Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 22

Bình An Trong Chúa Phục Sinh

Sứ đồ Giăng viết:

            “Buổi chiều nội ngày đó, là ngày thứ nhứt trong tuần lễ các cửa nơi môn đồ ở

             đều đương đóng, vì sợ dân Giu-đa. Đức Chúa Jesus đến đứng chính giữa các môn đồ

             mà phán rằng: Bình an cho các ngươi.Nói đoạn Ngài đưa tay và sườn mình cho môn

             đồ xem. Các môn đồ vừa thấy Chúa thì đầy sự mừng rỡ”

                                                                                                                         (Giăng 20:19-20)

Sứ đồ Giăng bắt đầu hai câu Kinh thánh ngắn ngủi nầy khi nêu lên: sự sợ hãi của các môn đồ (Giăng 20:19), và kết thúc bằng: sự vui mừng của họ (Giăng 20:20). Điều gì đã nhanh chóng làm thay đổi trạng thái cảm xúc của họ như vậy?. Câu trả lời là: Chúa Jesus phục sinh đến giữa họ: Chính sự phục sinh và sự hiện ra của Ngài đã xua tan nỗi sợ và đem đến cho họ sự bình an, khiến họ vui mừng.

Chúng ta sẽ cùng xem:

-           Các môn đồ sợ điều gì? Tại sao họ sợ?

-          Và sau đó chúng ta cũng sẽ xem Chúa Jesus phục sinh đến với các môn đồ như thế nào?

-           Và tại sao các môn đồ đầy sự mừng rỡ?

I.                 NỖI SỢ

Các môn đồ đã trải qua những ngày đầy biến động, những ngày buồn bã, thất vọng: Thầy của họ, vị thầy mà lòng họ kính yêu và gửi gắm bao hy vọng:

             “Chúng tôi trông đợi Ngài sẽ cứu lấy dân Y-sơ-ra-en”

                                                                                    (Lu-ca 24: 21a)

Thế nhưng, thầy họ đã bị bắt, bị đánh đập, bị sĩ nhục và cuối cùng bị giết chết trên thập tự giá. Nỗi hoang mang cùng tột đã đến với họ: Các môn đồ sợ.

Họ sợ điều gì?

 Chúng ta có thể hình dung ra nỗi sợ của họ:

-          Họ sợ rằng: rồi ra họ cũng sẽ bị bắt như Chúa Jesus bị bắt

-          Họ sợ rằng: họ cũng sẽ bị đánh đập như Chúa jesus bị đánh đập,

-          Họ sợ rằng: họ cũng phải chịu sự sĩ nhục như Chúa jesus chịu sĩ nhục

-          Họ sợ rằng: rồi ra họ cũng sẽ bị treo thân trên thập tự giá như Chúa Jesus bị treo trên thập tự giá

Điều kẻ thù làm đối với Chúa của họ, thì trước sau gì cũng sẽ đến trên họ, đó là chưa kể đến bao nỗi lo đời thường khác như: tương lai bất định, thiếu thốn, đau yếu, mất mát, thất bại và vô vàn những điều không tên khác.

Nhưng tại sao các môn đồ sợ? Câu trả lời là: Các môn đồ sợ vì họ không có sự bình an.

Thế bình an là gì? Từ Bình an trong kinh thánh là: Eirene, từ nầy được dịch là:

-           An nhiên vô sự, thái bình,

-          Cũng được dịch là: hòa bình, hòa hiệp hòa thuận, giải hòa, giảng hòa.[1]

Khi nói rằng: Bình an là hòa bình, hòa thuận, giải hòa, giảng hòa thì bình an có nghĩa là không có chiến tranh, không có xung đột với ai, hoặc với thế lực nào đó. Vì vậy từ Bình an trong nghĩa nầy cần phải có định ngữ theo sau: Bình an là bình an với ai?. Khi Chúa ban bình an cho các môn đồ, thì bình an của Ngài là: Bình an với Đức Chúa Trời, bình an với tha nhân và bình an với chính nội tâm mình.

