Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 56

NĂNG KHIẾU ĐÀM THOẠI TRONG TÌNH VỢ/CHỒNG

-- Giacơ 1:19 -- 3/25/01 -- Baì Giảng 4

Mục Sư Vinh Trọng Nguyễn -- Vietnamese Hope Baptist Church -- Baton Rouge, LA

1:19 Hỡi anh em yêu dấu, anh em biết điều đó: người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận.

Introduction

* Trong ~tuần lễ qua -- 1 khu đất bên cạnh nhà của tôi -- người ta bắt đầu khai thác để xây ~căn nhà mới

> Đây là 1 c/trình thấy thật công phu: bắt đầu từ lúc họ dọn sạch cỏ, đổ xi-măng làm nền, xây vách nhà, xàn nhà, nóc nhà - cho đến ~cánh cửa, ~cột trụ rất lớn -- vừa để làm đẹp... nhưng còn để chịu đựng mái nhà cho được vững vàng...

> Tương tự như vậy trong mối tình vợ chồng -- không phải lúc bước vào hôn nhân rồi là hết...

Nhưng chỉ bắt đầu 1 cuộc hành trình - xây cất căn nhà "hạnh phúc chung thân"

- đây cũng là 1 c/trình thật công phu & đòi hỏi nhiều công sức của cả 2 người mỗi ngày

* Xây dựng hạnh phúc hôn nhân cần rất nhiều thứ -- nếu kể ra hết thì không có đủ thì giờ...

Nhưng tôi mong chỉ tóm tắt được trong 5-6 bài giảng....

1st) Bài giảng đầu tiên -- Tình yêu dẫn đến hôn nhân: qua 3 giai đoạn chính

> Giai đoạn làm quen, 2nd) hẹn hò & 3rd) bước đến lời cam kết trọn đời bên nhau trong hôn nhân

2nd) Bài giảng thứ hai về 1 trong ~bí quyết chính để xây dựng hạnh phúc gia đình: đó là tình yêu thương

> Vợ/chồng yêu nhau bằng cách phải biết bỏ đi tánh ích kỷ/dẹp đi "cái tôi" của mình

-- để có thể đáp ứng & chăm sóc nhu cầu/ich lợi của nhau...vì yêu là "ban cho" -- chứ không phải chỉ nhận lãnh

3rd) Vợ chồng phải hiểu & giữ đúng vai trò của mình - mà Thiên Chúa đã xếp đặt thứ tự....trong Kinh Thánh

4th) Hôm nay c/ta noí về năng khiếu đối thoại trong hôn nhân - mà mỗi vợ/chồng cần phải có & phải tập....

5th) Tuần tới -- chia xẻ với ACE bài giảng rất quan trọng là lòng tha thứ trong tình nghĩa vợ & chồng

I. Tương giao là vật liệu chính để xây

* Giống như xây 1 căn nhà thì người ta cần nhiều thứ: cát, gỗ, đá, gạch, xi măng.... Thì xây dựng hạnh phúc gia đình lâu dài cũng cần nhiều thứ & 1 trong ~thứ quan trọng nhất là ~thì giờ quí báu

- vợ/chồng để dành ra - để tâm sự, noí chuyện & tương giao với nhau - mỗi ngày...

# Loài người c/ta được dựng nên đặc biệt hơn tất cả các laòi súc vật -- đó là c/ta không phải chỉ phát ra được âm thanh

-- như "chó biết sủa, gà biết gáy, chim biết hót" mà thôi -- nhưng con người c/ta còn biết noí nữa...

> Lời noí để có thể bày tỏ rõ ~tâm tư bên trong đáy lòng mình - hầu cho c/ta dễ thông cảm/yêu thương nhau hơn

-- mà không có loài súc vật nào làm được điều này

* Tình nghĩa giữa vợ/chồng sau ngày honeymoon - càng ngày có sâu đậm, khắn khít, gắn bó với nhau hơn hay không

tùy thuộc rất nhiều vào mối thông tin liên lạc tương giao với nhau thế nào - sau ngày đó

