Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 84

Sự Chết Của Chúa Giê-su

(Rôma 5:6-12)

(The Death of Jesus)

 

“Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. 7 Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. 8 Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. 9 Huống chi nay chúng ta nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! 10 Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào! 11 Nào những thế thôi, chúng ta lại còn khoe mình trong Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, nhờ Ngài mà chúng ta hiện nay đã được sự hòa thuận. 12 Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.”

(For while we were still helpless, at the right time Christ died for the ungodly. 7 For one will hardly die for a righteous man; though perhaps for the good man someone would dare even to die. 8 But God demonstrates His own love toward us, in that while we were yet sinners, Christ died for us. 9 Much more then, having now been justified by His blood, we shall be saved from the wrath of God through Him. 10 For if while we were enemies we were reconciled to God through the death of His Son, much more, having been reconciled, we shall be saved by His life. 11 And not only this, but we also exult in God through our Lord Jesus Christ, through whom we have now received the reconciliation. 12 Therefore, just as through one man sin entered into the world, and death through sin, and so death spread to all men, because all sinned.)

 

> Đối với những người tin theo Chúa Giê-su, tuần lễ trước đại lễ Chúa phục sinh là một tuần lễ đặc biệt nhất trong một năm.

> Có người cho một danh từ… gọi là tuần thánh (Holy Week)… vì đây là tuần lễ Chúa Giê-su vâng lời Đức Chúa Cha hoàn tất sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

a) Ngày thứ nhất trong tuần thánh này… là Chúa Nhật vừa qua, lễ Lá, là ngày Chúa Giê-su cưỡi lừa con vào thành Giêrusalem lần cuối, và được công khai là Đấng Mê-si, là Đấng được Chúa xức dầu, được sai đi để cứu dân sự mình.

b) Năm ngày sau là thứ Năm… là lúc Chúa Giê-su dùng bữa tối cuối cùng với các môn đồ mình, cùng một lúc Ngài đã thiết lập lễ Tiệc Thánh, trong lúc giới lãnh đạo tôn giáo người Do Thái tìm cớ bắt, trói, đem Ngài ra xét xử và đánh đập.

c) Ngày thứ Sáu theo sau, Chúa tiếp tục bị tra tấn và sau đó bị đóng đinh trên cây thập tự gía, từ giữa trưa cho đến 3 giờ chiều, rồi trút linh hồn và bị chôn.

d) Ngày thứ Bảy - thân xác Chúa nằm yên trong mộ đá, và

e) Sáng sớm Chúa Nhật… Chúa đã sống lại trong vinh quang và hiện ra với các môn đồ của mình.

 

> Thứ Sáu hôm nay, chúng ta cùng nhau đến đây để kỷ niệm một ngày, có một không hai, trong lịch sử của loài người… đó là ngày Con Trời bị giết chết.

> Ngày này tiếng Anh còn có một danh từ đặc biệt… gọi là "Good Friday," hay dịch là “Ngày thứ Sáu tốt lành.”

> Tại sao ngày của một người bị giết chết một cách tàn nhẫn dã man… lại gọi là ngày tốt được?

> Lý do đơn giản - ngày thứ Sáu này gọi là “Good Friday” là vì Con của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa Giê-su Christ đã bị đánh đập và chịu khổ hình trên thập tự gía không phải vì tội của mình… nhưng để trả thế mọi món nợ tội lỗi, cho mọi người… cho chính tôi và bạn.

# Nếu ở đời này có một người tỉ phú tự nhiên đứng ra hứa sẽ trả hết mọi món nợ của bạn: nợ nhà, nợ xe, nợ tiệm, nợ các bảo hiểm… không điều kiện, thì bạn nghĩ có phải là một điều tốt lành không?

> Chúa chết thay thế cho c/ta, và giờ đây “con đường vào nước thiên đàng” đang được mở rộng… cho bất cứ những ai bằng lòng tiếp nhận ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho… qua sự hy sinh đổ huyết của chính Con Ngài.

 

Sự Chết của Chúa

> Ai cũng phải chết, vì theo định luật công binh… đó là “tiền công của tội lỗi.” (The wages of sins)

> Nhưng sự chết của Chúa Giê-su thì không có ý nghĩa giống như của mỗi c/ta.

