Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 13

Nhắm Mục Đích Mà Chạy

(Philíp 3:8-14)

www.vietnamesehope.org

 

“Tôi (Phaolô) cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ 9 và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; 10 cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, 11 mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết. / 12 Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đang chạy hầu cho giựt được, vì chính tôi đã được Đức Chúa Jêsus Christ giựt lấy rồi. 13 Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, 14 nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.

(But whatever were gains to me I now consider loss for the sake of Christ. 8 What is more, I consider everything a loss because of the surpassing worth of knowing Christ Jesus my Lord, for whose sake I have lost all things. I consider them garbage, that I may gain Christ 9 and be found in him, not having a righteousness of my own that comes from the law, but that which is through faith in Christ—the righteousness that comes from God on the basis of faith. 10 I want to know Christ—yes, to know the power of his resurrection and participation in his sufferings, becoming like him in his death, 11 and so, somehow, attaining to the resurrection from the dead. 12 Not that I have already obtained all this, or have already arrived at my goal, but I press on to take hold of that for which Christ Jesus took hold of me. 13 Brothers and sisters, I do not consider myself yet to have taken hold of it. But one thing I do: Forgetting what is behind and straining toward what is ahead, 14 I press on toward the goal to win the prize for which God has called me heavenward in Christ Jesus.)

 

 

I. Đeo Đuổi Mục Đích cho Đời Sống

 

        Ai trong chúng ta sống ở trên đời này cũng mong ước tìm được ý nghĩa cho nó? Như vậy câu hỏi cho chúng ta suy gẫm buổi sang hôm nay, đó là làm sao tìm được ý nghĩa thật cho đời sống này đây? Có 4 điều căn bản chúng ta cần biết để trả lời câu hỏi này:

 

          1) Thứ nhất, muốn tìm được ý nghĩa cho cuộc sống thì đời sống của một người phải có mục đích, và phải biết đeo đuổi để gặt hái được những mục đích đó. Sống mà không có mục đích, không biết mình muốn gì, thì dễ đưa đẩy chúng ta đến tình trạng chán nản, hay tiếng Anh gọi là “depression,” và đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho đời sống của nhiều người hiện nay.

 

          2) Thứ hai, chúng ta phải ý thức rằng không phải mục đích nào cũng đem đến ý nghĩa cho cuộc đời. Có những mục đích lãng mạn, vớ vẩn, chỉ đem con người đi vào những giấc mơ không thực tế. Có khi những mục đích này đến từ những cuộn phim tình, hay những mẫu chuyện khoa học gỉa tưởng của những anh hùng nổi lên cứu người (như Superman, Batman), làm cho nhiều người chỉ lãng phí thời gian chìm đắm trong sự hư vô.

 

        3) Thứ ba, có những ước mơ, những mục đích chỉ có gía trị tạm thời chóng qua mà thôi, chỉ làm thỏa mãn một lúc không lâu, rồi chấm dứt, tan biến đi, không còn gì nữa. Mong muốn có được một cái máy I-pad tối tân nhất để chơi games; sau khi cố gắng để dành tiền mua được máy rồi, vừa ra khỏi tiệm, lại thấy một thứ máy mới khác quảng cáo ra ở thị trường, và làm cho cái máy mình vừa mua đã trở nên lỗi thời. Thật đúng như vua Salômôn ngày xưa đã xác định như sau trong sách Truyền Đạo 2:11(Yet when I surveyed all that my hands had done and what I had toiled to achieve, everything was meaningless, a chasing after the wind; nothing was gained under the sun.) “Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời.”

