Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 80

Sống Đạo

The Practical and Pure Religion

(Giacơ 1:26-27)

  

“Nếu ai cho mình là người có đạo mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lừa dối lòng mình, thì sự theo đạo của người đó là vô ích. 27 Sự theo đạo trong sạch và không nhơ nhuốc trước mặt Ðức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng các cô nhi và các quả phụ trong cơn khốn khó của họ và giữ mình khỏi bị ô nhiễm bởi thế gian.”

(If anyone considers himself religious and yet does not keep a tight rein on his tongue, he deceives himself and his religion is worthless. Religion that God our Father accepts as pure and faultless is this: to look after orphans and widows in their distress and to keep oneself from being polluted by the world.)

 

 

I. Đạo Tin Lành

 

> Theo quí vị thì một người có đạo nghĩa là sao? (To you, what should a religious person be?)

# Nghĩa là họ có một tôn giáo, hay đi đến một đền thờ nào đó… để thi hành những nghi lễ theo luật lệ của tôn giáo mình; Có thể họ có đeo trên cổ một vật gì, làm một dấu hiệu nào đó, hay mặc một y phục đặc biệt biểu tượng cho tôn giáo của mình? (Having a religion, aften going to the temple to pefrom all religious rituals & activities, wearing some special images on their necks?)

> Câu hỏi tiếp – theo quí vị thì một người sống đạo nghĩa là sao, có khác với những người chỉ có đạo thôi không? Làm sao c/ta phân biệt được? (To you, is there a difference between those who just said that they have a religion, versus living out of their beliefs?)

> Theo quí vị định nghĩa “đạo” là gì… Chẳng hạn như Đạo Tin Lành? (How would you define a pure religion?)

 

> Nếu quí vị tìm trong sách Kinh Thánh Tân Ước, thì thấy trong tiếng Việt có trên 150 lần có chữ “đạo.” (If you search in the New Testament, there are more than 150 times the word “religion” translated to Vietnamese as “đạo,” showing up.)

 

a) Trong sách Mác 1:15 chép – “… Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành.” (Mark 1:15 – “The time has come,” he said. “The kingdom of God has come near. Repent and believe the good news!”)

> Đạo là một tin tức tốt lành (the Good News) – nhưng sự tốt lành gì đây, và từ đâu mà đến? (Pure religion is the good news. But what is the Good news about and where does it come from?)

 

b) Trong Lu-ca 5:1“Khi Đức Chúa Jêsus, trên bờ hồ Ghê-nê-xa-rết, đoàn dân đông chen lấn nhau xung quanh Ngài đặng nghe đạo Đức Chúa Trời.” Sự tốt lành được ban cho từ lời Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa quyền năng và đầy lòng thương xót. (Luke 5:1 – “One day as Jesus was standing by the Lake of Gennesaret, the people were crowding around him and listening to the word of God.” The Good news comes from God, His words)

 

c) Trong đạo này, Chúa ban cho gì có chép trong Ma-thi-ơ 13:19“Khi người nào nghe đạo nước thiên đàng, mà không hiểu, thì quỉ dữ đến cướp điều đã gieo trong lòng mình; ấy là kẻ chịu lấy hột giống rơi ra dọc đàng.” Điều tốt lành Đức Chúa Trời ban cho đó là nước thiên đàng, thay vì bị bỏ vào hồ lửa địa ngục. (In Matthew 13:19 said the Good News is about the kingdom of heaven – “When anyone hears the message about the kingdom and does not understand it, the evil one comes and snatches away what was sown in their heart. This is the seed sown along the path.”)

 

d) Ban cho như thế nào có chép trong sách Rô-ma 15:19 – “bởi quyền phép của dấu kỳ phép lạ, bằng quyền phép của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Ấy là từ thành Giê-ru-sa-lem và các miền xung quanh cho đến xứ I-ly-ri, tôi đã đem đạo Tin Lành của Đấng Christ đi khắp chốn.” Ban cho nước thiên đàng trong Cứu Chúa Giê-su Christ, Con Ngài. (Romans 15:19 said how is the Good News given to us? “by the power of signs and wonders, through the power of the Spirit of God. So, from Jerusalem all the way around to Illyricum, I have fully proclaimed the gospel of Christ.” Good News is given through Jesus Christ.)

