Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 15

Làm Cho Người Hòa Thuận

Peace-Makers

(Mathiơ 5:9)

www.vietnamesehope.org

 

 “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!”

(Blessed are the peacemakers, for they will be called children of God.)

 

 

I. Tình Trạng Thế Giới

 

        Nếu chúng ta để ý quan xát thì thấy tình trạng của thế giới hiện tại đang có nhiều những chiến tranh và xung đột ở khắp nơi. Xung đột giữa dân Do Thái với nhóm Hamas muốn tẩy chay họ. Chiến tranh xâm lăng bạo tàn của nhóm ISIL (nhóm hồi giáo cực đoan) trong chiến dịch “chém đầu” mọi người không đi theo đạo Hồi ở bên nước Iraq, và Syria. Xâm lăng của Liên sô đem lính qua biên giới của nước Ukraine. Xung đột liên tục giữa Bắc Hàn và Nam hàn.  Ở ngay tại nước Việt-nam của chúng ta mà Trung Hoa đang muốn chiếm đất và các mỏ dầu. Có người đã làm một thống kê và cho biết trong vòng 4,000 năm qua, thế giới chỉ thật sự có hòa bình là khoãng 300 năm mà thôi. Có phải đây đang ứng nghiệm lời tiên tri của Chúa Giê-xu về một trong những dấu hiệu dẫn tiến đến thời kỳ sau rốt, ngày tận thế chăng, có chép trong Mathiơ 24:6-7(You will hear of wars and rumors of wars, but see to it that you are not alarmed. Such things must happen, but the end is still to come. 7 Nation will rise against nation, and kingdom against kingdom. There will be famines and earthquakes in various places.) “Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. 7 Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất.” Không phải ở các nước ngoại quốc mà thôi, ngay chính trong nội bộ của nước Mỹ, cũng đang có những sự xung đột/tranh chấp dữ tợn giữa đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, nhất là khi các chức vụ bầu cử đang bắt đầu xảy ra ở nhiều nơi. Xung đột gây ra cuộc nổi loạn vì lý do kỳ thị chủng tộc, như sự kiện vừa xảy ra ở thành phố Ferguson, Missouri, khi một người cảnh sát da trắng đã bắn chết một anh thanh niên da đen tên Michael Brown. Xung đột trong sở làm, vì sự tranh chấp, lấn ép, xô đẩy nhau dành quyền lợi, chức tước. Xung đột, cãi cọ ở các sân đá banh, hay những cuộc đấu thể thao, vì ai nấy muốn “ăn thua đủ.” Biết bao nhiêu gia đình đang ở trong tình trạng “trong héo ngaòi tươi,” nghĩa là bên ngoài thì thấy an lành, nhưng bên trong đang có những sự xung đột, chiến tranh lạnh, đem đến nhiều đổ vỡ, nước mắt và chia tay, vì vợ chồng không thông cảm nhau, đối xử với nhau không công bằng. Kể cả trong các Hội Thánh nhà thờ nói chung cũng có những “bất đồng ý kiến” đã đem đến biết bao nhiêu sự “bất hòa,” mà có thể cản trở sự tăng trưởng của Hội Thánh Chúa.

 

  
II. Bản Chất Tội Lỗi của Con Người

       

        Tại sao có những xung đột này xảy đến trong cuộc sống của loài người? Tại sao chúng ta sống rất khó gặt hái được sự hòa bình, hay giữ được sự hòa thuận? Một trong những lý do chính là vì bản chất tội lỗi xấu xa của con người.

 

          a) Trong Êphêsô 4:31 chép rõ bên trong mỗi người chúng ta đầy dẫy “những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác.” (bitterness, rage and anger, brawling and slander, along with every form of malice.)

