Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 51

Cha Hiền Kính Yêu

Kinh Thánh: Êphêsô 6:1- 4

Câu gốc: Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ ngươi (ấy là điều răn thứ nhứt, có một lời hứa nối theo), hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất." (Ê-phê-sô 6: 1- 3)

Ngày lễ mẹ tức là Mother's Day trong tháng vừa qua, chúng ta đã nói lên và tô điểm cái vẻ đẹp của người mẹ hiền yêu dấu có đức tánh tốt thùy mị sanh con cái yêu thương, nuôi dưỡng khó nhọc vô cùng! Cái gì ngon cũng nhịn để cho con ăn. v.v... công ơn của người mẹ lớn lao biết bao không thể dùng từ gì để tả cho hết cái lòng yêu thương bao la của mẹ, là thiên chức đã lãnh nơi Thiên Chúa.

Hôm nay nhân dịp lễ (Từ Phụ) tức ngày lễ Father's Day. Thường thường chúng ta hay nói đến người Mẹ hiền như ít có ai nói đến người Cha hiền. Nhưng hôm nay chúng ta sẽ nhắc đến người Cha hiền cũng đóng một vai trò quan trọng vô cùng trong sự nuôi dưỡng con cái. Vì người Cha là trụ cột của gia đình gánh vác công việc, nặng nhọc cũng là thiên chức Thiên Chúa ban cho.

Sách có câu:


"Mẹ dậy sanh ra ta, Cha dậy nuôi ta,


Công ơn cha mẹ sanh ta khó nhọc,


Muốn trả ơn ấy làm sao trả nổi."

Hoặc:


"Công Cha như núi thái sơn


Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra


Một lòng yêu Mẹ kính Cha


Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Chúng ta là Cơ đốc nhân là con cái của Chúa. Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa dạy bảo chúng ta là con cái phải hiếu kính cha mẹ. Vậy hôm nay nương trên lời Chúa quý vị và tôi cùng kê cứu đề tài: "Cha Hiền Kính Yêu".

I. Trụ Cột Của Gia Ðình:

Làm Việc Nặng Nhọc:

Ở châu thành thì người cha đi làm sở hay làm hảng xưởng công thương nghiệp, hoặc giáo chức, tư chức, thơ ký văn phòng, sĩ quan, lính, làm việc hành chánh, và có người làm thương mãi v.v... còn ở thôn quê thì quanh năm suốt tháng ruộng đồng áng, vườn tược trồng cây ăn trái. Người cha phải làm việc suốt ngày ở ngoài đồng và vườn tược để nuôi con cái.

Khi chúng ta sang Hoa kỳ đất nước văn minh tiến bộ hơn quê nhà thì ích có ai muốn đi làm ruộng hoặc cấy lúa như lúc còn ở thôn quê. Vì tại đây đa số là máy móc làm việc. Chúng ta thấy mọi người thì phải đi làm. Người học kém thì chỉ biết đi làm sở 8 tiếng một ngày. Mỗi ngày phải đi làm để đứng xắp hàng để bấm thẻ trước khi vô làm và trước khi xong việc ra về. Còn những người có học cao thì thường được hãng xưởng trả lương năm và được nhiều cấp bậc cao. Trừ ra những người thích làm riêng Own Business hoặc Home Business thì có thể làm tại nhà riêng v.v...

Nói đến người mẹ đã sanh ra con cái khoảng 3, 4 tháng thấy cha đi làm việc đồng áng hoặc sở về cực nhọc lắm lúc phải để con ở nhà hoặc làm công việc đi cấy hoặc gặt hái thật là cảm động. Ðó là những người ở Việt Nam. Còn những người ở Hoa kỳ sinh sống thì sao? Mới sinh con khoảng hai tháng là phải trở lại đi làm, nghỉ nhiều quá thì lại mất sở. Con cái phải gửi Day Care mỗi tháng phải tốn đến từ $500.00 đến $800.00 Dollars cho một đứa con. Nếu gia đình cha làm việc chức bậc cao kỹ sư, bác sĩ thì người mẹ được ở nhà để nuôi con. Còn không cả hai vợ chồng phải đi làm mới có đủ In Come mà xây sở trong việc gia đình và nhà cửa, xe cộ... thật là một điều cảm động.

