Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 48

Yêu Hội Thánh Như Chúa Yêu

(For the Love of Jesus’ Church)

Êphêsô 5:22-31

 

Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, 23 vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. 24 Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Đấng Christ, thì đàn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự. 25 Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh, 26 để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch, 27 đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài. 28 Cũng một thể ấy, chồng phải yêu vợ như chính thân mình. Ai yêu vợ mình thì yêu chính mình vậy. 29 Vì chẳng hề có người nào ghét chính thân mình, nhưng nuôi nấng săn sóc nó như Đấng Christ đối với Hội thánh, 30 vì chúng ta là các chi thể của thân Ngài. 31 Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, hai người cùng nên một thịt.”

(Husbands, love your wives, just as Christ loved the church and gave himself up for her 26 to make her holy, cleansing her by the washing with water through the word, 27 and to present her to himself as a radiant church, without stain or wrinkle or any other blemish, but holy and blameless.)

 

 

> Hết thảy những ai đã một lần “gặp Chúa,” và được tái sanh… đều phải tự nhiên bắt đầu bước đi trong một đời sống mới.

> Cuộc sống mới này trong Chúa được thống trị bởi … tình yêu thương tuyệt vời.

# Quí vị có biết tiêu chuẩn cho mọi điều răn của Chúa được thúc đẩy bằng tình yêu thương không?

# Trong Mathiơ 22:36-40 – khi có một vị luật sư, hỏi Chúa Giê-su một câu để thử Ngài - “Thưa Thầy, điều răn nào trong Luật Pháp là lớn hơn hết?” thì Chúa nói với ông, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi.’ 38 Ðây là điều răn lớn nhất và trước hết.  39 Còn điều răn thứ hai cũng vậy, ‘Ngươi hãy yêu người lân cận như mình.’ 40 Toàn bộ Luật Pháp và Các Tiên Tri đặt nền tảng trên hai điều răn ấy.”

> Quí vị có biết một trong những người lân cận gần c/ta để mình yêu là ai không?

… đó chính là Hội Thánh của Chúa.

# Trong Giăng 13 – Chính Chúa Giê-su có lần phán – “Ta ban cho các con một điều răn mới, đó là các con phải yêu thương nhau; như Ta đã yêu thương các con thể nào, các con cũng phải yêu thương nhau thể ấy.”

> “Các con” đây không còn nói về sự yêu thương những người thế gian, nhưng yêu thương chính những anh chị em lân cận bên cạnh c/ta, ở trong cùng một Hội Thánh.

 

 

I. Hội Thánh Chúa

 

> Trước khi tìm hiểu sâu về “lòng yêu mến Hội Thánh Chúa,” c/ta ôn lại xem định nghĩa của hai chữ “Hội Thánh” là gì?

> Trước hết, c/ta biết chính Chúa Giê-su là Đấng đã thiết lập nên Hội Thánh.

# Chữ “Hội Thánh” đầu tiên trong Tân Ước được chép trong Mathiơ 18:16 – Khi Chúa Giê-su phán – “Còn Ta, Ta nói với ngươi: Ngươi là Phi-rơ, trên đá nầy, Ta sẽ xây dựng Hội Thánh của Ta, và các cửa âm phủ sẽ không thắng được Hội ấy.”

 

> Kinh Thánh định nghĩa Hội Thánh qua nhiều hình ảnh tượng trưng như sau:

1. Hình ảnh thứ nhất của Hội Thánh là thân Thể của Đấng Christ, mà chính Ngài là đầu, như lời Chúa trong Côlôse 1 chép – “Chính Ngài là Ðấng có trước muôn vật, và muôn vật tồn tại trong Ngài. 18 Ngài là đầu của thân thể, tức là hội thánh. Ngài là nguyên thủy, là con đầu tiên từ cõi chết, để trong mọi sự Ngài là Ðấng đứng đầu.”

> Mỗi người c/ta là Hội Thánh của Chúa, nghĩa là những chi thể của thân thể Ngài, chúng ta liên kết và hiệp một trong Đấng Christ.

> Trong một thân c/ta có nhiều chi thể khác nhau, mà không thể phân rẽ được, nhưng luôn thuận phục Chúa và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, để thân thể được khỏe mạnh và hoạt động hữu ích cho công việc Chúa.

> Nếu những chi thể nào tách ra được khỏi thân… thì tự động sẽ chết dần, hay chỉ là “đồ gỉa” mà thôi.