 

          b) Sứ đồ Phaolô nhắc trong 2 Timôthê 3:2-4 - Vì trong chúng ta đầy dẫy những điều “tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời.” (lovers of themselves, lovers of money, boastful, proud, abusive, disobedient to their parents, ungrateful, unholy, 3 without love, unforgiving, slanderous, without self-control, brutal, not lovers of the good, 4 treacherous, rash, conceited, lovers of pleasure rather than lovers of God)

 

          c) Trong Giacơ 4:1-2 - sứ đồ Giacơ nói trúng “con tim đen” của loài người như sau – (What causes fights and quarrels among you? Don’t they come from your desires that battle within you? 2 You desire but do not have, so you kill. You covet but you cannot get what you want, so you quarrel and fight. You do not have because you do not ask God.) “Những điều chiến đấu tranh cạnh trong anh em bởi đâu mà đến? Há chẳng phải từ tình dục anh em vẫn hay tranh chiến trong quan thể mình sao? 2 Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin.”

 

          Gốc rễ của bản chất xấu xa đến từ Ađam và Êva, tổ phụ của loài người, sau khi họ phạm tội thì sự hung ác, tranh chấp, xung đột xen vào đời sống, và vụ “CSI” đầu tiên xảy ra là lúc Ca-in đi giết em mình là Abên vì lòng ghen tức, như có chép trong Sáng Thế Ký 4:8(Now Cain said to his brother Abel, “Let’s go out to the field.” While they were in the field, Cain attacked his brother Abel and killed him.) “Ca-in thuật lại cùng A-bên là em mình. Vả, khi hai người đang ở ngoài đồng, thì Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi.” Không phải vậy thôi, năng lực của con người xấu xa tội lỗi thì không thể nào làm hòa được với nhau; mà hình như khi chúng ta càng cố gắng bao nhiêu thì lại làm cho tình trạng hòa bình lại càng bị tệ hơn bấy nhiêu. Đã có biết bao nhiêu những giao ước hòa bình thỏa thuận giữa dân Do Thái với người Palestine, nhưng rồi tình trạng xung đột chỉ càng ngày càng dẫn đến chỗ trầm trọng hơn. Ở Mỹ, nhận định về vụ nhiều người muốn giới hạn súng ống (disarm all firearms), vì nghĩ điều này sẽ giúp gỉam bớt những trường hợp của những người điên khùng lấy súng bắn chết người khác, thì lại gây ra những xung đột, cuộc biểu tình, tranh luận còn dữ tợn hơn nữa của những người đang thích dùng súng. Câu chuyện về 2 người tín đồ thương mại mở tiệm bên cạnh nhau, nhưng một ngày họ cãi lộn nhau dữ tợn. Một thiên sứ hiện ra và muốn làm cho 2 người hòa lại, bằng cách cho mỗi người một ước mơ, muốn gì được nấy, với điều kiện ai xin trước điều gì thì người kia được gấp đôi. Một người suy nghĩ thật lâu rồi nói: “Xin thiên sứ cho tôi bị chột một mắt.”  Lòng người xấu xa thì cố gắng “vá” những sự bất hòa đến đâu, cuối cùng cũng vô ích mà thôi.

 

 

III. Đấng Hòa Bình

 

        Loài người sẽ không thể nào tìm được sự hòa bình thật cho đến khi Đấng Hòa Bình là Cứu Chúa Giê-xu đến thế gian với lời giảng dạy – “Phước cho những kẻ làm cho người hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (Blessed are the peacemakers,for they will be called children of God.) Tại sao lời của Chúa Giê-xu có quyền năng, là con đường để đem đến sự hòa bình cho thế giới?

 

          1) Vì khi Chúa Giê-xu đến trước tiên giải quyết được cội rễ sanh mọi sự xung đột và tranh chấp đó là sự bất hòa giữa loài người với chính ĐCT thánh khiết. Hay nói một cách khác, loài người sẽ không thể kinh nghiệm được sự hòa bình thật vơí nhau cho đến khi chúng ta trước tiên có lại sự hòa thuận với ĐCT. Chúng ta khi cầu nguyện cho nước Việt-nam thì thường cầu xin như thế nào? Cho đất nước được thịnh vượng, giàu có, cơm no áo ấm, nhưng những thứ này chưa chắc bảo đảm đem đến cho dân Việt sự hòa bình thật; vì đôi khi vì lòng tham lam không đáy của con người, được voi đòi tiên, sanh ra còn nhiều những sự tranh chấp dành giựt khác và làm cho cuộc sống còn khổ sở hơn nữa. Điều chúng ta phải cầu nguyện là cho đất nước chúng ta biết ăn năn, quay mặt trở lại tìm kiếm ĐCT, nhận được sự hòa thuận lại với Chúa qua Cứu Chúa Giê-xu, thì mọi sự khác sẽ được ban cho theo sau, kể cả sự hòa bình thật.