 

d) C/ta biết được “đạo” bởi sự bày tỏ qua chính những lời giảng dạy của Chúa Giê-su vì trong Ma-thi-ơ 7:28 có chép – “Vả, khi Đức Chúa Jêsus vừa phán dạy những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ;” (In Matthew 7:28 said this Good News is proclaimed by the teachings of Jesus Christ – “When Jesus had finished saying these things, the crowds were amazed at his teaching,”)

 

> Như vậy “đạo” là CON ĐƯỜNG cứu chuộc duy nhất của Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa ban cho trong Con Ngài là Cứu Chúa Giê-su, để bất cứ ai tin sẽ được tha tội, thoát khỏi hình phạt của lửa địa ngục, nhưng được vào nước thiên đàng một ngày. (Pure religion is the absolute Way given by God, in Christ Jesus, to save those who believe… from the judgment of sins and punishment of hell, but to receive the eternal life in God’s kingdom of heaven one day.)

> Vì vậy mà Chúa Giê-su đến và tuyên bố - “Ta là con đường (là Đạo), chân lý, và sự sống. Không ai đến với Cha mà không qua Ta.” (For that reason, Jesus once proclaimed - “I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me.”)

> Chúa Giê-su là trung tâm điểm của đạo; Chính Ngài là Con Đường - Ai tin theo đạo là tin theo Chúa Giê-su, ai đi trên Con Đường đó sẽ dẫn đến nước thiên đàng. (Jesus is the Good News, He is the Way – whoever believes in Him, follow this Way unto heaven.)

 

 

II. Thái Độ của Việc Lành

 

> Nhưng tin đạo rồi không phải là hết, nhưng tiếp theo sau của sự tin đạo… là SỐNG ĐẠO, vì đạo Chúa là đạo lành, ai sống đạo sẽ sanh ra những đức hạnh và việc lành, y như có chép trong sách Tít 2:1 “Nhưng con hãy dạy điều hiệp với đạo lành.” (But having and knowing the pure religion is not the end of it, but it begins living out, producing godly characters through good woks as said by Paul in Titus 2:1 – “But as for you, teach the things which are in agreement with sound doctrine [which produces men and women of godly character whose lifestyle identifies them as true Christians].”)

> Những việc lành là “trái đẹp” của sự sống đạo, vì lời Chúa trong Êphêsô 2:10 chép rõ – “… Vì chúng ta là những tác phẩm của Ngài, được tạo dựng trong Ðức Chúa Jesus Christ, để thực hiện những việc tốt đẹp (tốt lành) mà Ðức Chúa Trời đã chuẩn bị trước, hầu chúng ta cứ theo đó mà sống.” (Good works are the fruits of the pure religion - “For we are God’s handiwork, created in Christ Jesus to do good works, which God prepared in advance for us to do.”)

> Người “có đạo” thì tự nhiên sanh ra những việc lành theo sau, chứ không phải làm việc lành để có được đạo, được sự cứu rỗi. (Those who truly possess a pure religion, meaning to believe in Jesus Christ - will follow with the practical living by His teachings.)

 

> Việc lành là những việc gì, và có khác với những việc thiện người đời hay làm không? (What are good works of those who believe Jesus, and how are they different from the charity acts of wordly people?)

1) Thứ nhất, động cơ của mọi việc lành phải là vì tình yêu thương Chúa ở trong c/ta, vì nhận biết những gì Ngài đã thương xót, hy sinh cứu c/ta trong Đấng Christ ở trên cây thập tự gía. (First, the motivation of our good works comes from the love of God, for what His Son did for us on the cross.)

# Vì vậy mà 1 Giăng 4:19 có chép – “Chúng ta (biết) yêu… vì (biết) Ngài đã yêu chúng ta trước.” (For that reason, John said - We (know) love… because (we know) He (Christ) first loved us.)