 

2. Hình ảnh tượng trưng thứ hai về Hội Thánh là hình ảnh của “Gốc Nho và Nhánh.”

# Trong Giăng 15 – Chúa Giê-su có phán – Ta là cây nho, các ngươi là nhánh; ai ở trong Ta, và Ta ở trong người ấy, người ấy sẽ kết nhiều quả; vì ngoài Ta các ngươi chẳng làm chi được.”

> C/ta là Hội Thánh, là những nhánh nho, liên kết gần gũi với Gốc nho, là Đấng Christ, để có năng lực “nhựa sống” mà phát triển và sanh trái tốt cho nước của Ngài, vì ngoài Thần Linh của Chúa Giê-su ra, c/ta chẳng làm chi được.

 

3. Hình ảnh thứ ba của Hội Thánh là “Nhà và Hòn Đá Góc Nhà.”

> C/ta là những hòn đá, viên gạch làm nên nhà thiêng liêng của Chúa Giê-su, mà chính Ngài là Đá góc nhà, như có  chép trong 1 Phiêrơ 2:6“Anh chị em cũng vậy, hãy như những tảng đá sống được xây dựng trên nhau thành một đền thờ thiêng liêng, để thi hành chức vụ tư tế thánh, hầu dâng các lễ vật thuộc linh được chấp nhận lên Ðức Chúa Trời qua Ðức Chúa Jesus Christ.”

 

4. Hình ảnh thứ tư của Hội Thánh là “Người Chăn và đàn Chiên.”

> Chúa Giê-su là Người Chăn Hiền Lành của Hội Thánh, nuôi nấng đàn chiên là Hội Thánh, dẫn đến những mé nước bình tịnh và đồng cỏ xanh tươi.

 

> Nhưng trong những hình ảnh này, có lẽ không có hình ảnh nào có thể phản ảnh tình yêu tuyệt vời của Chúa cho Hội Thánh Ngài, bằng mối liên hệ, sự phối hợp mầu nhiệm trong hôn nhân giữa vợ và chồng – “vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.”  

> Hội Thánh chính là “nàng dâu” của Chúa Giê-su, người vợ sắp cưới; Hội Thánh ở đây không phải là tấm bản hiệu ở ngoài đường, không phải là một hội đoàn hay trung tâm sinh hoạt, giống như những cơ quan ở ngoài đời; nhưng là những người đang ngồi cạnh, ngồi trước, ngồi sau, ngồi xung quanh anh chị em, mà đã được Chúa trả bằng một gía rất đắt, bởi chính huyết của mình đổ ra trên cây thập tự, đem từ chỗ tối tăm qua nơi sáng láng.

 

 

II. Chúa Giê-su Yêu Hội Thánh

 

> Muốn hiểu tại sao chúng ta cần phải yêu thương Hội Thánh của Chúa thì chúng ta cần biết một số những nguyên tắc sau đây trong lời Chúa dạy:

 

1) Nguyên tắc thứ nhất có chép trong Êphêsô 5, câu 23 - chúng ta phải yêu Hội Thánh Chúa… VÌ Hội Thánh là thân thể của Ngài… “vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh.

 

a) Điều này cũng rất là tự nhiên và dễ hiểu thôi, lý do là vì Chúa Giê-su đã định nghĩa Hội Thánh chính là thân thể của Ngài. Mà nếu là thân thể của mình thì đương nhiên chúng ta phải yêu thương, nuôi nấng và săn sóc nó; chứ có ai lại ghét chính thân mình không?

> Có ai ở đây muốn lấy búa đập vào tay mình không, hay lấy dao rạch lên thân thể mình cho chẩy máu ra không, chỉ có những người điên khùng mà thôi? Nhưng ngược lại chúng ta thường xuyên chải chuốc, nuôi nấng thân thể của mình với những món ăn ngon, mặc những loại quần áo đẹp.

# Nhiều người mỗi ngày tốn biết bao nhiêu thì giờ để trang điểm má phấn môi son, nặn mụn, bứt tóc bạc, nhổ lông mày, cắt tóc, cạo râu, chứ ai lại bôi “nghọ” trên mặt mình?

> Chúa Giê-su yêu Hội Thánh của Ngài bởi vì Hội Thánh cùng là “một thân” với chính Ngài, giống như người chồng yêu vợ mình, là người đã trở nên cùng “một thịt” với mình.