 

        Công việc làm cho người hòa với Trờigía rất đắt phải trả, vì đó mà Cứu Chúa Giê-xu, ngày xưa có danh là Chúa Hòa Bình (Prince of peace) như có chép trong lời tiên tri Êsai 9:5 (là Chúa Bình an) đã phải từ Trời đến thế gian và chịu chết đổ huyết trên cây thập tự gía chuộc tội cho chúng ta, để cho chúng ta được xưng công bình và hòa thuận lại với ĐCT. Trong Côlôse 1:20(and through him to reconcile to himself all things, whether things on earth or things in heaven, by making peace through his blood, shed on the cross.) “và bởi huyết Ngài (Chúa Giê-xu) trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời.” Như ngày xưa biết bao nhiêu con chiên bị giết để làm của tế lễ, là hình bóng cho chính Con Trời sau này phải đến chịu chết trên cây thập tự, đổ huyết, để thỏa mãn sự công chính và thạnh nộ của ĐCT hầu cho loài người được hòa thuận lại với Ngài.

 

        2) Chúa cứu chúng ta trước tiên không phải vậy thôi, nhưng Ngài sau này còn gọi chúng ta vào chức vụ làm đại sứ cho sự hòa bình. Trong Êsai 52:7(How beautiful on the mountains are the feet of those who bring good news, who proclaim peace, who bring good tidings, who proclaim salvation, who say to Zion, “Your God reigns!”) “Những kẻ đem tin tốt, rao sự bình an, đem tin tốt về phước lành, rao sự cứu chuộc, bảo Si-ôn rằng: Đức Chúa Trời ngươi trị vì, chân của những kẻ ấy trên các núi xinh đẹp là dường nào!”

 

          a) Chức vụ rao sự bình an này nghĩa là giúp cho những kẻ chưa tin được nghe đến Tin Lành, mà hòa thuận lại với ĐCT, để tránh khỏi cơn thạnh nộ của Ngài, để không bị quăng vào hồ lửa địa ngục trong ngày tận thế. Đừng bao giờ quên ĐCT yêu thương cũng là Đấng thánh khiết và là Chúa của sự thạnh nộ, nhưng chính Ngài đã ban cho sự hòa giải lại với chúng ta trọn vẹn qua chính Con một của mình.

 

          b) Chức vụ này cũng có nghĩa là chúng ta phải cố gắng sống hòa thuận với mọi người, như lời khuyên của Phaolô trong Rôma 12:18(If it is possible, as far as it depends on you, live at peace with everyone.) “Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người.”

 

 

IV. Làm Cho Người Hòa Thuận

 

        Muốn làm cho người hòa thuận, bí quyết căn bản là đừng sống cho riêng mình nữa, nhưng phải để Chúa của sự bình an làm Chủ đời sống mình, như Phaolô đã nói trong Galati 2:20(I have been crucified with Christ and I no longer live, but Christ lives in me. The life I now live in the body, I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me.) “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.” Chúng ta có thể làm cho người hòa thuận được, không bởi khả năng của con người tội lỗi của chúng ta, nhưng vì có Chúa Bình An làm Chủ mình. Định luật căn bản, chúng ta chỉ có thể ban cho người khác những gì chúng ta có, kể cả sự bình an; như vậy chúng ta chỉ có thể làm cho người hòa thuận khi nào có Chúa bình an làm Chủ mình. Càng để Chúa làm Chủ, càng dễ cho chúng ta làm cho người hòa thuận.

