Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 16

Đứng Vững Trong Đức Tin

(Stand Firm in the Faith)

1 Phiêrơ 5:8-10

 

“Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được. 9 Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình. 10 Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho.”

(Be alert and of sober mind. Your enemy the devil prowls around like a roaring lion looking for someone to devour. 9 Resist him, standing firm in the faith, because you know that the family of believers throughout the world is undergoing the same kind of sufferings. 10 And the God of all grace, who called you to his eternal glory in Christ, after you have suffered a little while, will himself restore you and make you strong, firm and steadfast.)

 

 

I. Thời Kỳ Khó Khăn

 

        Trong sách Truyền Đạo 3:1-8 ngày xưa vua Salômôn có nói – (There is a time for everything, and a season for every activity under the heavens: 2 a time to be born and a time to die, a time to plant and a time to uproot, 3 a time to kill and a time to heal, a time to tear down and a time to build, 4 a time to weep and a time to laugh, a time to mourn and a time to dance, 5 a time to scatter stones and a time to gather them, a time to embrace and a time to refrain from embracing, 6 a time to search and a time to give up, a time to keep and a time to throw away, 7 a time to tear and a time to mend, a time to be silent and a time to speak, 8 a time to love and a time to hate, a time for war and a time for peace.) “Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định. 2 Có kỳ sanh ra, và có kỳ chết; có kỳ trồng, và có kỳ nhổ vật đã trồng; 3 Có kỳ giết, và có kỳ chữa lành; có kỳ phá dỡ, và có kỳ xây cất; 4 có kỳ khóc, và có kỳ cười; có kỳ than vãn, và có kỳ nhảy múa; 5 có kỳ ném đá, và có kỳ nhóm đá lại; có kỳ ôm ấp, và có kỳ chẳng ôm ấp; 6 có kỳ tìm, và có kỳ mất; có kỳ giữ lấy, và có kỳ ném bỏ; 7 có kỳ xé rách, và có kỳ may; có kỳ nín lặng, có kỳ nói ra; 8 có kỳ yêu, có kỳ ghét; có kỳ đánh giặc, và có kỳ hòa bình.” Ở dưới mặt trời này, thời gian trôi qua nhiều thời kỳ có định trong chương trình của Đấng Chí Cao. Thời kỳ sống trong sự thoải mái, yên ổn, dễ dàng để phát triển đạo Chúa mạnh mẽ; nhưng cũng sẽ có thời kỳ khó khăn, đối diện với nhiều sự bắt bớ đạo, quyền lực chống nghịch của những kẻ ác xung quanh chăng?

 

        Nếu chịu khó quan xát, chúng ta thấy rõ có nhiều những dấu hiệu đang xảy ra xung quanh thế giới về sự bắt bớ đạo, để nhận thấy thời kỳ khó khăn đang tiến đến. Có lẽ tối thiểu hai trận chiến lớn con cái Chúa phải đối phó dữ dội trong tương lai đó là quyền lực của nhóm hồi giáo cực đoan, và phong trào hổ trợ cho vấn đề đồng tính luyến ái.

 

          a) Đạo hồi đang phát triển mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới hơn cả cơ đốc giáo, nhưng điều đáng lo sợ là nhóm hồi giáo cực đoan (Muslims extremists) như bọn ISIL, đang bắt bớ mọi người phải theo Môhamét, nếu không sẽ bị chém đầu, nhất là cho những người cơ đốc. Tin tức mới vài ngày qua cho biết bọn ISIL vừa đem 600 người tù nhân đàn ông theo nhóm Shia, Yazidi, trong số đó có một số người tín đồ, ra sa mạc bắn chết  tại chỗ, chỉ có khoãng 11 người còn sống sót để kể lại sự kiện kinh khủng này. Nhóm hồi giáo cực đoan này tin rằng giết được nhiều người cơ đốc và những kẻ ngoại thì họ sẽ được hưởng nhiều tiên nữ xinh đẹp trong thế giới bên kia.

 

          b) Không phải ở xa chúng ta mà thôi, những sự kiện của thời kỳ khó khăn cũng đang xảy ra ngay tại nước Mỹ là một nước tự do, ngày xưa đã được dựng nên trên nền tảng của Kinh Thánh.