# ~Gia đình hạnh phúc được thành công - thường là vì người vợ & chồng trong gia đình đó

biết "ăn noí" - thông tin liên lạc tốt đẹp với nhau luôn

> Ngược lại -- có ~gia đình đánh mất hạnh phúc, nhiều rạn nứt, tình cảm bị xức mẻ, ưa bị lục đục - thường cũng vì vợ chồng trong gia đình đó không ăn nói cho đúng lẽ... hay không để ra đủ thì giờ - để thông tin liên lạc với nhau

> We need to know that - Effective communication is one of the key building blocks for a happy marriage

# Hồi mới yêu nhau -- đôi tình nhân luôn thích gặp nhau để trò chuyện, tâm sự - mà không thấy chán...

> Tiền bill của cell phone tốn biết bao nhiêu mà vẫn không thấy phí, thì giờ trên Internet noí chuyện bằng E-mail bao lâu cũng không thấy nganù... Nhưng khi cưới nhau về nhà rồi > lại coi thường ~giây phút tâm sự nói chuyện với nhau

& đây là 1 sự thiếu sót lớn lao trong nhiều đôi vợ/chồng?

# Vào 1 nhà hàng -- nhìn 1 đôi nam & nữ -- c/ta có thể nhận biết ra ngay đôi nào còn là tình nhân

và cặp nào đã là vợ/chồng?

> Tình nhân nhìn nhau chăm chăm -- chú ý nghe và tâm sự với nhau mật thiết.....

còn cặp vợ & chồng thì chỉ cắm cúi đầu -- chẳng nhìn nhau/chẳng noí 1 lời

-- chỉ lo ăn rồi ra về -- rồi người đi trước, kẻ thì theo sau -- chẳng nắm tay nhau như đôi tình nhân

* Đây là 1 trong ~lý do chính tại sao mối tương giao của nhiều đôi vợ chồng -- đã từ từ xuống dốc sau ngày hôn nhân

Là vì đã coi thường sự quan trọng của vấn đề tương giao nói chuyện với nhau mỗi ngày... như hồi còn mới yêu nhau

II. Tương giao là gì?

* Thông tin liên lạc là gì? Là sự trao đổi tin tức 2 chiều giữa 2 người với nhau

.... Communication is simply a transfer of information

> Tuy là 1 điều đơn giản -- ai cũng biết & ai cũng làm hết - nhưng thật sự thông tin liên lạc là 1 tiến trình rất phức tạp, rất khó thực hành... vì không phải trao đổi tin tức thôi... nhưng phải làm sao sự đối thaọi đó đem đến ích lợi

-- làm sao nói cho rõ ràng để người bên kia hiểu mình muốn nói gì -- hầu để xây dựng hạnh phúc & gắn bó với nhau...

# Nếu tôi bật radio lên để nghe tin tức thời tiết -- nhưng họ nói bằng tiếng "tâybangnha hay ngôn ngữ phi châu"

-- thì dù lời nói đó có rõ đến đâu đi nữa -- tôi cũng sẽ không hiểu được - và sự thông tin đó trở nên vô ích thôi!

> Mục đích của sự thông tin liên lạc là để trao đổi tin tức rõ ràng giữa vợ/chồng

hầu cho 2 người hiểu & gắn bó với nhau

# Communication is a simple stuff... but having a good communication is a complex process and need practice!

* Sự thông tin đòi hỏi cả 2 bên: người noí cần phải bày tỏ rõ ràng cảm nghĩ, ý muốn, tình cảm của mình

Cùng 1 lúc người nghe phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ điều người kia muốn nói ra là gì....

> Nếu trong sự thông tin mà thiếu 1 bên thì không còn gọi là thông tin nữa

# Gọi điện Thoại reng hoài -- nhưng không có ai bắt hết? Thì không thể nào có sự thông tin được -- vì chỉ có 1 chiều

# Good communication requires both persons: a sender and a receiver - The one who speaks must speak clearly to be understood & The one who listens must listen carefully to understand the message

III. Sự Tương Giao đòi hỏi thì giờ

* Điều kiện thứ nhất để bắt đầu có 1 sự thông tin liên lạc hữu ích -- đó là vợ/chồng cần có nhiều thì giờ cho nhau

> C/ta đang sống trong 1 đất nước quá bận rộn & nhiều thứ cản trở/chi phối -- vợ/chồng không còn thì giờ cho nhau nữa