 

        4) Thứ tư, đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa chỉ khi nào chúng ta tìm được mục đích thật cho nó. Mục đích thật bắt đầu bằng sự tìm kiếm được đúng “Nguồn,” mà có thể thỏa mãn mọi sự thèm khát thầm kín tìm ẩn trong tâm hồn của con người chúng ta. “Nguồn” ấy chính là Cứu Chúa Giê-xu, là Đấng đã một lần đến thế gian và phán với một người phụ nữ khi đi ra giếng múc nước giữa trưa: (Jesus answered, “Everyone who drinks this water will be thirsty again, 14 but whoever drinks the water I give them will never thirst. Indeed, the water I give them will become in them a spring of water welling up to eternal life.”) “Phàm ai uống nước (giếng) nầy vẫn còn khát mãi; nhưng uống nước (sống) Ta sẽ cho (đó chính là tin Ngài), thì chẳng hề khát nữa. Nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó văng ra cho đến sự sống đời đời.” (Giăng 4:13-14) “Chẳng hề khát nữa” là một tâm trạng thỏa mãn trọn vẹn, giống như Đavít ngày xưa đã làm bài thơ Thi Thiên 23:1 nói: (The Lord is my shepherd, I lack nothing.) “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi: tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì.” nghĩa là tôi chẳng còn ham muốn chi nữa, vì Chúa đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu cho đời sống tôi, vật chất và nhất là phần tâm linh. Ai bằng lòng tìm đến và tin cậy Chúa Giê-xu thì sẽ được thỏa mãn trọn vẹn, và thật sự tìm được ý nghĩa cho cuộc sống này.

 

 

II. Mục Đích của Phaolô

 

        Có lẽ không ai sống ở trên đời này thấy rõ và tìm được ý nghĩa thật cho đời sống này cho bằng sứ đồ Phaolô, vì ông đã tìm được đúng mục đích. Trên con đường đi đến thành Đamách để bắt bớ đạo Chúa thì Phaolô bị Chúa Giê-xu bắt phục, và từ đó mục đích cho cuộc đời của ông đã được thay đổi chuyển hướng 180 độ.

 

          1) Đến nỗi từ lúc đó, Phaolô xem mọi công đức cá nhân, của cải, quyền chức của mình đã có, chỉ như là rơm rác mà thôi – (What is more, I consider everything a loss because of the surpassing worth of knowing Christ Jesus my Lord, for whose sake I have lost all things. I consider them garbage, that I may gain Christ) “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ” (câu 8). Phaolô không có phủ nhận tự những thứ này không phải là không có gía trị, nhưng khi đem so sánh với mục đích mới cho đời sống của mình có, thì thật như rơm rác, đồ rẻ tiền, chỉ là sự lỗ. Hồi mới qua Mỹ đi học college, mua được chiếc xe hơi Chevrolet 300$, không có ống bô, rất xấu xí vì bên ngoài sơn đã bị tróc hết, không có máy lạnh, rất quí vì là phương tiện đi lại; Nhưng nếu so sánh với chiếc xe Highlander 2014 XLE mới mua vài tuần trước đây thì thật chiếc xe Chevrolet ngày xưa chỉ là rơm rác, đồ rẻ tiền.

 

          2) Cũng trong câu 8, chúng ta thấy Phaolô sẵn sàng liều bỏ những lợi lộc của thế gian, để tìm được mục đích mới, điều quí hơn hết đó là được “nhận biết Chúa Giê-xu” là Cứu Chúa của đời mình. câu 10 – Mục đích của Phaolô là muốn biết Chúa nghĩa là kinh nghiệm được quyền phép của sự cứu rỗi của Chúa cho một kẻ tội nhân đáng chết như mình, và sự trông cậy của sự sống lại để hưởng sự sống đời đời – (I want to know Christ—yes, to know the power of his resurrection and participation in his sufferings,) “đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài,”

 

        3) Trong câu 9 chúng ta thấy mục đích, điều mong ước của Phaolô không phải chỉ nhận biết Giê-xu là Chúa của mình mà thôi, nhưng còn là được ở trong Ngài – (and be found in him.) “và được ở trong Ngài.”