 

b) Điều tự nhiên nữa đó là nếu Chúa Giê-su là Đấng c/ta yêu mến, thì có nghĩa là chúng ta cũng phải yêu thích những điều Chúa yêu mến.

> Quí vị nói thương tôi… mà lại ghét vợ tôi là người tôi yêu mến… thì nghe có được không?

> Như vậy, nếu Chúa đã yêu Hội Thánh của Ngài thì chúng ta cũng phải làm giống vậy, thì thật mới nói rằng chúng ta yêu Chúa, phải không?

# Rất mâu thuẫn khi chúng ta nói mình yêu Chúa mà lại ghét Hội Thánh, ghét anh chị em mình, không muốn gần gũi thông công với những người ngồi xung quanh mình sao?

# Trong sách 1 Giăng 4:20 sứ đồ Giăng nói: “Vì có ai nói rằng: Ta yêu Đức Chúa Trời, mà lại ghét anh em mình, thì là kẻ nói dối; vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được.” Nếu những anh chị em xung quanh chúng ta đây mà mắt mình thấy được, tay chúng ta đụng đến được mà chưa yêu được, thì làm sao chúng ta nói mình yêu Chúa là Đấng chưa thấy, chẳng sờ được?

 

2) Nguyên tắc thứ hai – trong c. 25, C/ta phải yêu Hội Thánh Chúa… NHƯ Ngài đã yêu – “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh,”

 

> Có 3 đặc tánh của tình yêu thương Chúa cho Hội Thánh Ngài, như một người chồng cơ đốc yêu thương vợ mình.

 

a) Đặc tánh thứ nhất là sự yêu thương phải bày tỏ bằng hành động hy sinh thực tế.

# Người đời mà còn biết gía trị của việc làm thực tế và nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, nhưng hãy nhìn thấy những gì cộng sản làm?” huống gì chúng ta lại không hiểu được yêu Hội Thánh của Chúa mà không phải hy sinh làm gì hết sao?

# Có lắm người cơ đốc đang sống không có “ruột” nghĩa là chỉ hay đưa ý kiến nhiều, mà rất ít khi dám hy sinh làm gì để chăm sóc Hội Thánh của Chúa. Thật đúng như danh từ người Việt chúng ta có câu nói “thùng rỗng kêu to” là vậy!

# Chính sứ đồ Giăng nói trong 1 Giăng 3:18“Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật.” Hay dịch ra là “Đừng nghe những gì người cơ đốc nói; nhưng hãy nhìn thấy những gì người cơ đốc làm?”

# Thiên hạ thường có câu nói: “People don’t care what you say, until they see what you do for them.”

> Có những người đến nhà thờ ngồi mòn bục ghế và chỉ để hưởng thụ; kẻ khác đến không phải hưởng thôi mà còn ra về chê bai đủ thứ nữa… chê nào là mục sư giảng dở quá, chẳng ai giúp đỡ tôi hết, Hội Thánh chỉ là một đám người giả hình mà thôi, nên tôi không đi nhà thờ nữa.

# Có một người đến nói với vị mục sư là tôi sẽ không đi nhà thờ nữa, lấy lý do là vì ở trên đó toàn là những người “gỉa hình” mà thôi. Vị Mục sư thản nhiên trả lời… “Đúng rồi, nhưng Hội Thánh lúc nào cũng còn một chỗ nữa cho đám người giả hình này, và chỗ đó đang dành cho anh!”  

# Có một gia đình đến thăm một Hội Thánh ra về, người cha phàn nàn phòng nhóm nóng quá - Hội Thánh nghèo không dám bật máy lạnh, người mẹ chê ban ca ngợi hát dở khẹt, người chị nói bài giảng dở mà lại dài quá, nhưng thằng bé ngồi sao trả lời: “nhưng mà mình dâng hiến có 1 đôla thôi, thì cũng đáng đồng tiền!”

 

> C/ta yêu mến Hội Thánh Chúa thì phải hy sinh… như Chúa Giê-su đã làm cho Hội Thánh Ngài.

> Chúa Giê-su yêu Hội Thánh và hy sinh phó chính mạng sống của mình trên cây thập tự gía cho Hội Thánh của Ngài thì chúng ta cũng phải biết hy sinh một phần cuộc sống của mình để chăm sóc, nuôi nấng Hội Thánh của Chúa.