# 1 trong ~áp lực là vấn đề công ăn việc làm -- đã lấy hết ~thì giờ quí báu nhất & năng sức của c/ta mỗi ngày

> Để rồi khi đi làm về đến nhà - thì đã quá mệt mỏi, còn trăm thứ phải lo nữa

nên không còn thì giờ đáp ứng nhu cầu tình cảm của nhau - qua sự thông tin liên lạc

1st) Như vậy Muốn có thì giờ cho nhau -- trước hết vợ & chồng phải biết làm chủ "thời khóa biểu" của mình

Husband & wife want to have time together -- they must learn to master their daily schedule

a) Vợ chồng phải biết vấn đề nào trong cuộc sống là ưu tiên hơn

-- mà biết xếp đặt lo làm trước thì mới có thì giờ cho nhau

b) Phải đặt kế hoạch c/trình mỗi ngày và mỗi tuần cho gia đình mình & ghi xuống lịch hay sổ rõ ràng để khỏi quên...

# Thứ Sáu tới rảnh -- sửa soạn 1 ngày "hẹn hò" với vợ -- Ai giữ babysit? Đi đâu? Làm gì? cần thảo luận tâm tình ~gì?

> Muốn có nhiều thì giờ cho gia đình -- tập tánh chủ động

-- chứ đừng để thời gian, sự kiện bên ngoài - điều khiển cuộc sống của mình

c) Tập trả lời "No" khi cần thiết phải nói # Ông chủ nói làm weekends - "No, như tôi đã noí trước với ông chủ - tôi không làm O.T. được tuần này vì có công chuyện đã xếp đặt trong cuối tuần này"

2nd) Muốn có thì giờ với nhau -- nhiều khi phải biết hy sinh ~thú vui giải trí cá nhân của mình...

# Vợ muốn nói chuyện, tâm sự với chồng - nhưng chồng nói "để khi khác" - vì mắc coi đá bóng...

# Chồng muốn hỏi ý kiến vợ 1 điều gì -- nhưng vợ cứ nói để đi shopping lo công chuyện xong đã -- chẳng bao giờ rảnh

> Nếu cứ tiếp tục kéo dài sự từ chối này -- vợ chán chồng & chồng không còn hứng để nói chuyện với vợ nữa...

và từ đó mọc lên ~cội rể -- rồi đem đến biết bao nhiêu sự lục đục, rạn nứt trong gia đình

-- mà rồi 2 người sau này khi bị đổ vỡ - cứ than "Không hiểu tại sao?"

IV. Lắng Tai Nghe

* Đối thoại là 1 nghệ thuật... nhưng nghệ thuật đó phải tập & bắt đầu bằng sự chú ý lắng tai nghe...

Effective communication begins w/ good listening habits - which take effort to develop

> Nghe khó hơn noí & cần phải tập -- vì Cá tính tự nhiên của con người thường thích nói... hơn nghe

> Nhiều khi ~lục đục xẩy ra trong gia đình

thường cũng là vì vợ/chồng không chịu nghe rõ ý kiến của người bên kia - mà đâm ra hiểu lầm....

# Giacơ 1:19 - "Người nào cũng phải mau nghe, chậm nói & chậm giận..."

> ĐCT dựng nên loài người có tới 2 lỗ tai nhưng chỉ có 1 miệng -- c/ta cần nghe nhiều (gấp đôi) hơn là noí...

* Có ~điều căn bản -- thường cản trở c/ta nghe không được rõ -- mà c/ta cần hiểu

1st) Khi c/ta có thái độ "thủ" khi nghe người bên kia nói -- "defensive listening"

C/ta nghe với thái độ sợ hay cứ nghĩ rằng khi người bên kia lên tiếng là họ đang muốn xét đóan, chê, trách móc, phê bình mình gì đây > Với thái độ có sẵn đó -- c/ta không lo nghe... nhưng chỉ nghĩ đến làm sao để "pháo kích lại" đây?