 

          a) “Ở trong Ngài” (in Christ) là văn tự Phaolô rất thường hay dùng, để nói đến một mối liên hệ mật thiết chặt chẽ của mình với Chúa Giê-xu. Chính Chúa Giê-xu đã một lần dùng ẩn dụ “Người Chăn Chiên hiền lành” trong Giăng 10:27, để diễn tả một hình ảnh thực tế của mối liên hệ liên tục giữa chiên của Chúa với Ngài – (My sheep listen to my voice; I know them, and they follow me.) “Chiên Ta nghe tiếng Ta, Ta quen nó, và nó theo Ta.” Những động từ “nghe, quen, và theo” nói lên mối liên hệ của một con chiên của Chúa luôn được “ở trong Ngài.”

 

          b) Trên thực tế, một người “ở trong Đấng Christ” nghĩa là tiêu chuẩn cho đời sống của người đó chính là những lời dạy dỗ của Chúa, chứ không phải những triết lý êm tai của trần thế này, không phải những cuộn phim gỉa tưởng, không phải những bài nhạc chỉ kích động trong những lạc thú tạm bợ chóng qua, không phải những lời hay ý đẹp ở trên mạng lưới Internet. Chúng ta phải cẩn thận đừng đọc Internet quá nhiều mà bị ảnh hưởng, đến nỗi mỗi lần chúng ta giảng dạy lời Chúa thì dựa vào những lý thuyết, câu chuyện hư vô ở trên Internet, thay vì sự cảm hứng của Chúa Thánh Linh.

 

          c) Một đời sống của người được “ở trong Chúa” nghĩa là một đời sống tận hiến trọn vẹn cho Ngài (surrender), được Chúa tể trị hoàn toàn, chứ không có cầm giữ, không còn dấu diếm điều gì cho riêng mình. Tuần qua nghe lời cầu nguyện định nghĩa của một đời sống tận hiến từng bậc “ở trong Chúa” nghĩa là sao?

 

          i) Khi chưa tận hiến hòan toàn thì cầu nguyện - Xin Chúa giải cứu con ra khỏi mọi tội lỗi, thói hư tật xấu, nhưng mà khoang đã.

 

          ii) Khi gần đến chỗ tận hiến hoàn toàn thì cầu nguyện - Xin Chúa giải cứu con ra khỏi mọi tội lỗi, thói hư tật xấu của con, nhưng ngoại trừ còn một tội kín kia thì xin Ngài đường đụng đến.

         

          iii) Nhưng khi thật sự tận hiến thì cầu nguyện - Xin Chúa giải cứu con ra khỏi mọi tội lỗi, thói hư tật xấu của con và xin Ngài làm ngay giờ phút này, vì đó là điều con thật muốn để sống làm đẹp lòng Chúa trọn vẹn.

 

          “Ở trong Ngài” là một tình trạng tận hiến trọn vẹn, không còn lưỡng lự, không còn trì hõan, không còn nuối tiếc, không còn che đậy một tội nào, nhưng “hết cả thảy trao cho Ngài.” (I surrender all; and there is no “but.”)

 

          4) Trong câu 10 – Không phải chỉ biết Chúa, được ở trong Ngài mà thôi, mục đích của Phaolô còn muốn được trở nên giống toàn hảo trọn vẹn như Ngài (becoming like him in his death,) “làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài.”

 