> Vì Chúa yêu c/ta, c/ta yêu Chúa, và c/ta có khả năng để yêu thương tha nhân, mọi người… như Chúa yêu. (Because of God’s love, we love Him, and we have the ability to love others… as God loves.)

# Trong Mathiơ 22 – Chúa Giê-su dạy: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, và hết trí tuệ yêu kính Chúa, Ðức Chúa Trời của ngươi.’ 38 Ðây là điều răn lớn nhất và trước hết. 39 Còn điều răn thứ hai cũng vậy, ‘Ngươi hãy yêu người lân cận như mình.” (In Matthew 22 - Jesus taught: “Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.’ 38 This is the first and greatest commandment. 39 And the second is like it: ‘Love your neighbor as yourself.”)

> Người sống đạo thật, nghĩa là không còn sống theo lối cũ “selfie” nữa, chỉ ích kỷ lo riêng cho mình, nhưng sống cho người lân cận trong danh Chúa. (For those who truly know God and love God, will no longer live a “selfie” lifestyle, being selfish, but care for our neighbors in the name of God.)

# Câu chuyện của một vị tu sĩ (priest) đi lên xe lửa (catch a train), lỡ bị trợt mất một chiếc giầy (slipped and lost one shoe). Ông bèn lột chiếc bên kia và quăng xuống xe luôn.  Một người đi cùng lấy làm lạ hỏi tai sao ông làm điều đó? Vị tu sĩ trả lời: “Tôi đã đánh mất một chiếc giầy; chiếc còn lại cũng vô ích cho tôi (useless), cho nên tôi liệng nó đi và mong người nào lượm được cả hai chiếc giầy thì có ích cho họ! (have a full pair to use)”

> Đời sống của người sống đạo luôn nghĩ đến những người lân cận mà giúp đỡ, vì nhận biết Chúa thương mình. (A person has a pure religion, always thinks about others, the ones who sit next to them.)

 

2) Thứ hai, mục đích của mọi việc lành c/ta làm là vì cho sự vinh hiển của Chúa, như có chép trong 1 Côrinhtô 10:31“Vậy anh chị em hoặc ăn, hoặc uống, hoặc làm sự chi khác, hãy làm tất cả vì vinh hiển của Ðức Chúa Trời.” (Secondly, the purpose of our good works is all for the glory of God as reminded in 1 Corinthians 10:31 – “whether you eat or drink or whatever you do, do it all for the glory of God.”)

> C/ta muốn sống đạo thì phải cẩn thận trong mọi việc lành mình làm; Phải luôn tự hỏi – tôi làm việc lành này cho ai? Có phải cho “cái bụng” của mình, để thỏa mãn dục vọng của “cái tôi,” hay là cho sự vinh hiển của Chúa, nghĩa là làm cho danh Chúa được nâng cao? (To live out the pure religion, we must be careful exam on why we are doing go od works – is it for my “stomach,” to satisfy my own desires, or for the glory of God, meaning His name be exalted?)

 

3) Thứ ba, việc lành thì ban cho không, không đòi sự trả lại, không phải “có qua có lại mới toại lòng nhau.” (Thirdly, good works of a pure religion do not demand a payback.)

> Làm lành với tinh thần “vô vụ lợi,” không mong được trả ơn, và cũng không vì mục đích để có ích cho danh thơm tiếng tốt của mình… nhưng vì lòng yêu mến Chúa. (We should do all charities in the name of God without any conditions, without expecting something to return for our self-gains.)

> Làm lành không phải để được đền bù lại, thì chắc chắn Chúa sẽ trả công, ban lại phần thưởng cho c/ta cònvnhiều hơn nữa, trong ngày sau rốt. (But God promises that He will repay our effort because our good works are not in vain.)

