Trang Chủ :: Chia Sẻ

Trang Đầu | Mục Lục | Ngược Lại | Theo Thứ Tự ABC | Ngược Lại và Theo Thứ Tự ABC | Hướng Dẫn



THƯ HÊ-BƠ-RƠ

Kinh Thánh là Lời Chúa, là cẩm nang cho đời sống người tin Chúa. Chúng ta cần đọc, suy gẫm và áp dụng Lời Chúa mỗi ngày để đức tin tăng trưởng.

Bài Học Kinh Thánh này nhằm hướng dẫn quý vị:

  1. Phân tích bản văn.
  2. Giải thích ý nghĩa.
  3. Tìm bài học áp dụng.

Tài liệu nầy gồm phần câu hỏi hướng dẫn và phần chú giải để học Kinh Thánh riêng hay học trong nhóm. Mỗi khi học Kinh Thánh, xin đề nghị với quý vị những điều sau:

  1. Ðọc phân đoạn Kinh Thánh sẽ học.
  2. Ðọc lại phần Kinh Thánh đó vài lần.
  3. Ðọc câu hỏi và tìm câu trả lời.
  4. Ðọc phần chú giải (nếu học trong nhóm, xin thảo luận với nhau trước khi đọc phần chú giải).

Nếu mỗi ngày học một bài, quý vị có thể dùng tài liệu nầy cho riêng mình trong ba tuần. Nếu dùng trong nhóm học Kinh Thánh mỗi tuần, quý vị có thể chia ra để học trong ba tháng hay tùy theo nhu cầu và cách phân chia của quý vị.

Cầu xin Chúa Thánh Linh soi sáng và hướng dẫn quý vị mỗi khi học Lời Chúa, để Lời Chúa sẽ là “ngọn đèn cho bước chân” và “ánh sáng cho đường lối” của đời sống chúng ta.

Mục Sư Nguyễn Thỉ

Phát Thanh Tin Lành

Anaheim, California

 

© 2023 Vietnamese Christian Broadcast

2275 W Lincoln Avenue

Anaheim, California 92801

 

Tác Giả

Những bản Kinh Thánh cổ nhất sắp Thư Hê-bơ-rơ chung với các thư tín của Phao-lô nhưng chính Thư Hê-bơ-rơ không nói Phao-lô đã viết thư nầy. Trong thế kỷ thứ hai, các giáo phụ Clement và Origen cho rằng Phao-lô là tác giả Thư Hê-bơ-rơ. Tuy nhiên họ công nhận nội dung và văn phong Thư Hê-bơ-rơ không giống như các lá thư của Phao-lô. Hai giáo phụ nầy cho rằng Phao-lô là người chịu trách nhiệm về nội dung lá thư nhưng một người khác đã viết thư.

Trong thế kỷ thứ hai, giáo phụ Tertullian cho rằng Ba-na-ba là tác giả Thư Hê-bơ-rơ, còn nhà cải chánh Martin Luther thì nghĩ A-bô-lô là tác giả.

Từ thế kỷ thứ mười sáu trở đi, hầu hết các học giả Kinh Thánh đều đồng ý với nhau rằng Phao-lô không thể là tác giả Thư Hê-bơ-rơ. Lý do là vì ngoài sự khác biệt về văn phong, chủ đề Chúa Giê-xu là thầy tế lễ thượng phẩm và sự chết của Ngài làm ứng nghiệm những lễ nghi của Cựu Ước, hoàn toàn không phù hợp với Phao-lô. Chẳng những vậy, những chủ đề và lý luận thần học của Phao-lô ít tìm thấy trong Thư Hê-bơ-rơ. Những chủ đề nầy được nhắc đến thì cũng được giải thích dưới một cái nhìn khác.

Phao-lô nhấn mạnh ông là sứ đồ và là người chứng kiến tận mắt Đấng Christ phục sinh (Ga-la-ti 1:11-16; I Cô. 15:8) trong khi tác giả Thư Hê-bơ-rơ thì nói mình là người được người khác chứng nghiệm lại (2:3b). Hê-bơ-rơ 13:23 cho thấy ông là người đồng thời với Ti-mô-thê.

Giáo sư David Peterson của Chủng Viện Moore (Sydney) nói về tác giả Thư Hê-bơ-rơ như sau:

Thật ra, chúng ta không cần phải biết tác giả mới cảm nhận công trình hay chấp nhận thẩm quyền của tác phẩm đó. Nội dung Thư Hê-bơ-rơ cho thấy tác giả của sách là điều thứ yếu vì Đức Thánh Linh mới là tác giả thật (3:7). Đức Chúa Trời dùng người nào để viết thư Hê-bơ-rơ không phải là điều đáng cho chúng ta quan tâm (New Bible Commentary, 21st Century Edition, trang 1322).