 

          i) Cách đây vài tháng, bà tỉnh trưởng (Mayor Annise Parker) ở thành phố Houston đã gởi chiếu chỉ lên chính quyền đòi đem những bài giảng của 5 vị mục sư ra tòa để kiểm soát, trong đó có một vị mục sư người Việt, vì có những lời gỉang đá động mạnh đến nhóm đồng tính luyến ái.

         

          ii) Cách đây vài tuần có hai vị Mục Sư ở Idaho bị chính quyền đe dọa sẽ bỏ tù 180 ngày và phạt 1,000$ mỗi ngày, nếu không chịu làm lễ cưới cho những người đồng tính luyến ái.

 

          iii) Chưa nói đến những quyền lực đang muốn loại bỏ tất cả những gì có liên hệ đến Chúa trong cuộc sống, như là cấm không được cầu nguyện trong những trường học công cộng, muốn loại bỏ chữ “God” ra khỏi đồng bạc, hay là trong bài ca quốc kỳ, không được phép treo các tấm bản có 10 điều răn của ĐCT, hay những hình tượng thập tự giá trong những nơi công cộng. Điều đáng sợ đó là những quyền lực bắt bớ đạo này bắt nguồn từ và được hổ trợ bởi những người lãnh đạo quốc gia, những người có quyền thế.

 

          Chính Phaolô cũng đã một lần nhắc nhở và khuyên Timôthê trong 2 Timôthê 3:1-5a về thời kỳ khó khăn này – (But mark this: There will be terrible times in the last days. 2 People will be lovers of themselves, lovers of money, boastful, proud, abusive, disobedient to their parents, ungrateful, unholy, 3 without love, unforgiving, slanderous, without self-control, brutal, not lovers of the good, 4 treacherous, rash, conceited, lovers of pleasure rather than lovers of God— 5 having a form of godliness but denying its power.) “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, 5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó.” Sẽ có một thời kỳ người ta sống bên ngoài thì tỏ vẻ rất là đạo đức, công bình, yêu thương người nghèo, bảo vệ súc vật, nhưng sẽ chối bỏ Chúa dữ tợn và ghét những người thuộc của Ngài.

 

        Điều này cũng không có lạ đối với Chúa Giê-xu, vì chính Ngài cũng đã nói trước gì trong Mathiơ 24:3-14 về thời điểm này – (As Jesus was sitting on the Mount of Olives, the disciples came to him privately. “Tell us,” they said, “when will this happen, and what will be the sign of your coming and of the end of the age?” 4 Jesus answered: “Watch out that no one deceives you. 5 For many will come in my name, claiming, ‘I am the Messiah,’ and will deceive many. 6 You will hear of wars and rumors of wars, but see to it that you are not alarmed. Such things must happen, but the end is still to come. 7 Nation will rise against nation, and kingdom against kingdom. There will be famines and earthquakes in various places. 8 All these are the beginning of birth pains. 9 “Then you will be handed over to be persecuted and put to death, and you will be hated by all nations because of me. 10 At that time many will turn away from the faith and will betray and hate each other, 11 and many false prophets will appear and deceive many people. 12 Because of the increase of wickedness, the love of most will grow cold, 13 but the one who stands firm to the end will be saved. 14 And this gospel of the kingdom will be preached in the whole world as a testimony to all nations, and then the end will come.) “Ngài đang ngồi trên núi ô-li-ve, môn đồ tới riêng cùng Ngài, và nói rằng: Xin Chúa phán cho chúng tôi biết lúc nào những sự đó sẽ xảy ra? và có điềm gì chỉ về sự Chúa đến và tận thế. 4 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy giữ, kẻo có kẻ dỗ dành các ngươi. 5 Vì nhiều người sẽ mạo danh ta đến mà nói rằng: Ta là Đấng Christ; và sẽ dỗ dành nhiều người. 6 Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. 7 Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. 8 Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại. 9 Bấy giờ, người ta sẽ nộp các ngươi trong sự hoạn nạn và giết đi; các ngươi sẽ bị mọi dân ghen ghét vì danh ta. 10 Khi ấy cũng có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ, phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau. 11 Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. 12 Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần. 13 Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu. 14 Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” Sẽ có thời kỳ khó khăn là lúc con cái Chúa sẽ bị bắt bớ dữ tợn, thế gian sẽ nộp chúng ta trong các tòa án, vì ghen ghét chúng ta là những người tin Chúa, và đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng dẫn đến ngày tận thế. Có phải những sự kiện đang xảy ra xung quanh chúng ta là những dấu hiệu của thời kỳ khó khăn đang diễn tiến đến những ngày sau rốt chăng? Chúng ta có chút nhận xét và suy nghĩ gì về những sự kiện xảy đang xảy ra trước mắt của mình không?