> Sự hy sinh thật chắc chắn sẽ đòi hỏi sự mất mát, phải chịu lỗ hay một sự bất tiện gì đó.

> Bắt chước tấm gương của sứ đồ Phaolô đã một lần nói gì trong Côlôse 1:24 - “Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài.”

> Phaolô chịu khổ sở đây vì hiểu rằng ai yêu mến Chúa, muốn hầu việc Ngài, muốn trở nên môn đồ thật của Chúa… thì phải sẵn sàng hy sinh chịu khổ cho Hội Thánh mà Ngài yêu.

 

> Mỗi người chúng ta phải thường xuyên tự hỏi mình xem – tôi đã hy sinh gì chưa cho Hội Thánh của Ngài, đã dự phần có mặt, dâng hiến, giúp đỡ hay là hầu hạ ai chưa?

# Chúng ta nói mình yêu thương Hội Thánh thì hãy phục vụ, “rửa chân” cho anh chị em mình trong Hội Thánh của Chúa đi, với tinh thần vô vụ lợi, không cần được tâng bốc, trả công chưa?

 

b) Đặc tánh thứ hai của tình yêu tuyệt vời là lòng cam kết – yêu cho đến cùng, không bỏ cuộc, yêu không điều kiện.

> Nhiều người đến với nhau trong tình yêu đi đôi với một số điều kiện phải có.

> Nếu không "Tại vì"… thì cũng "Nếu mà…" như là “Tại vì" anh giàu nên em yêu; hay "Nếu mà" em đẹp thì anh thương. Đây là loại tình yêu có điều kiện vì thường dựa trên những tiêu chuẩn do mình tự đặt ra: một số tiêu chuẩn này có thể là nhan sắc, tiền bạc, dáng vóc bề ngoài, bằng cấp, địa vị, tính tình, hợp khẩu, cùng hoàn cảnh, quyền lợi… v… v

# Giống như một chàng thanh niên gọi người yêu của mình trên điện thoại và nói: “Anh yêu em lắm, sông có sâu đến đâu anh cũng lội, núi cao đến đâu anh cũng trèo; nếu mà ngày mai không có mưa, anh sẽ đến thăm em.”

 

> Nhưng trong tất cả các lạoi tình yêu có một loại tình yêu cao đẹp hơn, vĩ đại hơn, trọn vẹn nhất mà Chúa Giê-su đã yêu Hội Thánh của mình đó là tình yêu "mặc dầu", tình yêu không điều kiện, mà tiếng Hylạp gọi là tình yêu “agape” vì những người được Chúa yêu không có điều gì để đáng yêu, mà ngược lại còn nhiều điều đáng ghét, nhưng Chúa Giê-su vẫn yêu.

> Chúa Giê-su yêu Hội Thánh Ngài với tình yêu tuyệt vời ở chỗ là không phải vì Hội xứng đáng, nhưng thật ra chẳng xứng đáng chút nào.

# Trong Cựu Ước có một cuộc tình diễn tả Đức Chúa Trời yêu thương dân sự của Ngài vô điều kiện là cuộc tình giữa tiên tri Ôse và Gôme; còn hay hơn là cuộc tình của Rômeo & Juliet nữa.

> Ôsê là một trong những tiên tri phiá Bắc của nước do thái (Ysơraên) thời xưa. Chuyện tình này xẩy ra khoảng thời gian ~700 B.C. trước khi Chúa Giê-su giáng sinh.

> Đức Chúa Trời bảo Ôsê đi cưới một người nữ tên là Gôme mà cuộc đời trước của người nữ này là một người đàn bà gian dâm, nhưng được Ôsê yêu và lấy về làm vợ.

> Sau khi cưới Gôme về thì người đàn bà này như "ngựa chạy theo đường cũ" lại trở thành một người vợ ngaọi tình.

> Một hôm, khi Ôsê về nhà thì vợ mình Gôme đã cuốn gói, bỏ nhà đi theo những người tình nhân của mình là những người có thể đáp ứng được bánh ngon, lông chiên quí, vải, dầu và đồ uống cho mình. Gôme có "cặp mắt đi hoang" chạy theo tình dục của mình đó là đeo đuổi những dục vọng mà Ôsê chồng mình đã không làm thoả mãn. Nhưng rồi "cuộc vui chóng tàn," Gôme có lẽ bị những người tình nhân mình hất hủi, tự kiêu không dám trở về với chồng mình, xấu hổ nhưng không biết ăn năn và đã trở nên một người bị nợ nần, và vì không thể trả nợ được cuối cùng bị bán làm nô lệ trong các chợ.