 

Bối Cảnh

Dựa trên nội dung Thư Hê-bơ-rơ, chúng ta có thể biết một vài điều về hoàn cảnh của độc giả lá thư như sau:

  1. Họ đang ở trong nguy cơ bị trôi lạc khỏiniềm tin (2:1-4).
  2. Họ đang cứng lòng vì thiếu lòng tin và mấtsự an nghỉ Chúa hứa ban (3:7 – 4:11).
  3. Họ là những người ấu trĩ tâm linh, cần đượcsâu nhiệm hơn trong đức tin (5:11-14).
  4. Một số không còn họp mặt thường xuyên vớianh chị em tín hữu khác (10:24-25).
  5. Họ đã từng bị bắt bớ trong quá khứ nhưng đãcan đảm chịu đựng (10:32-34).
  6. Tác giả kêu gọi họ trở lại với lòng sốtsắng ban đầu (6:11-12; 10:35; 12:1-13).
  7. Về phương diện thần học, họ cần nắm vữnggiáo lý về Chúa Giê-xu (Christology): Ngài là sự mạc khải sau cùng của Đức ChúaTrời và chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Ngài, khôngcòn cần đến những lễ nghi của Cựu Ước (1:1-14; 9:11-15; 10:1).

Thời Gian

Có một vài dấu mốc thời gian trong Thư Hê-bơ-rơ giúp chúng ta suy đoán thời gian lúc sách được viết ra:

  1. Độc giả Thư Hê-bơ-rơ không phải là nhữngtân tín hữu nhưng đã tin Chúa trong khoảng thời gian khá lâu (5:12).
  2. Họ đã trải qua một thời kỳ bị bắt bớ (10:32-34).
  3. Một số người lãnh đạo của họ đã qua đời(13:7) nhưng Ti-mô-thê thì vẫn còn sống (13:23).
  4. Tác giả Thư Hê-bơ-rơ nhắc đến việc thờphượng trong Cựu Ước nhưng dùng những hình ảnh trong Đền Tạm, lúc người Y-sơ-ra-êncòn đi trong đồng vắng (9:1-10).

Các học giả Kinh Thánh tin rằng Thư Hê-bơ-rơ được viết trong thập niên trước khi đền thờ Giê-ru-sa-lem bị phá hủy, nghĩa là trước năm 70.

Cấu Trúc

Phần quan trọng, xin đọc kỹ và đánh dấu vào Kinh Thánh để giúp hiểu Thư Hê-bơ-rơ dễ dàng hơn

 

Nhìn vào Thư Hê-bơ-rơ như một tổng thể, giúp chúng ta thấy rõ cấu trúc của lá thư trong lý luận của tác giả. Cấu trúc nầy được xây dựng trên một vài chủ đề chính. Giáo sư Peterson trích tác giả Albert Vanhoye về các chủ đề nầy như sau (New Bible Commentary, 21st Century Edition, trang 1323):

  1. Những câu giớithiệu chủ đề:
    • 1:4
    • 2:17
    • 5:10
    • 10:36-39
    • 12:12-13
  2. Các chủ đề được khai triển:
    1. Thiên sứ (1-5 –2:16)
    2. Chúa Giê-xu làthầy tế lễ thượng phẩm hay thương xót và trung tín (3:1–5:10)
    3. Chúa Giê-xu làthầy tế lễ thượng phẩm toàn hảo theo ban Mên-chi-xê-đéc và là nguồn cứu rỗi đờiđời (5:11–10:39)
    4. Đức tin và nhẫnnhục chịu đựng (11:1–12:13)
    5. Lời kêu gọi sốngđời sống làm vinh hiển Danh Chúa (12:14–13:25)
  3. Các phân đoạn kêu gọi:
    1. Lời kêu gọi giữvững điều đã nghe để không bị trôi lạc (2:1-4).
    2. Lời kêu gọi trungtín (3:7–4:13)
    3. Lời kêu gọi học hỏivà tiến bộ (5:11–6:20)
    4. Lời kêu gọi cầmgiữ niềm tin (10:19-39)
    5. Lời kêu gọi nhẫnnhục chịu đựng (12:1-13)

Dựa vào cấu trúc nầy,chúng ta có bố cục Thư Hê-bơ-rơ.

Bố Cục

 

Merrill Tenney trong New Testament Surveygọi Hê-bơ-rơ là Lá Thư Của Những Điều Tốt Hơn với bố cục như sau:

  1. Sứ Giả Tốt Hơn (Tốt Hơn Thiên Sứ) 1:1– 2:18
    Phần trong ngoặc:
    Nguy cơ trôi lạc 2:1-4
  2. Sứ Đồ Tốt Hơn (Tốt Hơn Môi-se) 3:1– 4:13
    Phần trong ngoặc:
    Nguy cơ của lòng không tin 3:7-19
    Phần trong ngoặc:
    Nguy cơ không vâng lời 4:11-13
  3. Thầy Tế Lễ Tốt Hơn (Tốt Hơn A-rôn) 4:14– 7:28
    Phần trong ngoặc:
    Nguy cơ không trưởng thành 5:11– 6:12
  4. Giao Ước Tốt Hơn 8:1– 9:28
  5. Của Lễ Tốt Hơn 10:1-31
  6. Đường Lối Tốt Hơn: Đức Tin 10:32–12:29
    Phần trong ngoặc:
    Nguy cơ khước từ 12:25-29
  7. Kết Luận 13:1-25

