Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 100

Người Mạnh Trong Chúa

(Rôma 15:1-3)

 

“Chúng ta là những người mạnh phải gánh vác những gì những người yếu làm không nổi, chứ không chỉ lo làm vui lòng mình. 2 Mỗi người trong chúng ta phải làm vui lòng người lân cận, để gây dựng người ấy, 3 vì ngay cả Ðấng Christ cũng không làm vui lòng chính Ngài, như có chép rằng, “Những lời sỉ nhục của những kẻ sỉ nhục Ngài (Đức Chúa Cha) đã đổ trên con.”

 

 

> Hội Thánh là gì? Trong Kinh Thánh có nhiều hình ảnh diễn tả về Hội Thánh, nhưng một hình ảnh dễ hiểu mà có liên hệ với c/ta… là hình ảnh Hội Thánh là một đại gia đình của Chúa.

> Bởi dòng huyết thánh của Cứu Chúa Giê-su, mà hễ ai tin Ngài thì được quyền phép trở nên làm con cái của Đức Chúa Trời; Và bởi quyền phép này mà mỗi người c/ta mặc dầu không có cùng một cha một mẹ trên đất, nhưng nay đã trở nên là anh chị em với nhau, cùng một Cha ở trên trời.

> Nếu là trong một gia đình… thì c/ta phải sống đối xử với nhau như thế nào?

> Sáng nay, c/ta học biết những lời khuyên dạy của sứ đồ Phaolô trong sách Rôma, để biết cư xử với nhau cho phải lẽ, trong 2 điều mà c/ta cần làm: 1) Phải giúp đỡ vác những gánh nặng của nhau, và 2) làm vui lòng người lân cận mình.

 

 

I. Gánh Ách Cho Nhau

 

> Động từ “gánh vác” là một việc làm rất khó nhọc… không như là hành động của mang, cầm, sách, hay đeo… nhưng cần phải có sức mạnh mới làm được. Ai muốn gánh vác giúp đỡ anh chị em mình thì trước hết phải là người mạnh, chứ người yếu đuối đi đứng chưa nổi mà giúp đỡ người khác… liệu mình mang thêm họa vào thân sao?

# Một người không biết bơi giỏi thì làm sao giúp đỡ một người khác đang sắp chết chìm?

# Một người chưa cai trị giỏi được nhà mình… thì làm sao giúp đỡ những gia đình khác đang có nhiều vấn đề?

 

> Nếu quan xát, c/ta thấy trong Hội Thánh Chúa thường luôn có 3 nhóm người chính:

a) Người yếu kém không thể tự chăm sóc cho mình… như hình ảnh của “một em bé” không tự lo cho mình được;

b) Nhóm thứ hai là những người có thể tự lo cho mình, nhưng chưa muốn chăm sóc ai hết; và

c) Nhóm người mạnh là những người tự lo cho mình, nhưng còn luôn chăm sóc những người khác nữa

 

> Đức Chúa Trời không đòi hỏi c/ta phải là người mạnh thì mới được cứu chuộc, chỉ bởi đức tin nhờ cậy vào Con Ngài là Cứu Chúa Giê-su thì được cứu; nhưng sau khi c/ta đã được cứu rồi, Chúa không muốn c/ta cứ ở trạng thái yếu đuối y như cũ, nhưng Ngài muốn c/ta trở nên những người mạnh mẽ, có vóc dác/hình ảnh giống như Chúa Giê-su.

 

> Thế nào là một người mạnh trong Chúa? Có phải là những người có tướng tá “đô con” với những bắp thịt vạm vỡ không? Có phải là người hay la lớn tiếng, hay ra lệnh, hay chỉ huy, “nghĩ sao nói vậy” mà chẳng cần biết làm ai bị tổn thương không?

 

a) Thứ nhất, người mạnh là người trưởng thành trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời là ai trong Chúa Giê-su, Con Ngài. Sự hiểu biết của một người mạnh không chỉ biết Chúa Giê-su là Đấng Cứu Chuộc của mình thôi, nhưng Ngài còn là “Chúa” – nghĩa là Đấng tể trị hoàn toàn đời sống của mình. Biết bao nhiêu người đi nhà thờ mỗi tuần, nhưng chúa của họ vẫn là “cái tôi và ý riêng của mình,” hay giới hạn Chúa Giê-su chỉ được làm Chủ vài tiếng đồng hồ sáng Chúa Nhật mà thôi!