> Trong Ôsê 3:1 là một điều thật khó nghe, vô lý vì Đức Chúa Trời lại bảo Ôsê phải đi ra chợ, chuộc và tiếp tục yêu người vợ ngaọi tình của mình - “Đức Giê-hô-va bảo ta rằng: Hãy đi, lại yêu một người đàn bà tà dâm đã có bạn yêu mình, theo như Đức Giê-hô-va vẫn yêu con cái Y-sơ-ra-ên, dầu chúng nó xây về các thần khác, và ưa bánh ngọt bằng trái nho.”

> Hãy tưởng tượng hình ảnh Ôsê lủi thủi đi ra chợ, đem theo hết của cải của mình: 15 miếng bạc, kể cả lương thực là bánh mạch nha, để chuộc lại; không phải chuộc lại một kẻ nô lệ, nhưng chính người vợ giam dâm của mình và phải cứ tiếp tục yêu nàng.

> Mối liên hệ giữa dân chọn và Đức Chúa Trời thường được biểu hiệu như mối liên hệ giữa tình vợ chồng. Trong sự kiện đây, Ôsê (người chồng) biểu hiệu cho Đức Chúa Trời, còn Gôme đây ám chỉ chính là dân do thái, dân chọn riêng của Chúa (là người vợ).

> Như Gôme là vợ của của Ôsê đã bỏ nhà, chạy theo các người tình nhân của mình, phạm tội ngoại tình thì dân chọn của Chúa lúc đó cũng đang phạm tội "ngaọi tình" thuộc linh, giống như Gôme đã làm đó là việc họ thờ lạy, xông hương cho các tà thần trên các đồi núi, ở dưới những cây thông, những tượng chạm bằng gỗ, đá, là những vật vô tri vô giác mà chối bỏ Đấng Sáng Tạo, Đấng đã cứu dân họ ra khỏi vòng nô lệ ở xứ Êdíptô và đang ban ơn cho mỗi ngày; nhưng Chúa vẫn yêu thương họ.

> Cuộc đời của tiên tri này cùng với vợ mình là hình ảnh biểu hiệu của tình yêu không điều kiện của Chúa cho dân Ysơraên, dù cho họ là một dân tộc không đáng yêu, mà lại còn đáng ghét nữa, giống như là tình yêu tuyệt vời của Chúa Giê-su với Hội Thánh của Ngài, vẫn còn nhiều điều thiếu xót.

 

> Nếu Chúa Giê-su yêu Hội Thánh cho dù vẫn còn đầy những thiếu xót, như vậy thì chúng ta là con cái của Ngài cũng phải làm giống như vậy, cho dù trong Hội của Ngài cũng đầy những người thiếu xót, xấu xa, lỗi lầm, chưa trọn vẹn, và nhiều khi một trong những người đó chính là mình.

> Nếu chúng ta đi tìm một Hội Thánh toàn hảo xứng đáng để mình yêu, sinh hoạt thông công, thì anh chị em chắc chắn sẽ thất vọng, vì sẽ không tìm được một Hội nào trọn vẹn đâu.

> Nếu quan xát khắp nơi, thì trong Hội Thánh của Chúa có vô số những người không thiếu những nan đề, những thiếu xót, những thói hư tật xấu, khó tánh, khó chịu, ganh tị, lầm lỗi, đôi khi xem có vẻ tệ hơn là những người ở ngoài Hội Thánh nữa, phải không?

> Nếu Chúa Giê-su yêu một Hội chẳng xứng đáng, nhiều thiếu xót như vậy thì chúng ta cũng phải yêu Hội Thánh bằng một tình yêu thương vô điều kiện, sẵn sàng chấp nhận trong thân thể của Chúa có nhiều thành phần tử còn đau ốm, yếu đuối phần thuộc linh, và chưa trọn vẹn.

> Yêu cho đến cùng, yêu cho đến khi nào hội được tinh sạch, “đặng tỏ ra hội thánh đầy vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống như vậy, nhưng thánh sạch không chỗ trách được ở trước mặt Ngài.”

