1 Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. 2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.
4 Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, 5 chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, 6 chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. 7 Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.
8 Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. 9 Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn; 10 song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. 11 Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. 13 Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau. Ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.
13 Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương, nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.
1. Câu 1-3:
DẦU TÔI |
KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG |
KẾT QUẢ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Bảng phân tích trên cho thấy điều gì?
3. Xin giải thích hay tìm chữ tương đương với những đặc tính của tình yêu thương và áp dụng cho mình (quyết tâm hay lời cầu nguyện)
ĐẶC TÍNH |
Ý NGHĨA |
ÁP DỤNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Câu 8 mô tả đặc tính gì của tình yêu thương? Đối chiếu với những điều gì? Tại sao?
5. Câu 9-10 nói về hai điều gì?
6. Hai hình ảnh Phao-lô dùng để mô tả giữa “trọn lành” và “chưa trọn vẹn” là gì? Áp dụng cho chúng ta như thế nào?
(1) ___________________________________________________
(2) ___________________________________________________
7. Tại sao tình yêu thương trọng hơn đức tin và sự trông cậy? Điều nầy dạy chúng ta điều gì?
I Cô-rinh-tô 13 nằm giữa hai chương 12 và 14, cho thấy đây là vấn đề then chốt trong việc sử dụng ân tứ. Ba phần chính của I Cô-rinh-tô 13 là:
Câu 1-3: Sự cần thiết của yêu thương.
Câu 4-7: Đặc tính của yêu thương.
Câu 8-12: Tính cách bền vững của yêu thương.
Câu 13: Vị trí cao quý của yêu thương.
Để cho thấy yêu thương là điều không thể thiếu trong việc sử dụng ân tứ, Phao-lô đưa ra ba loạt ân tứ mà nếu sử dụng thiếu yêu thương sẽ không có giá trị gì:
DẦU TÔI |
KHÔNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG |
KẾT QUẢ |
Nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ (hàm ý ơn nói tiếng lạ) |
· Đồng kêu lên · Chập chỏa vang tiếng |
|
· Ơn nói tiên tri · Biết điều mầu nhiệm và hay biết · Đức tin dời núi |
Chẳng ra gì |
|
· Phân phát gia tài · Bỏ thân mình chịu đốt |
Chẳng ích chi |
Ân tứ cuối cùng Phao-lô nhắc đến ở cuối chương 12 là nói tiếng lạ và thông giải tiếng lạ (12:30b). Đây cũng là ân tứ mà các tín hữu tại Cô-rinh-tô ưa chuộng và tìm kiếm. Do đó, khi bắt đầu nói về yếu tố yêu thương trong việc sử dụng ân tứ, ông nói về ân tứ liên quan đến lời nói. Thật ra, điều Phao-lô nói còn hơn cả ân tứ nói tiếng lạ vì ông nói đến các thứ tiếng loài người và thiên sứ (c. 1a). Đây là người có khả năng tuyệt vời về ngôn ngữ, tuy nhiên nếu thiếu yêu thương, Phao-lô nói, đó chỉ là đồng kêu lên hay chập chỏa vang tiếng (c. 1b). Đồng kêu lên và chập chỏa vang tiếng là lối nói tượng thanh: “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (Bản Dịch Nhóm Giờ Kinh Phục Vụ). Ý nói âm thanh vô nghĩa! Ngôn ngữ loài người và thiên sứ sẽ chỉ là những tiếng ồn vô nghĩa nếu không được “nói” trong yêu thương!
Ơn nói tiên tri, biết điều mầu nhiệm và hay biết, đức tin dời núi (c. 2a) là những ân tứ Phao-lô nói đến trong 12:8-9 cũng chỉ là con số không nếu thiếu yêu thương (chẳng ra gì nghĩa là “số không”).
Phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó nói đến ơn cứu giúp (12:28). Bỏ thân mình chịu đốt hàm ý hy sinh, chia sẻ vật chất đến tột cùng. Đây là những hành động cao quý, nhưng nếu không làm vì yêu thương mà với dụng ý không tốt (để được ca tụng, đề cao, để cho người khác biết…), Phao-lô nói: Điều đó chẳng ích chi cho tôi (c. 3b). Chẳng ích chi nghĩa là không đem lại lợi ích, không được gì cả. Câu nầy cho thấy động cơ thúc đẩy rất quan trọng. Làm việc tốt với động cơ thúc đẩy không tốt thì không đem lại lợi ích gì:
Dù tôi dâng hiến hết tài sản để nuôi người nghèo khổ hay xả thân trên giàn hỏa thiêu, nhưng không do tình yêu thúc đẩy thì hy sinh đến thế cũng vô ích (c. 3, Bản Diễn Ý)
Sơ đồ đối chiếu ở trang 141, có thể tóm tắt với công thức:
(Tất cả điều tốt đẹp chúng ta làm) – (Yêu Thương) = O
Không có yêu thương là không có gì cả!
Nếu yêu thương quan trọng như vậy thì thế nào là yêu thương? Những đặc tính của yêu thương (c. 4-7) có thể tóm tắt như sau:
ĐẶC TÍNH |
Ý NGHĨA |
ÁP DỤNG |
Nhịn nhục |
Kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu đựng |
Chấp nhận người khác |
Nhân từ |
Tử tế, tốt bụng, nhân hậu |
Làm điều tốt cho người khác |
Không ganh tị |
Ganh tị là không vui trước thành công của người khác |
Không buồn, khó chịu khi người khác thành công |
Không khoe mình |
Không khoe khoang, khoác lác |
Không nói quá sự thật |
Không kiêu ngạo |
Không hợm mình |
Không coi mình quan trọng |
Không làm điều trái phép |
Không khiếm nhã |
Cư xử lịch sự, nhã nhặn |
Không kiếm tư lợi |
Không ích kỷ, chỉ biết có mình |
Biết nghĩ đến người khác |
Không nóng giận |
Không nhạy giận |
Không để người khác dễ dàng làm cho mình giận |
Không nghi ngờ sự dữ |
Không ghim lỗi |
Không nhắc lại lỗi lầm trong quá khứ |
Không vui về điều không công bình |
Không vui khi thấy bất công, gian ác |
Khó chịu trước tội lỗi |
Vui trong lẽ thật |
Thỏa lòng trong chân lý |
Tìm thấy niềm vui trong những điều tốt |
Dung thứ mọi sự |
Khoan dung |
Không bươi móc lỗi lầm của người khác |
Tin mọi sự |
Tin tưởng nơi người khác, không nghi ngờ |
Không phải điều gì cũng tin nhưng nghĩ đến ý tốt nơi người khác |
Trông cậy mọi sự |
Luôn luôn lạc quan, hy vọng |
Không bỏ cuộc nhưng mong chờ điều tốt |
Nín chịu mọi sự |
Kiên trì |
Chịu đựng khó khăn |
Đặc tính nổi bật nhất của tình yêu thương là tính cách bền vững, trường tồn: Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ (c. 8a). Hư mất mang ý nghĩa sụp đổ, trở nên hoang tàn. Tình yêu thương thật sẽ không bao giờ đi vào tình trạng đó: “Tình yêu trường tồn, bất diệt” (Bản Diễn Ý).
Ngược lại với tình yêu thương trường tồn bất diệt là các lời tiên tri, sự ban cho nói tiếng lạ và sự thông biết (c. 8b). Ba điều nầy sẽ hết, thôi và bị bỏ. Hết mang ý nghĩa không còn hoạt động. Khi đối diện với Chúa lời tiên tri không còn cần thiết nữa. Thôi mang ý nghĩa yên lặng: đối diện với Chúa, ngôn ngữ đặc biệt cũng không còn cần thiết. Bị bỏ, cùng một chữ với hết trong nguyên văn, mang ý nghĩa “chấm dứt” (BHĐ).