Các môn đồ sợ khi thấy thế lực của các kẻ ác đang thắng thế: Thể nào một người toàn hão như Chúa Jesus của họ: Đấng bày tỏ tình yêu một cách lạ lùng, Đấng thương xót lạ lùng, Đấng hết lòng giúp đỡ người nghèo khó, kẻ khốn cùng, chữa lành mọi thứ bệnh tật đem niềm vui, hy vọng đến cho từng con người, từng gia đình. Theo Chúa Jesus nhiều năm chính họ đã chứng nghiệm rằng:

            “Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Ngài để Ngài truyền tin lành cho kẻ nghèo,

             Đức Chúa Trời đã sai Ngài rao cho bị cầm được tha, kẻ mù được sáng,

             kẻ bị hà hiếp được tự do,và đồn ra năm lành của Chúa”

                                                                                                        (Lu-ca 4: 18-19)

Trên con đường về làng Em-ma-ut, hai môn đồ của Chúa Jesus đã tâm sự rằng:

             “Ấy là việc xảy ra cho Jesus người Na-xa-rét, một Đấng Tiên tri, có quyền phép

             trong việc làm và lời nói trước mặt Đức Chúa Trời, và cả chúng dân, làm sao mà

             các thầy tế lễ, cùng các quan đề hình ta đã nộp Ngài để xử tử, và đóng đinh trên

             cây thập tự. Chúng tôi trông mong Ngài sẽ cứu dân Y-sơ-ra-en, dầu thể ấy việc

             đã xảy ra ba ngày rồi”

                                                                                                                       (Lu-ca 24: 19-21)

Lòng các môn đồ bất an không phải chỉ bởi sức mạnh kẻ ác, nhưng chính là ở thái độ của Đức Chúa Trời: Tại sao Ngài để kẻ ác thắng hơn người lành? Tại sao kẻ có tội lại ngồi xử án Đấng vô tội, tại sao người gian tà lại tử hình người công chính. Tại sao một Đức Chúa Trời công chính lại để một điều bất công lớn đến như vậy xảy ra? Thật họ không thể nào giải thích những điều nầy được.

Rõ ràng họ không chỉ bất an với con người, bất an ở đây chính là bất an với Đức Chúa Trời: Họ không hiểu được Đức Chúa Trời về những điều đang xảy ra. Họ đang khó khăn trong việc đặt lòng tin vào Đức Chúa Trời: Đây là nan đề lớn trong đời mỗi con người, đặc biệt là người theo Chúa và phụng sự Ngài

II.              CHÚA PHỤC SINH ĐẾN VỚI CÁC MÔN ĐỒ

Để giải quyết mọi bất an của các môn đồ, ngay trong ngày phục sinh, Chúa đã đến với họ:

            “Chúa Jesus đến đứng chính giữa các môn đồ mà phán rằng: Bình an cho cho

             các ngươi . Nói đoạn Ngài giơ tay và sườn mình cho môn đồ xem”

                                                                                                                           (Giăng 20:20a)

Có bốn điều Ngài bày tỏ cho các môn đồ ở đây:

-          NGÀI ĐẾN:

 Dù cửa nơi các môn đồ nhóm lại đang đóng chặc, nhưng thình lình Chúa Jesus phục sinh hiện ra với các môn đồ.

Dù Ngài vẫn mang thân thể vật lý vốn có của Ngài (Lu-ca 24:39), nhưng chẳng có rào cản nào, có thể cản được Chúa phục sinh: Chúa phục sinh đã đến cách thình lình, vượt lên trên các câu thúc vật lý, Không có bức tường nào, không có ổ khóa nào ngăn được Ngài. Ngài không bị ràng buộc gì bởi các định luật vật lý của thế giởi tự nhiên: Ngài có thể đi bất kỳ nơi nào Ngài muốn đi, Ngài có thể đến bất kỳ nơi nào Ngài muốn đến, dù đó là nơi cao của trời, nơi sâu của đất hay là nơi thăm thẳm của lòng con người.

Chúa phục sinh là Chúa của quyền phép vì:      

          “Thân thể đã gieo ra là hư nát, mà sống lại là không hay hư nát

            Đã gieo ra là nhục mà sống lại là vinh

           Đã gieo ra là yếu mà sống lại là mạnh

           Đã gieo ra là thể huyết khí mà sống lại là thể thiêng liêng” (I Cor 15: 42-44)

Sự hiện đến như vậy của Đấng phục sinh, há không làm yên lòng các môn đồ đang sợ hải sao?

-          NGÀI ĐỨNG CHÍNH GIỮA CÁC MÔN ĐỒ

Chúa Jesus đã chọn một chỗ đứng rất đặc biệt: Ngài đứng chính giữa các môn đồ.

-          Đứng chính giữa các môn đồ là chỗ đứng gần gũi nhất đối với họ :

Mọi môn đồ đều có thể thấy Ngài, mọi người đều có thể nghe Ngài, mọi người đều có thể rờ đụng đến Ngài.