 

1) Lý do thứ nhất sự chết của Chúa là một điều hết sức là bất công, vì Chúa là một người, có một không hai - vô tội.

# Tác gỉa Hê-bơ-rơ 4:15 tuyên bố – “Vì chúng ta không có một Vị Thượng Tế không thể cảm thương những yếu đuối của chúng ta, nhưng có một Vị Thượng Tế (Chúa Giê-su) đã bị cám dỗ mọi phương diện, giống như chúng ta, nhưng chẳng phạm tội.” (For we do not have a high priest who cannot sympathize with our weaknesses, but One who has been tempted in all things as we are, yet without sin.)

# Sứ đồ Phiêrơ dạy trong 1 Phiêrơ 2:22-23 - “Chúa Giê-su không hề phạm tội, trong miệng Ngài chẳng tìm được một lời dối trá. 23 Khi bị nguyền rủa, Ngài chẳng nguyền rủa lại; khi chịu đau khổ, Ngài chẳng hăm dọa, nhưng phó thác mình cho Ðấng phán xét công bình.” (Christ – Who committed no sin, nor was any deceit found in His mouth; 23 and while being reviled, He did not revile in return; while suffering, He uttered no threats, but kept entrusting Himself to Him who judges righteously;)

# Sứ đồ Phaolô dạy trong 2 Cô-rinh-tô 5:21“Vì cớ chúng ta, Ðức Chúa Trời đã khiến Ðấng không biết tội lỗi (Chúa Giê-su) thành người có tội, để nhờ ở trong Ngài, chúng ta trở nên những người công chính trước mặt Ðức Chúa Trời.” (God made Him (Jesus) who knew no sin to be sin on our behalf, so that we might become the righteousness of God in Him.)

> Từ lúc ban đầu c/ta đã biết Chúa là Đấng vô tội, vì Ngài sanh ra từ một người nữ đồng trinh, không mang bản tánh tội lỗi của Ađam, là tổ phụ loài người.

> Chúa Giê-su là người duy nhất vô tội, đến chứng tỏ chính Ngài là Đức Chúa Trời Thánh Khiết vẹn toàn, đã hiện thân đến với loài người, mà chưa có một chủ giáo nào dám tuyên bố y như vậy.

> Mọi chủ giáo đều giúp chỉ dẫn mọi người đến với Đức Chúa Trời, còn chính Chúa Giê-su thì “chỉ chính mình,” mà tuyên bố rằng “Ta với Cha là một.” (I and Father are ONE)

 

> Kinh Thánh chép lại trong tối thứ Năm (ngày hôm qua) sau khi ăn bữa tối với các môn đệ lần cuối cùng… Chúa Giê-su cùng các môn đồ đi vào vườn Ghếtsêmanê để cầu nguyện.

> Có lẽ lúc đó đã vào giữa canh đêm, khi các môn đồ quá buồn ngủ, không thức nổi để cùng với Chúa cầu nguyện… thì từ trong bóng đêm, có một nhóm người Guiđa, với các thầy tế lễ và các trưởng lão cầm gươm và gậy xông đến… để bắt Chúa Giê-su đem đi xử kiện.

> Kinh Thánh ghi chép lại Chúa Giê-su bị kiện cáo tất cả là 6 lần.

> Trong 6 vụ kiện này, có 3 lần Chúa Giê-su bị xử trước mặt công tố viện của người Guiđa (gồm 71 vị) với tội "phạm thượng" (blasphemy) vì dám xưng mình là Con của Đức Chúa Trời và đã nói rằng sẽ phá đền thờ và sẽ dựng lại trong 3 ngày.

 

a) Nếu ai theo dõi và đọc những đoạn Kinh Thánh tôi đã đề nghị đọc trong mùa lễ này, thì thấy trong Mathiơ 26 có chép các người Guiđa không tìm được một lỗi nào để lên án Chúa – “… các trưởng tế và cả Hội Ðồng tìm chứng dối để vu cáo Ðức Chúa Jesus hầu có thể kết án tử hình Ngài, 60 nhưng họ không tìm được điều nào, mặc dầu có lắm kẻ đứng ra làm chứng dối. Sau cùng có hai kẻ bước ra 61 và nói, “Người nầy đã nói rằng, ‘Ta có thể phá đền thờ của Ðức Chúa Trời và xây lại trong ba ngày.’” (Now the chief priests and the whole Council kept trying to obtain false testimony against Jesus, so that they might put Him to death. 60 They did not find any, even though many false witnesses came forward. But later on two came forward, 61 and said, “This man stated, ‘I am able to destroy the temple of God and to rebuild it in three days.’”)