 

        Kinh Thánh chép tất cả những điều này đang sửa soạn cho quyền lực cho kẻ chống nghịch lại Chúa đã và đang hành động mạnh mẽ ở trong thế giới này, vì chính nó cũng biết thì giờ của nó không còn nhiều nữa. Trong 2 Têsalônica 2:1-7 sứ đồ Phaolô đã nói trước về kẻ chống nghịch này - (Concerning the coming of our Lord Jesus Christ and our being gathered to him, we ask you, brothers and sisters, 2 not to become easily unsettled or alarmed by the teaching allegedly from us—whether by a prophecy or by word of mouth or by letter—asserting that the day of the Lord has already come. 3 Don’t let anyone deceive you in any way, for that day will not come until the rebellion occurs and the man of lawlessness is revealed, the man doomed to destruction. 4 He will oppose and will exalt himself over everything that is called God or is worshiped, so that he sets himself up in God’s temple, proclaiming himself to be God. 5 Don’t you remember that when I was with you I used to tell you these things? 6 And now you know what is holding him back, so that he may be revealed at the proper time. 7 For the secret power of lawlessness is already at work; but the one who now holds it back will continue to do so till he is taken out of the way.) “Luận về sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, và về sự chúng ta hội hiệp cùng Ngài, 2 thì, hỡi anh em, xin chớ vội bối rối và kinh hoảng hoặc bởi thần cảm giả mạo, hoặc bởi lời nói hay là bởi bức thơ nào tựa như chúng tôi đã gởi mà nói rằng ngày Chúa gần đến. 3 Mặc ai dùng cách nào, cũng đừng để họ lừa dối mình. Vì phải có sự bỏ đạo đến trước, và có người tội ác, con của sự hư mất hiện ra, 4 tức là kẻ đối địch, tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời. 5 Anh em há không nhớ khi tôi còn ở với anh em, thì đã nói về những sự đó sao? 6 Hiện nay anh em biết rõ điều làm ngăn trở nó, hầu cho nó chỉ hiện ra đúng kỳ nó thôi. 7 Vì đã có sự mầu nhiệm của điều bội nghịch đang hành động rồi; song Đấng còn ngăn trở cần phải cất đi.” Sẽ có thời kỳ khó khăn mà nhiều người bỏ đạo, hội thánh bị teo lại vì sự bắt bớ, nhà thờ bị chính quyền đóng cửa, mục sư bị lên án bỏ tù, để sửa soạn/dọn đường cho kẻ chống nghịch Chúa, chính là “anti-christ,” có dấu của con số “666,” sẽ xuất hiện một ngày với quyền lực kinh khủng của satan, hãm hại dân Chúa cùng những kẻ tin; mặc dầu nó chưa ló mặt, nhưng Kinh Thánh nói quyền lực của nó đang lộng hành rồi.

 

 

II. Tiết Độ và Tỉnh Thức

        Nếu biết như vậy rồi, thì chúng ta phải làm gì đây? Con cái Chúa phải làm gì đây? Hội Thánh Chúa phải chuẩn bị như thế nào? Lời của sứ đồ Phiêrơ khuyên chúng ta trong 1 Phiêrơ 5:8, thứ nhất phải tập tành sự tiết độ và tỉnh thức – “Hãy tiết độ và tỉnh thức: kẻ thù nghịch anh em là ma quỉ, như sư tử rống, đi rình mò chung quanh anh em, tìm kiếm người nào nó có thể nuốt được.” (Be alert and of sober mind. Your enemy the devil prowls around like a roaring lion looking for someone to devour.)