 

> Chúa Giê-su dạy khi làm lành thì hãy tìm giúp đỡ những người mà họ không thể trả công lại cho mình, vì nếu làm việc lành để được đền đáp lại… thì chẳng khác gì với những người ngoại, như Chúa Giê-su nói trong Lu-ca 6:32-34“Nếu các ngươi yêu thương những người yêu thương các ngươi thì có ơn nghĩa gì chăng? Ngay cả những kẻ tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ vậy. 33 Nếu các ngươi đối xử tốt với những người đối xử tốt với các ngươi thì có ơn nghĩa gì chăng? Ngay cả những kẻ tội lỗi cũng làm như vậy. 34 Nếu các ngươi cho vay mà mong đòi lại thì có ơn nghĩa gì chăng? Ngay cả những kẻ tội lỗi cũng cho những kẻ tội lỗi vay mượn và đòi lại đầy đủ vậy.” (In Luke 6:32-34 Jesus taught when do good works, seek out to those those who could not repay us – “If you love those who love you, what credit is that to you? Even sinners love those who love them. 33 And if you do good to those who are good to you, what credit is that to you? Even sinners do that. 34 And if you lend to those from whom you expect repayment, what credit is that to you? Even sinners lend to sinners, expecting to be repaid in full.”)

 

 

III. Việc Lành Thực Tế

 

> Trong đoạn Kinh Thánh sách Giacơ c/ta đọc sáng nay, sứ đồ Giacơ dạy cách sống đạo thực tế qua 3 việc lành căn bản cần nhớ: (From the words of pastor James, we read this morning, James mentioned 3 basic good works that anyone follows the pure religion of Christ would do.)

 

1) Thứ nhất, người sống đạo phải biết giữ mình cho khỏi sự ô uế của thế gian. (First – keep ourselves from being polluted by the world.)

> C/ta là con cái Chúa, không còn thuộc của thế gian… nhưng vẫn còn ở trong thế gian, thì phải sống đạo, làm “muối của đất và ánh sáng của thế giới”… bằng cách tránh khỏi, không bắt chước những việc làm ô uế của thế gian và những thuyết lý, chủ trương ô nhiễm của nó. (We are God’s children, we do not belong to the world anymore, eventhough we are still in the world to be the “salt and light of world,” So, we must keep ourselves from being polluted with its philosophy & idealism.)

> Biết bao nhiêu những thuyết lý ô uế đang tràn lan khắp nơi, đầy dẫy trên mạng lưới Internet. (So many false philosophies arise everywhere we go, especially on the Internet today.)

# Có chỗ hướng dẫn cách xây dựng hạnh phúc gia đình, đó là phải có chút lăn nhăn tình ái với những người khác thì mới gây sự nóng cháy, khuấy động sự ghen tương trong tình nghĩa hôn nhân. (Some website teach – you must have a little affair that can excite the marriage relationship.)

# Thân thể con người là xác thịt, yếu đuối tội lỗi, và không có lệ thuộc gì với phần tâm linh, như vậy cứ thỏa mãn mọi tư dục xác thịt đi, nếu sướng thì cứ làm? (Our body is sinful and no connection with the spiritual side – for that reason – just do what the flesh desires, if it feels good, just do it!)

# Những việc riêng tư trong đời sống, như là xem những hình ảnh ô dâm không có gì là sai hết, vì đâu có làm hại người nào khác đâu? (Viewing porn images is not a sin, because it does not hurt anyone?)

# Kinh Thánh chỉ là những câu chuyện gỉa tưởng, người ta bịa đặt ra – vì chết là hết thôi! (The Bible is just an illusion, it is not real, because death is the end of everything!)

> Không có 2 giống nam và nữ nữa, chỉ có một giống là “người” thôi, cho nên quí vị muốn làm người nam hay nữ, hay đổi giống (transgender) tuỳ ý, không có gì sai hết.

# Một trong những thuyết nguy hiểm nữa bây giờ là thuyết “relativity” nghĩa là không có một thẩm quyền tuyệt đối nào hết, tự do tùy theo ai muốn nghĩ sao cũng được. Thuyết này gián tiếp từ chối sự hiện hữu và quyền tể trị của Thiên Chúa và thuyết này đang từ từ dẫn nước Mỹ trở thành một nước vô thần hay đa thần, chứ không còn độc tôn Đức Chúa Trời nữa. (The philosophy of “relativity” meaning there is nothing absolute; whatever your mind thinks, your heart feels then it’s ok.)