> Chúa Giê-su bị xử trước 3 quan Lamã… vì tội người Guiđa cáo dối Chúa là kẻ “phản loạn" (rebellion) vì đã tự xưng mình là vua của dân Guiđa… và đang có mưu mô lãnh đạo dân chúng lật đổ vua Sêsa, chính quyền người Lamã.

# Người Gui-đa rất khôn ngoan, họ không lên án Chúa Giê-su trước mặt các quan Lamã về tội phạm thượng được… vì chính những người Lamã họ cũng tin có "đa thần" (many gods)… thì việc Chúa phạm thượng xưng mình là "Con của Đức Chúa Trời" chẳng có gì đáng tội để người Lamã đem ra xử… vì thế họ cáo Chúa bằng tội phản loạn là chắc ăn nhất.

 

b) Nếu ai đọc Kinh Thánh trong Luca 23, đến ba lần Chúa bị xử trước quan Lamã Philát, nhưng ông đã có sự nhận xét gì? “… Phi-lát muốn thả Ðức Chúa Jesus nên hỏi dân chúng họ đến lần thứ ba, “Tại sao? Người nầy đã làm điều ác gì? Ta không thấy người nầy có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh phạt đương sự, rồi thả ra.” 23 Nhưng họ cứ gào to hơn nữa, nhất định đòi phải đóng đinh Ngài cho được, và tiếng gào thét của họ đã thắng.” (And Pilate said to them the third time, “Why, what evil has this man done? I have found in Him no guilt demanding death; therefore, I will punish Him and release Him.” 23 But they were insistent, with loud voices asking that He be crucified. And their voices began to prevail.)

> Cuộc xử án và tử hình của Chúa thật là bất công, vì một người vô tội bị giết cách dã man.

> C/ta chết là xứng cho tội lỗi c/ta đã phạm; nhưng Chúa Giê-su chết vì tội lỗi của c/ta.

 

2) Thứ hai, sự chết của Chúa không phải vô ích, nhưng để làm trọn mục đích cao thượng của Đức Chúa Trời.

> Ở đời này có những cái chết rất là lãng xẹt.

# Cặp tình nhân mới cưới, đi lên núi chơi, để chụp ảnh, cô dâu đứng làm sao đó trên hòn đá không vững, bị té xuống vực thẳm chết ngay lập tức.

# Câu chuyện của 2 người mẹ với 6 đứa con trong tháng vừa qua, lái chiếc xe mini van mà cả 8 người đâm đầu xuống vực núi chết.

# Một số người vì buồn chán thất vọng chết cách thật là phi lý, như là Guiđa Íchcariốt, chối Chúa với 30 đồng bạc, sau đó đem ném vào đền thờ rồi bỏ đi ra ngàoi và thắt cổ tự tử.

# Ngày xưa trên TV hình như có một show rất lạ không biết còn chiếu không, với tựa đề là 1,000 cách bị chết (1,000 ways to die), và nhiều người chết cách vô lý, trong giây phút chỉ vô ích mà thôi.

 

> Nhưng Chúa Giê-su đã phải chịu chết… vì đây là ý muốn của Đức Chúa Trời, Đấng nhân từ, tốt lành và đầy lòng yêu thương.

> Cho dù sau khi tổ phụ loài người là Ađam và Êva đã phạm tội, và tội lỗi đã trải qua mọi người, và hậu quả là mọi người đều phải chết, nhưng Chúa không thể quên được mục đích tại sao Chúa đã dựng nên loài người giống hình ảnh mình để làm gì.

> Chúa dựng nên loài người không phải là để quăng c/ta vào hồ lửa địa ngục, nhưng ý muốn tốt lành là Ngài muốn có mối liên hệ đời đời với dòng dõi của loài người, và muốn chúng ta hưởng nước thiên đàng của Ngài.