Người vợ sanh con so thì nếu cha mẹ vợ không được ở gần để giúp đỡ trong hai tháng đầu thì chuyện ấy chồng cũng phải lo. Cơm nước, dọn dẹp, giặt đồ, đi chợ, chăm sóc vợ.v.v...

Nhà tôi kể rằng: một ngày kia bà Mục sư nọ sanh được một cháu bé đầu lòng, mẹ ruột của bà và chồng bà nói như thế nầy: Em cứ nằm ở trên giường nhen! Khi nào em cần gì thì chỉ cần cầm cái chuông mà lắc là anh sẽ chạy vào giúp đỡ! Ðây là người chồng yêu thương vợ thật tuyệt vời phải không quý vị?

Thật vậy, người cha cũng thường bồng bế nâng niêu, ôm ấp con mình, phụ vợ tắm rửa, thay tả, đút sữa cho con.

Hoàng đế Napoléon rất thương thái tử (Roidde Rome), quốc dương Lamã điều quan tâm hơn hết của người làm cha mà sao cho con cái được cơm no áo ấm, không để đói rét, mỗi người trong phận sự làm cha mẹ. Cha chúng ta cũng cầu xin Chúa nuôi nấng cho con cái mau lớn khỏe mạnh, lúc con ấm đầu mọc răng, hoặc lúc con bệnh hoạn. Cha lo chạy tìm thầy thuốc, hoặc đi bác sĩ để chữa trị để con mau lành bệnh, thật công sinh thành dưỡng dục của người cha cũng rất nặng.

II. Dạy Dỗ

Con cái muốn nên người tốt, có ích lợi cho gia đình, cho đất nước và xã hội trước nhất cha mẹ phải dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ. Sách có câu: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Vì vậy nuôi nấng săn sóc cho con cái khỏe mạnh lớn khôn cũng là một điều vui vẻ hạnh phước trong gia đình êm ấm.

Ðiều quan trọng hơn hết là giáo dục con cái còn thơ ấu để sau nầy trở nên thánh đồ của Chuá. Con cái từ ba tuổi đến năm tuổi còn hồn nhiên dễ dạy. Cha mẹ uốn nắn như tre sáp còn ướt. v.v...

Thánh kinh Cựu ước đã ghi lại một gương mẫu của cha mẹ thật vô cùng quan trọng mà ít ai để ý đến đó là gương của ông Gióp. Trong chương đầu tiên nói Gióp là người trọn vẹn ngay thẳng trước mặt Ðức Chúa Trời và công bình, lánh khỏi điều ác. Người sanh bảy con trai và ba con gái. Có bảy ngàn chiên, ba ngàn lạc đà, năm trăm đôi bò, năm trăm lừa cái, và tôi tớ rất nhiều; người lớn hơn hết trong cả dân Ðông phương. Các con trai người hay dự tiệc, đãi thay phiên nhau trong nhà của mỗi người; và sai mời ba chị em gái mình ăn uống chung với mình. Xảy khi các ngày tiệc yến xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của tế lễ thiêu tùy số chúng nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Ðức Chúa Trời chăng. Gióp thường làm như vậy. Ở đây chúng ta học được mấy điều quan trọng qua sự hướng dẫn dạy dỗ con cái của Gióp là:

Sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch


Thức dậy sớm thờ phượng


Dâng của tế lễ cho Ðức Chúa Trời


Xưng tội để được tha thứ

Mỗi ngày Gióp thường làm như vậy, và hướng dẫn con cái mình theo đường của Chúa. Ðó là một tấm gương vô cùng cao quý để chúng ta ngày nay học đòi theo gương mẫu cách làm cha của Gióp khi dạy dỗ con cái.