# Vợ phàn nàn "Xe hư hoài!" > người chồng tự nghĩ ? vợ mình chê là mình nghèo hơn ông hàng xóm -- nên buồn bực

# Chồng nói trong bữa anh: "cho anh xin thêm nước mắm" -- Vợ trả đũa: "Anh chê tôi nấu dở hơn má anh phải không?"

2nd) 1 số người nghe không rõ vì trong đầu óc mình khi nói chuyện đã xếp đặt ~ý định/c/trình hay kế hoạch riêng của mình rồi - mà sẽ không thể thay đổi được -- "Set-mind!" # Thường có ở trong ~người lãnh đạo (bên phía ~người chồng)

> Vì thái độ này -- nhiều khi người ta hỏi 1 đàng... c/ta lại trả lời 1 nẻo

là bởi vì mình đã có ~điều dự định muốn nói rồi

> Đây là ~lẽ thật thực tế mà mỗi c/ta cần thay đổi -- nếu c/ta muốn tiến bộ trong mối tương giao giữa vợ & chồng

> Some of the difficulties in preventing us from listening well: 1) Defensive thinking... & 2) pre-judging attitude

a) Nghệ thuật nghe bắt đầu trước hết bằng sự lấy hết tâm trí & sức lực để "chăm chú" nghe người bên kia nói

-- Phải gạt bỏ mọi chi phối để nghe cho rõ ~lời người bên kia đang muốn nói gì

# 1 số đến nhà thờ ra về thấy lời Chúa thấm thía, hữu ích... nhưng 1 số khác ra về chẳng thấy có ích lợi gì hết

thường là do tấm lòng bên trong của mình sẵn sàng như thế nào - khi c/ta ngồi nghe lời Chúa giảng...

Nếu c/ta đến đây -- nhưng tâm trí còn vấn vương ~lo nghĩ, phiền muộn, nhiều chuyện ngoài đời khác, hay ưa noí chuyện trong giờ nhóm, hay thân thể mệt mỏi vì tốâi hôm qua đi chơi khuya

-- thì đương nhiên khó có thể nghe rõ được lời Chúa muốn nói gì cho chính mình...

> Ngược lại nếu c/ta chịu gạt bỏ mọi chi phối & tỉnh táo chăm chú nghe - thì sẽ gặt hái nhiều kết quả hữu ích....

> Good listening skill requires enery to "Focus" -- sự tập trung tư tưởng!

# Câu chuyện có 1 người khách giàu có đến thăm 1 người bạn ở trong 1 nông trại -- nhưng chẳng may đánh mất 1 chiếc đồng hồ Rolex trong chuồn nuôi bò ngựa -- ai nấy bối rối, lăn xoăng tìm hoài -- nhưng không kiếm được

> 1 đứa bé đề nghị -- mọi người hãy đứng mỗi góc của nông trại -- thật yên lặng

-- sau 1 hồi họ chú ý & nghe được tiếng "tictac" của chiếc đồng hồ và kiếm ra nó được...

> Nghe là 1 chuyện rất khó làm -- vì nó đòi hỏi ý chí - trước hết phải gạt bỏ mọi sự chi phối (noises) khác

để bắt trúng tầng sóng -- thì mới nghe được; nếu không chỉ toàn là ~tiếng rè rè mà thôi!

b) Nghệ thuật nghe không phải chỉ nghe ~lời... hay ~chữ phát xuất ra từ miệng người kia thôi

-- nhưng còn phải "nghe" cả tâm sự, tâm tư bên trong lòng của người kia - thật sự muốn nói gì?

# Người vợ nói "Trời mưa rồi!" -- không phải chỉ là điều thực tế trời mưa thôi.... Nhưng vợ mình có cảm giác buồn hay lo lắng khi trời đổ mưa > vì mưa gây trở ngại cho vợ mình không đi chợ mua sắm -- lo công việc nhà được....

# Trong lúc vợ đang nấu cơm - Chồng noí "anh ra phố mua cái này 1 lát"

-- là vì thật sự muốn nói: "cơm sắp xong chưa" -- ăn lẹ -- rồi còn phải ra phố nữa...

> Nghe kể cả khi người bên kia yên lặng -- không 1 tiếng động -- cũng phải nghe và hiểu

# Nhất là cho ~phụ nữ -- khi các bà yên lặng có nghĩa là đang giận -- mà các ông chồng phải nghe & hiểu!

> Muốn đạt được mục tiêu này -- c/ta phải tập thường hỏi nhau: "Anh/Em nghĩ gì?" How do you feel?