 

b) Mà nếu người mạnh hiếu Chúa như vậy… thì luôn nhận biết mình là đầy tớ của Chúa; Và đầy tớ thì phải biết và làm theo ý muốn của Chủ mình.

 

> Làm sao một người mạnh biết được ý Chúa cho đời sống mình? Người đó phải luôn có một mối liên hệ “gần gũi” với Chúa… trong sự thường xuyên suy gẫm Kinh Thánh và hay cầu nguyện, vì lời Chúa bày tỏ ý muốn của Ngài cho mỗi c/ta. Trong ẩn dụ “Người Chăn Hiền Lành” có chép trong Giăng 10“Người canh cửa mở cho chiên nghe tiếng người chăn; người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra ngoài. 4 Khi người đã đem chiên ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người. 5 Nhưng chiên chẳng theo người lạ; trái lại nó chạy trốn, vì chẳng quen tiếng người lạ.” Động từ nào diễn tả mối liên hệ gần gũi giữa chiên với người Chăn mình? Động từ “Quen.Vô số người đi nhà thờ mỗi tuần từ năm này đến năm nọ, nhưng vẫn chưa quen nghe tiếng Chúa gọi mình làm gì. Cứ đến nhà thờ nghe, rồi ra về, chẳng làm chi hết, và mỗi tuần cứ tái diễn như vậy. Nếu mỗi người c/ta thật sự “quen” nghe tiếng Chúa, thì Hội Thánh này sẽ không còn chỗ ngồi trống nữa, phải không?

 

c) Người mạnh không chỉ biết Chúa là ai, nghe tiếng Chúa phán cùng mình mà thôi, nhưng còn vâng lời làm theo, thì mới gọi là một người mạnh thật, nhất là khi “bão hurricane” kéo đến. Không phải ẩn dụ của Chúa Giê-su trong sách Mathiơ 7 cho thấy điều này - “Vậy ai nghe những lời Ta nói đây và làm theo sẽ giống như người khôn, cất nhà mình trên vầng đá. 25 Dù mưa sa, lụt đến, bão thổi và đập vào, nhà ấy vẫn chẳng sập, vì đã xây trên vầng đá.” “Đá” là cứng/mạnh… thì mới chịu được những cơn gió lốc, cơn sóng dữ & giữ được gốc nhà vững vàng không bị trôi đi; thì cũng vậy người mạnh là người vâng giữ lời, chứ không chỉ lấy nghe làm đủ.

# Nếu mỗi người c/ta bằng lòng mỗi tuần nghe một bài giảng hay là một bài học Kinh Thánh, về chịu vâng lời làm theo chỉ một điều thôi, nghĩa là một năm quí vị đã làm được 104 điều… thì thử hỏi Hội Thánh VHBC này có sẽ “bùng nổ” không? Đúng như có người nói: “An act of obedience is worth more than 1,000 sermons.” Tạm dịch một hành động vâng lời… quí hơn là được nghe 1,000 bài giảng mà không làm gì hết.

 

> Ai tin Chúa Giê-su, người đó có Thánh Linh ở trong mình. Ngài sẽ cảm động, dậy dỗ, nhắc nhở, thúc dục lời Chúa cho c/ta biết phải giúp vác những gánh nặng của những người yếu kém như thế nào, mà họ không tự mang lấy cho mình. Chúa cho c/ta sức mạnh không phải để c/ta phô bầy và khoe khoang. Người đời thường hay phô trương (“nổ”) sức mạnh của mình - họ tập tạ căng bắp thịt lên, mặc áo thung cho thật chật để những bắp thịt đó lòi ra, mà thiên hạ khen mình là người “đô con.” Nhưng cho con cái Chúa thì Chúa cho những “bắp thịt thuộc linh,” để đi khuân vác những gánh nặng của người yếu kém hơn & bắp thịt chính đó là tình yêu thương, tìm ẩn không thấy được.

