Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 68

Con Người Cao Thượng

(Êsai 32:8)

A Noble Person

 

I. Đạo Đức Xã Hội Suy Đồi

 

> Nếu quí vị chịu khó quan xát… thì có lẽ ai cũng phải chấp nhận rằng… đạo đức trong nước Hoakỳ và trên thế giới ngày nay… đang trên đà suy đồi nhanh chóng.

> Người ta sống trong trụy lạc, và dần dần chấp nhận những điều vô luân… là việc bình thường.

 

a) Ở Mỹ ngày nay nếu ai tự nghĩ mình là “loài giống” gì cũng được, và tự cho phép mình vào phòng vệ sinh của nam hoặc nữ tùy theo ý mình muốn, không cần biết trên giấy khai sanh của mình có đề là phái gì?

 

b) Hình như mỗi tuần ở nước Mỹ đều có những vụ “mass-shooting,” bắn giết số đông người trên các đường phố, trong trường học, những công ti, kể cả ở trong các nhà thờ, các chỗ thờ phượng nữa.

 

c) Mỗi năm ở nước Mỹ có trên 820,000 đứa bé bị giết qua việc phá thai, trong bụng mẹ c/nó, so sánh với năm 1970, chỉ có khoãng chừng 190,000 bầu thai mà thôi.

 

# Sự trụy lạc bắt đầu từ “trên cao xuống thấp,” từ trong chính quyền với những người có học thức, chức lớn, bắt đầu chấp nhận và bảo vệ những tội ác này, ảnh hưởng đến những người bình dân trong nước.

# Kể cả trong Hội Thánh Chúa, hình như một số tiêu chuẩn đạo đức đang bị hạ thấp, có những vấn đề vô luân trong Hội Thánh Chúa không được phép đề cập đến nữa, để làm vừa lòng nhiều người.

# Trong gia đình, kể cả gia đình của những người cơ đốc… đang thiếu sự sửa phạt, hay kỷ luật căn bản cách dạy dỗ con cái theo như lời Chúa dạy.

 

> Tôi tin rằng một trong những lý do gây ra sự suy đồi này… là vì ngày nay c/ta không còn thấy nhiều những tấm gương của những người anh hùng đức tin cao thượng nữa, sống đeo đuổi với những ý tưởng cao đẹp trong lời Chúa dạy, như ngày xưa.

 

> Sáng nay, c/ta cùng suy gẫm lời Chúa để nhận biết sự thiếu xót của những người cao thượng này, và cầu xin Chúa ban ơn, dấy lên trong vòng c/ta, nhất là con em c/ta… trở nên những anh hùng đức tin, để lãnh đạo Hội Thánh vững vàng trong tương lai, và đất nước luôn đi trong con đường công chính.

 

> C/ta sẽ suy gẫm lời Chúa, dựa trên câu Kinh Thánh Êsai 32:8, và đây cũng là câu Kinh Thánh gốc cho kỳ trại Tạ Ơn tại Baton Rouge năm nay.

 

“… Nhưng người cao thượng nghĩ ra những đường lối rất cao thượng; Rồi họ giữ vững lập trường của họ để thực hiện những đường lối cao thượng ấy.”

 

 

II. Cao Thượng?

 

1) Trước hết, c/ta hãy định nghĩa 2 chữ “cao thượng” nghĩa là gì?

> Cao thượng là khả năng hay đặc tánh vượt hẳn những cái tầm thường nhỏ nhen.

> Người cao thượng phải là người có những đặc tánh cao hơn trung bình (… above the norms).

 

> Trong xã hội nào cũng thường có 3 hạng người chính: Tiểu nhân, bình dân và cao thượng.

a) Kẻ tiểu nhân thì sống cách hèn hạ, luôn lừa dối, lường gạt, cắn xé người khác, tiếng Anh gọi là “dogs eat dogs,” miễn là có lợi cho mình.

# Trong Êsai 32 phần đầu cho thấy những kẻ tiểu nhân, không cao thượng… thì chỉ toan tính thực hiện những việc vô luân, trái với đạo đức: chỉ lo cho cái bụng của mình; sống cách bất lương; chỉ nghĩ ra những độc kế, hại người khác bằng những lời dối trá, có tánh phao vu để làm hại Chúa và những người thuộc của Ngài…

> Kẻ tiểu nhân sống theo “luật rừng:” “Cái gì của tôi là của tôi, cái gì của anh cũng là của tôi.”