 

          1) Chúng ta cần luyện tập sự tiết độ, có nghĩa là đời sống phải có chừng mực, có giới hạn, có sự quân bình, chớ luông tuồng, đừng quá độ, để nhận diện kẻ thù và đeo đuổi những điều ưu tiên trong cuộc sống. Chữ “tiết độ” trong tiếng Anh dịch là “sober,” mang ý nghĩa của sự kiềm hãm tránh xa rượu mạnh, vì rượu dễ làm cho một người không còn “control” mình được nữa, để rồi gây ra những hành động nguy hiểm, không tốt cho tánh mạng. Vì vậy mà người ta thường nói: “Don’t drink and drive,” và tội DWI là một tội phạm nặng (serious crime). âu chuyện “chèo hoài không đi” của một toán thủy thủ chở hàng… một tối ghé quán rượu trên sông. Lúc tiệc tàn, kẻ thì say, người thì ngà ngà trở về thuyền trong ánh trăng sao mờ ảo. Họ hét, họ ca và ra hết sức để chèo thuyền mình ra lại bến tầu. Chèo một lúc thật lâu thì có người hét lên: “Sao lâu ra mà chưa đến bến tàu?” Bất chấp… họ lại tiếp tục gò lưng chèo mãi đến nỗi nhễ nhãi mồ hôi, bắp thịt rã rời… đến lúc phát hiện ra từ nãy đến giờ con thuyền của mình vẫn đứng yên một chỗ. Nguyên nhân là khi lên thuyền… họ vì say sưa nên quên không gỡ sợi dây neo thuyền còn cột vào đầu cảng của bờ, mà chưa được tháo ra. Đời sống của một số con cái Chúa cũng như vậy chăng, bị buộc trói vào những cơn say mê của những thú vui và lo lắng cho của cải vật chất, cho nên “chèo hoài” nhưng chẳng đi đến đâu hết, đời sống đức tin tâm linh “chẳng tăng trưởng chi hết,” vì chưa có sự tiết độ trong cuộc sống.

 

          a) Mánh khóe của ma quỉ giăng ra biết bao nhiêu là những thú vui (pleasures), hay làm thỏa mãn những ưa muốn của tư dục xác thịt, để rồi biết bao nhiêu người bị vấn vương, luông tuồng quá độ, chìm đắm trong những trụy lạc ở đời này, mà không lo sửa soạn cho linh hồn mình sẽ phải gặp Chúa một ngày để chịu sự phán xét.

 

          b) Ma quỉ nó cám dỗ nhiều người bằng cách gieo nhiều những “cơ hội làm giàu,” để chúng ta say mê trong những công việc đời, chỉ hết công sức thâu lượm của cải vật chất, mà chẳng chuẩn bị chi hết cho vững đức tin để sửa soạn đối phó với thời kỳ khó khăn đang tiến đến. Nhiều người, kể cả con cái Chúa, đang quá bận rộn trong những công ăn việc làm, cố gắng làm thêm vài tiếng đồng hồ “O.T.” không thì uổng quá, thì còn thì giờ đâu nữa để lo công việc của Chúa. Ma quỉ đút chúng ta nhiều những miếng mồi béo ngon, mà làm chúng ta bị mập ú, béo phì, bị giam cầm vào một thế giới vật chất, những thú vui, trở nên yếu đuối, nên chưa thể nào sửa soạn cho những trận chiến thuộc linh đang sắp đến.

 

