Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 7

Viên Ngọc Vô Giá

Paul Châu An Phước, Pastor

Mỗi đợi sóng trên bãi biển đem vào cho chúng ta những kho tàng mới. Những vỏ hào, hến, sò, ốc muôn màu và muôn dạng đã được con người nâng niu từ thời tiền sử, ngày nay đã trở thành một vật sưu tập say mê của những người thích chiêm ngưỡng cái đẹp thiên nhiên khắp nơi trên thế giới. Đến nay đã thu lượm được gần 10.000 kiểu khác nhau, chẳng những trên các bãi biển, mà trên cả bờ sông, ao, hồ và đồng ruộng, được luân chuyển từ tay nầy đến tay khác, xứ nầy qua xứ khác. Nó là báu vật đắt giá với các nhà khoa học, các tay sưu tập và các viện bảo tàng.

Gần đây, có một tờ báo đăng trong một kỳ bán đấu giá tại Amsterdam (Hòa Lan), một giám đốc ngân hàng nọ đã mua một vỏ ốc với giá 10.000 Mỹ kim. Vỏ ốc có tên "Mũ triều" vì hình thể của nó với những vòng trôn ốc màu cam và tím, viền đen, đã được đem cẩn thận từ Aán độ dương sang. Người chủ mới của nó điển một nụ cười kỳ lạ. Thật ra trong bộ sưu tập của ông đã có một kiểu nầy rồi. Về đến nhà ông ta để hai kiểu vỏ bên cạnh nhau, đứng ngắm nghía một hồi lâu, rồi bỗng lấy búa đập nát một vỏ. Giờ ông ta có thể hãnh diện rằng mình là người duy nhất trên thế giới có kiểu vỏ đẹp như vậy!

Theo giới khoa học thì đó là một sự phung phí vô ích. Không bao giờ có hai vỏ ốc thực sự giống nhau. Nhưng vẻ đẹp kỳ diệu của nó giải thích được sự điên cuồng trên. Những cánh bướm rồi cũng tan thành bụi, chỉ có "viên ngọc đẹp ròng" ở trong Chúa Cứu Thế là còn tồn tại.

Thánh ca 396 của tác giả Geo F. Root, sống năm 1820-1895, với tựa đề: "Viên Ngọc Đẹp Ròng", lời như sau: "Kìa Giê-xu ta, kìa Giê-xu ta, đến thâu viên ngọc đẹp nầy. ngọc Ngài yêu đương, ngọc Ngài yêu đương, ấy ngọc thuộc về Ngài

Ngài vui thâu nay, Ngài vui thâu nay, những viên ngọc đẹp ròng nầy. Ngọc tinh anh thay, ngọc quang huy thay, ấy ngọc thuộc về Ngài

Bầy chiên thơ ngây, bầy chiên thơ ngây, mến yêu Giê-xu mạn mòi. Là ngọc châu đây, là ngọc châu đây, ấy ngọc thuộc về Ngài

(ĐK)

Lóng lánh như tia sáng sao mai, mũ Ngài đầy ngọc soi chói. Những viên ngọc rực rỡ quanh ngai, ấy bửu ngọc thuộc Ngài".

Vâng, tôi liên tưởng đến khi một vị Mục sư hay Truyền đạo đặt tay làm lễ dâng con cho Thượng Đế. Người chủ lễ đó phải hỏi cha mẹ đứa trẻ vài câu hỏi có trách nhiệm dạy dỗ con cái biết đến Thượng đế và tin nhận Thượng đế là Cứu Chúa của mình. Khi con lớn lên, nếu Chúa kêu gọi đứa trẻ đó, cha mẹ phải sẵn sàng cho đứa trẻ đó hết lòng phục vụ Chúa và dâng đời sống để hầu việc Ngài. Cha mẹ đứa trẻ phải sống xứng đáng làm gương và mẫu mực cho đứa trẻ đó, và dạy cho chúng biết Chúa là Đức Chúa Trời của nhân loại, cho đứa trẻ hiểu biết điều tốt điều xấu để tránh. Đây là trách nhiệm của cha mẹ mà Thượng đế đã giao phó viên ngọc quý giá cho chúng ta.

Thánh kinh cho chúng ta biết "trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ đến Đấng tạo hóa ngươi". Vâng, chúng ta là con dân Chúa, trách nhiệm lớn lao và đặc ân lớn nhất mà Thượng đế giao phó cho cha mẹ là dạy cho con của mình "hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu. Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó". (Châm 22:6). Không nên chờ đợi lúc đã già, hay bất cứ khi nào, mà ngay bây giờ, dầu khi con chúng ta còn thơ ấu, đừng để tuổi Xuân xâm chiếm cuộc đời làm cho mình quên Đấng Tạo Hóa. Phải biết rằng từ Xuân sang Đông không bao lâu.