Hiểu biết và nói tiên tri là hai điều Phao-lô nói rằng chưa trọn vẹn. Chưa trọn vẹn nghĩa là mới chỉ một phần, chưa hoàn toàn. Con người không bao giờ có hiểu biết hoàn toàn, dù cho tiến bộ đến đâu. Những lời tiên tri của Đức Chúa Trời cũng không đến hết với con người:
Vì chúng ta hiểu biết có giới hạn, nói tiên tri cũng có giới hạn (c. 9, BHĐ)
Đối chiếu với những điều chưa trọn vẹn là sự trọn lành (c. 10a). Sự trọn lành nói đến mục đích cuối cùng trong chương trình của Đức Chúa Trời. Đến lúc cuối cùng, khi chương trình cuối cùng của Đức Chúa Trời được thực hiện thì hiểu biết và lời tiên tri là những điều chưa hoàn toàn cũng sẽ không còn!
Để minh họa cho ý niệm trên, Phao-lô dùng hai hình ảnh:
· Trẻ con và người lớn (c. 11)
· Hình trong gương và hình thật (c. 12)
1. Trẻ con và người lớn (c. 11)
Trẻ con và người lớn đều nói, tư tưởng và suy xét, nhưng cách nói, cách suy nghĩ và lý luận của người lớn hoàn toàn khác với trẻ con. Phao-lô nói:
Khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ (c. 11b)
Bỏ nói đến quyết tâm dứt khoát về cách nói năng, suy nghĩ và lý luận. Phao-lô dùng hình ảnh nầy để so sánh giữa những điều chưa trọn vẹn (hiểu biết, tiên tri) với sự trọn lành (mục đích cuối cùng của Chúa), đồng thời ông cũng hàm ý, qua kinh nghiệm của chính mình, dứt khoát với lối nói năng, suy nghĩ và lý luận trẻ con để trưởng thành.
2. Hình trong gương và hình thật (c. 12)
Ngày xưa, gương là những tấm đồng đánh bóng nên hình ảnh phản chiếu không rõ ràng. Đó cũng là những hiểu biết hiện tại của chúng ta, không rõ ràng từng chi tiết. Đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau (c. 12a). Phao-lô không cho biết bấy giờ là lúc nào và hai mặt đối nhau (“mặt đối mặt,” BHĐ) là ai với ai, nhưng câu, Đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy, cho thấy bấy giờ là lúc chúng ta gặp Chúa.
Phao-lô nói đến hai sự hiểu biết: sự hiểu biết của ngày nay và sự hiểu biết lúc bấy giờ (hai chữ biết tương tự nhưng khác nhau trong nguyên văn). Hiểu biết ngày nay liên quan nhiều đến tri thức, hiểu biết của trí óc nhưng hiểu biết lúc bấy giờ là hiểu biết toàn vẹn, nhận biết rõ ràng cho chính bản thân.
Chúa đã biết tôi (c. 12b) được dùng trong một văn thể rất mạnh, không phải Chúa biết Phao-lô từ từ nhưng Chúa đã biết ông ngay từ đầu với một hiểu biết hoàn toàn và đầy đủ. Đó cũng sẽ là hiểu biết của chúng ta khi gặp Chúa.
Nên bây giờ hàm ý kết luận những điều vừa nói: cuối cùng, sự việc là như thế nầy! Ba điều Phao-lô nói đều quan trọng trong đời sống Cơ-đốc nhân. Tuy nhiên, đức tin và sự trông cậy đã bao gồm trong tình yêu thương (c. 7) vì vậy tình yêu thương trọng hơn. Trọng hơn mang ý nghĩa cao quý hơn, giá trị hơn. Đức tin và sự trông cậy sẽ không còn khi chúng ta gặp Chúa vì vậy mà tình yêu thương trường tồn, bất diệt và vĩ đại hơn cả!