 

> Trong Hội Thánh Chúa thường có 2 nhóm người yếu kém cần sự giúp đỡ:

 

1) Yếu kém về nhu cầu thuộc thể - thiếu thốn vật chất, thì nếu mình là người giàu có, thông minh, sáng suốt, giỏi giang Chúa ban… thì phải ra tay giúp đỡ người anh chị em của mình. Chẳng hạn như ân tứ “bố thí,” để giúp đỡ những người nghèo đói, mà họ không thể tự lo được, và cũng không có gì để đền đáp lại ơn cho mình. Trong Hội Thánh Giêrusalem, thành phần của những người yếu kém mà sứ đồ Giacơ nói đến là những bà góa và trẻ mồ côi… bị bỏ rơi. Trong Hội Thánh c/ta, có thể là những người lớn tuổi, hay đau ốm, ở một mình, hay những người không biết nói tiếng Anh giỏi.

 

> Tuy giúp đỡ gánh vác sự thiếu thốn của họ, nhưng c/ta cũng phải làm một cách khôn ngoan, để giúp đỡ họ một ngày trở nên đầy đủ, không còn thiếu thốn nữa, không cần nhờ vả ai nữa, mà có thể tự túc… như là dạy họ cách xài tiền và để dành cho những lúc thiếu thốn, vì nhiều khi c/ta thiếu thốn vì không biết khôn ngoan xử dụng tiền bạc mình có. Người Mỹ có câu nói hay: “Đừng chỉ cho người khác cá để ăn, nhưng dạy họ cách “câu cá” để họ biết tự túc lo cho mình,” nghĩa là trở nên một người mạnh.

 

2) Nhóm người yếu kém thứ hai là về vần đề thuộc linh, yếu đức tin mà cứ bị cám dỗ hoài. Đây là những con “chiên tơ,” mà ma quỉ nó cứ rình rập vồ lấy, phá rối, đe dọa… nhiều khi họ không thoát ra khỏi những xiềng xích của nó. Họ cứ bị mắc bẫy trong những cám dỗ hoài – như chiên đi lạc mà cần phải trở về “chuồn.”

> C/ta là những người mạnh phải cứu giúp những người này, giống như là một người bơi giỏi thấy một người khác đang sắp chết chìm, thì cứu họ vào bờ an toàn, để họ được hồi phục và trở lại mạnh mẽ như ngày xưa. Mathiơ 25 chép những điều thực tế phần thuộc thể c/ta có thể giúp đỡ được – “Vì khi ta đói, các ngươi cho ta ăn. Ta khát, các ngươi cho ta uống. Ta cô đơn và xa nhà các ngươi tiếp rước ta. 36 Ta không có quần áo, các ngươi mặc cho ta. Ta đau, các ngươi chăm sóc ta. Ta bị tù các ngươi viếng thăm ta.’… 40 Vua sẽ trả lời, ‘Ta bảo thật, điều gì các ngươi làm cho một người rất hèn mọn nầy của Ta tức là đã làm cho Ta.’” Mình có thấy ai đang ở trong những “nhà tù” vô hình và mong cứu họ ra không?

 

> C/ta giúp những người yếu kém như thế nào tùy Thánh Linh hướng dẫn: có thể cầu nguyện, khuyên bảo, làm gương, cáo trách, cố vấn, bố thí… miễn là mục đích luôn là để giúp kẻ yếu trở nên mạnh mẽ lại. Trong Ga-la-ti 6:1 nhắc c/ta điều quan trọng này – “Hỡi anh em, vì bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Đức Chúa Trời, hãy lấy lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành chẳng.” Trong lúc cứu vớt họ, Phaolô nhắc chính mình “phải giữ,” không khẻo chính mình cũng phạm tội, có thể không giống như tội của họ, nhưng những tội khác như kiêu ngạo, đoán xét, hay cũng sa vào cám dỗ sao?

 

> Người mạnh phải thường xuyên tập luyện, để luôn có sức chịu đựng… mà gánh vác những ách cho những người yếu kém hơn, và sự tập luyện đó chính là thì giờ mỗi ngày trong lời của Chúa, và tương giao với Ngài trong sự cầu nguyện không thôi. Cũng như chạy xe mỗi tuần, bình xăng của bạn sẽ cạn dần thì phải làm gì? Bạn vào tiệm đổ thêm xăng để chạy tìếp; Cũng vậy, làm việc gánh vác thì năng lực của c/ta cũng bị cạn dần, nên c/ta phải thường xuyên tương giao với Chúa để sức lực được phục hồi; không khẻo chính mình bị ngã quỵ sao?  