 

        1) Thứ nhất để Chúa làm Chủ sự suy nghĩ, ý tưởng, tấm lòng của mình, vì từ tấm lòng bên trong mà sanh ra mọi lời nói và hành động bên ngoài. Chính Chúa Giê-xu đã có lần phán dạy trong Mathiơ 15:19(For out of the heart come evil thoughts—murder, adultery, sexual immorality, theft, false testimony, slander.) “Vì nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.” Vì vậy mà người ta nói rất đúng: “Every problem have the roots from the heart.” Tạm dịch: “Mọi nan đề xảy ra bên ngoài trong cuộc sống đều phát xuất ra từ tấm lòng xấu xa bên trong.” Muốn để Chúa làm Chủ lòng thì trong Philíp 4:8 có lời khuyên của Phaolô giúp cho chúng ta thấy bí quyết làm thế nào – (Finally, brothers and sisters, whatever is true, whatever is noble, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is admirable—if anything is excellent or praiseworthy—think about such things.) “Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến,” và điều đó là lời Kinh Thánh. Câu chuyện về một vị tù trưởng của một bộ lạc người mọi đang ngồi đọc Kinh Thánh. Có người phóng viên đi qua hỏi đọc gì và rồi phê bình về sách Kinh Thánh là sách cũ xưa rồi, không còn hữu dụng nữa? Vị tù trưởng bèn dẫn anh phóng viên đến một cái hầm, trong đó có chứa đầy những xương người chết mà họ trước kia đã thường ăn thịt và nói: “Nếu không bởi lời Kinh Thánh giúp chúng tôi đến biết Chúa Giê-xu, và thay đổi cuộc sống thì xương cốt của anh nay cũng đã nằm trong hầm này rồi!” Người Mỹ có câu nói: “garbage in, garbage out,” (rác vào thì rác đi ra) nghĩa là những điều gì xấu đi vào ý tưởng của một người thì tự nhiên sẽ một ngày phát ra một việc làm xấu; ngược lại, nếu ý tưởng được nuôi bởi những điều tốt lành, công bình, đáng tôn thì tự nhiên sanh ra những việc tốt lành, và một trong những điều đó là làm cho người hòa thuận. Định luật này có gì khó hiểu chăng? Ai là con cái Chúa thật cũng biết, theo lẽ tự nhiên thuộc linh đó là ngày nào tuần nào chúng ta ít đọc Kinh Thánh, thiếu sự tương giao với Chúa thì phải coi chừng, vì dễ sanh ra sự tranh chấp, xung đột và hung dữ với những người xung quanh?

 

        2) Thứ hai, người có Chúa làm Chủ rất cẩn thận trong lời nói của mình, vì ý thức sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lời nói sẽ đem đến sự đổ vỡ hay xây dựng. Sứ đồ Giacơ dạy dỗ gì cho con cái Chúa trong Giacơ 3:5-10(Likewise, the tongue is a small part of the body, but it makes great boasts. Consider what a great forest is set on fire by a small spark. 6 The tongue also is a fire, a world of evil among the parts of the body. It corrupts the whole body, sets the whole course of one’s life on fire, and is itself set on fire by hell. 7 All kinds of animals, birds, reptiles and sea creatures are being tamed and have been tamed by mankind, 8 but no human being can tame the tongue. It is a restless evil, full of deadly poison. 9 With the tongue we praise our Lord and Father, and with it we curse human beings, who have been made in God’s likeness. 10 Out of the same mouth come praise and cursing. My brothers and sisters, this should not be.) “Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên! 6 Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy. 7 hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi; 8 nhưng cái lưỡi, không ai trị phục được nó; ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy những chất độc giết chết. 9 Bởi cái lưỡi chúng ta khen ngợi Chúa, Cha chúng ta, và cũng bởi nó chúng ta rủa sả loài người, là loài tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. 10 Đồng một lỗ miệng mà ra cả sự khen ngợi và rủa sả! Hỡi anh em, không nên như vậy.” Sứ đồ Phiêrơ cũng dạy dỗ thêm gì trong 1 Phiêrơ 3:10(For, “Whoever would love life and see good days must keep their tongue from evil and their lips from deceitful speech.) “Vả, Ai muốn yêu sự sống Và thấy ngày tốt lành, Thì phải giữ gìn miệng lưỡi, Đừng nói điều ác và lời gian giảo;”  Sống cẩn thận trong lời nói của mình bằng cách phải thường xuyên tự xét trước khi sắp sửa nói:

 

          a) Lời tôi sắp nói có thật không, hay chỉ là sự phóng đại của mình, thêm nước mắm hôi hám? Lời mình nói có phải là sự thật không, hay chỉ là những tin đồn (rumors), những ý kiến phê bình của người khác, mà mình chưa nghe trực tiếp rõ đầu đuôi câu chuyện có thật như vậy không mà đã muốn phê bình rồi. Việc gì cũng có 3 chiều mà phải tìm hiểu cho kỹ: chiều phía của anh nói gì, chiều phía của em nói gì, nhưng còn chiều thứ ba nữa đó là thật sự chuyện gì đã xảy ra nữa?

 

          b) Lời tôi sắp muốn nói ra có cần thiết không? Trong Châm Ngôn 16:28(A perverse person stirs up conflict, and a gossip separates close friends.) “Kẻ gian tà gieo điều tranh cạnh; Và kẻ thèo lẻo phân rẽ những bạn thiết cốt.” “thèo lẽo” nghĩa là chuyện của ai cũng xía vào, cho dù không liên hệ với mình, để rồi gọi điện thoại, dùng facebook mách cho người này, nói với người kia, gây ra nhiều sự tranh cạnh, hiểu lầm. Trở ngại của nhiều người chưa định đoán được giữa những chuyện nào là chuyện riêng tư của người khác cần phải giữ kín, và chuyện nào là chuyện chung nên chia xẻ.

 

          c) Lời tôi muốn nói có giúp ích xây dựng chi không? Hay sẽ làm thiệt hại một người nào khác? Trong Êphêsô 4:29(Do not let any unwholesome talk come out of your mouths, but only what is helpful for building others up according to their needs, that it may benefit those who listen.) “chớ có một lời dữ nào ra từ miệng anh em; nhưng khi đáng nói hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến.” Tự xét coi có là những lời lành không?

 

          d) Lời tôi sắp nói có bày tỏ sự tử tế không, vì tôi là con cái của Chúa nhơn từ? Trong Côlôsê 4:6 – “Lời nói anh em phải có ân hậu theo luôn, và nêm thêm muối, hầu cho anh em biết nên đối đáp mỗi người là thể nào.” (Let your conversation be always full of grace, seasoned with salt, so that you may know how to answer everyone.)  Người Việt có câu “lời nói ngọt lọt đến xương,” hay là chua chát, cay đắng, chỉ làm tổn hại những mối liên hệ.

 

          e) Lời nói có ân huệ là lời có năng lực “heal,” nghĩa là chữa lành gì không? Trong Châm Ngôn 12:18(The words of the reckless pierce like swords, but the tongue of the wise brings healing.) “Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm; Nhưng lưỡi người khôn ngoan vốn là thuốc hay.” chứ không có chứa “chất độc giết chết” như sứ đồ Giacơ đã nói. Tự xét xem lời nói của mình có giúp hàn gắn lại hạnh phúc không? Chữa lành sự xức mẻ, xây cất lại tổ ấm không, trám những lỗ hở, làm lành vết thương, hay có làm nguôi cơn giận không? Châm Ngôn 15:1(A gentle answer turns away wrath, but a harsh word stirs up anger.) “Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” Lời nói có “build up” xây dựng thêm sức mạnh, sự khích lệ cho những người nghe không? Châm Ngôn 16:24(Gracious words are a honeycomb, sweet to the soul and healing to the bones.) “Lời lành giống như tàng ong, Ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt.”

 

        3) Điều thứ ba, ai làm cho người hòa thuận là người hành động (peace-MAKERS), chứ không phải là người thụ động, chỉ muốn tránh né và tự nghĩ việc bất hòa sẽ tự biến đi. Nếu Chúa ngồi trên cao chỉ nghĩ đến con đường cứu chuộc cho nhân laọi mà Con Ngài đã không chịu đến thế gian chết trên cây thập tự thì chúng ta có được cứu rỗi không?

 

          a) Đắn đo việc mình sẽ làm có mục đích hàn gắn (restoration) lại những mối liên hệ đổ vỡ, chứ không phải khui lại những vết thương lòng, hay những sự cay đắng trong quá khứ.