 

b) Người bình dân thì sống tốt hơn, theo định luật công bằng: nghĩa là “Có qua có lại, mới toại lòng nhau,” “tay đền tay, mắt đền mắt,” “anh gãi lưng tôi, tôi sẽ gãi lưng anh.”

 

c) Nhưng người cao thượng thì sống cao hơn luật vàng, đó là “không chỉ làm cho người ta những điều mình muốn họ làm cho mình,” mà còn làm tốt hơn nữa, và không đòi điều kiện để được trả ơn.

 

2) Con người c/ta không tự nhiên mà có tánh cao thượng, nhưng trong c/ta chỉ có bản tánh tội lỗi… thích làm những điều ác mà thôi.

# Sau khi Ađam và Êva, tổ phụ loài người phạm tội, thì trong sách Sáng Thế Ký 4 có chép Ca-in là đứa con đầu của 2 ông bà đã giết em mình là Abên vì sự ghen tức.

# Một đứa bé lớn lên đâu có ai dậy nó tánh ích kỷ, nhưng tự nhiên nó biết dành đồ chơi cho riêng mình, chứ nào có muốn “share” với ai đâu?

 

> Kinh Thánh chép chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng Cao Thượng, Đấng Chí Cao (the most High over all the earth)… và mọi việc Ngài làm đều là cao đẹp.

# Tác gỉa Thi Thiên 7:17 – có nói “Tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va y theo sự công bình Ngài, và ca tụng danh Đức Giê-hô-va là Đấng Chí cao.”

# Tác gỉa Thi Thiên 97:9 - có nói – “Vì Ngài, Chúa ôi, là Ðấng Tối Cao trên khắp đất; Ngài vượt trỗi bỏ xa tất cả các thần.”

# Trong Mathiơ 19 có chép về sự kiện – “… một người đến với Chúa Giê-su và hỏi, “Thưa Thầy, tôi phải làm việc tốt gì để được hưởng sự sống đời đời?” 17 Ngài nói với ông, “Sao ngươi hỏi Ta về việc tốt? Chỉ có một Ðấng tốt (Đấng Cao thượng, Chí Cao) mà thôi, nhưng nếu ngươi muốn vào hưởng sự sống, hãy vâng giữ các điều răn (của Ngài).”

 

3) C/ta cảm nhận được đức tánh cao thượng của Đức Chúa Trời như thế nào?

> Qua những điều răn và lời Ngài dạy dỗ trong Kinh Thánh…

 

a) Chẳng hạn như lời Chúa Giê-su dạy trong Luca 14? “Ngài cũng phán với người mời Ngài rằng: Khi ngươi đãi bữa trưa hoặc bữa tối, đừng mời bạn hữu, anh em, bà con và láng giềng giàu, e rằng họ cũng mời lại mà trả cho ngươi chăng. 13 Song khi ngươi đãi tiệc, hãy mời những kẻ nghèo khó, tàn tật, què, đui, 14 thì ngươi sẽ được phước...

# Đâu là lần cuối quí vị đã có ý giúp đỡ, chăm sóc một người nào đó trong danh Chúa, mà không có muốn họ đền đáp lại công ơn của mình? Đó là sự cao thượng.

 

b) Không chỉ dạy dỗ mà thôi, chính Chúa Chí Cao đối xử cách cao thượng với c/ta, như có chép trong Thi Thiên 103:10 - vì… “Ngài không đối xử với chúng ta theo các tội của chúng ta; Ngài không báo trả chúng ta theo các lỗi đáng tởm của chúng ta.”

> Khi mỗi người c/ta là tội nhân đáng chết theo định luật công bằng, thì Chúa lại tha và sai Con Ngài chết thay thế cho, có nghĩa là gánh hết mọi tội lỗi của c/ta ở trên cây thập tự. Đó là việc làm cao thượng.

 

# Tại thập tự gía, Chúa Giê-su cầu nguyện một cách cao thượng cho chính những kẻ đã lên án và đóng đinh mình, ghi chép lại bởi bác sĩ Luca 23 – “Khi đến một chỗ gọi là Ðồi Sọ, họ đóng đinh Chúa Giê-su và hai tên tội phạm tại đó, một tên bên phải Ngài và một tên bên trái Ngài. 34 Bấy giờ Ðức Chúa Giê-su nói, “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết họ làm điều gì.”