 

 

II. Làm Vui Lòng Nhau

 

> Người mạnh cố gắng làm vui lòng người khác, để gây dựng họ trưởng thành trong đức tin, giữ sự hiệp một để công việc Chúa được tiếp tục phát triển. Người mạnh sống với mục đích luôn làm vui lòng người khác, chứ không có ích kỷ làm vui lòng mình. Ích kỷ là cá tánh của con người cũ, là những “con mối” đục khoét hạnh phúc và sự hiệp một của một Hội Thánh. Nhưng người mạnh trong Chúa thì sống không còn nghĩ đến mình, nhưng luôn thường nghĩ đến những người “lân cận,” người ngồi bên cạnh, nhất là những người yếu đuối hơn mình.

# Không phải trong Mathiơ 22 chép ý Chúa là gì? “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. 38 Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. 39 Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” Nguyên tắc căn bản sống của người cơ đốc mạnh tóm tắt trong 2 điều: Hết lòng yêu mến Chúa, và sống cho người lân cận mình.

 

> Người mạnh khi vào nhà thờ không quan tâm cho lắm là “Tôi được cái gì? Họ có làm theo ý riêng của mình không?” nhưng có thái độ “Có ai tôi có thể giúp đỡ được không? Có ai có gánh nặng mà cần tôi vác không? Tôi có thể làm vui lòng và gây dựng được ai không, chứ không gây sự xích mích nhau?”

 

> Người mạnh thường có mức độ mềm mại, tiết độ và nhịn nhục cao, không dễ giận, không dễ bị chạm tự ái, mà phản ứng lại với những lời vô ý tứ, làm xức mẻ các mối liên hệ, nhưng biết kiềm hãm cái lưỡi của mình. Trong Ga-la-ti 5:22 có chép về những trái này của người mạnh trong Chúa – “... Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ:” Đây nghĩa là người mạnh thường luôn được “đầy dẫy Thánh Linh,” chứ không bị điều khiển bởi “cái tôi” của mình. Nguồn sức mạnh đến từ sự đầu phục Chúa Thánh Linh, chứ không sống theo ý riêng, đường lối cá nhân, sự suy luận của mình, mà ăn nói cách bừa bãi, không làm vui lòng nhau.

 

> Người mạnh luôn tự xét xem lời mình nói có thật lòng không, hay là có hai ý ở trong đó?

a) Lời mình nói có giúp đỡ gây dựng người khác không, hay chỉ toàn là ~lời chê trách, phàn nàn mà làm buồn lòng nhau?

b) Lời nói mình có đáng nói không để có thể làm vui lòng ai không?

c) Lời mình nói có đúng lúc để nói không, hay là nên ngừng cãi cọ để tai lắng nghe?

 

> Người mạnh dễ thông cảm, dễ bỏ qua & dễ hấp nhận nhau, không phải lúc nào cũng phải “sửa lưng” người khác trong những việc nhỏ nhặt, không mấy là quan trọng, chỉ vì tánh tình sở thích khác nhau mà thôi. Đây không có nghĩa là c/ta chấp nhận tội lỗi nếu có người đi sai lẽ thật, nhất là khi những tà lý đang lẻn vào Hội Thánh, nhưng phải khôn ngoan trong lời khuyên dạy, mà đem họ trở lại với Chúa… kể cả đôi khi c/ta phải yên lặng chịu sự sỉ nhục, chịu thiệt thòi, không nói những gì làm người bên kia không vừa lòng, để giữ giây hòa bình trong gia đình Chúa.

 

 

III. Bắt Chước Giống Chúa

 

> Trong c. 3 – Phaolô nhắc đến một tấm gương của ai mà c/ta phải luôn nên bắt chước theo để trở nên người mạnh?

#Có người hỏi – “Là anh chị em trong gia đình của Chúa thì c/ta phải sống đối xử với nhau theo tiêu chuẩn nào? Tôi trả lời: “heo tiêu chuẩn… giống như Chúa đã đối xử với c/ta vậy.”