 

          b) Việc làm cho người hòa thuận luôn còn phải nhắm mục đích là giải quyết được nan đề, chứ không để lên án người bên kia. Câu chuyện người vợ đến chia xẻ với vị mục sư về tình trạng gia đình bị lục đục, và ông chồng không muốn nói chuyện với mình nữa. Vị mục sư khuyên hai người nên ngồi lại với nhau cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ hòa thuận lại. Chúng tôi đã làm rồi nhưng không có hiệu nghiệm. Vị mục sư hỏi hai vợ chồng cầu nguyện như thế nào? Khi cầu nguyện tôi luôn là người đi trước vì tánh ỗng rất nhút nhát. Tôi thường cảm tạ Chúa trước, sau đó kể ra những lỗi lầm của chồng tôi, để cho ỗng nhận biết, ăn năn và tìm cách sửa đổi. Hèn chi, ông chồng không muốn làm nữa, vì giờ cầu nguyện đã trở nên cơ hội cho người vợ lên án chồng mình?

 

 

V. Con Cái Đức Chúa Trời

 

        Chúa Giê-xu còn hứa ai làm cho người hòa thuận thì là những người được phước – “vì sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời!” (for they will be called children of God.) Nếu được làm con cái hay quen biết với tổng thống Mỹ của một cường quốc thì quí vị cảm thấy như thế nào? Được mặc đồ có những nhãn hiệu nổi tiếng, thì thấy có sang không?  Không phải chỉ quyền lợi mà thôi, nhưng là sự quí gía được có tiếng liên hệ đến người đó. Trong Châm Ngôn 22:1(A good name is more desirable than great riches; to be esteemed is better than silver or gold.)Danh tiếng tốt còn hơn tiền của nhiều; Và ơn nghĩa quí hơn bạc và vàng.” Nhưng tất cả những danh tiếng ở đời này thì một ngày sẽ tan biến, đi vào quá khứ, nhưng ai được danh làm con cái ĐCT thì còn mãi đời đời.

 

          Ai nhận biết rõ được phước này, mình được gọi là con cái ĐCT thì sẽ giúp đỡ người đó rất nhiều trong lối sống hằng ngày, sống làm sao cho xứng đáng với danh đó. Câu chuyện về tướng Alịchsơn đại đế, là vị tướng nổi tiếng thời Hy lạp khoãng 330 B.C., đã một lần chiếm gần cả phía Âu Châu. Người ta nói ông đã một lần khóc là vì hầu như không còn chỗ nào để ông chiếm đánh nữa. Một ngày kia, người ta đem đến cho vua một chàng trai trẻ mắc phải tội đào ngũ. Vua Alịchsơn đại đế nhìn người trai trẻ thấy tội nghiệp, bèn hỏi: "Ngươi tên chi?" Ngưòi trai trẻ trả lời: “Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn nghe vậy chồm ra khỏi ghế ngay và hỏi lại: "Ngươi tên chi?"  Ngưòi trai trẻ trả lời: “Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn la lên một lần nữa: "Ngươi nói ngươi tên chi?"  Người tra trẻ run sợ: "Thưa vua, tôi tên Alịchsơn." Vua Alịchsơn bèn ra lệnh: "Ta cho ngươi 2 điều kiện: một là ngươi đổi tên của mình đi, hay ngươi phải đổi tính đi; không thì ta xử chết ngươi ngay bây giờ, vì danh Alịchsơn là tên của ta." Chúng ta là những người đã được Chúa Giê-xu cứu và được gọi làm con cái Đức Chúa Trời; chúng ta không thể đổi tên mình được, vì sự cứu rỗi Chúa ban cho là trọn vẹn đời đời; Bây giờ chỉ còn một cách nữa thôi, đó là mỗi người chúng ta phải đổi tánh, nhờ cậy Chúa Thánh Linh thanh sạch cách ăn nết ở của mình, để sống xứng với danh xưng được gọi làm con cái Đức Chúa Trời.

 

          Chúng ta thường sống đánh gía trị dựa trên những gì mình có, thay vì dựa trên chúng ta là ai. Nếu chúng ta nhận biết mình là ai, được làm con cái ĐCT thì có lẽ sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta rất nhiều, và giúp chúng ta dễ làm cho người hòa thuận với nhau. So, before you & I pick another fight, think about who we are? Is that how a Christian should live?