          a) Thứ nhất giống Chúa trong trạng thái hiện tại qua cách ăn nết ở, sự suy nghĩ, tâm tình, lời nói, cách cư xử với người xung quanh theo những lời Ngài dạy dỗ. Hội Thánh Antiốt đầu tiên được gọi là “Christians” trong Công Vụ 11:26 – (So for a whole year Barnabas and Saul met with the church and taught great numbers of people. The disciples were called Christians first at Antioch.) “Ấy là ở thành An-ti-ốt, người ta bắt đầu xưng môn đồ là Cơ-rê-tiên.” Tại sao? Là vì thiên hạ thấy những người tín đồ này sống theo đường lối của Chúa Giê-xu dạy dỗ. Câu chuyện về anh “Tommy,” ngày trước là một người Homeless. Đến một cơ quan từ thiện xin ăn, có vị Mục Sư đến giảng lời Chúa. Anh cảm động đến tin nhận Chúa, sau đó xin tình nguyện giúp việc ở đó để hầu hạ những người Homeless khác; Anh thường xuyên vui vẻ làm chứng Chúa, kêu gọi mọi người tin nhận Ngài. Một ngày kia có một người Homeless nói với Tommy: “Mỗi lần tôi đến đây ăn là anh cứ giới thiệu tôi về ông Giê-xu. Tôi không biết ông Giê-xu là ai, cũng chưa bao giờ nói chuyện với Ngài; nhưng nếu ông Giê-xu là người giống như anh Tommy thì tôi muốn được gặp Ngài.”  Thế giới có thấy chúng ta là những “little” christs không? Có bao giờ thành thật tự nhìn vào gương để xem coi mình có thật giống Chúa Giê-xu hơn mỗi ngày không? Tự xét coi xem lời nói, giọng nói, cử chỉ, cách cư xử của mình đối với những người xung quanh, với vợ, với chồng, với con cái, với người làm việc chung sở làm, với anh chị em trong Chúa có mềm mại, khích lệ, kính trọng không, giống như Chúa Giê-xu, hay là vẫn học hằn, bắt bẻ, trong thái độ hay than phiền?

 

          b) Trong câu 11 -Thứ hai giống Chúa trong trạng thái nhìn đến tương lai, Phaolô trông đợi một ngày sẽ trọn vẹn giống như Chúa Giê-xu với một thân thể biến hóa vinh hiển(attaining to the resurrection from the dead.) “mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết.” Câu 20-21 – Phaolô mong sự trông cậy này: (But our citizenship is in heaven. And we eagerly await a Savior from there, the Lord Jesus Christ, 21 who, by the power that enables him to bring everything under his control, will transform our lowly bodies so that they will be like his glorious body.) “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ, 21 Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật.” Chính sứ đồ Giăng cũng nhắc trong 1 Giăng 3:2(Dear friends, now we are children of God, and what we will be has not yet been made known. But we know that when Christ appears,[a] we shall be like him, for we shall see him as he is.) “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy.” Chúng ta là công dân nước Trời, thế gian này không phải là quê hương đời đời của mình, chúng ta chỉ là những người lữ khách tạm dừng chân ở đây mà thôi; Một ngày Chúa Giê-xu trở lại và biến hóa thân thể chúng ta trọn vẹn, không còn bị hư nát, đau ốm nữa, để hưởng nước thiên đàng của Đức Chúa Trời đời đời.

 

          Vô số người vẫn chưa tìm được ý nghĩa cho cuộc sống bởi vì chưa tìm được mục đích thật cho đời sống ở trong Cứu Chúa Giê-xu; chưa nhận biết Ngài là ai và quyền phép của Chúa ban cho là gì; Kể cả một số người tin Chúa đã lâu nhưng vẫn chưa kinh nghiệm được một cuộc sống sung mãn, vì chưa chịu “ở trong Đấng Christ,” thiếu một passion, một nhiệt huyết, một tấm lòng sốt sắng, đeo đuổi mục đích muốn trở nên giống như Chúa của mình hơn mỗi ngày.

 

 

III. Tiến Trình để Tiến Đến Mục Đích

 

        Mục đích của Phaolô tìm kiếm là một tiến trình từ ngày đầu tiên gặp Chúa Giê-xu cho đến sự vinh hiển đời đời.