-- để có thể nghe rõ được tâm sự bên trong của người bên kia

# Thường ~người chồng yếu hơn về vấn đề này

-- vì tính tình người nam chỉ chú ý đến thực tế nhiều hơn - là tình cảm....

c) 1 trong ~nghệ thuật của nghe cho rõ - đó là c/ta đôi khi cần nhắc lại câu đã nghe rồi (repeat & reflect)

> Bằng cách dùng chính lời của mình - hỏi người kia lại xem có phải đúng như vậy không?

Để cho người kia có dịp đồng ý hay sửa lại, thêm bớt vào cho rõ ràng & mạch lạc....

# Nhiều sự cãi cọ, làm sai trong gia đình là vì không chịu nghe rõ -- nên hiểu lầm

Nếu chịu khó "check" lại thì tránh được biết bao nhiêu sự cải vã....

d) Muốn nghe cho rõ - c/ta cũng cần có sự kiên nhẫn để nghe

# Châm Ngôn 18:13 -- " Trả lời trước khi nghe -- ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm vậy"

* 1 tánh xấu c/ta cần tránh -- đó là đừng có cắt ngang khi người khác đang nói

-- làm cho vợ/chồng mình đâm ra bực mình

> Nghe chưa xong đầu đuôi câu chuyện là đã cắt ngang -- đưa ý kiến phán xét ngay... làm tổn thương mối liên hệ...

# 1 bà vợ cứ dục ông chồng kể 1 câu chuyện mà bà cho là rất hay -- khi bạn bè đến thăm...

nhưng khi ông chồng kể thì bà cứ cắt ngang xía vào -- để thêm bớt vào câu chuyện -- đôi khi còn chê chồng mình là không chính xác.. kiên nhẫn mãi đến lúc chịu không được nữa -- ông chồng nổi nóng la lên: "Thì bà kể đi..."

& rồi từ đó mối liên hệ bị xức mẻ....

Người chồng không bao giờ muốn kể 1 chuyện gì nữa cho ai nghe từ ngày đó trở đi

> C/ta muốm tiến bộ trong nghệ thuật đối thaọi -- c/ta cần bỏ ~tật xấu hay cắt ngang này

* Good listening requires a focused attention, seeking clarification (reflection in your

own words), understanding of the other person's feelinGiê-xu and simply to be patient

V. Nói đúng

* Nghe chỉ là ½ của phương trình trong sự đàm thọai... ½ bên kia là nghệ thuật nói!

The other half of the communication equation is learning how to speak

* Trước hết - C/ta phải ý thức sức mạnh của lời noí kinh khủng thế nào?

# Giacơ 3 -- so sánh lời noí như 1 đám lửa nhỏ -- có thể đốt cháy 1 đám rừng & lời nói chứa chất độc giết người được...

# Tháng 10, ngày 8, 1871 -- thánh phố Chicago bị cháy rụi gần hết -- chỉ còn 3 toà nhà đứng vững thôi...

cũng chỉ vì bắt đầu bằng 1 đèn dầu mập mờ trong 1 nông trại -- bị 1 con bò chẳng may đá ngã xuống....

# Có ~đôi vợ chồng bên ngàoi thấy bình thường -- không thấy 1 dấu hiệu bầm tím nào hết... nhưng bên trong lòng chứa biết bao nhiêu vết thương -- gây nên do ~lời nói cay đắng đã đối xử với nhau - sau cánh cửa gia đình....

* Điều nữa c/ta phải ý thức là không phải lời noí gây tai hại lớn thôi - mà còn ảnh hưởng lâu dài nữa

& nhất là khi ~lời noí cay đắng đã tuông ra rồi - thì không lấy lại được nữa...

# Câu chuyện 1 người đàn bà ưa có tính noí xấu ~người khác trong H/T -- đến với vị MS xin giúp đỡ...

Ông MS nói ngày mai bà đi mua 1 cái gối lông... lấy ~lông đó ra & rải khắp các đường phố -- rồi trở lại đây

Hôm sau bà trở lại -- vị MS nói -- hôm nay tôi muốn bà đi trở lại ~con đường đó và tìm thâu lại tất cả ~cái lông đó

Ng phụ nữ trả lời: "Làm sao được MS?" Vị MS trả lời ~lời nói xấu cũng có ảnh hưởng lâu dài như vậy

-- khi đã noí ra rồi thì làm sao lấy lại được -- nên bà nên cẩn thận suy nghĩ cho chính chắn từ đây!