        c) Đời sống có tiết độ là một đời sống có sự kỷ luật tâm linh. Một đời sống có kỷ luật tâm linh thì giữ kỹ một số những điều căn bản của người cơ đốc, đó là 1) sự tĩnh tâm cá nhân với Chúa mỗi ngày, 2) sự thờ phượng mỗi tuần và trau dồi lời Chúa trong các lớp học Kinh Thánh, 3) ham thích sự thông công, 4) lãnh trách nhiệm chăm sóc đức tin của nhau, và 5) biết hiệp tác trong đại sứ mạng truyền bá Tin Lành. Điều đáng sợ đó là vô số cơ đốc nhân và gia đình của họ ngày nay đang thiếu sót cả 5 điều này thì làm sao sửa soạn đối phó với những trận chiến thuộc linh?  Khi chúng ta đánh mất những điều căn bản này, chúng ta không thể thắng những trận chiến thuộc linh được. If you lose the basics, you will lose! Có lần đi thi đánh tennis của hãng Exxon ở Independence park. Đang thắng 5-1 rồi, chỉ còn một game nữa là đoạt giải hạng 3 trong năm đó. Nhưng người đối thủ bắt đầu khám phá ra điểm yếu backhand của tôi thiếu căn bản, thế là ông cứ nhẹ nhàng thả bên trái, cuối cùng tôi bị thua cuộc đua là 5-7, mà không bao giờ quên. Ma quỉ trong Kinh Thánh câu 8 được so sánh như con sư tử, nghĩa là nói đến sức mạnh của nó hơn người; nhưng không phải vậy thôi, nó còn xảo quyệt, khôn ngoan, vì nó kiên nhẫn rình mò, chờ đợi lúc chúng ta đang say nghủ, yếu đuối, dìm mình trong những mê đắm, quá độ trong những thú vui trần thế, thờ ơ trong những lời Kinh Thánh cảnh cáo, nguội lạnh trong công việc Chúa, và đó là lúc nó sẽ tấn công và nuốt sống chúng ta.

 

        2) Có tiết độ, thì chúng ta mới có thể tỉnh thức mà đề phòng những cạm bẫy của ma quỉ đang sắp sửa tấn công mình. “Tỉnh thức” đây mang hình ảnh của một người lính đứng canh giữ đồn mình, và khi thấy kẻ địch đến gần thì hô hào, loan báo cho cả thành thức dậy mà chuẩn bị chiến đấu, chống cự lại. Quí vị lái xe có luôn để ý bản tốc độ và xe cảnh sát đang đậu bên lề đường không, để khỏi bị ticket? Các bậc cha mẹ cơ đốc có đang làm vai trò của người lính canh giữ gia đình mình không? Có nhận diện ra những bẫy cám dỗ của ma quỉ của thế gian này đang len lỏi vào trong gia đạo qua những kỹ thuật điện toán tối tân không, như là Ipad, TV, Iphone, Internet? Người ta làm thống kê 3,000 đứa trẻ từ 3 tuổi đến 18, tỉ số các con em dùng TV, điện toán, Ipad mỗi ngày là khoãng 5.5 tiếng đồng hồ; và 61% của các bậc cha mẹ hiện nay không có luật giới hạn chi hết cho con em mình xử dụng những thứ này. Tỉnh thức để nhận thức sự thay đổi của thời kỳ khó khăn đang sắp đến, mà chuẩn bị kỹ càng để đối phó nó. Đối phó như thế nào nếu chính quyền trói buộc tất cả các hội thánh vào những luật pháp phải mướn một người lãnh đạo đồng tính luyến ái? Không cho phép các vị mục sư được giảng trong đó có chữ đồng tính luyến ái? Không được phép tự do ra chợ phát báo Hướng Đi và truyền đạo đơn? Khi con em chúng ta sẽ bị chọc cười là người cơ đốc cầu nguyện ở trong trường học? Khi không được mướn làm việc vì theo đạo cơ đốc? Khi súng kề vào đầu và nói phải chối Chúa?

 

 

III. Đứng Vững trong Đức Tin

 

        Điều thứ hai, sứ đồ Phiêrơ khuyên đó là phải giữ vững đức tin trong câu 9 – “Hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự nó, vì biết rằng anh em mình ở rải khắp thế gian, cũng đồng chịu hoạn nạn như mình.” (Resist him, standing firm in the faith, because you know that the family of believers throughout the world is undergoing the same kind of sufferings.)  Điều kiện trước tiên để làm được điều này đó là phải có đức tin, nếu không thì đâu cần nói chi đến việc đứng vững, phải không? Tin Chúa nghĩa là gì?

 

          1) Trong Giăng 17:3 tóm tắt vài điều căn bản – (Now this is eternal life: that they know you, the only true God, and Jesus Christ, whom you have sent.) “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến.”

 

          a) Tin Chúa có thật (Đấng Sáng Tạo hiện hữu) và có một (duy nhất).