-          Đứng chính giữa các môn đồ là chỗ đứng thật thân mật nhất đối với môn đồ

Thân mật đủ để họ có thể đến gần Ngài bất kỳ lúc nào họ muốn: Để ngài cảm thông  với nỗi lòng của họ, Thân mật để Ngài vui với lời cảm tạ của họ về những điều được ban cho, để Ngài nghe nhữngbày tỏ tâm sự, bày tỏ ưu tư hoặc than thở điều nầy, điều kia với Ngài.

-           Và quan trọng hơn hết: Ngài đứng chính giữa họ:

 Vì Ngài biết rằng: Rồi đây, khi sai phái họ vào giữa thế gian: Họ sẽ như chiên giữa bầy muông sói, Họ có thể sẽ:

         “Chịu nhạo cười, roi vọt, lại cũng chịu xiềng xích lao tù nữa.

          Họ bị ném đá, cưa xẽ, giết bằng gươm, lưu lạc rày đây mai đó...” (Hê 11:36-37): Chúa phục sinh chọn đứng chính giữa họ là để chia sẽ số phận với họ, nâng đỡ họ, khích lệ họ từng hồi, từng lúc, để họ có thể đi trọn con đường thập tự mà Ngài muốn họ đi.

 Đấng phục sinh ở giữa họ, há không khiến họ cảm thấy được yên ủi và an bình trong cuộc đời trên đất sao?

-          NGÀI BAN BÌNH AN

Con người ở bất kỳ thời nào, bất kỳ nơi đâu, đều có nhiều nỗi lo toan mà sự khôn ngoan, sức mạnh vật chất, tinh thần đều không thể giải quyết được, nên nhu cầu được bình an là nhu cầu lớn của bất kỳ con người nào sống trên đất: Chẳng có danh nào, chẳng có địa vị nào, chẳng có quyền thế nào trên đời nầy có thể đem bình an đến cho con người. Danh, lợi, quyền đời nầy: nay còn, mai mất, không những không đem sự bình an đến, nhưng thường là nguyên nhân của muôn nỗi bất an trong đời người. Chỉ có Đấng phục sinh là: Vua trên muôn vua, Chúa trên các chúa, quyền tể trị đến đời đời, vô cùng, vô tận, mới là Đấng có thể ban bình an thật cho con người:

          “Ta để sự bình an lại cho các ngươi,

            Ta ban sự bình an cho các ngươi

            Ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho.

            Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hải (Giăng 14:27)

Sứ điệp đầu tiên của Chúa phục sinh chính là sứ điệp nầy: Chúa nhắc lại điều Chúa đã hứa:

         “ Bình an cho các ngươi”.(Giăng 20: 19b)

Đấng phục sinh ban cho họ: sự bình an trọn vẹn với Đức Chúa Trời, với tha nhân và vớit chính nội tâm của họ.

 Lời chúc bình an của Đấng phục sinh, há không khiến họ được khích lệ mạnh mẽ sao?

-          NGÀI ĐƯA TAY VÀ SƯỜN NGÀI CHO MÔN ĐỒ XEM

Chúng ta vẫn tin rằng: Thân thể phục sinh của mỗi người sẽ là một thân thể ven toàn, đẹp đẽ, không còn khuyết tật nữa: Chúng ta sẽ sống lại mà không còn mù, không còn câm, không còn điếc, không còn què quặt...nữa. Tôi cũng tin như vậy, nhưng có một điều lạ lùng ở đây: Thân thể phục sinh của Chúa Jesus vẫn còn mang vết tích cũ: Trên tay và chân Ngài vẫn còn vết đinh đóng, sườn Ngài vẫn còn vết giáo đâm.Tại sao vậy? Có ít ra ba câu trả lời:

a.       Thì ra những vết tích của đau đớn, sĩ nhục, chết chóc vẫn còn trên thân thể phục sinh của Chúa Jesus, vì những vết tích đó không phải là những khuyết tật, mà là những vết toàn hão, những vết đẹp nhất mà trên trời, dưới đất, bên dưới đất từng có: Những vết tích đó bày tỏ  ân điển lớn lao và tình yêu vô hạn, của Con Đức Chúa Trời.