 

c) Đức Chúa Trời là Đấng Cao Thượng – Ngài ban mưa, ban nắng xuống cho người tốt… cũng như kẻ ác, như có chép trong Mathiơ 5“Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. 44 Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác. 46 Nếu các ngươi yêu những kẻ yêu mình, thì có được thưởng gì đâu? Những kẻ thâu thuế há chẳng làm như vậy sao? 47 Lại nếu các ngươi tiếp đãi anh em mình mà thôi, thì có lạ gì hơn ai? Người ngoại há chẳng làm như vậy sao? 48 Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn (cao thượng), như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn (cao thượng và chí cao).”

> Đâu là lần cuối quí vị & tôi đã tha thứ một kẻ thù của mình vô điều kiện trong danh Đấng Chí Cao?

> Đâu là lần cuối c/ta đã không trả đũa một người đã vu oan hay đối xử tệ bạc với mình?

 

d) Chúa Cao Thượng ban sự cứu rỗi như một món quà, cho mọi người không điều kiện, không chừa một ai hết, qua Con một của mình, như có chép trong Giăng 3:36 - Ai tin Ðức Chúa Con thì có sự sống đời đời…” Nghĩa là cho bất cứ ai bằng lòng tin Chúa Giê-su, không kể người đó là ai hết, và đã phạm những tội gì.

# Sự kiện của 1 người sát nhân tên Jefferey Dahmer tại Milwaukee nhiều năm về trước – sau khi giết người còn cắt thân thể của những xác chết ra thành từng khúc nhỏ bỏ vào tủ lạnh. Khi ở trong tù – Jefferey đã nghe được tin mừng và mở lòng ăn năn tội tiếp nhận Chúa Giê-su… và trong 1 buổi họp của nhiều vị MS, có nhiều người thắc mắc – Không biết Ân điển của Chúa Giê-su có thể cứu và tha thứ những kẻ ác giống như vậy được không? Ðang lúc bâng khuâng thì có một vị MS đứng lên trả lời: "Kinh Thánh chép rõ - Chúa Giê-su đến thế gian, đem sự tha tội – không phải cho những người tốt… nhưng bất cứ ai bằng long tin Đức Chúa Con thì được sự sống đời đời, như vậy thì tại sao c/ta lại chất vấn ơn Cưú Chuộc mầu nhiệm của Chúa c/ta?”

 

4) Như vậy làm thế nào c/ta hết thảy là tội nhân, mà có thể sống là con người cao thượng giống Chúa đây?

> Chỉ khi nào c/ta có Đấng Cao Thượng sống ở bên trong tấm lòng và tể trị đời sống mình.

# Nếu c/ta không có “DNA” của Đức Chúa Trời, thì c/ta không thể nào biết sống cư xử cách cao thượng như Chúa được.

 

> Làm sao có được “DNA” của Chúa đây?

a) Giăng 1:12“Nhưng hễ ai (bất cứ ai) đã tin nhận Ngài (Chúa Giê-su), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Ðức Chúa Trời, tức cho những ai tin vào danh Ngài.”

> Khi c/ta tin nhận Cứu Chúa Giê-su, c/ta được “sanh lại” làm chính những con trai, con gái của Đấng Chí Cao, và Thánh Linh của Ngài ấn chứng c/ta thuộc của Chúa, có “DNA” của Ngài.

# Ngày nay người ta thử nghiệm “DNA” để biết rõ một đứa bé có phải là con thật của một cặp vợ chồng hay không; cũng vậy, bởi đức tin trong Cứu Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời biết c/ta có phải chính là con cái của Ngài không.

 

b) Tin chưa đủ để thật sự sống cao thượng, là vì có vô số người đã tin Chúa Giê-su, có sự cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn còn sống là những “đứa con trai, con gái hoang đàng” làm buồn lòng Chúa.

> Người thật sự tin phải được biến đổi trở nên cao thượng dần… là những người mà trong Êphêsô 5:18 Phaolô có dạy - không có “say rượu, vì rượu xui cho ngông cuồng, nhưng được đầy dẫy Ðức Thánh Linh.”