* Nghệ thuật nói thường có 5 cấp độ...

1) Trao đồi bình thường theo thói quen -- không có tình cảm trong đó

# "How are you?"... Nếu người ta trả lời "No, I am sick!" mình tự động trả lời lại - "That's good! -- Have a good day!"

2) Thuật lại cho người bên kia rõ chi tiết ~gì đã xẩy ra -- give information....nhưng không có ý liến -- A witness!

3) Kể chuyện chi tiết -- ở sỡ có ~gì xâỷ ra -- cộng vào thêm 1 chút ý kiến riêng của mình nghĩ sao về vấn đề đó...

- Đây là cấp độ mình bắt đầu bày tỏ 1 chút gì về con người bên trong của mình -- có thể xấu hay tốt

4) Kể chuyện & tuông đổ mọi tình cảm bên trong, mọi cảm xúc... "Gut-level communication" inside of us...

cho người kia thấy rõ con người thật bên trong của mình

5) Đỉnh cao của mức truyền thông liên lạc.... Cộng thêm lòng tin tưởng, thông cảm, thâm mật, gắn bó với nhau...

1st) Muốn đạt được đỉnh cao -- nhớ trước khi nói phải suy xét kỹ càng sự ảnh hưởng của lời mình sắp nói

# Vợ đi chợ nói mệt quá -- ông chồng trả lời: "Đi chợ mà cũng than mệt -- có đào đất bửa củi gì đâu mà mệt!"

# Ông chồng cố gắng thi lái xe đến lần thứ 3 mới đậu & vội vã về nhà khoe với vợ -- bà vợ noí: "Ồ! thi chuyện lái xe dễ ợt -- ai thi mà hổng đậu đâu?... làm cụt hứng ông chồng từ đó chẳng muốn tâm sự gì với vợ nữa

* Thường ~sự hiểu lầm xẩy ra là vì lời nói ra quá lẹ -- thiếu sự suy xét chính chắn

- nhất là trong lúc mình đang tức giận

> Khi nổi giận rồi thì sẽ không còn nghe được nữa -- nhưng chỉ muốn "pháo kích, tấn công" -- chỉ muốn thắng người kia

nhưng thật sự càng thắng lại là lúc 2 người càng thua

& cuối cùng chỉ đem đến nhiều sự tổn hại, sức mẻ trong mối liên hệ vợ/chồng mà thôi...

# Khi nổi giận nhớ "Cơm sôi thì nhỏ lửa -- chứ không nổi lửa" - Cần tránh nhau 1 thời gian ngắn

-- để cơn giận nguội xuống - trước khi trở lại để giaỉ quyết vần đề cho chính chắn

> Trong ~trận đấu thể thao -- nhất là ~giây phút gay cấn cuối cùng - mỗi khi 1 đội đang thua nặng -- thì mấy ông huấn luyện viên làm gì? "Take time out" để xét lại chiến thuật, lấy lại tinh thần của các lực sĩ thể thao...

# There is a right time to speak & a wrong time to speak -- đúng lúc và chưa đúng lúc...

2nd) Nghệ thuật nói không phải chỉ dùng chữ đúng mà thôi -- nhưng ở trong thaí độ đúng,

gương mặt, giọng nói, volume - c/ta đang muốn noí gì nữa - cũng rất quan trọng

# Bán hàng cho khách mà mặt mày ủ rủ - thì câu noí "May I help you" không mấy là hữu nghiệm cho lắm?

# Hát thánh ca cho Chúa bài "Ngày vui hơn hết" mà gương mặt dài thòn lòn - thì còn có ý nghĩa chi nữa?

# Chồng về nhà vợ hỏi: "How are you?" ông trả lời: "công việc tốt đẹp ở sở"

-- nhưng mặt mày hầm hầm, giọng nói to lớn lên -- thì chữ "tốt" đó chẳng mấy là "tốt" thật...

# Châm Ngôn 16:24 -- "Lời lành giống như tàn ong, ngon ngọt cho tâm hồn, và khỏe mạnh cho xương cốt"

"lành" đây không phải là dùng ~chữ lành thôi... nhưng trong thái độ lành nữa.... Pleasant!