 

> Trong Kinh Thánh Galati 5 - liệt kê vô số những việc làm của sự ô uế mà một người muốn sống đạo phải tránh xa – “gian dâm, ô uế, trụy lạc, 20 thờ thần tượng, phù phép, thù hận, gây gổ, ghen ghét, giận dữ, ích kỷ, gây chia rẽ, loạn luân, phe đảng, 21 ganh tị, say sưa chè chén, ham ăn mê uống, và những điều tương tự.”  (In Galatians 5 lists several polluted lifestyles that those who follow Jesus should avoid – “… Sexual immorality, impurity and debauchery; 20 idolatry and witchcraft; hatred, discord, jealousy, fits of rage, selfish ambition, dissensions, factions 21 and envy; drunkenness, orgies, and the like.)

> Cách hay nhất là đừng đến gần thử nghiệm, nhưng nghe theo lời khuyên của Phaolô “… hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa.” (And the best way to keep ourselves from being polluted by them is to – “Flee the evil desires of youth and pursue righteousness, faith, love and peace, along with those who call on the Lord out of a pure heart.”)

> Đừng để sự tò mò mà làm mình bị mất trí, cứ bất cẩn đến gần thử những cám dỗ, để rồi học phải những bài học đau thương mà hối tiếc sao? (Don’t let your curiosity to lose your mind, careless playing with temptations and being regretted one day as someone said – “You sleep with the dogs, you will surely have fleas.”)

 

2) Thứ hai, người sống đạo phải biết cầm giữ miệng lưỡi… hay gọi là lời nói của mình. (Secondly, living pure and religiously, we must learn to control our tongue.)

> Người sống đạo không dùng lời nói để rủa sả, đoán xét, lên án, hay chất thêm gánh nặng trên người khác, nhưng dùng lời nói một cách khôn ngoan, như sách Châm Ngôn 16:24 chép – “Lời hay ý đẹp giống như mật của tàng ong, làm ngọt ngào tâm hồn và khỏe mạnh xương cốt.” (Those who follow Jesus do not use our words to judge others, putting more burdens on them, but wisely use our “gracious words as a honeycomb, sweet to the soul and healing to the bones.”)

> Mà muốn nói được lời đẹp… thì c/ta phải giữ lòng cho đẹp; mà muốn như vậy thì c/ta phải nuôi lòng mình bởi những gì có chép trong Phi-líp 4:8 – “những gì chân thật, những gì đáng tôn trọng, những gì công chính, những gì trong sạch, những gì đáng yêu mến, những gì đáng tuyên dương, những gì xuất sắc, và những gì đáng khen ngợi… (đó là lời Chúa, là Kinh Thánh) thì hãy nghĩ đến những điều ấy.” (But in order for our words to have healing power, we must constanlty feed our heart with good things from God, as said in Phillipians 4:8 – “… whatever is true, whatever is noble, whatever is right, whatever is pure, whatever is lovely, whatever is admirable—if anything is excellent or praiseworthy—think about such things.)

> Lời tốt hay xấu phát ra… lệ thuộc vào Nguồn nào đang nuôi lòng, chảy và tâm hồn của c/ta mà thôi. (Our words are sweet or not… depending on what sources are flowing into our heart each day. This is not hard to understand.)

> Vì đó mà sứ đồ Giacơ đã có sự suy luận rõ – “Một dòng suối phát xuất từ một mạch lại có thể chảy ra cả nước ngọt lẫn nước đắng sao? 12 Thưa anh chị em của tôi, có thể nào một cây vả sinh ra trái ô-liu, hay một cây nho sinh ra trái vả chăng? Dòng nước mặn cũng không thể tách ra lạch nước ngọt được.” (Because of that, the apostle James asked a very reasonable question - “Can both fresh water and salt water flow from the same spring? 12 My brothers and sisters, can a fig tree bear olives, or a grapevine bear figs? Neither can a salt spring produce fresh water.”)