> Yêu cho dù có lúc thăng hay khi trầm, lúc gặp thời, hay khi không gặp thời, yêu Hội Thánh Chúa cho đến cùng, cho đến hết.

 

c) Đặc tánh thứ ba của tình yêu thương tuyệt vời là nỗi vui mừng trong sự hầu hạ phục vụ nhau.

# Nếu yêu và hầu việc Hội Thánh mà hay phàn nàn, trách móc, cằn nhằn, đoán xét những người khác, vì họ không hy sinh như mình, thì cũng không đem đến ích lợi chi hết và rất khó xây dựng một ai.

> Nhưng phải yêu Hội Thánh trong sự vui mừng… như Chúa Giê-su đã yêu.

# Hê-bơ-rơ 12:2 chép – “nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời.”

> Tại sao Chúa Giê-su lại vui… khi thấy trước mắt mình thập tự gía?

# Vì đây là ý Chúa Cha và là con đường cứu rỗi duy nhất để cho nhân loại được trở về với Ngài, “vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian…”

# Câu chuyện một tín hữu qua nước Nam Hàn du lịch với sự hướng dẫn của một vị Mục Sư địa phương, họ đi ngang qua một đồng ruộng. Một hình ảnh làm người tín hữu lấy làm lạ vì thấy có hai người đang kéo một cái cầy: một người ở trước hết sức kéo cái cầy, còn người kia ở đằng sau đứng trên cái cầy mà không có máy móc hay con súc vật nào giúp đỡ hết.

> Người tín hữu thốt lên: “Chắc có lẽ là họ nghèo lắm phải không?”

> Vị mục sư trả lời: “Thật ra không như vậy. Trước kia gia đình ô/b Chi Noui có một con trâu để cầy cấy ruộng; nhưng sau này Hội Thánh mới thành lập cần có tiền để mua đất đai xây cất, nên gia đình họ đã bán đi con trâu và dâng hiến số tiền đó cho Hội Thánh; bây giờ không còn trâu nữa, cho nên họ phải lấy sức công lao của mình ra cày đất…”

> Người tín đồ du lịch thốt lên: “Chà! Một sự hy sinh quá sức!”

> Vị Mục Sư hướng dẫn trả lời: “Không đâu! Đối với gia đình ông bà Chi Noui thì họ không nghĩ đó là sự hy sinh; nhưng họ lại vui và nghĩ rằng gia đình họ rất là được phước, mới có con trâu bán đi để giúp đỡ Hội Thánh Chúa!” 

 

> Vui mà gánh ách cho nhau, vui vì được gầy dựng nhau, vì c/ta hết thảy đều thuộc của Chúa và Hội Thánh của Ngài một ngày sẽ được ở với Chúa đời đời.

# Câu chuyện một vị Mục Sư ngồi học Kinh Thánh, nhìn qua cửa sổ thấy một đứa bé gái đang vui đùa ở ngoài sân; nhưng lạ là ông thấy đứa bé gái này cứ cõng sau lưng nó một em bé trai khoảng 2-3 tuổi đeo trên lưng, không chịu bỏ xuống, cho dù nó chơi cò cò hay đá bóng.

> Vị mục sư bèn bước ra nói với đứa bé gái – “Tại sao con lại cõng đứa bé chi cho mệt, sao con không để nó xuống, cho nó ngồi một góc, để vui chơi cho đáng.”

> Đứa bé gái nhìn vị mục sư và nói: “Thưa ông, con cõng nó không có mệt nhọc chi hết, vì nó là đứa em trai của con.”

> C/ta có thể nói giống vậy không: “Thưa ông, hầu việc Chúa ở đây, “cõng” những người này - không có mệt nhọc chi hết, nhưng còn vui nữa, vì họ là anh chị em ruột thịt, trong cùng một dòng huyết của Cứu Chúa Giê-su với tôi?”

 

> C/ta phải vui… vì biết công khó của c/ta sẽ không vô ích đâu.

# Không có niềm vui nào cho người lãnh đạo khi nhìn lại những đứa trẻ thơ ngày xưa… nay được dạy dỗ, lớn lên, được trở nên những người trưởng thành để chăm sóc một thế hệ mới nối tiếp.

# Tuần tới đây tại Hội Thánh c/tôi có lớp huấn luyện hướng dẫn dạy Kinh Thánh, không phải cho người lớn, nhưng cho những bạn thanh niên có tấm lòng muốn được huấn luyện, để dự phần dạy Kinh Thánh Trường Chúa Nhật cho các em thiếu nhi.