 

          b) Tin Chúa ban cho ơn cứu rỗi trong Con Ngài, và bằng lòng tiếp nhận món quá cứu rỗi.

 

          c) Tin Chúa là Đấng phán xét cuối cùng, để ban cho sự sống đời đời cho mọi kẻ tin; còn những kẻ không tin sẽ bị quăng vào hồ lửa địa ngục.

 

        2) Người tin Chúa thật còn có nghĩa là vâng giữ, làm theo những điều răn của Ngài dạy dỗ mà mình đã nghe và biết. Trong 1 Côrinhtô 15:1-2(Now, brothers and sisters, I want to remind you of the gospel I preached to you, which you received and on which you have taken your stand. 2 By this gospel you are saved, if you hold firmly to the word I preached to you. Otherwise, you have believed in vain.) “Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin Lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, 2 và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích.” Ẩn dụ về hai người xây nhà trong Mathiơ 7:24-27 Chúa Giê-xu dạy làm sao một người đứng vững trong đạo? (“Therefore everyone who hears these words of mine and puts them into practice is like a wise man who built his house on the rock. 25 The rain came down, the streams rose, and the winds blew and beat against that house; yet it did not fall, because it had its foundation on the rock. 26 But everyone who hears these words of mine and does not put them into practice is like a foolish man who built his house on sand. 27 The rain came down, the streams rose, and the winds blew and beat against that house, and it fell with a great crash.”) “Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. 26 Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. 27 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều.” Tin không phải chỉ biết, nhưng còn làm theo; nếu không sẽ đến một thời kỳ khó khăn, mình sẽ bị sa ngã, nhà sẽ bị xập, sẽ chối Chúa, có thể bỏ đạo, phản nghịch nhau, và những điều mình đã biết, đã học, đã nghe, nhưng chưa vâng giữ chỉ là vô ích, dã tràng xe cát biển đông.

 

        3) Tin Chúa còn có chiều sâu đó là nhớ kỹ những lời Chúa đã hứa khi đối diện với kẻ dữ. Lời hứa chúng ta cần nhớ kỹ đó là Chúa hứa sẽ luôn ở cùng chúng ta.

 

          a) ĐCT hứa ở cùng Giôsuê như có chép trong Giôsuê 1:5(No one will be able to stand against you all the days of your life. As I was with Moses, so I will be with you; I will never leave you nor forsake you.) “Trót đời ngươi sống, thì chẳng sẽ ai được chống cự trước mặt ngươi. Ta sẽ ở cùng ngươi như ta đã ở cùng Môi-se; ta sẽ không lìa ngươi, không bỏ ngươi đâu.”

 

          b) Chúa Giê-xu hứa ở cùng với các môn đồ trong Mathiơ 28:18-20(Then Jesus came to them and said, “All authority in heaven and on earth has been given to me. 19 Therefore go and make disciples of all nations, baptizing them in the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit, 20 and teaching them to obey everything I have commanded you. And surely I am with you always, to the very end of the age.”) “Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp tem cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

c) Chúa hứa sẽ ở cùng với Phaolô và làm chứng cho ông như trong Công vụ 18:9-10(One night the Lord spoke to Paul in a vision: “Do not be afraid; keep on speaking, do not be silent. 10 For I am with you, and no one is going to attack and harm you, because I have many people in this city.”) “Ban đêm, Chúa phán cùng Phao-lô trong sự hiện thấy rằng: Đừng sợ chi; song hãy nói và chớ làm thinh; 10 ta ở cùng ngươi, chẳng ai tra tay trên ngươi đặng làm hại đâu; vì ta có nhiều người trong thành nầy. Nhớ như vậy mới giúp chúng ta không có sợ, nhưng dạn dĩ đối diện với những sự bắt bớ, khi họ nộp chúng ta trong các toà án, vì biết Chúa luôn ở cùng và Ngài sẽ nói, bênh vực qua môi miệng của chúng ta.