Là vết tích đẹp đẽ toàn hảo, nên các vết tích nầy được giữ lai mãi mãi trên thân thể phục sinh của Ngài

b.      Vết đinh đóng trên tay, chân Ngài, vết giaios đâm  trên sườn Ngài là vết tích của sự cứu chuộc, vết tích đó được giữ lại trên thân thể của Đấng Sống lại, Đấng sống đời đời, nên vết tích cứu chuộc đó có giá trị dời đời cho bất kỳ con người nào, thuộc bất kỳ thời đại nào

c.       Vết tích trên tay, chân, trên sườn Ngài còn là bằng chứng để giúp cho các môn đồ và con người suốt mọi thời đại nhận biết Ngài: Ngài đưa cho các môn đồ xem thấy để họ biết rằng Ngài đã thật sống lại, thân thể Ngài đang có là thân thể Ngài đã có: Bàn tay mang dấu đinh Ngài đưa cho môn đồ xem, cũng là bàn tay Ngài đã dùng bẻ bánh và cá để nuôi đoàn dân đông đang đói, bản tay đó cũng là bàn tay Ngài từng dùng để rửa chân cho chính họ: Những vết tích cũ được giữ lại để họ biết rằng: Trước mặt họ bây giờ là Chúa họ, là Đấng đã chết cho họ và đã sống lại vì họ

III.          CÁC MÔN ĐỒ VUI MỪNG

1.      NHẬN RA KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Trên con đường từ thành Sê-sa-rê Phi-lip về đến Giê-ru-sa-lem có ít nhất ba lần Kinh Thánh kể lại việc Chúa Jesus bày tỏ cho các môn đồ Ngài biết những điều sẽ xảy đến:

          “Nầy chúng ta sẽ lên thành Giê-ru-sa-lem, Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ

           cả cùng các thầy thông giáo, họ sẽ định Ngài phải bị tử hình, và giao Ngài cho

           dân ngoại.  Người ta sẽ nhạo báng Ngài, nhổ trên Ngài, đánh đập Ngài mà giết đi,

           sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại” (Mac 10:33-34)

Các môn đồ đều nghe lời nầy, nhưng trong thực tế họ chỉ nghe việc Chúa bị bắt, bị sĩ nhục, bị đánh đập, bị giết, nhưng phần chót của lời Ngài phán: “Sau ba ngày, Ngài sẽ sống lai”  thì chẳng được môn đồ nào chú ý, và cũng chẳng môn đồ nào nhớ lại,  ngay cả khi Ngài đã phục sinh.

Chỉ đến lúc nầy, khi Ngài hiện ra với họ, khi Ngài đưa tay và sườn Ngài cho họ xem để họ biết chắc rằng: Ngài đã sống lại, bấy giờ Kinh Thánh viết:

            “Các môn đồ vừa thấy Chúa thì đầy sự mừng rỡ”(Giăng 20:20)

Tại sao họ mừng?

 Các môn đồ mừng, vì bây giờ những gì Ngài phán với họ, trên con đường từ Sê-sa-rê đến Giê-ru-sa-lem, được họ nhớ lại một cách đầy đủ: Thì ra việc Ngài bị bắt, bị sĩ nhục, bị đánh đập, bị giết trên thập tự và SỰ SỐNG LẠI CỦA NGÀI đều đã được Ngài báo trước VÌ ĐÂY CHÍNH LÀ KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Các môn đồ ngày xưa và và chúng ta hôm nay có thể không hiểu thấu kế hoạch của Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vẫn đang tể trị trên mọi hoạch định của Ngài, và mỗi điều trong kế hoạch đó đều nhằm mục đích tốt nhất cho các môn đồ Chúa, và cho chúng ta.

Họ mừng vì nhận ra rằng:

          Thật Người đã mang sự đau ốm, của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta,

          mà chúng ta tưởng Người bị Đức Chúa Trời đánh và đập và làm cho khốn khổ”(Ê-sai 53: 4)

Bây giờ thì họ hiểu:

          “Nhưng Người đã vì tội lỗi chúng ta mà bị vết,, vì sự gian ác chúng ta mà bị thương.

           Bởi sự sửa phạt Người chịu, chúng ta được bình an, Bởi làn roi Người chịu, chúng ta

          được lành bịnh”(Ê-sai 53:5).

Bây giờ là lúc họ thấm thía rằng:

         “Chúng ta thảy đều như chiên đi lạc, ai theo đường nấy. Đức Giê-hô-va đã làm cho

          tội lỗi của hết thảy chúng ta đều chất trên Người”(Ê-sai 53: 6)

Thì ra Ngài chết là chết để chuộc tội cho họ cũng như cho chúng ta.Và Ngài sống lại là để sự bình an đến cho họ và cho chúng ta.