> Đây không có nghĩa là Đức Chúa Trời cần mối liên hệ với c/ta, Ngài là Chúa tự hữu, hằng hữu, tự trị (Self-existed & self-sufficient) - Chúa không cần một thứ gì. Nhưng vì yêu thương nhân loại mà đã hy sinh chính Con một của mình để cứu c/ta ra khỏi sự hư nát của tội lỗi, thoát ra khỏi nọc độc của tội lỗi là sự chết đời đời trong hồ lửa địa ngục, để được hưởng nước thiên đàng nữa.

> Sứ đồ Phaolô dạy trong Rôma 5“Nhưng Đức Chúa Trời tự ý tỏ lòng yêu thương đối với c/ta, và đúng kỳ hẹn (nghĩa là có chương trình xếp đặt kỹ càng) Chúa Giê-su đến sanh ra đời và chết trên cây thập tự gía, khi c/ta còn là kẻ có tội.”

# Bài hát “Vì Ai” mà Chúa đã chết?

> Vì ai mà Chúa bị gươm giáo đâm, bị nhạo chê, bị đớn đau, bị đánh đòn, bị hình phạt và huyết tuôn?

# Vì tội của mỗi c/ta, để c/ta có sự sạch tội… mà được hòa thuận lại với Trời.

 

> Chúa Giê-su phải chết để làm của lễ chuộc tội cho c/ta, để c/ta được xưng công bình, nghĩa là được Đức Chúa Trời chấp nhận, không còn là kẻ thù nghịch với Ngài nữa, mà lãnh sự thạnh nộ giáng xuống trong ngày tận thế, nhưng nay được sự hoà thuận lại với Ngài, và được trở nên làm con cái của Chúa.

> Tội lỗi đã phân rẽ loài người với Đấng Sáng Tạo; nhưng sự chết của Chúa Giê-su, Con Ngài đã hàn gắn lại mối liên hệ giữa người và Trời, vì c/ta được sạch tội.

> Chúa Giê-su chết không phải để trả gía cho ma quỉ mà chuộc c/ta lại; ma quỉ là chi mà Đức Chúa Trời phải chuộc nó, c/ta đâu có thuộc của nó đâu; nhưng Chúa Giê-su phải chết để chuộc lại những gì mà luật pháp công chính của Chúa đòi hỏi – như có chép trong Ê-xê-chi-ên 18:20a“Linh hồn nào phạm tội (vi phạm những điều luật công bình của Chúa) thì sẽ chết.” (The person who sins will die.)

> Chính Chúa Giê-su khi Ngài đến biết rõ mục đích của mình không phải là để làm tổng thống nước Mỹ, Ngài cũng không đến để giúp đỡ kinh tế của thế giới được khá hơn, hay là giúp ban cho c/ta những bí quyết hay để sống lâu trên đất; Nhưng Chúa Giê-su đến để thanh toán tội lỗi của c/ta, hầu cho c/ta được sự tha tội và không còn thấy sự chết nữa.

> Mục tiêu/điểm nhắm của Chúa Giê-su khi đến thế gian là thập tự gía, vì đó là “con đường duy nhất” để con người có lối thoát, được trở về với Đấng Tạo Hóa mình.

> Chỉ có sự chết của Đấng vô tội thì mới thỏa mãn được hết thảy những luật pháp công chính của Đức Chúa Trời, chứ con người đã là tội nhân thì cứu được ai nữa? Vì đó mà Chúa Giê-su, Con Trời đến để làm trọn ý muốn này của Chúa.

 

3) Thứ ba, Chúa Giê-su phải chết thì quyền năng của sự sống lại Đức Chúa Trời ban cho mới được bày tỏ ra cho c/ta.

# Trong một buổi học Kinh Thánh, sau khi ông thầy dạy - nhờ sự sống lại của Chúa Giê-su, c/ta mới được sống lại một ngày; khi kết thúc ông thấy kiểm kê hỏi lại: “Như vậy làm thế nào một người được sống lại được?” Một đứa trẻ em thơ ngây dơ tay trả lời: “Người đó trước hết phải bị chết.”

> Rất đúng - nếu không chết trước thì làm sao gọi là sống lại được đây?

> Nếu Chúa chết làm sạch tội cho c/ta, nhưng Ngài không sống lại thì sự trông cậy của c/ta ở đâu, c/ta sẽ cứ còn nằm yên dưới lòng đất, trong tro bụi mãi… cũng như các tôn giáo khác dạy vậy.