 

        1) Câu 13 - Thứ nhất, Phaolô khẳng định cuộc hành trình chưa kết thúc; chúng ta chưa có thể đạt được sự trọn vẹn (perfection) khi vẫn còn ở trong thể xác này – (Brothers and sisters, I do not consider myself yet to have taken hold of it.) “Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích.” Sự nguy hiểm của một số người tin Chúa lâu và thường hay lên mình kiêu ngạo, tự nghĩ mình đã “perfect” toàn hảo rồi, theo như lẽ đời thì gọi là “đắc đạo.” Trong Rôma 12:3, Phaolô khuyên gì? (Do not think of yourself more highly than you ought, but rather think of yourself with sober judgment, in accordance with the faith God has distributed to each of you.) “Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người.” Sự suy nghĩ/ý tưởng “mình đã trọn vẹn rồi” dễ đưa chúng ta vào một đời sống kiêu ngạo thánh, giống như những người Pharasi ngày xưa, tự nghĩ mình chẳng có bao giờ phạm tội nữa, mà quyên rằng sứ đồ Giăng trong 1 Giăng 1:8 có nói: (If we claim to be without sin, we deceive ourselves and the truth is not in us.) “Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta.”

 

          2) Nhưng Phaolô nói rõ “chưa  đạt đến mục đích” đây không có nghĩa là chúng ta bây giờ sống trong trạng thái thụ động và tự mãn, tự nghĩ rằng “tôi chẳng cần trau dồi hay cần tiến bộ/trưởng thành chi nữa.” Trạng thái “ù lì” (passive) là một trong những trạng thái nguy hiểm, mà có thể làm chậm lại sự tăng trưởng của Hội Thánh Chúa, vì tự nghĩ mình không cần phải học hỏi thêm của ai chi nữa, chỉ biết “ngồi chơi sơi nước,” đợi Chúa trở lại rước về thiên đàng.

 

          3) Trong câu 14 – Phaolô nói chúng ta không nên có thái độ kiêu hãnh, cũng chẳng nên có thái độ tự mãn, nhưng cho thấy hình ảnh của một người lực sĩ cứ vươn tới trước “nhắm mục đích đó là Chúa Giê-xu mà chạy, để tấn tới, trưởng thành,” càng ngày càng thêm sự hiểu biết Chúa và nếp sống trở nên giống như Ngài hơn nữa – (I press on toward the goal to win the prize for which God has called me heavenward in Christ Jesus.) “mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Thái độ sống đúng mục đích đó là “I am not there yet, but I am deligently working at it!”  Nhớ bài hát khi còn trẻ hay hát với các bạn thanh thiếu niên người Mỹ: “He is still working on me; He is not done with me yet,” cho đến ngày được mặt đối mặt với Chúa Giê-xu.

 

          4) Cũng trong câu 14, Phaolô cho thấy bí quyết phải chạy thể nào để giựt được giải thưởng ở trên trời, đó là chúng ta phải bằng lòng quên lững những sự ở đằng sau lưng, làm vấn vương chân không chạy nhanh được.

 