 

> Phaolô nhắc - Chúa Giê-su, Con Đức Chúa Trời đến thế gian sống không làm vừa lòng mình… nhưng “… Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”

a) Chúa Giê-su đến thế gian chết trên cây thập tự để gánh mọi tội lỗi của c/ta, mà c/ta không thể tự xóa sạch để được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời;

b) Chúa Giê-su đến thế gian làm người, vâng phục Chúa Cha và làm vừa lòng Người.

> Chúa Giê-su sống kiên nhẫn chịu đựng những lời sỉ nhục, đau đớn trên cây gỗ, gánh hết những tội lỗi của c/ta; hầu có ích cho c/ta được sự tha tội, được cứu rỗi thoát khỏi hình phạt, mà còn được sự sống đời đời trong nước thiên đàng của Ngài một ngày nữa. C/ta hãy sống bắt chước Chúa Giê-su, gánh vác ách của nhau, và làm vui lòng Ngài.

 

> Bạn có muốn sống là một người mạnh không, hay chỉ thỏa lòng với chỗ mình đang đứng, vì một lý do bào chữa nào đó. Ý của Chúa cho mỗi người c/ta là phải trưởng thành, mạnh mẽ, có tầm vóc giống như Con Ngài hơn mỗi ngày, để gánh vác những ách của người yếu kém hơn và làm vui lòng người lân cận.

 

> Câu hỏi không phải là c/ta đã tin Chúa lâu chưa, hay là đi nhà thờ bao nhiêu lần rồi, nhưng là mình có trở nên những người mạnh trong Chúa không?

 

> C/ta phải nhở cậy Chúa để được mạnh mẽ… vì trong Philíp 4:13 có chép – “Tôi làm được mọi sự nhờ Ðấng ban năng lực cho tôi.” Hãy trau dồi những bắp thịt thuộc linh thật mạnh mẽ cứng rắn… để gánh vác những nan đề cho người yếu kém hơn; và luyện tập lưỡi của mình cho thật khéo để nói lời khôn ngoan gây dựng, làm vui lòng nhau trong sự trưởng thành, hiểu biết Chúa c/ta là ai.

 

 

------------- Lời Mời Gọi

 

> Ý muốn của Chúa cho Hội Thánh của Ngài là gì theo Êphêsô 4:13? “…cho đến khi tất cả chúng ta được hiệp một trong đức tin và trong sự hiểu biết Con Ðức Chúa Trời, đạt đến mức trưởng thành, tới tầm thước vóc dáng trọn vẹn của Ðấng Christ.”

> Chúa muốn Hội Thánh được phát triển, đức tin con cái Ngài luôn được trưởng thành mạnh mẽ… đến bực thành nhơn… và một trong những cách Ngài làm đó là cảm động những người mạnh giúp kẻ yếu kém, và làm vui lòng nhau mà giữ sự hiệp một.

# Sanh con mà nó cứ “y nguyên” một chỗ… là điều đáng lo? C/ta không thể nào cứ sống làm “con đỏ” hoài? (1 Côringhtô 3:1) nhưng phải trở nên những người mạnh trong Chúa.

 

> C/ta phải mong được trở nên những người mạnh để gây dựng những người khác xung quanh trong lẽ thật và trưởng thành trong đức tin. Sức mạnh đến từ Chúa ban cho; như vậy phải gần gũi với Ngài để luôn có sức mạnh cứu những người yếu kém hơn, đang chìm đắm trong những khó khăn, buồn chán, thất vọng, cô đơn, yếu đuối và cạm bẫy của ma quỉ.

 

> Khi c/ta sống theo tiêu chuẩn yêu thương gánh vác ách cho nhau và làm vui lòng người lân cận, c/ta làm gương tốt để qua đó thiên hạ biết gì? Mà trong Giăng 13 Chúa Giê-su nói “… mọi người sẽ biết các con là môn đồ Ta.”

> Quí vị có muốn thế giới biết đến Chúa Giê-su không? Hãy sống theo như những lời c/ta học biết sáng nay. Quí vị có muốn được biến đổi trở nên những người mạnh trong Chúa không? Hãy nhờ cậy Ngài. Amen!