> Sức năng của một tín hữu sống lối sống cao thượng được… là nhờ Thần Linh của Chúa ban cho.

 

> Một trong những vai trò quan trọng của Chúa Thánh Linh là giúp đỡ c/ta hiểu lời của Chúa theo ý của Ngài, được ban ơn và bị thúc dục để vâng lời làm theo, có nếp sống cao thượng.

> Thử hỏi nếu một người chịu phục Thánh Linh mà vâng lời sống làm theo những điều răn của Chúa dạy, như là – “yêu kẻ lân cận như chính mình, không lấy ác trả ác, hay giúp đỡ những kẻ mồ côi và người góa bụa, cố gắng hết sức sống hòa thuận, luôn chăm sóc gia đình mình… hay nhẫn nhục, hay nhân từ, không ganh tị, không khoe khoang, không tự cao, không cư xử trái lẽ, không tìm tư lợi, không nhạy giận, không vui về việc bất chính, nhưng vui về sự chân thật, hay dung thứ tất cả, chịu đựng tất cả...” thì không phải là một người cao thượng sao?

 

> Như vậy những người cao thượng thì thường xuyên thích học lời Chúagiữ kỹ trong lòng, vì lời Kinh Thánh theo Phi-líp 4:8… là lời “đáng tôn trọng,” những lời cao thượng.

> Mục tiêu của người cao thượng là được trở nên càng ngày càng giống như Cứu Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời, trong cách ăn nết ở của mình.

> Mọi kế hoặch toan tính của người cao thượng… đều theo ý tốt lành của Đức Chúa Trời.

> Một người cao thượng giữ vững lập trường, chỗ đứng của mình là những “đại sứ” của Chúa.

> Họ không dễ bị siêu lòng bởi những áp lực xung quanh, không nhận những hối lộ, mà bỏ đi những điều mình đã hứa nguyện với Chúa.

 

 

III. Tấm Gương của Những Người Anh Hùng Cao Thượng

 

> Trong Kinh Thánh có vô số những tấm gương của những người cao thượng, tôi tớ của Chúa, c/ta cần học hỏi để được khích lệ sống bắt chước giống như vậy.

 

1) Trong Sáng Thế Ký 39 - có chép về Giôsép là người được phước của Chúa… sống rất cao thượng.

> Giôsép là người con thứ 11 của Giacốp, mà ông cha yêu nhất.

> Vì vậy mà làm cho các người anh của Giôsép đâm ra ganh ghét; đến một ngày có cơ hội thì các người anh đem Giôsép bán phứt cho những thương mại gia lưu động đi qua xứ Aicập.

> Tuy bị vu oan và đối xử rất tệ bạc ở nước ngoại, sau 13 năm Chúa vẫn ở cùng ông và ban cho Giôsép ơn giải mộng.

> Giôsép giải mộng cho vua Aicập Pharaôn về “7 con bò mập và 7 con bò gầy,” là điềm nói trước về 7 năm thạnh vượng trúng mùa và theo sau là 7 năm hạn hán, bị đói kém.

> Sau khi vua Pharaôn nghe, tin cậy và đã trao toàn quyền cho Giôsép chức lớn nhất làm quản lý mùa màng thâu trữ trong cả nước, và cứu được cả xứ Aicập trong 7 năm hạn hán.

> Còn hơn nữa, các dân tộc khác xung quanh cũng phải chịu lụy tìm đến Aicập để mua lương thực, trong đó có chính những người anh của Giôsép, mà họ không ngờ Giôsép bây giờ là người có quyền hành lớn - trước vua sau là Giôsép.

> Sau nhiều lần che dấu, nhưng cuối cùng Giôsép đã bày tỏ cho các anh mình biết, chính mình là người em mà họ đã một lần bán giết.

> Các người anh rất lo sợ Giôsép sẽ trả thù, nhất là sau khi ông cha Giacốp qua đời.

> Nhưng Giôsép đối xử với anh em mình một cách cao thượng khi các người anh sợ hãi đến với Giô-sép và nói, “Trước khi qua đời, cha em đã căn dặn điều nầy, 17 ‘Hãy nói với Giô-sép, “Cha xin con tha thứ những tội ác và những điều sai trái các anh con đã đối với con.”’ Vậy bây giờ xin em tha thứ những tội lỗi cho các đầy tớ của Ðức Chúa Trời của cha em.” Khi nghe họ nói như thế, Giô-sép bật khóc. 18 Các anh ông cũng khóc. Họ sấp mình xuống trước mặt ông và nói, “Này, các anh sẵn sàng làm nô lệ cho em.”