        a) Thứ nhất, phải quên lững những cái xấu (forgetting the bad). Có thể là những quá khứ đau thương, những thất bại, những vết thương lòng, những lỗi lầm đã phạm mà ma quỉ cứ khui ra, thiên hạ cứ nhắc đến, dễ làm chúng ta bị trùng bước, xiêu lòng. Đừng sống dựa theo cảm giác “feeling” của mình, nhưng sống theo lời Chúa hứa. Nếu tội chúng ta đã ăn năn xưng ra rồi thì Kinh Thánh lời Chúa hứa là gì trong Thi Thiên 103:8-12 - (The Lord is compassionate and gracious, slow to anger, abounding in love. 9 He will not always accuse, nor will he harbor his anger forever; 10 he does not treat us as our sins deserve or repay us according to our iniquities. 11 For as high as the heavens are above the earth, so great is his love for those who fear him; 12 as far as the east is from the west, so far has he removed our transgressions from us.) “Đức Giê-hô-va có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận, và đầy sự nhân từ. 9 Ngài không bắt tôi luôn luôn, Cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời. 10 Ngài không đãi chúng tôi theo tội lỗi chúng tôi, Cũng không báo trả chúng tôi tùy sự gian ác của chúng tôi. 11 Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, Thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu. 12 Phương đông xa cách phương tây bao nhiêu, Thì Ngài đã đem sự vi phạm chúng tôi khỏi xa chúng tôi bấy nhiêu.” Tại sao chúng ta cứ muốn trở lại những quá khứ đau thương làm gì? Cứ muốn trở lại những cái “trũng,” khui lại những vết thương lòng làm chi? Có thể “quên lững những sự ở đằng sau” là những nỗi cay đắng, buồn phiền, mối liên hệ xích mích, mà khó có thể xóa đi được, cản lối chúng ta tiến tới hầu việc Chúa hết lòng. Có thể “quên lững những sự ở đằng sau” là những thói hư tật xấu, những lon bia điếu thuốc, thói say sưa cà kê trong men rượu, là việc đã biết bao nhiêu lần dẫn mình đến những quyết định sai lầm, và lãnh hậu quả đau thương; những bộ phim gỉa tưởng, những lạc thú chắng đáng chi. Đây là những điều xấu, chúng ta cần nói “goodbye” hẳn, quên lững ở đằng sau để nhắm mục đích đằng trước mà chạy.

 

        b) Thứ hai, có đôi khi phải quên lững những cái tốt trong quá khứ (Forgetting the good). Có những người vẫn còn sống trong thời “oanh liệt” nay đâu còn nữa, mà không đem trở lại được nữa, để rồi chỉ suốt ngày than thở, hối tiếc, buồn rầu mà thôi. Chúng ta phải chịu buông những điều này ra, để nó đi vào quá khứ, thì mới chạy được. Biết bao nhiêu con cái Chúa vẫn còn sống trong quá khứ - “phải chi tôi được tin Chúa sớm…” Ai trong chúng ta cũng muốn được sự phục hưng đời sống tâm linh, nhưng chưa chịu buông ra, quên lững đi những sự ở đằng sau này thì làm sao “nhắm mục đích mà chạy” được, đạt được mục đích trở nên giống Chúa Giê-xu hơn mỗi ngày?

 

        c) Sau khi quyên lững những sự ở đằng sau rồi thì bây giờ Phaolô khuyên phải bươn tới “nhắm mục đích mà chạy” – “bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy,” (straining toward/press on what is ahead.) Đây có nghĩa là sống cho Chúa ngay ngày hôm nay, bắt lấy mọi cơ hội tốt, lợi dụng thì giờ của ngày hôm nay mà trau dồi để biết Chúa và giống như Ngài hơn. (Live for Jesus today).

 

          Ví dụ qua sự kiện Chúa Giê-xu làm phép lạ cho Laxarơ sống lại có chép trong Giăng 11. Laxarơ là bạn của Chúa bị bệnh qua đời đã 4 ngày và người ta đã đem chôn.

 

          a) Khi Chúa Giê-xu đến thì Mathê chạy ra đón và đã nói gì? (“Lord,” Martha said to Jesus, “if you had been here, my brother would not have died.) “Lạy Chúa, nếu Chúa có đây, thì anh tôi không chết;” (câu 21); Mathê chỉ muốn trở lại quá khứ mà thôi, giới hạn quyền năng của Chúa, cô chỉ mong được trở lại quá khứ, 4 ngày trước đây thì may ra em mình còn cơ hội sống.

 

          b) Sau đó Chúa Giê-xu phán là Laxarơ sẽ sống lại thì Mathê trả lời: (Martha answered, “I know he will rise again in the resurrection at the last day.”) “Tôi vẫn biết rằng đến sự sống lại ngày cuối cùng, anh tôi sẽ sống lại.” (câu 24); Mathê chỉ có sự trông cậy cho tương lai của sự sống lại cho em mình mà thôi.