 

 

Be Strong in the Lord

(Romans 15:1-3)

 

“We who are strong ought to bear with the failings of the weak and not to please ourselves. 2 Each of us should please our neighbors for their good, to build them up. 3 For even Christ did not please himself but, as it is written: “The insults of those who insult you have fallen on me."

 

> What is the church? Many pictures illustrated in the Bible about the Church, but an easy-to-understand image that relates to us... is that the church… is a family of God. By the sinless blood of Jesus Christ, everyone who believes in Him has the power to become children of God; And because of this, each of us, although not having the same father and mother on earth, has now become brothers and sisters because we have the same Father in heaven.

 

> If we are in a family... then how should we treat each other?

 

> This morning, we will learn from the apostle Paul in the book of Romans, to know how we should live and conduct ourselves in God’s family by doing two things: 1) We must help bearing the burdens of each other, and 2) please one another.

 

 

I. Bear One Another Burdens

 

> The verb "to bear" expresses a very difficult task... not like the act of carrying or holding... but it will require a lot of strength to do it. Whoever wants to bear others’ burdens, helping his or her brothers and sisters, first of all, must be strong; because the weak cannot help others and may bring more harm to themselves.

# How can someone who does know how to swim… helping someone who is about to drown?

# A person who cannot rule his home... how can he help other families who are having all kinds of problems?

 

> If you make an observation, you will see that there are usually three main groups of people in the Church:

a) A group of weak Christians – who cannot take care of themselves... as a picture of "a baby;"

 

b) The second group is the people - who can take care of themselves, but do not want to take care of anyone else;

 

c) But the strong Christians are those who take care of themselves, but also care for others.

 

> God does not require us to be strong to be saved, only by faith believing in His Son Jesus Christ; but after we have been saved, God does not want us to remain in the same state, but He wants us to become strong, matured in the stature like Jesus, His Son.

 

> What is a strong person in God?

# Must the person have a muscular body? Does the person always have a commanded voice, speaking loudly without caring who will get hurt?

 

a) First, the strong are matured in the knowledge of who God is in Jesus Christ, His Son.

> The knowledge of a strong man who not only knows Jesus as his Redeemer, but Jesus is also his "Lord," meaning He is the One who fully rules his life.

# How many people go to church every week, but their “lord” is still "their own self and will," and not Jesus. They still limit Jesus as a Master in a “box” for only few hours on Sunday morning!

b) If the strong understood that kind of “Lordship”... then they will recognize themselves as servants of God; And servants must know and do the will of their Master.

 

> How does a strong person know God's will for his life?

# He must always have a "close" relationship with God... in his daily devotion, studying the Bible and praying without ceasing, because God’s word reveals His will to each of us. In the parable "The Good Shepherd" in John 10 said - "The gatekeeper opens the gate for him, and the sheep listen to his voice. He calls his own sheep by name and leads them out. 4 When he has brought out all his own, he goes on ahead of them, and his sheep follow him because they know his voice. 5 But they will never follow a stranger; in fact, they will run away from him because they do not recognize a stranger’s voice.” Which verb describes the close relationship between sheep and their Shepherds? The verb "Know"

# Countless people go to church every week, they hear the truths of God, but they do not really know God, because when they leave the church, they do nothing about what they have heard, and unfortunately - this “Not-knowing” repeats every week.

> If each of us truly "knows" God's voice, then this Church will not have any vacant seats, right?

 

c) The strong man not only knows who God is, understands His wills for him… but also obeys them.

# Isn’t that what Jesus illustrated in the parable of two Builders in Matthew 7 - “Therefore everyone who hears these words of mine and puts them into practice is like a wise man who built his house on the rock. 25 The rain came down, the streams rose, and the winds blew and beat against that house; yet it did not fall, because it had its foundation on the rock.” "Rock/stone" is hard & strong... to withstand many turbulent whirlwinds, strong waves, and still keep the house from crumble down and drifting away; so are the same for the strong who obey God’s word and not just hearing it.

# If each of us after listening to a sermon or studying a Bible lessons each week… is willing to obey only one thing, then within one year, you have done 104 new things... then what would happen to VHBC? It’s true as someone said, "An act of obedience is worth more than hearing 1,000 sermons and doing anything about it."