 

          Thế giới đang chìm đắm trong những sự xung đột và tranh chấp, và việc này chắc chắn sẽ dẫn con người đến sự khổ sở và hư mất, chẳng tìm được sự hòa bình thật. Nhưng Chúa của sự Bình An đã đến, làm chúng ta được hòa thuận lại với chính ĐCT. Chúa cứu chúng ta và đặt chúng ta trong hội của những người Thánh, được gọi là chính con cái của Ngài. Chúa muốn hội thánh của Ngài làm sứ gỉa hòa bình cho thế giới. Chúng ta phải để Chúa làm Chủ và sống với nhau cách hòa thuận, bằng cách để lời Ngài đầy dẫy và hướng dẫn sự suy nghĩ, lời nói và hành động của mình luôn, và luôn giữ sự hoà thuận với nhau, vì chúng ta có danh là con cái của ĐCT tối cao, và thật sự là những người được phước.

 

 

-------------------------- Lời Mời Gọi

 

          Một bài hát có câu: “thế giới đầy hận thù,” cũng vì bản tánh con người là xấu xa. Hậu quả là thế giới sẽ đi vào chỗ hư mất và bị thiêu đốt bởi cơn thạnh nộ của ĐCT thánh khiết. Nhưng Chúa yêu thương nhân loại và Ngài đã ban cho một con đường cứu, đó là sai Chúa của sự bình an, Con Ngài, đến thế gian chịu chết trên cây thập tự để chúng ta được hòa giải lại với chính Ngài. Những ai dám tin nhận danh Cứu Chúa Giê-xu sẽ được sạch tội, được xưng công bình, và được hòa thuận lại với Chúa dẫn đến một mối liên hệ đời đời.

 

          Không phải vậy thôi Chúa cứu chúng ta và lập nên hội thánh để làm những sứ gỉa hoà bình ở giữa một thế giới đầy hận thù, để làm cho mọi người hòa thuận lại với Chúa và với nhau. Chúng ta có thể làm được vai trò này vì có Chúa Bình An ở trong mình, chỉ có cái là mình có đang để Ngài làm Chủ không? Để Chúa làm Chủ những ý tưởng, sự suy nghĩ của mình, được điều khiển bởi lời của Chúa. Lời nói của chúng ta có đang được suy xét cẩn thận không để xây dựng sự hòa bình? Hành động của chúng ta có xứng với danh là con cái của ĐCT không?

 

          Ai làm cho người hòa thuận còn được phước đó là được gọi là con cái ĐCT nữa, một phần thưởng không hề mất. Như vậy chúng ta hãy khích lệ nhau, sống xứng với danh xưng đó trong xã hội, trong gia đình, và trong hội thánh của Chúa.

 

 

 

PEACE-MAKERS

(Matthew 5:9)

 

The world has many conflicts as many nations are at wars against each others. Even in U.S., the Congress is at war with the president in many issues. Families are broken up, churches split right and left. Why can’t we keep peace and live in harmony? One of the main reasons is because of our sinful nature since the time Adam & Eve sinned in the garden. It appears that the more we try to fix peace, wars and conflicts increase.

 

There can be no true peace until we are first at peace with the One Who created us. When Jesus, the Prince of Peace came, He first fixed the root of sin which causes us to be at war with the holy God. Jesus died on the cross for the payment of our sins and reconciled us back to God. Moreover, Jesus built His church and called us to be the ambassadors for peace and unity. We can fulfill this role because the God of peace is living inside of us. However, it all depends whether we will allow Him to be Lord of our thoughts, words, and actions. We can fill our thoughts with the wonderful words of God. We must pay attention to our speaking words to make sure they are beneficial and true pleasing to God. We must be active in restoring and maintaining peaceful relationship with others by attacking the problems and not people, and overcoming evil with good.

 

Those who make peace will be blessed because they are called the children of God. We must strive to live worthy to the name given to all of us as who we are and not what we have. Let’s all be the peace-makers for the Lord Jesus.