 

          c) Nhưng Chúa Giê-xu đã phán: (Jesus said to her, “I am the resurrection and the life. The one who believes in me will live, even though they die;) “Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi.” (câu 25) nghĩa là nếu Mathê tin Ngài thì sẽ kinh nghiệm được quyền năng của Đức Chúa Trời ngay hôm nay, đừng nuối tiếc cho quá khứ nữa, hay chỉ chờ đời cho tương lai. Chúng ta cần quên lững những sự ở đằng sau, cứ hy vọng những lời hứa trong tương lai, nhưng hãy sống ngày hôm nay “nhắm mục đích mà chạy,” bắt mọi cơ hội tốt để được nhận biết Chúa Giê-xu, được ở trong Ngài, được trở nên giống như Chúa hơn mỗi ngày, được hầu việc Ngài, và đó là mục đích cho một đời sống có ý nghĩa, đúng mục đích.

 

        Câu chuyện của một đôi vợ chồng giáo sĩ nhận một đứa bé gái về làm con nuôi. Suốt cả cuộc đời khi đứa bé lớn lên ông bà luôn nhắc con hãy dâng mình hầu việc Chúa đi. Nhưng khi lớn lên cô gái có nhiều những ước vọng đeo đuổi khác nên cứ từ chối. Cho đến ngày kia cô bị tai nạn xe cộ và nằm trong nhà thương cả tuần lễ. Bắt đầu mỗi ngày, hai ông bà nuôi đến thăm con, ngày đầu đem theo một bó hoa đẹp, nhưng sau khi thăm rồi thì ra về đem theo bó hoa đó đi. Mỗi ngày đến thì cứ đem theo cùng một bó hoa đó. Đến cuối tuần khi thăm con lần cuối thì ông bà mới lấy bó hoa đó tặng cho con mình. Cô gái thốt lên khóc nói rằng: “Khi ba mẹ đến thăm con ngày đầu tại sao không tặng con bó hoa ngay, nhưng bây giờ nó đã héo thì lại tặng con?” Ông bà giáo sĩ nhỏ nhẹ trả lời: “Con à! Khi con còn trẻ ba mẹ luôn khuyên con hãy dâng cuộc đời mình hầu việc Chúa đi, chớ khi con bệnh hoạn trên giường rồi thì còn làm chi được nữa; giống như là bó hoa này đã héo tàn thì hết gía trị để tặng nữa rồi, phải không con?” Cũng vậy, biết bao nhiêu người tin Chúa, nhưng vẫn còn sống trong quá khứ của sự nuối tiếc, hay chỉ biết chờ đợi cho tương lai, nhưng chưa chịu “nhắm mục đích mà chạy,” bắt lấy những cơ hội tốt, sống cho Chúa, hầu việc Ngài ngay ngày hôm nay, ngay trong gia đình, trong sở làm, trong khu chỗ ở và trong chính Hội Thánh của Ngài; và rồi lúc đó chúng ta mới thật sự tìm được ý nghĩa cho đời sống này, như Phaolô đã kinh nghiệm.

 

          Thật mong mỗi người chúng ta thật hiểu được lời Chúa sáng nay, để biết điều chỉnh cuộc sống mình mà “quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ.” Amen!

 

 

------------------ Lời Mời Gọi

 

          Mục đích cho đời sống của bạn là gì? Sau khi bạn đạt được tất cả những mục đích đó rồi, thì còn gì nữa không? Thời gian trôi qua và rồi bạn sẽ phải tự trả lời câu hỏi mục đích cuối cùng của đời sống tôi là gì? Tôi sẽ đi về đâu? Linh hồn tôi có chỗ yên nghỉ thật không?