> Nếu Chúa chết mà không sống lại thì Phaolô suy luận gì trong 1 Côrinhtô 15? “Nếu Ðấng Christ đã không sống lại thì sự giảng dạy của chúng tôi là vô ích, và đức tin của anh chị em cũng vô ích. 15 Ngoài ra chúng tôi bị xem là những kẻ làm chứng dối cho Ðức Chúa Trời, vì chúng tôi đã làm chứng cho Ðức Chúa Trời rằng Ngài đã làm cho Ðấng Christ sống lại trong khi Ngài không làm cho Ðấng Christ sống lại… 17 Và nếu Ðấng Christ đã không sống lại thì đức tin của anh chị em là vô ích; anh chị em vẫn còn sống trong tội lỗi mình. 18 Như vậy những người đã ngủ trong Ðấng Christ đều chết mất.” (and if Christ has not been raised, then our preaching is vain, your faith also is vain. 15 Moreover we are even found to be false witnesses of God, because we testified against God that He raised Christ, whom He did not raise, if in fact the dead are not raised… 17 and if Christ has not been raised, your faith is worthless; you are still in your sins. 18 Then those also who have fallen asleep in Christ have perished.)

# Nhưng trong 2 Cô-rinh-tô 4:14 Phaolô đã khẳng định – “vì chúng tôi biết rằng Ðấng đã làm cho Ðức Chúa Jesus sống lại cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại với Ðức Chúa Jesus và sẽ đem chúng tôi và anh chị em đến trình diện trước mặt Ngài (vào thiên đàng là nơi Đức Chúa Trời ngự).” (knowing that He who raised the Lord Jesus will raise us also with Jesus and will present us with you.)

# Trong 1 Cô-rinh-tô 6:14 Phaolô khẳng định cùng một quyền năng – “Ðức Chúa Trời đã làm cho Chúa Giê-su (Con Ngài) sống lại, Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại bởi quyền năng của Ngài.” (Now God has not only raised the Lord, but will also raise us up through His power.)

> Mọi kẻ tin Chúa Giê-su chắc chắn sẽ không còn ngửi mùi của sự chết nữa, sẽ không bao giờ thấy chốn hư nát đời đời nữa, sẽ không bao giờ đến chỗ âm phủ, địa ngục nữa là sự chết lần thứ hai, nhưng c/ta sẽ sống mãi với một thân thể vinh hiển không còn hư nát, c/ta sẽ được chiêm ngưỡng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và c/ta sẽ cùng trị vị với Cứu Chúa Giê-su, Con Ngài đời đời.

 

-------------------------

> Bạn có thể hiểu hết được những sự mầu nhiệm về sự chết Chúa Giê-su, nhưng bạn sẽ không có được sự tha tội và sự trông cậy của sự sống đời đời, cho đến khi nào bạn tin nhận Chúa Giê-su là lẽ thật, là chân lý cho chính mình.

# Rất nhiều người đi vào hồ lửa địa ngục trong ngày tận thế không phải vì họ không biết chân lý, nhưng vì họ chưa chịu tin vào Cứu Chúa Giê-su là Đấng duy nhất đã đến chết cho tội lỗi mình và sẽ ban sự sống đời đời cho mình.

 

> Tin nghĩa là sao?

# Đức Chúa Trời có thật, lời Ngài là Chân Lý, và chân lý ấy bày tỏ qua chính Con một của Ngài là Cứu Chúa Giê-su - đã đến thế gian bị đóng đinh trên cây thập tự cứu rỗi mình, và nay bạn sẵn sàng mở lòng tiếp nhận món qùa cứu rỗi cho mình, và bước đi theo Ngài.

> Ai muốn kinh nghiệm sự sống lại đời đời, trước hết phải tin rằng Chúa Giê-su đã chết cho tội lỗi mình, để tôi không còn phải chết nữa.

 

> Cuối cùng của cuộc sống này chỉ còn 2 chỗ: Một - là chết mất trong chốn hư nát, hay hai - là sống mãi trong nước thiên đàng.

> Bạn sẽ chọn con đường nào?

> Có người nói đúng - Nếu Giê-su không là Cứu Chúa của bạn… thì một ngày Ngài sẽ là Quan Tòa lớn xử án bạn trong ngày tận thế?

> Đừng chần chờ nữa, Chúa Giê-su đã chết thế cho bạn rồi, để bạn không còn chết nữa. Hãy đến tin cậy Ngài.

