Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại | Theo Thứ Tự ABC | Ngược Lại và Theo Thứ Tự ABC | Hướng Dẫn
Kinh Thánh là Lời Chúa, là cẩm nang cho đời sống người tin Chúa. Chúng ta cần đọc, suy gẫm và áp dụng Lời Chúa mỗi ngày để đức tin tăng trưởng.
Bài Học Kinh Thánh này nhằm hướng dẫn quý vị:
Tài liệu nầy gồm phần câu hỏi hướng dẫn và phần chú giải để học Kinh Thánh riêng hay học trong nhóm. Mỗi khi học Kinh Thánh, xin đề nghị với quý vị những điều sau:
Nếu mỗi ngày học một bài, quý vị có thể dùng tài liệu nầy cho riêng mình trong ba tuần. Nếu dùng trong nhóm học Kinh Thánh mỗi tuần, quý vị có thể chia ra để học trong ba tháng hay tùy theo nhu cầu và cách phân chia của quý vị.
Cầu xin Chúa Thánh Linh soi sáng và hướng dẫn quý vị mỗi khi học Lời Chúa, để Lời Chúa sẽ là “ngọn đèn cho bước chân” và “ánh sáng cho đường lối” của đời sống chúng ta.
Mục Sư Nguyễn Thỉ
Phát Thanh Tin Lành
Anaheim, California
© 2023 Vietnamese Christian Broadcast
2275 W Lincoln Avenue
Anaheim, California 92801
Tác Giả
Tác giả Thư Phi-líp là sứ đồ Phao-lô, do chính ông nhắc đến ở đầu lá thư (1:1). Phao-lô còn có tên là Sau-lơ, được nhắc đến lần đầu tiên trong Công vụ 7:58. Việc Sau-lơ bắt bớ Hội Thánh và sau đó gặp Chúa được ghi lại trong Công vụ 8:1-3; 9:1-30. Nơi Phao-lô hầu việc Chúa đầu tiên là An-ti-ốt (Sy-ri) qua sự giới thiệu của Ba-na-ba (Công vụ 11:19-30).
Từ An-ti-ốt, Phao-lô đã thực hiện ba chuyến truyền giáo:
·Chuyến I: Cùng với Ba-na-ba và Giăng Mác (Công vụ 13:1-14:28).
·Chuyến II: Cùng với Si-la – từ Trô-ách, có bác sĩ Lu-ca tháp tùng (Công vụ 15:40-18:22; 16:11).
·Chuyến III: Từ Phi-líp, có bác sĩ Lu-ca cùng đi (Công vụ 18:23 – 21:17; 20:6).
Tại Giê-ru-sa-lem, Phao-lô bị người Do-thái hành hung, lính La-mã can thiệp và bắt giam Phao-lô (21:27-39). Người La-mã chuyển Phao-lô từ Giê-ru-sa-lem xuống Sê-sa-rê, Phao-lô bị giam tại đây hơn hai năm (Công vụ 24:27). Cuối cùng, vì Phao-lô kháng án lên hoàng đế Sê-sa nên ông bị giải qua Rô-ma (Công vụ 27-28). Theo chi tiết trong Công vụ 28:16 và 30-31, Phao-lô bị giam lỏng tại Rô-ma suốt hai năm.
Theo các chi tiết trong Thư II Ti-mô-thê (được coi là lá thư cuối cùng của Phao-lô) thì Phao-lô đã bị tù lần thứ nhì (II Ti. 4:16) và lần nầy, ông không có hy vọng được tha (II Ti. 4:6-8). Có lẽ Phao-lô đã chết dưới tay bạo chúa Nero vào khoảng năm 67 S.C.
Độc Giả
Thư Phi-líp là một trong bốn lá thư sứ đồ Phao-lô viết khi ông bị tù tại Rô-ma. Ba lá thư kia là Ê-phê-sô, Cô-lô-se và Phi-lê-môn.
Phi-líp là Hội Thánh do Phao-lô thành lập trong hành trình truyền giáo thứ hai (Công vụ 16:11-40). Đây là Hội Thánh duy nhất đã giúp đỡ vật chất cho ông trong thời gian ông bị tù (Phi-líp 4:15-16). Thư Phi-líp vì vậy là lá thư cảm ơn Phao-lô gửi cho Hội Thánh Phi-líp qua Ép-ba-phô-đích, là tín đồ của Hội Thánh Phi-líp, người đem quà đến cho ông (Phi-líp 4:18). Ép-ba-phô-đích chẳng những đem quà đến cho Phao-lô trong tù nhưng cũng đã ở lại Rô-ma để giúp ông (Phi-líp 2:25).
Trong thời gian ở lại Rô-ma để giúp Phao-lô, Ép-ba-phô-đích bị bệnh nặng nhưng sau đó được lành nên Phao-lô sai ông về lại Phi-líp để Hội Thánh không phải quá lo về ông (Phi-líp 2:25-30).
Ngoài việc cảm ơn Hội Thánh tại Phi-líp, Phao-lô cũng đưa ra những lời cảnh báo về giáo sư giả (3:2-3) và lời khích lệ trên đường theo Chúa (1:27-30; 2:12-18; 3:17-21).
Nội Dung
Tuy được viết từ trong tù, Phi-líp là lá thư đầy niềm vui và hy vọng (1:20; 3:1; 4:4). Đây cũng là lá thư cho thấy Chúa Giê-xu là trọng tâm của đời sống Phao-lô. Một tác giả đã đặt tên cho cho bốn chương của Thư Phi-líp như sau:
·Chương 1: Đấng Christ Là Sự Sống Tôi (1:21)
·Chương 2: Đấng Christ Là Khuôn Mẫu Tôi (2:5)
·Chương 3: Đấng Christ Là Mục Đích Tôi (3:14)
·Chương 4: Đấng Christ Là Nguồn Tiếp Trợ Tôi (4:19)
Bố Cục
1. Lời chào đầu thư 1:1-2
2. Lời Cảm Tạ Và Lòng Tin Quyết Của Phao-lô 1:3-7
3. Lời Cầu Nguyện Của Vị Sứ Đồ 1:8-11
4. Ước Vọng Và Niềm Vui Của Phao-lô 1:12-26
5. Những Lời Khuyên 1:27 – 2:18
6. Hoạch Định Chương Trình 2:19-30
7. Những Lời Cảnh Báo Và Khích Lệ 3:1-21
8. Lời Khích Lệ, Cảm Ơn Và Chào Thăm 4:1-23
THAM KHẢO
Balz, Horst and Schneider, Gerhard (Editors), Exegetical Dictionary of The New Testament, Three volumes (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 1990)
Bauer, Walter, A Greek-English Lexicon of the New Testament and Other Early Christian Literature (Chicago: The University of Chicago Press 1979)
Boice, Montgomery James, Philippians, An Expositional Commentary (Grand Rapids, Michigan: Baker Books 2000)
Fee, D. Gordon, Philippians, The IVP New Testament Commentary Series (Downers Grove, Illinois: Inter-Varsity Press 1999)
Foulkes, Francis, New Bible Commentary, 21st Century Edition, Philippians (Downers Grove, Illinois: Inter-Varsity Press 1994)
Hanse, G. Walter., The Letters To The Philippians, The Pillar New Testament Commentary (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 2009)
Kent, Jr. Homer A., The Expositor’s Bible Commentary, Philippians (Grand Rapids, Michigan: Zondervan 1994)
Martin, P. Ralph, Philippians, Tyndale New Testament Commentaries (Revised Edition) (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 1987)
Motyer, J. Alec, The Message of Philippians (Downers Grove, Illinois: Inter-Varsity Press 2020)