 

 

IV. Chịu Đựng

 

        Điều thứ ba, sứ đồ Phiêrơ khuyên chúng ta tập luyện sức chịu đựng trong câu 10 ngay hôm nay qua những việc nhỏ, để chuẩn bị đánh trận lớn ngày mai – “Đức Chúa Trời ban mọi ơn đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Đấng Christ, thì sau khi anh em tạm chịu khổ, chính Ngài sẽ làm cho anh em trọn vẹn, vững vàng, và thêm sức cho.” (And the God of all grace, who called you to his eternal glory in Christ, after you have suffered a little while, will himself restore you and make you strong, firm and steadfast.) Mỗi lần cô Beth bạn tôi tập chạy Marathon (26.1 miles) là phải sửa soạn cả 3 tháng trước đó, bằng cách chạy mỗi ngày 6-7 miles, cẩn thận ăn những thứ gì cần thiết, chỉ mong để chạy cho xong cuộc đua, chứ chưa nghĩ đến việc chạy về top 10.  Lúc chúng ta cần luyện sức chịu đựng để đối phó với những trận chiến thuộc linh sắp đến là ngay hôm nay, chứ không phải đợi “nước tới chân hẵng chạy.” Nếu những sự nhịn nhục ngày hôm nay trong giữa vòng con cái Chúa với nhau, để tránh sự cãi cọ, tránh nói xấu người khác, tránh gây sự chia rẻ, mà giữ sự hiệp nhất mà chúng ta chưa làm nổi, thì liệu trong những ngày sau rốt, thời kỳ khó khăn, chúng ta có còn chịu đựng được những sự bắt bớ không?

 

          Cũng đừng xem thường những hoạn nạn Chúa có khi cho phép xảy ra trong cuộc sống của mình, vì chính những điều này giúp cho chúng ta thêm sự kiên nhẫn, thêm sức chịu đựng để đứng vững trước những bắt bớ có thể xảy ra trong tương lai. Sứ đồ Phiêrơ cũng đã nói gì trong Giacơ 1:2-4(Consider it pure joy, my brothers and sisters, whenever you face trials of many kinds, 3 because you know that the testing of your faith produces perseverance. 4 Let perseverance finish its work so that you may be mature and complete, not lacking anything.) “Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, 3 vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục. 4 Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào.” 

 

          Khí hậu đang thay đổi và chúng ta biết là lúc chuyển mùa từ Hè qua Thu, rồi khi thời tiết lạnh lẽo, cây trơ trọi lá thì chúng ta biết Đông đã đến. Nhìn những sự kiện đang xảy ra trước mắt, chúng ta cũng có khôn ngoan không, để thấy những dấu hiệu của thời kỳ khó khăn đang đến nhanh chóng? 5, 10, 25 năm nữa gia đình cơ đốc và Hội Thánh sẽ đối phó những nan đề gì? Chúng ta có chuẩn bị để đối phó chưa? Con cháu chúng ta có sẽ đứng vững ở giữa những trận chiến thuộc linh không? Chúng ta cò còn nhớ rằng Chúa đã hứa Ngài ở bên phe chúng ta không? Mong Chúa Thánh Linh giúp chúng ta tập tiết độ và tỉnh thức, giúp giữ vững đức tin, trau dồi sự nhịn nhục, để chuẩn bị cùng hiệp nhất đối phó với những trận chiến thuộc linh, chống cự lại ma quỉ như sư tử rống đang lộng hành để phá hoại hội thánh, và hội thánh sẽ thắng trận cho sự vinh hiển của Chúa Giê-xu.

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

          Thiên hạ thường có câu nói “business as usual” để nói đến tình trạng yên ổn, phát triển bình thường, không có sự xáo trộn chi cả. Điều này có lẽ cũng là điều chúng ta muốn có được để phát triển hội thánh Chúa bình thường; nhưng hầu như quan xát tình trạng thế giới thì có lẽ phải nói “church cannot be as usual anymore!” Những quyền lực của kẻ dữ, người chống nghịch với Chúa đang lộng hành càng ngày càng dữ, ra mặt chống đối Chúa và con dân Ngài. Đây là thời điểm nó đã rình mò từ lâu vì biết ngày ấy không còn là bao lâu chăng?