 

------------------------ Lời Mời Gọi

 > Có ai ở đây đã từng đi nhà thờ, hiểu Chúa Giê-su đã đến thế gian chết chuộc tội cho nhân loại, nhưng chưa bao giờ thật sự đã tuyên bố trong lòng mình rằng - Chúa Giê-su thật đã đến chết cho chính mình không?

> Có ai đã từng cố gắng sống làm một người tốt, và tự nghĩ mình đâu đến nỗi tệ như những người khác đâu mà cần tin Chúa Giê-su, nhưng tối nay nhận thức bản tánh tự nhiên của mình là tội nhân… thì sẽ không thể nào làm gì đủ để có thể xóa sạch mọi tội mà vào nước thiên đàng với Chúa được, chỉ biết nhờ cậy Chúa Giê-su thôi?

> Bạn có hiểu Chúa đã chết cho tội lỗi của bạn không và tối hôm nay sẽ bằng lòng tiếp nhận Ngài làm Đấng Cứu rỗi của mình không?

# Có lúc bạn sẽ “Nằm vắt tay lên trán” – tôi sẽ đi về đâu đời đời? Chắc chắn là đi xuống rồi, vì biết bao nhiêu điều ác, việc ác, ý nghĩ ác mình đã phạm. Không thể nào lên thiên đàng được.

> Chỉ có cách duy nhất là nhờ cậy Cứu Chúa Giê-su, vì Ngài đã chết và thanh toán mọi tội lỗi cho bạn ở trên thập tự gía. Chỉ hãy tin cậy nơi Ngài.

 

-----------------------

> Còn con cái Chúa, c/ta đã tin nhận Chúa Giê-su rồi, nhưng có hiểu là quyền năng Chúa ban theo sau của sự Chúa chết cho c/ta… là bắt đầu một một đời sống mới không?

> Một đời sống mới nghĩa là con người cũ và những tự dục của nó cũng phải bắt đầu chết dần, bởi sự nhờ cậy Chúa Thánh Linh Ngài đổi mới c/ta hoài.

> Điều hay nhất để c/ta kỷ niệm sự thương khó của Chúa, không phải để “khóc” cho Ngài mà thôi, nhưng phải là khóc cho chính mình trong sự ăn năn, thống hối, và xưng tội với Chúa.

> C/ta có thấy rất cần làm điều này bằng cách tự xét đời sống tâm linh mình không… mà ăn năn, điều chỉnh, hay tự nghĩ dự lễ Chúa phục sinh thì cũng thường thôi, như là kỷ niệm một ngày lễ nào đó mỗi năm?

 

> Tôi và quí con cái Chúa sẽ để thì giờ tối nay tự xét và ăn năn tội với Chúa.

> Nêu vài điều trong giờ phút cầu nguyện này.

 

A - Mối liên hệ cá nhân của mình với Chúa Giê-su

1) Có tội kín nào c/ta còn dấu mà chưa chịu xưng ra với Chúa không?

# Những chỗ c/ta không được đến, những websites c/ta không được vào, những sách báo, phim ảnh c/ta không được xem, nhưng mà cứ lấy lý do này lý do nọ để bào chữa không?

2) Có quá bận rộn, chỉ lo việc hái tiền, mà thường xuyên bỏ bê sự nhóm lại không?

# Cũng chẳng có thì giờ tĩnh tâm nói chuyện, cầu nguyện với Chúa mỗi ngày? Cuốn sách Kinh Thánh chỉ đóng bụi? Thì giờ cầu nguyện mỗi ngày chỉ là một % nhỏ so sánh với thì giờ chơi games, xem TV, thể dục, chát, nghe nhạc, xem facebook…? Lười biếng chưa đến học Kinh Thánh Trường Chúa Nhật? Bài giảng quá 12 giờ trưa là c/ta bắt đầu thấy khó chịu? Lối sống và thời khoá biểu của mình sống mỗi ngày chẳng khác chi một người chưa biết Chúa, không có gì liên hệ đến Chúa hết?

3) Có mối liên hệ nào c/ta có với ai (bạn trai bạn gái, người làm cùng sở) mà mình biết Chúa không vừa lòng, mà c/ta cứ cứng đầu không muốn Chúa can thiệp, vì nói rằng cuộc sống của tôi là của tôi?