> 19 Nhưng Giô-sép đáp với họ, “Các anh đừng sợ! Bộ tôi dám thay quyền Ðức Chúa Trời sao? 20 Mặc dù các anh đã có ý hại tôi, nhưng Ðức Chúa Trời đã biến việc ấy thành điều tốt cho tôi, để nhờ đó có thể bảo tồn mạng sống của nhiều người như Ngài đã làm ngày nay. 21 Vậy xin các anh đừng sợ. Chính tôi sẽ cung cấp cho các anh và cho con cái các anh. Ông dùng cách ấy làm cho họ an lòng, rồi ông chuyện trò thân mật với họ.”

> Giôsép đối xử cao thượng với anh em mình, không cố chấp tội lỗi ngày xưa của họ đã giết và bán mình làm nô lệ cho dân ngoại bang, vì Giôsép biết rõ mọi đường lối trong đời sống của mình… là do Chúa đã định sẵn có ý tốt lành cho mọi người?

 

> Người cao thượng như Chúa không có cố chấp, không có thích lên án, bắt lỗi, “bới lông tìm vết,” hay giữ những cay đắng về những lỗi của người khác, nhưng thường hay sẵn sàng tha thứ… như Đức Chúa Trời đã ban phước và tha thứ mình vậy trong Đức Chúa Giê-su Christ?

# Quí vị và tôi có muốn sống cao thượng như vậy không?

 

2) Người cao thượng thứ hai là tiên tri Đaniên.

> Đaniên là một trong những thanh niên trẻ tuổi đã bị đem đi, lưu đầy qua xứ Babylôn.

> Đaniên được nuôi nấng, học tập kỹ lưỡng để hầu việc vua Babylôn - Nêbucátnếtsa.

> Sau này thì Dân Persia (Ba-tư) nổi lên chiếm đánh Babylôn.

> Vì Đaniên là người hầu việc rất trung thành, đáng tin cậy, có thần linh siêu pham, cho nên vua Batư Đariút trao cho người làm thống đốc nổi bật nhất trong các vị lãnh đạo trong nước.

> Vì đó mà các người cầm quyền khác ghen tức tìm cớ để bắt bớ làm hại Đaniên.

> Nhưng họ không tìm được một lý do nào, ngoại trừ niềm tin của Đaniên có trong Chúa – cho nên cuối cùng họ đã đặt thủ đọan đòi vua Đaríut ra một chiếu chỉ, đó là không ai được phép quì lạy cầu thay các thần nào khác, ngoại trừ vua, nếu không sẽ bị quăng vào hang sư tử.

> Đaniên nghe vậy thì Kinh Thánh chép “… ông về nhà, lên phòng trên lầu, nơi có các cửa sổ mở hướng về Giê-ru-sa-lem, mỗi ngày ba lần, ông quỳ xuống, cầu nguyện, và ca ngợi Ðức Chúa Trời của ông, như ông vẫn thường làm từ trước đến giờ.”

> Hậu quả là sau đó Đaniên bị tố cáo và bị ném vào hang sư tử, nhưng Chúa đã cứu và bảo vệ ông.

> Tại sao Đaniên lại đi mở cửa sổ cho mọi người thấy… để rồi bị lây họa vào thân?

> Vì Đaniên là người cao thượng, dù phải đối diện với những áp lực của kẻ ác xung quanh, muốn làm hại đến tánh mạng của mình, Đaniên cũng không bị xuôi lòng mà chối bỏ đức tin của ông có trong Chúa.

 

> Thế giới này sẽ càng ngày càng có nhiều những kẻ ác đang nổi lên chống nghịch lại Chúa và bắt bớ những người thuộc của Ngài, mà c/ta đang thấy trước mắt.

> Họ sẽ thay đổi lập trường đạo đức, đảo lộn chân lý Thánh Kinh, bắt bớ và dèm pha c/ta;

# Những con em của c/ta rồi có thể thắng được những áp lực của thế gian này không, hay c/nó sẽ bị sa ngã?

# Còn c/ta có sẽ vẫn giữ được đức tin không dời đổi của mình không… như Đaniên, hay là “gió thổi chiều nào, c/ta bay theo ngay chiều đó?”