Chính Samuên đã phục vụ Đức Giêhôva từ khi còn thơ ấu (I Sa. 3:1) Timôthê đã biết Kinh thánh, đã tin Chúa và được cứu ngay khi còn thơ ấu (II Tim. 3:15). Để tỏ lòng kính mến ai, chúng ta muốn tặng người đó bó hoa rất tươi, rất thơm, rất đẹp. Chứ không bao giờ tặng bó hoa tàn. Đức Chúa Trời đã trách dân Ysơraên dâng cho Ngài con vật mù, què làm, của lễ (Mal. 1:8). Ngài cho đó là một việc gian ác, là khinh để Ngài thay vì tôn kính Ngài. Vậy chúng ta không có phép đợi tới lúc mình đui, què, bệnh tật, tàn tạ mới dâng cho Chúa, mới tưởng đến Ngài, mà ngay bây giờ khi con còn thơ ấu. Cầu nguyện cho chúng từ thơ ấu và khuyên dạy con cái nên quý trọng thời thơ ấu, thanh xuân, để dâng trọn đời sống cho Đức Chúa Trời hằng hữu. Ngài sẽ biến đứa trẻ đó trở thành viên ngọc quý tuyệt vời cho nhà Đức Giêhôva.

Có một gia đình nọ, có bốn đứa con trai. Tất cả đều là khỏe mạnh. Nhưng có một đứa út là thiếu thông minh và không lanh lợi bằng các anh nó. Hằng ngày bị cha mẹ la mắng và bị các anh ức hiếp. Có những lúc nóng giận cha mẹ thường đánh đập nó tàn nhẫn và than: "Sao mầy ngu quá thế? Nếu biết trước tao đâu có sanh mầy làm cho uổng cơm. Mầy thấy các anh mầy không? Nó khôn ngoan và lanh lẹ rất là dễ thương, nhìn mầy sao khó ưa quá!"

Hai ông bà ước mong con cái lớn lên, thằng lớn thông minh cho nó làm bác sĩ, không thể dâng cho Chúa. Thằng thứ hai thì miệng lưỡi, cho học làm luật sư, thằng thứ ba thì học nha sĩ, dâng cho Chúa làm Mục sư như ông nội nó nghèo rớt mồng tơi, có lúc không gạo ăn. Người ta ăn cơm với cá, với thịt, còn mình nước cá chan cơm cũng không có. À, thằng út không lanh lợi và khờ nhất nhà, mình dâng nó cho Chúa để học làm Mục sư cho nó đáng đời, để cho họ đài đọ và sài sể nó

Một bài hát mà nhiều người rất thích, đó là sáng tác của Chariotte Alington Barnard (1830-1869), với tựa đề "Mau dâng cho Chúa bao điều tốt nhất" như sau: "Mau dâng cho Chúa bao điều tốt nhất, thời thanh xuân luôn cả năng lực. Đem tâm tươi mới luôn bầu máu nóng. Giảng Tin lành chẳng nao lòng. Giê-xu Christ xưa treo gương lạ lùng, rất mực can đảm, rất anh hùng. Bạn khá dâng tâm yêu thương chẳng phai, dâng điều chi tốt nhất cho Ngài

(ĐK)

Mau dâng cho Chúa bao điều tốt nhất, thời thanh xuân luôn cả năng lực. Mang nhung trang cứu rỗi nhờ sức thánh, đấu tranh vì lẽ Tin lành".

Lời Chúa phán con cái là cơ nghiệp mà Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta phải quý mến và dâng cho Chúa những gì quý nhất trên trần gian nầy. Cho dù chúng ta có bạc muôn, nhà cao cửa rộng, ăn sung mặc sướng, những vỏ sò quý giá, đắt tiền mấy trăm ngàn Mỹ kim đi nữa, nhưng nếu Chúa không cho thì những sản nghiệp quý giá đó cũng chỉ là vô nghĩa, nếu không có những tiếng khóc của trẻ thơ, những tiếng cười của con trẻ, thì làm sao một gia đình hạnh phúc tuyệt vời được. Chính tổ phụ chúng ta ngày xưa mong đợi một đứa con trai nối dòng dõi cho nhà Aùpraham. Hai ông bà chờ đợi một thời gian rất dài, mỏi mệt, tuổi cao Sara không còn chi nữa như thế thường người đàn bà. Nhưng "há có điều chi Đức Chúa Trời không làm được chăng?" (Sáng 18:14)