> người Mỹ có câu noí như sau rất đúng: "It's not what you say -- but how you say it!"

tạm dịch - Nghệ thuật truyền thông không phải là nói cái gì... nhưng nói với thái độ như thế nào?

3rd) Nghệ thuật nói chuyện là phải "thành thật & cởi mở"

> Có lẽ nhiều cặp vợ chồng đã đi đến chỗ ly dị chỉ vì trong thời gian sống chung với nhau

-- 2 người không thật sự thành thật, thân mật & cởi mở...

> Người chồng cứ còn sống trong thế giới của người chồng -- còn người vợ sống trong thế giới của người vợ

-- mà không thường hay trao đổi ~ý kiến tâm tư bên trong - như hồi mới gặp nhau

* Lẽ tự nhiên vợ chồng muốn hiểu nhau thì phải nói chuyện với nhau -- chia ngọt sẻ bùi -- mọi cảm nghĩ riêng của mình 1 cách thành thật thì tình nghĩa giữa 2 người mới càng ngày càng đậm đà, khắn khít nhau hơn...

# Trong STK 3:25 -- Mối liên hệ vợ chồng là 1 mối liên hệ cởi mở nhất - đến nỗi 2 người "trần truồng" nhưng chẳng thấy xấu hổ - đây là dấu hiệu của tình cảm cũng vậy -- phải biết cởi mở tâm tư, tình cảm thì mới thông cảm nhau được

# Biết bao nhiêu người sống với nhau -- nhưng vẫn còn che đậy, thủ -- chưa cởi mở hòan toàn --

chưa phát biểu ý kiến - khi mình bị tổn thương, bất mãn hay giận dữ -- nhưgn cứ giữ kín trong lòng

> rồi từ đó chính mình đang tự chế ra 1 quả "bomb" nguyên tử nổ chậm.... Lúc nào không hay!

> Tuy nhiên cũng phải ý thức "nói thật sẽ mất lòng" mà cần cẩn thận trong lời noí

> Trong sự cởi mở -- c/ta cũng cần nhớ rằng -- không nên nói đến ~điều mà ta không thể nào thay đổi được

# Thí dụ như ông chồng có cái mũi to & bà vợ thích đề cập đến để phê bình

-- nhưng vấn đề này sẽ không thay đổi được

> Nhưng sự cởi mở tốt là chia xẻ cảm nghĩ bên trong của mình cho rành mạch... thay vì xét đoán ý của người kia

# Ông chồng cứ đi câu cá với ~người bạn -- "Ông lúc nào (always) cũng đi chơi -- không bao giờ (never) lo công việc nhà" - thay vì "Em cảm thấy buồn khi anh đi câu cá với ~người bạn -- để em 1 mình ờ nhà -- phải lo mọi công việc..."

4th) Cẩn thận ~lời noí không nên nói: ~lời trêu chọc hay xoi móc và làm cho vợ/chồng thấy khó chịu

nhất là ở giữa đám đông có bạn bè hiện diện....

> Khi bị chêu trọc -- người ta thường co rút vào trong cái vỏ sò của mình - và không dám "thò đâù" ra nữa

từ đó sanh ra mặc cảm, sự xét đóan & có thể bị cay đắng trong lòng -- mà tàn phá hạnh phúc 1 ngày nào không biết

# Có người muốn cho vợ/chồng bị mất mặt -- cứ nhè lúc có bạn bè hay người thân, kể cả MS nữa

- là đem tội của chồng/vợ ra mà kể -- vì biết rằng lúc ấy người kia không có dịp để chống đỡ....

# Có ~chuyện quá khứ trong cuộc đời chớ có bao giờ đem ra để khoe mình... chỉ làm tổn thương thêm mà thôi

> Nhất là cho các ông cẩn thận... đôi khi nghe người này ưa khoe giữa đám đông -- có mặt vợ mình - hôì đó tôi có nhiều bồ lắm -- nào là cô chinise, cô japanese... sau này mới gặïp bã -- nên bã có phước lắm chứ!

~lời này chỉ giống như 1 con dao sắt - cắt lòng người vợ mình...