> Sẽ có một thời Hội Thánh Chúa sẽ được “chọn lọc,” mà còn bao nhiêu người sẽ giữ vững được đức tin của mình có đến cuối cùng?

> Nhưng người cao thượng giữ vững lập trường và niềm tin của mình, vì biết rõ Chúa là ai, và mình là ai trong Chúa.

 

3) Người cao thượng thứ ba là bà hoàng hậu Êxơtê trong triều đại vua Batư, là Asuêru.

> Cô Êxơtê là gốc người Do Thái, nhưng vua Asuêru không biết khi chọn người làm hoàng hậu cho mình.

> Trong thời đại này có một người ngoại tên là Haman rất thù ghét dân sự của Chúa và đã toan âm mưu với vua, để có kế hoạch tuyệt chủng dân sự của Chúa khỏi mặt quả địa cầu.

> Trong sự bối rối lo sợ cho người Do Thái, Êxơtê đã liều mạng sống, dám đứng lên bênh vực, cầu xin vua Asuêru cứu mạng sống của dân sự của Chúa lúc đó đang bị đe dọa.

> Điều này rất là khó khăn cho hoàng hậu Êxơtê, vì bà sẽ phải lộ tẩy ra mình là người Do Thái, là dân nô lệ của người Batư, cùng trong lúc đó Haman lại chính là người “tay phải” của vua đang tin cậy?

> Nhưng Đức Chúa Trời đã cảm động và xếp đặt cho vua Asuêru lại ra lệnh tử hình Haman vì mưu kế độc ác của ông, mà còn cho phép ra một chính sách cho người Do Thái được tự bảo vệ mình khỏi những ai muốn hãm hại họ, mà dân sự Chúa không bị tuyệt chủng.

 

> Người cao thượng dám đứng lên bênh vực những kẻ yếu đuối, những người mà không thể tự bảo vệ mình được… như là những đứa bé ở trong bụng của những người nữ mà không được quyền để sống, nhưng bị giết như những con thú vật.

# Sứ đồ Giacơ đã dạy trong Giacơ 1:27 việc làm trọn vẹn của một người cao thượng là gì? “Sự theo đạo trong sạch và không nhơ nhuốc trước mặt Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng các cô nhi và các quả phụ trong cơn khốn khó của họ và giữ mình khỏi bị ô nhiễm bởi thế gian.”

> C/ta có phải là những người cao thượng đang ngồi yên một chỗ, thoả lòng với đời sống tiện nghi mình có, hay là đang đứng lên bênh vực đạogiúp đỡ những kẻ khốn cùng?

# Quí vị có bao giờ nghe lời nói của Edmund Burke – “All that is necessary for the triumph of evil is that good (noble) men do nothing?" Tạm dịch là: “Kẻ ác chắc chắn sẽ thắng lợi thành công, khi những người cao thượng ngồi yên không làm chi hết?”

 

> Thế giới, xã hội, Hội Thánh, và gia đình ngày nay đang cần gì?

# Cần những người cao thượng nghĩ ra những đường lối rất cao thượng; giữ vững lập trường của mình, cùng thực hiện những đường lối cao thượng ấy.”

> Tìm được ở đâu những người cao thượng này, nếu không kiếm được trong Hội Thánh của Chúa?

 

> C/ta mong gì ở những con em, thanh niên cơ đốc trong tương lai?

> C/ta cầu xin Đức Chúa Trời dấy lên những người cao thượng, như Giôsép, như Đaniên, như Êxơtê… trong vòng con em c/ta để sống duy trì “đạo” của Ngài.

> Đời sống của c/nó sẽ là những ngọn đuốc chiếu sáng trong thế gian mờ tối này.

> C/nó sẽ lãnh đạo Hội Thánh Chúa bước đi vững vàng, hướng dẫn đất nước đi trong những con đường công chính… cho đến khi Chúa Giê-su trở lại ban nước thiên đàng cho mọi kẻ tin Ngài.