 

3) Thứ ba, người sống đạo chứng tỏ qua những việc làm thực tế, đó là biết chăm sóc nhu cầu của những kẻ mồ côi và người góa bụa… vì 2 nhóm người này trong thời đó không tự giúp mình được. (Thirdly, the practical act of a pure religión is to look after orphans and widows, because these two groups cannot help themselves.)

> Họ không có những người thân bên cạnh để nâng đỡ, bảo vệ, chăm sóc… khi bị vấp ngã, hay bị bạc đãi. (They don’t have relatives or friends that can be near to readily help them to get up when falling, to be protected when facing harassments.)

 

> Người sống đạo là người phải có cảm xúc và thường bị cáo trách lòng, nếu không sẽ không bắt đầu làm gì hết? (Those who follow Jesus’ religion, must have conviction and feeling, if not they would not start doing anything.)

# Quí vị có bao giờ ngồi nghe một người than thở: “Tôi không còn muốn sống nữa; tôi muốn tự tử chết cho rồi!” thì quí vị sẽ có cảm xúc gì không?

# Cảm xúc thế nào, khi ngồi trước mặt nghe 2 vợ chồng, cải vả nhau và đòi ly dị?

# Cảm xúc khi thấy một đứa trẻ bị bỏ rơi, không ai thèm ngó ngàng đến?

# Cảm xúc khi nghe những vụ phá thai của những đứa bé bị giết và không có quyền để sống?

> Không phải là c/ta không có cảm xúc, nhưng nhiều khi vấn đề là c/ta đã để những sự bận rộn, lo lắng, buồn phiền, tham vọng của đời sống này át đi, làm nghẹt ngòi, làm chai đi… cảm xúc của mình, để rồi c/ta chỉ nghe, nhưng chưa bắt đầu làm chi hết. (The truth is not that we do not have feeling and conviction, but the problem is that we allow wordly busy-ness, worries, ambitions, self-achievements to choke our conviction, our feeling to start caring for anyone.)

 

-------------------------------

# Những người làm thống kê cho biết - tỉ lệ trong các Hội Thánh Báptít thường là con số 20/80 – nghĩa là 20% số người tín hữu làm mọi việc trong nhà Chúa, từ việc dâng hiến cho đến chăm sóc các anh chị em mình. Đây cũng có nghĩa là trong vòng Hội Thánh, nếu có 100 người “có đạo,” thì chỉ có 20 người thật sự đang “sống đạo” mà thôi. (Surveys in Baptist church show a common ratio of 20/80 – this means typically 20% of church members are doing all the works in the church, from tithing to caring for others. This also means that every 100 people come to church, knowing what a pure religion is, but only 20 people really live out their religion, following Jesus.) 

> Mỗi người hãy tự xét coi xem mình ở trong tỉ số nào? (Each of us should ask ourselves – what group of ratios that I am in: 20 or 80?)

# Chúng ta không thể chậm trễ, trì hoãn, hay đổ thừa bổn phận chăm sóc nhau cho những người khác được, vì c/ta hết thảy là anh chị em trong Chúa Giê-su. (If we say that we have a pure religion, we cannot live with an attiude of “let others do it,” by pointing our finger to someone else, instead of raising our hand to volunteer.)

# Câu chuyện về một làng nọ có một đám cưới; Đôi tân hôn không có tiền nhưng lại muốn cả làng đến dự. Vì thế họ viết một lời yêu cầu: “Mỗi người đến dự tiệc xin giúp mang theo một lít rượu (good wine). Họ đặt tại giữa sân một cái thùng lớn (big vase) để quan khách đổ rượu của mình vào, hoà chung để mọi người đều có rượu uống trong ngày đám cưới vui vẻ. Khi tiệc cưới bắt đầu, rượu được rót ra và đôi tân hôn mời mọi người đều nâng ly; nhưng rượu đâu không thấy, nếm chỉ là nước lã (plain water). Hóa ra là những người khách đến dự chỉ đem theo nước lã, đổ vào thùng vì tự nghĩ sẽ luôn có những người khác đem rượu ngon đến, mình không cần làm… và rồi cả đám cưới uống chỉ nước lã.