# Châm Ngôn 12:18 -- "Lời vô độ đâm xoi khác nào gươm -- nhưng lưỡi khôn ngoan vốn là thuốc hay"

VI. Nhờ Cậy Chúa Giê-xu

* Thông tin liên lạc với nhau tốt đẹp -- tùy thuộc vào sự thông tin liên lạc giữa mình với Chúa Giê-xu

> ~Lỡ lời trong cuộc sống hằng ngày chỉ là vì trong ngày đó mình chưa để Chúa Tlinh cai trị cái tôi, cái lưỡi của mình

> Muốn tiến bộ trong năng khiếu đối thoại -- đời sống tâm linh của vợ chồng phải được tăng trưởng

qua sự liên hệ với Chúa Giê-xu mỗi ngày trong vấn đề học lời Chúa & cầu nguyện...

# Hãy để ý ~gia đình ưa có chuyện là tại sao vậy? 1 trong 2 người... hay cả 2 không thường gần gủi Chúa mà thôi!

> C/ta không thể chỉ tương giao với Chúa mỗi tuần có 1 lần -- vài tiếng đồng hồ thì làm sao có mối liện hệ tốt đẹp trong gia đình được? làm sao có đôi tai để nghe ~lời người bên kia nói, để tha thứ, chấp nhận, thông cảm, yêu thương ~lời người bên kia noí?

> Chỉ khi nào cả 2 vợ chồng có trình độ hiểu biết Chúa, yêu kính Chúa tương đồng

thì sự đối thoại trong gia đình mới dễ dàng, tốt đẹp & kết quả đem đến hạnh phúc lâu dài....

# Châm Ngôn 18:21 -- "Sống chết ở nơi quyền của cái lưỡi"

Cũng vậy -- đối thoại trong hôn nhân giống như 1 con dao trên tay của 1 nhà Bác sĩ giải phẩu

-- kheó dùng thì cứu mạng sống người bị đau -- đem đến hạnh phúc gia đình

không khéo thì cất đi mất mạng sống, mối liên hệ của 1 người & người đó có thể là vợ hay chồng mình...

> Vậy thì hãy cậy ơn Chúa Tlinh mà khôn ngoan sử dụng sự nghe & lời noí - để xây dựng hạnh phúc gia đình....

------------- Lời Mời Gọi:

* Tôi tin chắc... ai trong c/ta ở đây -- đã lập gia đình -- đều cũng mong ước có được 1 gia đình hạnh phúc?

> Muốn là 1 chuyện -- nhưng c/ta có biết ~bí quyết - để thực hành, xây dựng hạnh phúc không?

Không phải bước vào hôn nhân & dẫn đến ngày Honeymoon là xong đâu

Nhưng bắt đầu 1 cuộc hành trình xây dựng "căn nhà" hạnh phúc

> Đâu phải ai cũng tự nhiên biết xây nhà được đâu -- nhưng cần phải học cách làm sao xây nhà cho tốt đẹp...

> Lời Chúa là tiêu chuẩn để c/ta học & biết cách xây nhà như thế nào

# ~thất bại trong hôn nhân - thường là do thiếu thì giờ để thông tin liên lạc với nhau mỗi ngày

Thất bại thường là vì c/ta chưa tập nghe cho rõ và nói cho đúng

Mong ~lời chia xẻ thực tế hôm nay sẽ giúp ích cho ACE -- biết cách xây dựng hạnh phúc hôn nhân của mình thế nào

Và biết đem ra thực hành

# Giacơ 1:22 -- nghe mà không làm là vô ích....

Nghĩ rằng tôi không cần -- cứ để thời gian, dòng đời đưa đầy số phận gia đình...

> coi chừng tình nghĩa phai nhạt hay 1 ngày trái bom nguyên tử nổ và đem lại nhiều điều đớn đau...

Phải biết cậy ơn Chúa Thánh Linh, suy gẫm lời Chúa và để lời Chúa dạy c/ta biết cách nghe & nói cho đúng lẽ...

Phải Đầu phục Chúa Giê-xu -- để Ngài làm Chủ và hướng dẫn cuộc đời của mình...

-----------------------------------

Bạn có thành công trong mọi mối liên hệ không?

Tôi kêu gọi bạn bước đầu tiên hãy đến ăn năn và tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình

Tin cây nơi Chúa là bước đầu của sự thành công.... trong mọi mối liên hệ với ~ng xung quanh

Make the first step.... to God.... Trao cho Chúa đời sống của bạn ngay hôm nay!