 

> Whoever believes in Jesus, that person has the Holy Spirit living inside him, and the Spirit will use God’s word to touch, teach, remind, urge, and show us how we can help bearing the burdens of the weak. God gives us strength not for showing off, but to serve others. People often show off… they lift weights, put on tight T-shirts to let those muscles sticking out, attracting others; But God gives Christians "spiritual muscles,” to bear the burdens of the weaker, and that muscle is called love.

 

> In the Church, there are usually 2 groups of weak people who need help:

 

1) Weakness in many physical needs – lacking in many material things; then if you are rich, intelligent, wise... you have to help your brothers and sisters. Use your gift of "giving," to help the poor, who are unable to take care of themselves, and have nothing to repay you. In the Church of Jerusalem, the members of the weak people mentioned by the apostle James were widows and orphans. In our church, it can be the elderly, home-bound people because of sickness, alone by themselves, or even the people who do not speak English well like many of us.

 

> We must help their needs, but we also have to do it wisely, with a goal to help them one day becoming strong, being self-sufficicient & independent, no longer need to rely on anyone else... For example, teaching them how to spend money wisely & save some for the times of need – called the rainy days, because sometimes they are not wise in managing the money they have. Americans have a good saying: "Don't just give others fish to eat, but teach them how to "fish," so they know how to take care of themselves," meaning to become strong people.

 

2) The second group of weak people is about spiritual matters for they are weak in faith, and easily falling into all kinds of temptations, facing many llife issues from depression to loneliness because of failures and broken relationships. These are the "baby sheep", whose demons are prowling, trapping, chasing after, threatening... to destroy and to harm. We are the strong – we must help them, just like a good swimmer sees another person about to drown, readily to save & bring him safely to the shore, so that he can be restored, return to the strength that he used to have. Matthew 25 lists some practical things we can do for the weak: “For I was hungry and you gave me something to eat, I was thirsty and you gave me something to drink, I was a stranger and you invited me in, 36 I needed clothes and you clothed me, I was sick and you looked after me, I was in prison and you came to visit me.’… 40 “The King will reply, ‘Truly I tell you, whatever you did for one of the least of these brothers and sisters of mine, you did for me.'" Do you see anyone in “prison” and rescue them?

 

> How we rescue the weak is directed by the Holy Spirit: whether by praying, giving counsels, setting an example, use God’s word to convict... as long as the purpose is always to help restoring the faith of the weak... to become strong again. Galatians 6:1 reminds us of this important thing - “Brothers and sisters, if someone is caught in a sin, you who live by the Spirit should restore that person gently. But watch yourselves, or you also may be tempted.” While rescuing them from the snares of the devil, Paul reminded us "to watch ourselves," so we do not sin, maybe not like their sins, but other kinds… like pride, or critical judgment?

 

> The strong have to constantly practice, train, so they can have an endurance to shoulder the yoke for the weaker, and that training is the daily time in the word of God, and fellowship with Him in prayer alone. Like driving a car every week, what do you do when your gas tank is depleting? You must go to the gas station to fill up more gas for your car to continue. It’s same for the strong, our serving capacity & strength are also depleting when we bear burdens of others; So, we have to constantly seek God so that our strength can be restored, and we do not collapse or get burn out?

 

 

II. Pleasing Each Other

 

> The strong try to please others, in order to build them up in faith, and to keep the unity… so the Lord's work to continue. A strong person lives with the goal of pleasing others, not selfishly pleasing himself. Selfishness is the personality of the old man, they are "termites" that carve out the joy and unity of a Church. But the strong in God live not thinking of themselves, but often think of those "neighbors" who sit next to them, and their needs, especially those who are weaker than themselves.

# In Matthew 22, what are the will of God? “Love the Lord your God with all your heart and with all your soul and with all your mind.’ 38 This is the first and greatest commandment. 39 And the second is like it: ‘Love your neighbor as yourself.’” The basic principles of a strong Christian life are summarized in two things: love the Lord with all your heart and live for your neighbors.