> Người sống đạo thật… sẽ không có thái độ như vậy đâu. (Those who follow a pure religion would not have that kind of attitude.)

 

> Đạo c/ta đang tin có “trong sạch” không, đến nỗi người ta nhìn xuyên qua thấy được những việc lành c/ta làm, mà ngợi khen Cha của c/ta ở trên trời? (Is our religion pure and clean, such that God can see through with our good works?)

# Ai cũng muốn uống nước sạch – Kentwood, chứ nào có ai muốn uống nước đục; như vậy đạo mình có đang trong hay đục, nếu Chúa Giê-su muốn uống? (We all want to drink clean and pure water (spend a lot of money to buy “Kentwood” water bottles?) So, if Jesus drinks our “water religion” today – would He want to, because it is pure and clean, and not cloudy, vague… because it contains only words, and no works?)

 

# Có một bài hát rất cảm động như một lời cầu nguyện tha thiết mà c/ta đã hát sáng này - “Chạm lòng con Chúa ơi – ngay giờ này!” (A special song this morning – “Touch my heart, Oh Lord.”)

> Mỗi khi vào nhóm, c/ta phải thầm cầu nguyện trước: “Lạy Chúa! Xin lời Ngài chạm lòng con, dạy dỗ con, và giúp con biết sống đạo: tránh xa sự ô uế của thế gian, gìn giữ miệng lưỡi mình, và chăm sóc, giúp đỡ những người yếu kém không tự lo cho mình được.” (Every time we come to church, we must pray – Lord, touch my heart, teach me, and help me to live out Jesus’ religion: Keep me from being polluted by the world, to wisely use my tongue, and to care for those who are in need, that they cannot help themselves.”)

 

 

---------------- Lời Mời Gọi

> Mục đích của đời sống người cơ đốc những người Chúa đã chuộc bằng gía rất cao là gì?

> Nếu phải tóm tắt… thì câu trả lời… phải là sống làm sáng danh Chúa.

> Muốn như vậy thì phải biết nghe đạo, hiểu đạo, tin đạo, và sống đạo làm sao đây?

 

a) Trước hết bằng sự học lời Chúa, để giúp buông tha chúng ta khỏi những việc làm của sự tối tăm, mà còn hướng dẫn c/ta bắt đầu làm mọi việc lành theo đường lối và ý muốn của Chúa. Vì trong sách 2 Timôthê 3:16-17 sứ đồ Phaolô dạy dỗ Timôthê mục đích của lời Kinh Thánh là gì? “Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”

 

b) C/ta phải nhờ cậy quyền năng của Chúa Thánh Linh… để giữ gìn miệng lưỡi của mình mà xây dựng đức tin cho nhau. Người sống đạo thì hay nhờ cậy Chúa Thánh Linh trong sự cầu nguyện, về mọi quyết định, lời nói và việc làm trong đời sống hằng ngày của mình.

 

c) Người sống đạo hay bén nhạy để tình yêu thương của Chúa luôn “chạm lòng mình,” mà không còn sống ích kỷ cho riêng mình nữa, nhưng để ý chăm sóc nhu cầu của những người lân cận, yếu kém hơn. Người sống đạo luôn canh chừng những sự chi phối bên ngoài mà dễ làm chai đi cảm xúc yêu thương để sống đạo.

 

> Nếu có đạo mà không sống đạo thì thử hỏi đức tin của c/ta có ích gì không?

# Trong sách 1 Côrinhtô 15:2 có dạy: nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em dầu có tin cũng vô ích.”

 

> Nhưng sự sống đạo của c/ta sẽ chẳng là vô ích đâu, ví chính Chúa Giê-su có hứa gì trong Khải Huyền 22:12 – ("Behold, I am coming soon! My reward is with me, and I will give to everyone according to what he has done.) “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm.

> Tùy theo những việc c/ta đã làm, sống đạo; chứ không chỉ bởi sự biết đạo, hay qua lời nói mà thôi.