2.      SATAN BỊ ĐÁNH BẠI ĐỜI ĐỜI

Vũ khí đáng sợ nhất trong tay Satan chính là sự chết. Satan đã dùng những kẻ ác tước đoạt mạng sống của con Đức Chúa Trời và tưởng rằng làm như vậy là phá hỏng chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời qua con một Ngài. Nhưng Satan lầm: Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Jesus phục sinh: ĐẤNG CHRIST PHỤC SINH CÓ NGHĨA LA: SATAN ĐÃ BỊ TƯỚC MẤT VŨ KHÍ MẠNH NHẤT CỦA NÓ: SỰ CHẾT KHÔNG CÒN QUYỀN LỰC TRÊN CON ĐỨC CHÚA TRỜI THUỘC MỌI THỜI ĐẠI NỮA.

Không còn những thắc mắc về Đức Chúa Trời nữa, không còn sợ hải về quyền lực của Satan và kẻ ác nữa: Các môn đồ được bình an trọn vẹn trong Chúa phục sinh: Họ vui mừng là phải lắm

IV.         ĐIỀU LIÊN QUAN ĐẾN CHÚNG TA

Ngày nay, trong mỗi kỳ lễ Phục sinh nhiều hội thánh ghi lớn trên tấm băng rôn trước nhà thờ rằng:“Lễ kỷ niệm mừng Chúa Jesus phục sinh”. Viết như vậy không có gì sai, nhưng có thể gây hiểu lầm: Vì những người chưa biết Chúa và cả các tín hữu cũng tin rằng: Đây là câu chúng ta chúc mừng Chúa Jesus, vì Ngài là đấng duy nhất được sống lại từ trong kẻ chết.

Nếu chỉ một mình Chúa Jesus phục sinh thôi, thì sự kiện phục sinh nầy thực ra chỉ là một khoảnh khắc lịch sử không mang nhiều ý nghĩa, niềm vui về sự kiện nầy chỉ là tạm bợ, ngắn ngủi: Đức Chúa Trời vẫn chưa đánh bại hoàn toàn Satan, vì nó vẫn còn quyền cầm giữ mọi người trong sự chết ( trừ chúa Jesus).

Sự kiện Chúa Jesus phục sinh vốn là sự kiện vĩ đại nhất trong mọi sự kiện: Là sự kiện vĩ đại, không phải chỉ vì Chúa Jesus phục sinh không thôi, nhưng còn vĩ đại ở chỗ: Chúng ta cũng được phục sinh với Ngài.

              “ Như trong Adam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy trong Đấng Christ

               mọi người đều sẽ sống lại.”  (I Cor 15: 22)

Sứ đồ Phao lô đã đặt toàn bộ nền móng của đức tin Cơ đốc trên sự kiện nầy:

         “Vì nếu giảng dạy rằng Đấng Christ đã từ kẻ chết sống lại thì tai sao trong anh em

           lại có kẻ nói rằng những kẻ chết chẳng sống lại.

           Nếu những kẻ chết không sống lại thì Đấng Christ cũng chẳng sống lại nữa.

           Lại nếu Đấng Christ chẳng sống lại thì sự giảng dạy của chúng tôi ra luống công,

           và đức tin anh em cũng vô ích” (I Cor 15:13-14)

Tin rằng Đấng Christ sống lại, nhưng không tin rằng chính mình cũng sẽ được sống lại trong Đấng Christ là loại đức tin sai lạc, quá đổi nguy hai cho người tin, nên dù đã viết rồi, Sứ đồ Phao lô vẫn nhắc lại lần nữa:

           “Nếu kẻ chết chẳng sống lại thì Đấng Christ cũng chẳng sống lại nữa.

            Và nếu Đấng Christ chẳng sống lại thì đức tin anh em vô ích, anh em còn ở trong

            tội lỗi mình. Vậy những kẻ ngủ trong Đấng Christ cũng bị hư mất đời đời”    (I Cor 15: 16)

Vì rằng:

        “Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy Đấng Christ về đời nầy mà thôi,

          thì trong cả mọi người chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết”   (I Cor 15:19)

Các môn đồ của Chúa ngày xưa khi thấy Chúa Jesus phục sinh thì :”Đầy sự mừng rỡ”. Một trong những lý do khiến họ “đầy sự mừng rỡ” vì họ biết rằng: HỌ SẼ CHẾT, nhưng cũng như Chúa của họ: HỌ SẼ ĐƯỢC PHỤC SINH.

Còn chúng ta thì sao nhỉ? Há chúng ta không dám tin để được mừng rỡ như họ sao?



[1] Lê-hoàng Phu, Thành Kinh Phù Dẫn, Phòng sách Tin Lành Sài gòn,1972, trang,60