4) Làm gì, đặt chương trình gì cũng chỉ theo ý riêng của mình, không muốn Chúa dự phần?

5) Không còn quan tâm đến lời hứa Chúa sẽ trở lại? Coi như một sự ảo tưởng mà thôi?

 

B - Mối liên hệ trong gia đình

1) Giữa vợ với chồng – Chúa có vui không, hay Ngài buồn khi nhìn thấy cách c/ta đối xử với nhau không y như lời Chúa dạy trong Kinh Thánh? C/ta có thấy chính lỗi của mình mà điều chỉnh hay chỉ đổ lỗi cho người phối ngẫu của mình?

2) Làm trọn bổn phận dạy dỗ con cái mình lời của Chúa không? Có áp dụng những lời khuyên đọc Kinh Thánh cho con và giúp nhớ những câu Kinh Thánh gốc mỗi tuần không? Hay là đổ thừa cho người khác, cho hoàn cảnh?

3) Chăm sóc cho cha mẹ và những người thân của mình như thế nào? Tệ hơn hay tốt hơn là những người ngoại đạo?

4) Có sự xích mích gì giữa vòng những người thân mà cần xin lỗi hay tha thứ nhau, để hàn gắn lại mối liên hệ không?

 

C - Mối liên hệ với ACE trong Hội Thánh

1) Có ai mình còn xích mích lâu năm mà chưa tha thứ - không thể nói chuyện được không?

2) Ai c/ta còn thiên vị không? Coi thường, xem rẻ và nói xấu không?

3) Chưa chịu khám phá ân tứ và tìm cơ hội hầu việc Chúa hay cứ lấy lý do bào chữa “bận quá?”

4) Chỉ sống ích kỷ cho mình, lo cho mình, đeo đuổi những tham vọng riêng của mình, nhưng chưa hầu việc người khác trong danh Chúa không? Mình đến nhà thờ nghe lời Chúa giảng, nhưng bỏ lơ, chỉ coi như là những lời nói ở ngoài tai, lòng cứ trơ ra chẳng bị cáo trách hay bị chạm hết. Ai nói đụng đến là mình thấy khó chịu và bực mình?

5) Đang làm gương cho ai không? Nhất là khi mình là một người lãnh đạo?

6) Chức vụ Chúa giao và Hội Thánh bổ nhiệm c/ta đang lấy lý do gì bào chữa mà chưa hết lòng trung tín đặt ưu tiên chi hết không?

 

D - Mối liên hệ với thế giới

1) Thường xuyên cầu nguyện cho những người hư mất và giúp hổ trợ các mục vụ truyền giáo không?

2) Tấm lòng "thương người," làm việc lành - không còn nóng cháy nữa?

3) Có đang làm việc gì gian lận? Đối xử với nhân công của mình như thế nào? C/ta có thái độ làm việc trong sở như là làm việc cho Chúa không?

4) C/ta cảm thấy rất là ngại ngùng, khó chịu, hay mắc cở - mỗi lần nói chuyện với những người bạn (kể cả bạn trai hay bạn gái) về Chúa Giê-xu? Nhưng nói đến chuyện thời sự, chuyện mua sắm đồ sale, thể thao, tài tử... thì không có chút ngại ngùng nào hết?

5) Bổn phận cầu nguyện cho nhà cầm quyền không - y như lời Chúa dạy?

 

a) Chấp nhận c/con đang làm nhiều điều nghịch với những điều răn Chúa dạy, chưa làm trọn những mạng lệnh Chúa sai? Tội lỗi của c/con Chúa mang trên thập tự - nhưng bây giờ c/con sẽ không còn lấy lý do nào bào chữa nữa.

b) Ăn năn là xưng từng tội ra với Chúa; Xin Chúa giúp sức ban ơn, vì c/con yếu đuối - để từ bỏ hay bắt đầu việc gì đó Chúa muốn c/con làm.

c) Ban cho một tấm lòng muốn được thay đổi; không muốn trở lại đời sống cũ nữa, nếu cần xin Chúa cho phép những hoạn nạn xảy ra, để ép c/con đi trong đường lối của Ngài.

d) Xin Chúa tha thứ tội lỗi cho Hội Thánh của Ngài và mỗi người c/con tối hôm nay.