Thật vậy, sau một năm Sara sanh một con trai đặt tên là Ysác. Ysác càng ngày càng lớn khôn. Khi mọi sự đã xong, thì Đức Chúa Trời thử Aùpraham. Ngài phán rằng: "hỡi Aùpraham! Người thưa rằng có tôi đây! Hãy bắt đứa trẻ con một của ngươi yêu dấu, là Ysác, và đi đến xứ Môria, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà ta sẽ chỉ cho. Ápraham dậy sớm, thắng lừa, đem hai đầy tớ và con mình là Ysác cùng đi. Người cũng chặt củi để dùng về của lễ thiêu, rồi đi đến nơi mà Đức Chúa Trời đã truyền. Qua đến ngày thứ ba, Aùpraham nhướng mắt lên thấy nơi đó ở lối đàng xa, thì nói cùng hai đầy tớ rằng: hãy ở lại đây với con lừa, ta và đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia để thờ phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi. Aùpraham lấy củi và lễ thiêu, chất trên Ysác, con mình. Rồi người cầm lửa và dao trong tay, và cả hai cha con cùng đi. Ysác nói cùng Aùpraham cha mình rằng: Hỡi cha! Người đáp: con ơi, cha đây! Ysác nói: Củi đây, lửa đây, nhưng chiên con đâu có đặng làm của lễ thiêu? Aùpraham nói rằng: Con ơi, chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn lấy chiên con đặng dùng làm của lễ thiêu. Rồi cả hai cha con cứ cùng đi.

Họ đến chốn Đức Chúa Trời đã phán dạy, tại đó, Aùpraham lập một bàn thờ, chất củi lên, trói Ysác con mình lại, để trên đống củi trên bàn thờ. Aùpraham bèn giơ tay ra cầm lấy dao đặng giết con mình. Thiên sứ của Đức Giêhôva từ trên trời kêu xuống mà rằng: Hỡi Aùpraham, Aùpraham! Người thưa rằng: Có tôi đây! Thiên sứ phán: Đừng tra tay vào đứa trẻ và chớ làm chi hại nó, vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi. Aùpraham nhướng mắt lên, xem thấy con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình. Ápraham gọi chỗ đó là Giêhôva Di-rê, nghĩa là Đức Giêhôva sẽ sắm sẵn tại đó" (Sáng 22:1-14).

Vâng, Aùpraham có thể từ chối Đức Giêhôva đủ mọi cách và có thể đặt nhiều câu hỏi với Chúa: Tại sao? Nhưng Aùpraham, người biết vâng phục Thượng đế trọn vẹn. Đức Chúa Trời ban cho thì Đức Chúa Trời có thể cất đi. Cảm tạ ơn Chúa. Nếu ngày hôm nay Chúa hỏi quý vị rằng: "Con có sẵn sàng dâng cuộc đời của con hay đứa trẻ mà con có cho ta hay không, quý vị sẽ trả lời như thế nào? "Há có ích lợi gì cho người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình ư? (Mác 8:36)

Có một đứa trẻ trèo lên đùi của cha mình, vừa trịnh trọng vừa hỏi:


- Ba ơi, ba à, ba đã bảo hiểm linh hồn của ba chưa?


- Con ba nghĩ cái gì vậy?


Người cha nhìn con hơi ngạc nhiên, hỏi:


- Tại sao con hỏi ba câu ấy?


- Sao cậu Hoàng Anh nói rằng ba đã bảo hiểm nhà và đã bảo hiểm tánh mạng của ba, nhưng cậu Hoàng Anh nói ba chẳng lo gì đến linh hồn của ba cả. Cậu sợ ba bị mất linh hồn đấy! Vậy bây giờ ba đi bảo hiểm linh hồn đi ba!

Người cha chống tay trên cằm và đăm chiêu nghĩ ngợi. Ông đã chịu lao khổ bao nhiêu năm qua và nhiều điều mà giờ đây đã biến thành tro bụi, nhưng những điều còn lại và sự sống đời đời thì ông không hề để ý đến. "há có ích lợi gì cho người nào nếu được cả thế giới mà mất linh hồn mình ư?"

Trên thế gian nầy không có gì tồn tại vĩnh viễn cả. Vỏ ốc quý giá kia, tiền bạc, nhà cửa, vật chất, địa vị, danh vọng rồi cũng sẽ qua đi như mây khói. Một vị tiền bối đã nói: "Đông hư không, tây hư không, bắc hư không, nam hư không, thay thảy đều hư không. Duy chỉ có linh công là còn đời đời". Chỉ có linh hồn ở trong Chúa Cứu Thế là còn tồn tại mãi mãi. Xin Chúa tiếp tục giúp chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng những "viên ngọc quý giá" kia. Hãy chuẩn bị linh hồn chúng ta gia nhập quốc tịch Thiên đàng hôm nay. Đó là tài sản, cơ nghiệp duy nhất mà Chúa đã ban cho. "hãy dạy trẻ thơ con đường nó phải theo. Dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó. (Chăm 22:6)