Trách nhiệm dạy dỗ con cái rất quan trọng thưa quý vị. Vì thường thường trong gia đình cha mẹ nuôi nấng con cái đến 3 tuổi nói đủ thì bất đầu dạy chào hỏi thưa dạ v.v... bốn hoặc năm tuổi cha mẹ dạy dỗ con sớm biết quỳ gối cầu nguyện, hát đoản ca, học câu gốc, dẫn con cái đi nhà thờ cùng thờ phượng Chúa. Ðến sáu hoặc bảy tuổi lớn khôn rồi thì học truyện trích trong Kinh thánh, ở độ tuổi nầy cha mẹ cần dạy dỗ các con biết cầâu nguyện chung và bài cầu nguyện riêng với Chúa. Oh! thật có phước biết dường nào! Gia đình có Chúa làm chủ.

Sự giáo dục ấu nhi là quan trọng vô cùng. Một nhà tâm lý học nói người mẹ dạy con nó nên người 75%. Còn người cha dạy con nó nên người 80%. Tại sao như vậy? Vì người mẹ nhẹ dạ yếu mềm hay cưng con, con trai hư cứng đầu và ngang bướng.

Sách có câu:


"Con không cha thì nhà không có nóc,


Còn con không mẹ liếm lá đầu đường"

Ðúng như vậy, con có cha có mẹ là điều hạnh phúc vô cùng. Chúng ta thấy nếu mà không dạy con cái thì con gái lớn lên muốn làm gì thì làm; muốn đi đâu thì đi, không có thưa trình với cha mẹ là con cái đó thiếu giáo dục. Người Cha phần lớn nghiêm khắc oai nghiêm với trẻ thơ. Con cái hay vâng lời, đi phải thưa về phải trình.

Mới đây ở Fairfield có một gia đình mới đến Hoa Kỳ một năm chỉ có hai mẹ con thôi mà bây giờ cô con gái đã bỏ nhà ra đi rồi. Chính vua Salômôn dạy dỗ rằng: "Hãy dạy dỗ cho trẻ thơ con đường nó phải theo dầu khi nó trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó." (Châm ngôn 22:6)

Lúc còn ở quê nhà tôi học được tấm gương của cha mẹ tôi dạy rằng: "Nghèo cho sạch mà rác cho thơm". Nghèo chết bỏ không bao giờ mượn tiền của người khác. Thứ nhất là: không mượn tiền của người ta, thứ hai là không bao giờ cho người khác mượn tiền. Nếu có đói thì giúp đỡ cho một bữa ăn là đủ rồi. Cha tôi dạy rằng: Ở đời có bốn cái ngu: "Một là làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu... Quý vị có hiểu câu nầy không?

Có nghĩa là: làm mai nếu vợ chồng người ta hạnh phúc thì không sao! Nhưng mà cơm không lành, áo không ấm thì sẽ kêu bà mai đến mà rủa hoài.

Còn lãnh nợ hay là đứng ra mượn nợ, khô sai cho người khác Thánh kinh lên án người đó là người dại. (Châm ngôn 17:18) chép: "Kẻ ngu muội giao tay, chịu làm bảo lãnh trước mặt kẻ lân cận mình" Chớ làm bạn với người hay giận; Chớ giao tế cùng kẻ cường bạo, E con tập theo đường lối nó, và linh hồn con bị bẫy hãm hại chăng. Chớ đồng bọn cùng những kẻ giao tay nhau, Hoặc cùng kẻ bảo lãnh nợ. Nếu con không có gì trả, Cớ sao con muốn chúng đoạn lấy cái giường con đi? (Châm ngôn 22:24-27).