 

> Tôi tin rằng một số con cháu c/ta sẽ thành công và làm lớn trong tương lai: Đứa thì có thể sẽ làm thống đốc, thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, nhưng phước đó chỉ là một phần phụ thôi – như Chúa đã ban cho Giôsép, Đaniên và Êxơtê, nhưng c/nó có sẽ là những ngọn đuốc… cứ tiếp tục chiếu sáng “đạo” và duy trì sự công chính của Đức Chúa Trời là ước mơ quan trọng hơn.

> C/nó sẽ không thể tiếp tục có được một tương lai tốt đẹp tại quê hương này, nếu ngay bây giờ con em của c/ta chưa được thông biết Chúa, được ơn Ngài, nghe được lời thách thức của Chúa, được dạy dỗ, mà sống là những người cao thượng giống Chúa Giê-su và cho Ngài.

 

> C/ta phải để thì giờ dạy dỗ, làm gương cho con cái mình bằng cách chính mình tập làm những người cao thượng trong Đấng Christ, ngay bây giờ… trong gia đình, ngàoi xã hội và ở giữa vòng Hội Thánh của Chúa.

> Đây là lời thách thức của Chúa cho mỗi người c/ta sáng hôm nay?

> Mỗi người c/ta sẽ đáp lại và hứa nguyện gì với Chúa đây, hay c/ta chỉ lấy nghe mà làm đủ sao?

 

 

----------------------- Invitation

> Cuộc sống của quí vị đang như thế nào?

# Nhiều người đang buông thả phí phạn vào những tình dục lãng mạng, uổng cả một cuộc đời quí gía.

# Kẻ khác chỉ sống ích kỷ cho riêng mình, chìm đắm trong những thú vui, chỉ biết thâu trữ của cải tiền bạc cho mình, chẳng thiết đến tương lai.

> Nhưng sáng nay có lời Chúa thách thức con dân Ngài - Hãy sống làm những người Cao thượng.

 

> Nếu Chúa của c/ta là Đấng Chí Cao, thì quí vị nghĩ… Chúa sẽ muốn con cái của Ngài là những kẻ tiểu nhân, bình dân được rồi, hay là những người cao thượng… giống như chính Chúa vậy?

> C/ta đã được “tái sanh,” nay là con cái của Chúa thì điều tự nhiên c/ta phải có nếp sống cao thượng… như Cha của c/ta ở trên Trời?

# C/ta sống giữ vững niềm tin, gần gũi với lời Chúa, yêu kẻ lân cận, và luôn bênh vực đạo.

 

> Với sự thách thức đó, c/ta mỗi người nên tự xét mình với những câu hỏi sau đây:

1) Tôi có đang cố chấp tội lỗi của ai, mà không tha thứ cho họ không?

2) Tôi sống có đang biết ơn Chúa không, và lòng biết ơn đó bày tỏ qua sự giúp đỡ những người khốn khổ thiếu thốn khác, mà không đòi được trả ơn lại?

3) Tôi có đang phục vụ ai không, hay chỉ sống ích kỷ cho riêng mình?

4) Tôi có đang sống cao hơn luật vàng không, vì Chúa của mình là Đấng Chí Cao?

5) Tôi có đang đứng lên bênh vực cho đạo không, làm và nói điều công chính theo lời Chúa dạy, hay là đang sợ những áp lực xung quanh?

 

> C/ta cần điều chỉnh gì không? Cần cam kết với Chúa điều gì không?

# Nếu đi nhóm mà không mong được biến đổi gì hết, cũng không thấy cần thay đổi gì hết, sống sao cũng được, thì tương lai của thế hệ con cháu của c/ta này sẽ đi về đâu?

# Kẻ ác sẽ cai trị c/ta, lối sống vô luân sẽ điều khiển đời sống của con em của c/ta, và rồi c/ta chỉ hối tiếc mà thôi sao?

> Ngay hôm nay là thời điểm c/ta còn cơ hội để đem đạo đức trở lại với đất nước này; Tôi e rằng nếu c/ta đánh mất cơ hội hôm nay thì sẽ không còn nữa.

 

> Cam kết tận hiến cuộc đời mình cho Thánh Linh tể trị.

> Cam kết không bỏ học lời Chúa và cầu nguyện mỗi ngày.

> Cam kết một việc làm phục vụ trong Hội Thánh hầu hạ những người khác.

> Cam kết sống là một tấm gương của người cao thượng, vì Chúa của c/ta là Đấng Chí Cao!