 

          Hội thánh Chúa có nhận biết điều này không để trau đồi đức tin hầu có thể đứng vững trong thời kỳ khó khăn này? Những người ở bên Hawaii đang chuẩn bị cho núi lửa phun như thế nào? Họ cứ tình bơ hay là mau mau thu xếp dọn đi chỗ khác?  Chúng ta có sẽ cứ say nghủ trong thái độ trì hoãn, ỷ y nữa, để nước tới chân hãy chạy cho đến chừng nào đây?  Có sự suy nghĩ thờ ơ - Không có sao đâu, người ta sao tôi vậy, đâu đến nỗi tệ như vậy, để rồi cứ ăn, cứ uống, cứ làm việc, ham chơi, hơi đâu mà lo. Không được, chúng ta phải lắng nghe lời cảnh cáo của Chúa mà:

 

          1) Tập tành sự tiết độ và tỉnh thức. Có điều gì trong cuộc sống cần điều chỉnh, bớt lại không để giữ được những điều căn bản của đạo?

 

          2) Chúng ta phải trau dồi đức tin bằng cách không phải đến đây mỗi tuần chỉ nghe mà thôi, nhưng quyết tâm ra về làm theo những điều mình đã nghe lời Chúa dạy dỗ.

 

          3) Tập sự chịu đựng bắt đầu bằng những việc nhịn nhục nhỏ, có thể trong chính vòng liên hệ giữa anh chị em trong Chúa, giữa vợ chồng với nhau, để công việc Chúa được tiến hành, phát triển tốt đẹp, hầu cho khi đối diện với sự bắt bớ lớn chúng ta không bỏ cuộc.

 

          It’s coming – are we ready? Nếu chưa có chương trình tĩnh tâm cá nhân mỗi ngày với Chúa thì phải bắt đầu ngay. Dự phần trong các lớp học Kinh Thánh và thờ phượng mỗi tuần, nhất quyết không bỏ. Giữ sự thông công chặt chẽ với nhau, nhiều hơn với những người ngoại. Lãnh trách nhiệm chăm sóc nhau, kẻ mạnh giúp người yếu, kẻ yếu giúp người yếu hơn, lá lành đùm lá rách. Trung tín trong chức vụ Chúa gọi mình, đừng để một ý riêng chi làm mình bị chi phối. Hiệp tác trong sự rao truyền Tin Lành là việc ưu tiên hơn tất cả mọi điều khác ở đời này.

 

          Một trong những cách thực tế chúng ta chống cự lại những quyền lực của kẻ dữ đó là phải đi bầu, bỏ phiếu cho những người đi theo sự dạy dỗ của đạo Chúa Giê-xu. Thống kê cho biết chỉ khoãng 25% người cơ đốc đi bỏ phiếu mà thôi; điếu đáng tiếc. Làm sao chúng ta sống cứ than phiền, phàn nàn là chính quyền càng ngày sống càng bỏ đạo Chúa, nhưng chúng ta lại không đi bầu bỏ phiếu cho những người đi theo đạo? Chúng ta không thể thắng trận bằng môi miệng, chỉ toàn là những lời nói phàn nàn, trách móc được, nhưng phải bằng những hành động thực tế.

 

 

 

Stand Firm in the Faith

1 Peter 5:8-10

 

          The time of “business as usual” for the church is passing us. We need to pay attention in the changing of the seasons. There are at least two major spiritual battles that the church will have to face: The growth of the extreme Muslim idealism and the homosexual agenda. All of these cruel and rebellious forces is to prepare for the man of lawlessness to be revealed; although, his secret power is already at work. Is the church of God ready to face these battles? How will we prepare for it?

 

          We must have an attitude of sobering (self-control) and being alert. We must not allow ourselves to be drifted away by false doctrines and excessive pleasures; but to guard our family, our church from the temptations of evil forces. Secondly, we must stand firm on our faith. A person having faith in God is the one who believes God does exist, accepts His gift of salvation given through the sacrifice of God’s Son, and waits patiently for God righteous judgment to be accomplished. Those who have faith will also keep God’s commandments and sharpen their spiritual weapons ready for battles. Thirdly, to face the spiritual battles, we need to train ourselves for strength to endure the fights. To run a “marathon” for tomorrow, one must prepare to run shorter laps today.

 

          Sleep no longer; we need to wake up and observe the changes in the seasons. We need to unite as a strong army for the Lord. May God be on our side as we prepare to face spiritual battles and bring victory unto His name.