> Tôi vui mừng cảm tạ Chúa… vì biết công khó của c/tôi không phải là vô ích đâu, vì vậy hay cầu nguyện “Nếu được ý Chúa, xin Ngài cho con được hầu việc Ngài ở đâu cho đến lâu dài.”

 

---------------------------

 

> C/ta phải yêu Hội Thánh… vì Chúa yêu;

> C/ta phải yêu Hội Thánh… như Chúa đã yêu;

> Yêu bằng sự hy sinh cá nhân, lòng cam kết phục vụ đến cùng, và trong sự vui mừng.

> Nhưng làm sao bắt đầu đây? 

# Tôi nhớ sự kiện sau khi Chúa Giê-su sống lại, Ngài hiện ra với 7 môn đồ tại bờ biển Têbêriát có chép trong Giăng 21:15-17… và khi ngồi ăn sáng với nhau, Chúa Giê-su đã hỏi trực tiếp Phiêrơ điều gì? “Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Si-môn Phi-e-rơ rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta. 16 Ngài lại phán lần thứ hai cùng người rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta. 17 Ngài phán cùng người đến lần thứ ba rằng: Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi yêu ta chăng? Phi-e-rơ buồn rầu vì Ngài phán cùng mình đến ba lần: Ngươi yêu ta chăng: Người bèn thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa biết hết mọi việc; Chúa biết rằng tôi yêu Chúa! Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn chiên ta.”

> Cả ba lần, Chúa Giê-su hỏi Phiêrơ “Ngươi có yêu Ta chăng? Và cả ba lần, Chúa phán cùng Phiêrơ nếu người yêu Ta thật… thì hãy chăm sóc các chiên của Ta, nghĩa là hãy yêu thương săn sóc Hội Thánh của Ta, vì đó là điều Chúa muốn và là những người Chúa yêu.

> Như vậy động cơ để c/ta có thể yêu Hội Thánh Chúa là tùy ở mối liên hệ giữa c/ta với Chúa.

> Nếu c/ta yêu Chúa vì nhận biết những gì Chúa đã làm cho mình thì dễ cho c/ta yêu Hội Thánh của Ngài; ngược lại nếu c/ta đang lãng quên tình yêu Chúa dành cho mình, thì rất khó làm.

# Mỗi ngày thức dậy tôi cầu nguyện cho con cái mình một điều vắn tắt: “Lạy Chúa xin Ngài giúp cho con cháu con yêu Chúa càng hơn và hầu việc Ngài.”

 

> Có một vị mục sư trẻ mới ra trường thần học được mục sư trưởng sai đến quản nhiệm một Hội Thánh nhỏ.

> Sau vài tháng vị mục sư trẻ trở lại thăm mục sư trưởng và có ý kiến là ông không thể tiếp tục hầu việc Chúa ở Hội Thánh đó được nữa, vì toàn là người khó tánh, khó chịu, khó ưa, và xin được đổi qua một chỗ khác.

> Vị mục sư trưởng yên lặng một hồi và rồi hỏi:

# Anh có bao giờ bị người ta chê bai, vu oan, nói xấu chưa?

# Anh có bao giờ bị người ta vả vào má, nhổ nước miếng vào mặt, lấy gậy đập vào đầu chưa?

# Anh có bao giờ bị người ta lôi ra trước công chúng và rồi đóng đinh trên cây thập tự chưa?

> Nếu chưa thì tôi khuyên anh hãy trở lại Hội Thánh nhỏ đó mà tiếp tục hầu việc Ngài, vì Chúa của c/ta là Đấng đã từng trải qua những khổ sở, đau đớn, nhục nhã này, mà Ngài đã không bỏ cuộc, thì Chúa cũng sẽ ban cho anh năng quyền để chịu đựng mà làm trọn ý của Ngài.”

> Vị mục sư trẻ suy nghĩ một chút, đứng dậy và rồi quyết định trở lại trung tín hầu việc Chúa trong Hội Thánh nhỏ đó cho đến cùng, và xây dựng Hội có kết quả sau này cho Chúa.

 

> Hãy cứ yêu Hội Thánh Chúa… như Chúa Giê-su đã yêu. Amen!