 

          Đời sống loài người giống như những con bọ thiêu thân, cứ cặm cụi xoay vần, bay vào những ánh sáng hư không; những triết lý lãng mạn, những công việc chỉ có gía trị tạm bợ. Cho đến khi nào chúng ta tìm được mục đích thật cho cuộc sống này, chúng ta mới kinh nghiệm được ý nghĩa cho đời sống này và cho cõi đời đời. Sứ đồ Phaolô đã tìm được mục đích này, đó là được nhận biết Cứu Chúa Giê-xu, được ở trong Ngài, và được trở nên giống như Chúa trong một tiến trình từ ngày đầu tiên cho đến khi được Chúa biến hóa trong sự vinh hiển. Đó cũng là mục đích bạn và tôi cần phải đeo đuổi.

 

          Chúng ta có muốn không? Có muốn được biết Chúa rõ hơn không? Có muốn kinh nghiệm được một mối liên hệ mật thiết với Ngài không? Có muốn được giống Chúa hơn không? Chúng ta phải chịu quên lững những sự ở đằng sau, bằng cách ăn năn và trao cho Chúa Giê-xu tất cả những tội lỗi của mình, xin Ngài tha thứ. Chúng ta phải bằng lòng bước đi theo Chúa tìm kiếm một mối liên hệ mật thiết với Ngài qua sự ham thích học lời Chúa và thờ phượng Ngài. Chúng ta phải vâng lời sống làm theo lời Chúa dạy dỗ. Chúng ta phải hầu việc Chúa ngay hôm nay, ngay những nơi chúng ta đi mỗi ngày. Đừng nuối tiếc cho quá khứ nữa, đừng chỉ nhìn về tương lai, nhưng hãy “bươn tới trước, nhắm mục đích mà chạy, để giựt gỉai về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trờì trong Đức Chúa Giê-xu Christ, bằng cách bắt lấy mọi cơ hội tốt để nhận biết Chúa, yêu Chúa, ở trong Ngài, học ở nơi Ngài. trở nên giống như Chúa, và hầu việc Ngài.

 

          Tuần trước chúng ta đã kỷ niệm sinh nhật hội thánh lần thứ 34. Nhiều kỷ niệm đẹp trong suốt những năm qua, cảm tạ Chúa; nhưng mọi sự đã đi vào quá khứ. Nhìn về tương lai thì không biết sẽ ra sao. Điều hay nhất cho Hội Thánh Chúa ở đây cần phải làm đó là cùng hiệp tác “nhắm mục đích mà chạy” cho Chúa Giê-xu, đem tin lành đến cho mọi người, gầy dựng đức tin của nhau, cho đến ngày Chúa Giê-xu trở lại biến hóa thân thể mỗi người chúng ta được vinh hiển trọn vẹn giống như Ngài.

 

 

Press On Toward the Goal

(Philippians 3:8-14)

 

          What is your life goal? Have you achieved it yet? Let’s say you accomplish all the goals you set in this life, then what? What is the ultimate life purpose? You cannot find a meaningful life until you find its true purpose in Christ. The Apostle Paul found this purpose on the road to Damascus. That purpose is to know Christ as his Lord, to be in Him, and to become like Jesus. Many still cannot find the true meaning of this life because they have not found Christ; even some Christians have not found the abundant life because they do not know Him, they are not in Christ, lacking of a desire to be more like Jesus Christ.

 

          This purpose is a journey from the first day into eternity. It begins with forgetting behind all the bad and good, so that you can gain Christ, and press on toward the goal by seizing all opportunities to know Him better. Paul reminded us that there is no such thing as spiritual perfection in this world, but spiritual maturity in Christ should be the goal of our present life. Although our utilmate life goal is to know Him and fully experience His power of resurrection one day, our image should be continuously trasnformed more like Christ each day, living a victorious life. We need to forget the past, not just hope for the future, but press on toward the goal of being and living for Jesus today. Being more and more like Him each day must be our desire, our passion, and our purpose for living. Are you in Chrisrt? You need to surrender your life to Him today!