghét và gọi họ là những kẻ dại.

 

b) Vác TTG là phải chịu trả gía dẹp bỏ đi tự ái để rửa chân cho nhau, như Chúa Giê-xu đã từng làm cho các môn đồ của mình có chép trong Giăng 13:3-5(Jesus knew that the Father had put all things under his power, and that he had come from God and was returning to God; 4 so he got up from the meal, took off his outer clothing, and wrapped a towel around his waist. 5 After that, he poured water into a basin and began to wash his disciples’ feet, drying them with the towel that was wrapped around him.) “Đức Chúa Jêsus biết rằng Cha đã giao phó mọi sự trong tay mình, và mình đã từ Đức Chúa Trời đến, cũng sẽ về với Đức Chúa Trời, 4 nên đứng dậy khỏi bàn, cởi áo ra, lấy khăn vấn ngang lưng mình. 5 Kế đó, Ngài đổ Nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho.” Chúa Giê-xu không phải chỉ vác TTG lên đồi Gôgôtha mà thôi, nhưng Chúa là “thầy” của họ mà Ngài còn rửa chân cho các môn đồ mình, kể cả cho kẻ sẽ chối mình. Quí vị có đang dẹp bỏ tự ái của mình, không phàn nàn nhưng cứ rửa chân, vác TTG của mình thì mới thật sự nói rằng mình làm môn đồ của Ngài chứ?

 

Làm môn đồ của Chúa Giê-xu có gía phải trả, vì phải vác TTG của mình, đó là vâng lời làm theo những ý muốn của Chúa cho riêng mình. Khó khăn, cực nhọc như vậy ai thèm vác TTG theo Chúa làm chi, không có gì thu hút hết? Trở lại bài giảng số một là vì phần thưởng cho những môn đồ theo Chúa không phải rẻ đâu! Hãng máy bay bên miền Tây bán gía rất rẻ, nhưng không có kèm theo những tiện nghi như là free luggages, snacks, máy TV… Người phỏng vấn ông chủ hãng nêu lên những sự phàn nàn của những người đi máy bay của hãng ông và nhắc đến theo Consumer Report thì hãng máy bay của ông là hạng bét. Ông chủ hãng khôn ngoan trả lời lý do Consumer report đặt hãng máy bay ông hạng bét là vì họ so sánh với những hãng khác có nhiều những sự tiện nghi hơn, nhưng trong những câu hỏi phỏng vấn để làm thống kê họ không bao giờ đề cập đến gía vé của hãng máy bay tôi rẻ nhất; chúng tôi chỉ đòi những người đi máy bay đóng thêm tiền nếu quí vị muốn thêm những tiện nghi mà thôi. Ông lấy thí dụ rất hay, so sánh xe Mercedes và Hyndai thì không một ai từ chối xe Mercedes sang hơn, chạy ngon hơn, nhưng tại sao người ta không hết thảy đi mua Mercedes? Vì xe Hyndai rẻ tiền hơn. Ông kết thúc theo thống kê của ông là biết bao nhiêu những người phàn nàn về hãng máy bay của ông, nhưng rồi cũng thấy họ trở lại mua vé của hãng máy bay ông là vì rẻ tiền hơn. Định luật ai trong chúng ta cũng biết “tiền nào của nấy!” Điều nào càng quí hơn thì gía phải trả càng cao hơn! Có lẽ quí vị vì chưa hiểu phần thưởng quí gía của những người muốn đi theo làm môn đồ của Chúa, cho nên vấn đề vác TTG là một điều làm quí vị ngạc nhiên/thắc mắc/khó nghe hay kể cả phàn nàn chăng?

 

Đời sống của những người thật sự làm môn đồ luôn có sự bình an, vì có mối liên hệ mật thiết với Chúa, nhưng chưa chắc là một đời sống luôn được thoải mái, là vì phải vác TTG trên lưng. Câu chuyện nghụ ngôn của một đoàn dân mỗi người phải vác TTG đến cung điện gặp vua để nhận phần thưởng. Vì nặng nhọc nên một số người trên con đường đi họ cưa/cắt bớt TTG của mình cho nhẹ nhàng hơn, được thoải mái hơn; cho đến khi họ đến trước cung điện trước khi vào lãnh thưởng thì thấy có một vực sâu trước cổng cung điện chia đôi họ và phía bên kia. Những người trung tín vác TTG mình thì vừa đủ bề dài để đặt TTG của mình xuống bắt ngang qua được vực sâu, đi qua mà vào cung; còn những người đã cứ cắt cụt TTG thì ôi thôi không còn đủ bề dài để bắt ngang qua vực thẳm, nên mất phần thưởng.