 

 

----------------------- Invitation

 

> Chúng ta có đang yêu Hội Thánh như Chúa Giê-su yêu không? Trong sách Rôma 13:8 có chép – “Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình, ấy là đã làm trọn luật pháp.”

> Chỉ có một món nợ giữa chúng ta với nhau thôi, không phải là tiền bạc, công lao, làm ơn để được trả công, nhưng là nợ tình yêu thương.

 

> Yêu như Chúa đã yêu, Ngài yêu chúng ta không chỉ bằng những “lời hay ý đẹp,” viết trên giấy trắng mực đen, nhưng bằng chính sự hy sinh của Con một của mình. Chúa Giê-su đã yêu và hy sinh cho chúng ta như thế nào?

# Trong sách Philíp 2:6-8 có chép… “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”

 

> Yêu là phải biết hy sinh.

# Việc hy sinh dễ nhất cho cuộc sống ở Mỹ đây thiết nghĩ có lẽ là tiền bạc như ký cái check là xong. Khó hơn một chút là sự hy sinh thì giờ, vì sống ở Mỹ đây ai cũng bận rộn và thì giờ ở đây thật quí báu để hái ra nhiều tiền. Nhưng sự hy sinh khó nhất là chính mạng sống/cuộc đời của mình có khi chính là cái tôi là “tự ái tư dục” của mình, để nhịn nhục, hy sinh chịu khổ mà gìn giữ sự hòa thuận, hiệp nhất trong Hội Thánh của Chúa.

> Tình yêu đòi hỏi sự hy sinh và hy sinh có nghĩa là: sẵn lòng mất, để người khác được nhận; sẵn lòng buồn, để người khác được vui; sẵn sàng chết, để người khác được sống. Nói cách khác, khi đã yêu thì tất cả những cái gì thuộc về mình và kể cả chính mạng sống của mình được phó dâng trọn vẹn cho người mà mình yêu, để đem đến cho người ấy hạnh phúc và niềm vui chân chính.

> Yêu không phải là chế ngự hay chiếm đoạt, nhưng là ban cho, là dâng hiến, là hy sinh. Chúng ta sẽ không thể nào bắt đầu hy sinh cho Hội Thánh của Chúa, nếu trước tiên chưa ý thức được sự hy sinh nào cũng luôn có cái gía rất cao phải trả.

 

> Mỗi lần anh chị em và tôi đến nhóm, mắt của c/ta thấy gì? Tai của c/ta nghe gì? Và lòng của c/ta có được cảm động không? Anh chị em đang có gì trong hai bàn tay của mình? Anh chị em đang có gì với của cải tài sản của mình? Anh chị em đang có gì với tài năng và thì giờ mình có? Có dám hy sinh dâng lên cho Chúa để Ngài xử dụng cho mục đích thiên thượng không?

 

> Đây là lúc chúng ta cần phục hồi lại tình yêu thương cho Hội Thánh của Chúa như lúc ban đầu.

# Có một bài hát rất nổi tiếng đã được nhiều giải thưởng có tựa đề là: “When a man loves a woman…” Tạm dịch - “Khi một chàng thanh niên yêu một cô gái…” Bài hát này diễn tả một tình yêu đậm đà của chàng thanh niên yêu một cô gái mà không có thứ gì ở trên đời này có thể cản trở được. > Cũng vậy, khi chúng ta thật sự yêu Hội Thánh của Chúa “when a man loves his church” như Chúa Giê-su đã yêu và phó mạng sống của Ngài cho Hội, thì thử hỏi có còn thứ gì có thể cản trở chúng ta được không, cả đến “cửa của địa ngục” cũng không thể phá được nó.

 

> Chúa Giê-su đang bên cạnh mỗi người chúng ta và Ngài đang hỏi trực tiếp chúng ta, giống như ngày xưa Chúa đã hỏi sứ đồ Phiêrơ sau khi đã sống lại đó là “Ngươi yêu Ta chăng?”

> Câu trả lời của mỗi người chúng ta sáng nay sẽ là gì?

> Chúng ta có sẽ thầm hứa nguyện và cam kết: “Lạy Chúa! Con yêu Ngài và hứa sẽ hy sinh cuộc đời của mình để ân cần chăm sóc, nuôi nấng Hội Thánh của Ngài, những người đang ngồi xung quanh con đây. Xin Ngài giúp đỡ con, như con thật muốn hết lòng!”