Mấy tháng trước tôi nhận được một cú điệp thoại của một sinh viên du học từ Việt Nam qua. Anh ta nhờ tôi đứng ra sponsore hay là "guarantor, surety" cho người mà anh mới làm hôn thú giả để được ở Mỹ luôn. Vì cô ấy không có việc làm. Tôi trả lời là không được! Cho dù anh đi nhóm lại tại đây là thờ phượng Chúa và để thông công với mọi người cùng đức tin. Tôi chỉ có bổn phận và trách nhiệm lo về tâm linh, cầu nguyện và giảng dạy mà thôi. Ngoài khả năng của tôi, tôi không thể làm được và giúp đỡ cho anh. Khi anh ấy nhờ tôi không làm điều anh muốn thì anh không còn đi nhà thờ nầy nữa. Thánh Kinh (Rôma 13: 26) Sứ đồ Phao-lô nói rằng: "Ðừng mất nợ ai hết, chỉ mắc nỡ về tình yêu thương nhau mà thôi, Vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp." Chẳng hạng quý vị muốn giúp một người, khi quý vị ra đường thấy một kẻ ăn xin mà không có nhà cửa để ở. Quý vị cho họ tiền chăng? Không, nếu quý vị cho họ tiền, họ sẽ dùng tiền đó mà đi mua rượu để uống, người Mỹ thường hay cho những người xin ăn là: Dẫn người đó đi rồi mua thức ăn cho, không bao giờ cho tiền những người đó. Vì cho tiền những người đó họ sẽ đi vào để mua rượu hoặc cờ bạc mà tôi. Thánh kinh dạy, khi họ có đói thì cho ăn, có khát mà cho uống.

Thứ ba là Gác cu: có nghĩa là ngồi chờ thời mà bẫy gập có con cu mồi rồi ngồi đó canh. Mọi người qua lại người ta nói là sao ngu quá ngồi ở đây.v.v...

Cầm chầu có nghĩa là: đánh cái trống hoặc mã la chập vào... Chẳng hạng đánh trống làng, chùa, đám tang mà đánh sai thì người ta sẽ nói mình ngu.

Còn gì nữa, người cha dạy nữa là ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Tập ăn, tập nói, tập đi, tập ngồi không phải đụng đâu nói đó, Thánh kinh dạy rất hay và rõ ràng: "Khi con ngồi ăn bũa với quan trưởng, hãy xét kỷ người ở trước mặt con; nếu con có láu ăn, khá để con dao nơi họng con. Chớ thèm món ngon của người. Vì là vật thực phỉnh gạt." "Người dấu sự ghen ghét có môi dối giả; và ai rải điều nói hành là kẻ ngu dại. Hễ lắm lời, vi phạm nào có thiếu; nhưng ai cầm giữ miệng mình là khôn ngoan. Môi miệng người công bình nuôi dạy nhiều người; nhưng kẻ ngu dại chết, vì thiếu trí hiểu." (Châm ngôn 10: 18- 21)" Người khôn khéo giấu điều mình biết; còn lòng kẻ ngu muội xưng ra sự điên dại mình."(Châm ngôn 12:23) "Trả lời truớc khi nói, ấy là sự điên dại và hổ thẹn cho ai làm vậy." "Kẻ nào đi thèo lẻo bày tỏ điều kín đáo; vậy, chớ giao thông với kẻ hay hở môi quá."(Chân ngôn 18: 13) "Sống chết ở nơi quyền của lưỡi". (Chân ngôn 18:21)