 

> A strong man who doesn't enter the church cares much about - "What do I get?” But with an attitude - “Is there anyone I can help with? Does anyone have a burden that I can bear for? Can I please and build up someone else, instead of causing conflict or quarrels?”

 

> Strong people often have a high level of gentleness, self-control, and long-suffering, are not easily angry, not react with un-kindness, destructive words that harm relationships. Galatians 5:22 lists these 3 fruits of being strong in God - “... But the fruit of the Spirit is love, joy, peace, forbearance, kindness, goodness, faithfulness, 23 gentleness and self-control." This means that the strong are often "filled with the Spirit," not controlled by their "egos." The power comes from surrendering to the Holy Spirit, rather than living according to one's own will and way, but know how to restrain his tongue.

 

> Strong people always judge themselves, in order not to be judged, exam their words with the following questions:

a) Do my words help to build others, or they are all words of criticism, complaint, quarrels… that upset each other?

b) Is it worth to say these words because they would please someone?

c) Is it the right time to say these words, or should I listen to what others are saying?

 

> Strong people accept each other easily, do not always have to "criticize" others even on small things, minor issues, just because of the differences in personalities. This does not mean that we accept sin if someone does wrong, especially when false teachings are sneaking into the Church, but be wise in counsel to bring them back to God... even sometimes you have to be silently humiliated, accept unfairness, would not say things that others don’t want to talk about, in order to keep and harmony in God’s family.

 

 

III. Imitating the Lord Jesus

 

> c. 3 - Paul mentions an example of whom that we should always imitate to become strong? Someone has asked – what standard should we use to treat each other in God’s family? I simply answere – “by the same standards... that God has treated us.”

 

> Paul reminds - Jesus, the Son of God, came to earth not pleasing Himself... but "...being in very nature God, did not consider equality with God something to be used to his own advantage; 7 rather, he made himself nothing by taking the very nature of a servant, being made in human likeness. 8 And being found in appearance as a man, he humbled himself by becoming obedient to death—even death on a cross!"

a) Jesus came to earth to die on a cross to bear all our sins, which we could not do anything to cleanse them;

b) Jesus came to earth to be a human, obeying the Father, and pleasing Him, not Himself.

 

> Jesus lived patiently and endured humiliation on a wooden tree, bearing all our sins; in order for us to be forgiven, to be saved from sin’s penalty, but to have everlasting life in His kingdom of heaven one day. Let us live to imitate Jesus by carrying each other's yokes, and please Him.

 

> Do you want to be a strong person for Christ, or just being content with where you are? The Lord's will for every one of us is to grow up, be stronger, have a stature more like His Son every day, to shoulder the yoke of the weaker and please our neighbors. The real question is not how long have we been a Christian, but have you become a strong person in the Lord to bear each other’s burden and please our neighbors?

 

> We must trust the Lord to be strong... because in Philippians 4:13 said - "I can do all this through him who gives me strength." We must build up those spiritual muscles... to bear the burdens and needs of the weak; and train our tongue to always say kind words of edifying wisdom, please each other in maturity, knowing who God is. Amen!

 

 

------------- Invitation

 

> What is the Lord's will for His Church according to Ephesians 4:13? "... until we all reach unity in the faith and in the knowledge of the Son of God and become mature, attaining to the whole measure of the fullness of Christ." God wants the Church to grow, the love and faith of His children to always grow strong... and one of the ways He does is to touch the strong who can help bearing the burdens of the weak, and to please one another, keeping the unity.

# If you give birth to a baby, but he/she stays "the same,” not growing... that is something we must be worried? We cannot stay the same as babies, but we must be strong in the Lord.

 

> We must expect to be strong people to build up others around us in truth and growing in faith in Jesus. The power comes from the Lord; then we must be close to Him to have power to help and rescue the weaker, who are sinking into all kinds of burdens: depression, loneliness, sadness, failures, broken-ness, hopeless-ness, and even in the traps of the devil.

 

> When we live up to the standards of love and care for each other and please our neighbors, we set a good example so that the world may know what? That in John 13 Jesus once said "…  By this everyone will know that you are My disciples, if you love one another…”  Do you want the world to know Jesus? Go and obey the words that we have learned this morning.

> Do you want a transformation becoming super strong in the Lord? Trust in Jesus Christ, our Lord!