 

Chúa Giê-xu gọi chúng ta làm môn đồ của Ngài. Muốn làm môn đồ thì phải vác TTG của mình mà bước đi theo Chúa. Đây là những ý muốn của Chúa cho riêng đời sống của mỗi người chúng ta. Chúng ta phải khám phá ra ý Chúa cho mình là gì mà vâng phục làm theo. Kinh Thánh là lời Chúa bày tỏ cho chúng ta biết ý muốn của Ngài. Xin Chúa Thánh Linh ban ơn giúp xức cho chúng ta hiểu và làm trọn vì phần thưởng lớn lắm ở trên thiên đàng cho những kẻ trung tín vác TTG của mình mà bước đi theo Chúa Giê-xu. Thật mong mỗi người trong chúng ta hết thảy hiểu được chân lý này, và sẽ đáp lại lời Chúa Giê-xu đang gọi mình bằng cách nói: “Thật! Con muốn làm môn đồ của Chúa. Xin Ngài dậy con! Xin Chúa Thánh Linh giúp con vác TTG của mình mà bước đi theo Chúa Giê-xu trung tín cho đến cùng!”

 

 

Lời Kêu Gọi ----------------------------

 

Có khó nghe không? Những người tử vì đạo có phải là những kẻ dại dột không? Tỉ dụ như bây giờ Chúa Giê-xu hiện ra nói rằng ai theo Ngài ngay bây giờ thì được tỉ đôla thì quí vị có theo ngay không? Tôi tin rằng không một ai từ chối hết, chỉ có những kẻ dại mà thôi. Tại sao vậy? Bởi vì 1 tỉ đôla rất có gía trị phải không, để đem đến cho mình sự sung sướng ở đời này. Nhưng nhớ một điều 1 tỉ đô la đó sẽ không tồn tại mãi, nhất là không ai sống mãi để mà hưởng. Chúa Giê-xu đến không phải để ban cho chúng ta những thứ có gía trị tạm thời, nhưng Ngài gọi chúng ta là môn đồ của Chúa để kinh nghiệm những ơn có gía trị đời đời không thể mất được. Được làm con cái của Đức Chúa Trời và làm môn đồ của Chúa Giê-xu là ơn phước lớn nhất mà một người được hưởng, vì không thể mất được.

 

Có lẽ chúng ta chưa hiểu điều này vì lòng của mình còn chứa những điều thuộc của thế gian này mà mình nghĩ có gía trị hơn là được làm môn đồ của Chúa. Chúng ta không thể thấy được chân lý môn đồ Hóa này cho đến khi lòng được biến đổi, thì mới thấy vác TTG theo Chúa là một đặc ân không có gì so sánh cho bằng. Muốn lòng được biến đổi thì phải nhờ cậy Chúa Thánh Linh giúp đỡ. Có bao nhiêu người sẽ bằng lòng xin Chúa Thánh Linh thay đổi lòng mình ngay hôm nay, xem rẻ sự sống mình mà sẵn sàng vác TTG, vâng theo những ý muốn của Chúa đã đặt cho riêng mình.

 

Không còn đọc Kinh Thánh giống như mọi thường nữa. Không cầu nguyện giống như mọi thường nữa. Không bước đi mỗi ngày giống như mọi thường nữa. Nhưng vác TTG trên vai theo Chúa, dù cho nước mắt rơi bởi những sự bắt bớ dèm pha bên ngoài, nhưng lòng bên trong vui, vì nhận biết được làm môn đồ của Chúa Giê-xu là một đặc ân, không có chi so sánh cho bằng.  

 

 

 

 

Carrying Our Cross to Follow Jesus

(Matthew 16:24)

 

“Then Jesus said to his disciples, Whoever wants to be my disciple must deny themselves

and take up their cross and follow me.”

 

 

So you decide to risk your life following Jesus; Now, what’s next? The second step is to pick up your cross. What does the “cross” mean? It was God’s will that His Son to die of a cruel death so He can redeem us back to Himself. So our “cross” is then God’s will for our life.

 

How can one know God’s will? There are some prerequisites: 1) We must understand that God does not hide His will from us. He revealed His will through the prophets, His own Son, and the Bible. 2) God is our loving Father Who never makes a mistake. He wants us to know His goodness wills that will lead us moment-by-moment and day-by-day to greatest blessing that is to know Him personally. 3) Trusting God before seeing His will is the basic rule for those who want to follow Jesus. The more you trust Him, the more you will know His will better. We have no need to ask God to reveal His will for our lives; instead, we just need to align our lives with His will, whatever it is, and be ready to obey.

 

How does God help us to know His will today? 1) Through the Bible, there are coutless commandments that He wants us to obey, usually begin with an action verb. Can you name some of them? Some people know God’s will for them by personal callings to serve in a special service. 2) The Holy Spirit helps us to understand His will, convicts our heart and provides gifts for us to ccomplish them. The “fuller” we have the Holy Spirit, the clearer we see God’s will; so allow the Holy Spirit to cleanse our heart often through repentance and confession.

 

Carrying the cross is simply obeying God’s will with a price tag. A disciple life may not be convenient because persecution and separation are required for those who carry their cross. It does not sound attractive but don’t forget the eternal rewards. Don’t you understand valuable jewels cost much more than faked ones? Don’t cut short your cross, but being faithful carrying your cross to the end. Welcome to the second step of being a disciple of Jesus.