Rồi người cha dạy điều gì nữa. Ðừng làm biếng. Sống trên đời nầy, Thiên Chúa dựng nên con người mục đích là để thờ phượng Ngài tôn vinh Ngài và sau đó trồng và giữ vườn. Con người sanh ra phải làm việc. Làm việc là một điều quan trọng trong cuộc sống. Nếu con người lười biếng không làm việc chắc chắn sự nghèo khổ sẽ đến. Thánh kinh dạy chúng ta rằng: "Hỡi kẻ biếng nhác, ngươi sẽ nằm cho đến chừng nào? Bao giờ ngươi sẽ ngủ thức dậy? Ngủ một chút, khoang tay nằm một chút..., thì sự nghèo khổ của ngươi sẽ đến như kẻ đi rảo, và sự thiếu thốn của ngươi tới như người cầm binh khí." (Chân ngôn 6:9-11) "Kẻ biếng nhác thò tay mình trong dĩa, rồi không thèm đem nó lên miệng mình nữa. (Châm ngôn 19:24). Nói tóm lại một điều; phải siêng năng như loài kiến, kẻ làm việc tay biếng nhác trở nên nghèo hèn; còn tay kẻ siêng năng làm cho được giàu có. Ai thâu trữ trong mùa hè là con trai khôn ngoan. Sống phải tiết kiệm, say sở, lúc trúng thiếu, lúc có dư dật phải để dành mà dự trữ, một mai chúng ta gặp khó khăn thì có mà tiêu dùng.

Sách có câu:


"Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài,


Dạy con dạy thuở còn thơ,


dạy vợ từ thuở ban sơ mới về"

Hôm nay trước mặt Thiên Chúa quý vị hãy cùng suy nghĩ cho kỹ dạy dỗ con cái còn trẻ thơ để đi theo con đường thánh của Chúa nó phải theo, nói thật là khó, nhưng quang trọng vô thưa quý vị. Thế thì chúng ta sống gương mẫu theo lời Chúa dạy chắc chắn chúng ta sẽ hướng dẫn chúng đi theo đúng lời Chúa.

III. Kỷ Luật

Có người nói rằng: ở Mỹ mà đánh con là pháp luật lên án và cha mẹ sẽ bị ở tù gì tội ứng hiếp trẻ thơ. Thật ra có nhiều người dùng bạo luật lạm dụng để đánh con cho chết, đánh cho nó bệnh và khờ, có khi trở thành ngu. Ở xứ tự do này, người ta nói rằng: Ăn theo thở, ở theo thời, nhập gia trì tục phải không? Nếu làm trái lịnh thì chúng ta sẽ bị pháp luật xử lý. Như vậy, sống trên đất nước nầy có nhiều người hỏi tôi: Thưa mục sư nếu con cái không vâng lời có nên đánh chúng hay có phương pháp gì trị hoặc khuyên chúng không? Câu nầy rất khó trả lời: Như theo ý tôi thì chúng ta còn có một biện pháp rất hay nữa đó là kỷ luật: làm sao có thể kỷ luật con cái một cách ôn hòa và hướng dẫn chúng trở nên người tốt khi chúng nó lớn lên không oán trách cha mẹ mình?

Ở xứ tự do này chúng ta nên cẩn thật khi đánh con của mình. Một mai cảnh sát hoặc hàng sớm thấy được thì chúng ta rất mệt đấy!

Có một câu chuyện thật mà Tiến sĩ Hugh F. Pyle kể lại. Lúc hồi còn nhỏ xíu. Mẹ cậu hướng dẫn cậu rất kỷ lưỡng. Mẹ cậu thường hay kỷ luật phạt mỗi khi làm sai. Chẳng hạn phạt bắt quỳ gối, không cho đi dạo chơi, không dẫn đi ăn "McDonald's" chẳng hạng. Thay gì ngoan ngoãn thì mỗi tuần đều được đi ăn Mcdonald's. Nhưng phạm kỷ luật thì sẽ không được đi ăn tiệm. Từ nhỏ mẹ cậu đã dạy dỗ mỗi khi đến nhà thờ. Lúc học trường Chúa nhật xong, lên chuẩn bị vào chương trình thờ phượng, mẹ cậu dạy rằng: phải đi tiểu, uống nước cho đầy đủ và luôn luôn ngồi gần bên bà trong lúc thờ phượng. Không được quây qua quây lại, đi ra đi vào trong giờ thờ phượng. Nhất định phải ngồi yên trong vòng một tiếng đồng hồ. Mỗi lần mà cậu muốn ra ngoài để cùng chơi với các bạn bè cùng tuổi, thì bà bấm tay cậu bảo hãy ngồi yên lặng. Những cậu bé con người khác, nó cứ chạy long tong khắp nơi trong nhà thờ mà cha mẹ chúng không chịu la chúng. Cậu thấy mà thèm muốn giống đám bạn trai ấy. Nhưng dần dần cậu lớn lên và hiểu được sự kỷ luật của cha mẹ là có giá trị uốn nắn con cái trở lên người hủ dụng cho gia đình, nhà Chúa và cho xã hội mai sau.

Hiện nay Dr. Hugh F. Pyle là một vị Mục sư đầy ơn của Chúa.

Còn Thánh Kinh thì nói sao? Vâng, kỷ luật có ích lợi cho sự giáo dục con trẻ từ bốn tuổi trở lên nếu khó dạy không vâng lời thì cha mẹ dùng kỷ luật. Ở tại Việt Nam cha mẹ sửa dạy con cái từ bốn tuổi cho đến mười lăm tuổi. Còn ở Hoa Kỳ cha mẹ sửa trị con từ bốn tuổi đến tám chín tuổi. Trẻ con, trai hoặc con gái hết thảy đều sợ kỷ luật, con gái thì để dạy hơn con trai, ít phá phách. Con trai hay phá phách cứng đầu khó dạy.

(Châm ngôn 23:13- 14) Vua Salômôn dạy rằng: "Chớ tha sửa phạt trẻ thơ; dầu đánh nó bằng roi vọt, ắt cứu linh hồn nó khỏi âm phủ." ở đây theo ý tôi là: Quývị nên dùng kỷ luật nào đó để hướng dẫn nó trở nên người tốt.

(Hê bơ rơ 12:5- 11) "Lại đã quên lời khuyên của anh em như khuyên con, rằng: Hỡi con, chớ để người ta sửa phạt của Chúa, và khi Chúa trách, chớ ngã lòng; Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, Hễ ai mà Ngài nhận làm con, thì cho roi cho vọt. Ví bằng anh em chịu sửa phạt, ấy là Ðức Chúa Trời đãi anh em như con vì có người nào làm con mà cha không sửa phạt? Nhưng nếu anh em được khỏi sửa phạt mà ai nấy cũng phải chịu, thì anh em là con ngoại tình, chớ không phải con thật. Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao? Vả, cha về phần sửa phạt chúng ta tạm thời, nhưng Ðức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài. Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng! Nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy." "Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Ðức Giêhôva, chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách; vì Ðức Giêhôva yêu thương ai thì trách phạt nấy, Nhưng một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình." (Châm ngôn 3: 1- 12). Cha mẹ ruột mới thương con dạy dỗ chúng chớ con người dưng lối sớm dạy chỗ chúng chi cho chúng oán mình.

Việt Nam có câu:


"Thương cho voi cho vọt,


Ghét cho ngọt cho bùi."

Chính vua Ðavít bị Chúa sửa phạt nặng nề lắm! Sau vua trở nên một bậc thánh nhân. Thánh Phaolô cũng thế. Tôi và tám anh chị em tôi lúc lên sáu tuổi cho đến mười lăm mười sáu tuổi còn nhỏ bị sửa trị bằng bằng kỷ luật... và bây giờ tôi nghĩ lại thương cha tôi hơn gì cha tôi dạy dỗ tôi trở nên người yêu mến Chúa và có ích cho nhà Ngài.

Lúc tôi còn nhỏ khi nhóm gia đình lễ bái mỗi buổi tối, tôi thường bị kỷ luật gì cái tội thường hay ngủ gục trong giờ nhóm. Nhờ sự dạy dỗ của Cha tôi sau đó tôi sốt sắng đọc Thánh kinh, cầu nguyện, đi nhà thờ, học trường Chúa Nhật và làm chứng về Tin lành cho bạn bè.

Ông cố của tổng thống George của nước Pháp 1970-1974 thuở nhỏ nhà cha dùng kỷ luật để dạy mà sau nầy ông học giỏi và nên người tốt.

Mẹ của ông Dwight. L. Moody 1837-1899 dùng kỷ luật mà dạy cậu Moody cách nghiêm khắc sau nầy cậu trở nên người đạo đức. Cậu là học sinh của trường Chúa nhật. Về sau ông trở nên nhà truyền giáo trứ danh.

Cha hiền kính yêu là người cha biết khôn ngoan ngày đêm cầu nguyện xin cha Thiên Thượng thăm viếng ban ơn cho bầy con luôn ở trong ơn thánh thiện của Ngài.

Vua Ðavít xưa nói: "Nguyện các con trai chúng tôi giống như cây dương mộc lên mạnh mẻ; nguyện các con gái chúng tôi như đá góc nhà, chạm theo lối kiểu của đền" (Thi thiên 144: 12)

Người cha cũng lo cho con cái đi học đến nơi đến chốn để theo kịp chúng bạn. Ở xứ Mỹ nầy, con cái bắt đầu đi học từ lớp một cho đến lớp chín là cha mẹ đi làm về, nấu cơm nước ăn xong, phải ngồi lại (check home work) của con xem con có làm bài đầy đủ chưa? Và nếu làm không được không hiểu thì cha mẹ phải dạy kèm cho con để con theo kịp chúng bạn trong trường. Ðó là sự quan tâm cho các con mình trong lúc đi học, cũng như kiểm tra về bài vở, điểm học của chúng, cách ăn mặc, tóc xanh tóc đỏ, bấm lỗ tai thì chúng ta phải xem coi con chúng ta có đang chơi với những bạn như thế nào, để kịp thời dạy dỗ và hướng dẫn chúng, hầu theo dõi biết được trình độ học tập, bạn bè của con mình đang đi học ở trường.

Ðiều cảm động hơn hết là con trai đến 15, 16 tuổi trong thời chiến tranh bị bắt bớ đòn vọt cha mẹ phải đi ra hứng chiïu bảo lãnh con ra vòng lao lý. Lắm khi vì con mà cha mẹ phải hy sinh tánh mạnh.

Người Hoa Kỳ có một câu rất hay là: "Một là tôi chết hay là nó chết". Có nghĩa là: Chừng nào con mình chết thì mới hết lo thôi, chúng có cưới vợ dựng chồng cũng còn lo, chúng nó có con có cháu cũng phải lo...

Một bữa nọ cha con ông lão ra đồng phát cỏ, thì lình người con la hoảng lên vì bị rắn độc cắn phải vào chân. Người cha bèn vội vàng kê miệng hút lấy nọc độc cho con. Nọc ấy sang ra miệng cha làm cho cha đau nhất rên la một ngày một đêm rồi chết. Ai đi ngang qua nhà ấy đều nghe tiếng người con khóc kể cha không để cho con chết mà cha chết thay con...

Tóm lại: Trải qua mấy mươi phút đồng hồ chúng ta biết người cha thương con cái thật vô bờ bến không thể diễn đạt hết bằng ngôn ngữ loài người được về phụ tử tình thâm. Ôn lại lời của Ðức Chúa Trời phán: "Phải hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giêhôva Ðức Chúa Trời ngươi ban cho."

Nguyện xin Ðức Chúa Trời giúp sức, ban ơn chúng ta biết vâng lời của Chúa mà đền ơn đáp nghĩa công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ để làm đẹp lòng Ngài. Hầu đời sống của chúng ta làm sáng danh Chúa. Muốn thật hết lòng.