THAM KHẢO

Balz, Horst and Schneider, Gerhard (Editors), ExegeticalDictionary of The New Testament, Three volumes (Grand Rapids, Michigan:William B. Eerdmans 1990)

Bauer, Walter, A Greek-English Lexicon of the NewTestament and Other Early Christian Literature (Chicago: The University ofChicago Press 1979)

Brown, Raymond, The Message of Hebrews (DownersGrove, Illinois: Inter-Varsity Press 1982)

Bruce, F. F., TheEpistles to the Hebrews, Revised, The New International Commentary on the NewTestament (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 1990)

Guthrie, Donald, Hebrews, Tyndale New TestamentCommentaries (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 1990)

Hughes, Philip Edgcumbe, A Commentary on the Epistle tothe Hebrews (Grand Rapids, Michigan: William B. Eerdmans 1977)

Morris, Leon, TheExpositor’s Bible Commentary, Philippians(Grand Rapids, Michigan: Zondervan 1994)

 

 

 

 

O’Brien, Peter T., The Letters To The Hebrews, ThePillar New Testament Commentary (Grand Rapids, Michigan: William B.Eerdmans 2010)

Peterson, David, NewBible Commentary, 21st CenturyEdition, Philippians (Downers Grove, Illinois: Inter-Varsity Press 1994)

Stedman Ray C., Hebrews, The IVP New TestamentCommentary Series (Downers Grove,Illinois: Inter-Varsity Press 1992)

  1. ĐỨC CHÚA TRỜI PHÁN DẠY (1:1-4)
  2. CHÚA GIÊ-XU CAO TRỌNG HƠN THIÊN SỨ (1:5-14)
  3. NGUY CƠ TRÔI LẠC (2:1-4)
  4. “DƯỚI THIÊN SỨ MỘT CHÚT” (2:5-9)
  5. “NHỜ ĐAU ĐỚN, NÊN TRỌN LÀNH” (2:10-18)
  6. CAO TRỌNG HƠN MÔI-SE (3:1-6)
  7. “CHỚ CỨNG LÒNG!” (3:7-19)
  8. “VÀO SỰ YÊN NGHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI” (4:1-13)
  9. “VỮNG LÒNG ĐẾN GẦN NGÔI ƠN PHƯỚC” (4:14-16)
  10. HỌC TẬP VÂNG LỜI (5:1-10)
  11. TÌNH TRẠNG ẤU TRĨ (5:11-14)
  12. NGUY CƠ BỘI ĐẠO (6:1-8)
  13. TRÔNG ĐỢI NHỮNG VIỆC TỐT HƠN (6:9-12)
  14. HAI ĐIỀU KHÔNG THAY ĐỔI (6:13-20)
  15. VUA MÊN-CHI-XÊ-ĐÉC (7:1-10)
  16. “NGÀI HẰNG SỐNG ĐỂ CẦU THAY” (7:11-25)
  17. THẦY TẾ LỄ TOÀN HẢO (7:26-28)
  18. HÌNH VÀ BÓNG CỦA NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI (8:1-5)
  19. GIAO ƯỚC TỐT HƠN (8:6-13)
  20. ĐỀN TẠM THỨ NHẤT (9:1-10)
  21. “VÀO NƠI RẤT THÁNH MỘT LẦN ĐỦ HẾT” (9:1-10)
  22. ĐẤNG TRUNG BẢO CỦA GIAO ƯỚC MỚI (9:15-22)
  23. “PHẢI CHẾT MỘT LẦN… DÂNG CHỈ MỘT LẦN” (9:23-28)
  24. “BỎ ĐIỀU TRƯỚC, LẬP ĐIỀU SAU” (10:1-14)
  25. GIAO ƯỚC MỚI (10:15-18)
  26. ĐẾN GẦN CHÚA (10:19-25)
  27. CỐ Ý PHẠM TỘI (10:26-31)
  28. “CHỚ BỎ LÒNG DẠN DĨ” (10:32-39)
  29. “BỞI ĐỨC TIN” (11:1-7)
  30. ÁP-RA-HAM VÀ CÁC TỔ PHỤ (11:8-22)
  31. MÔI-SE VÀ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN (11:23-31)
  32. ĐIỀU TỐT HƠN (11:32-40)
  33. “NHÌN XEM ĐỨC CHÚA GIÊ-XU” (12:1-3)
  34. “CHÚA SỬA PHẠT KẺ NGÀI YÊU” (12:4-11)
  35. “HÃY GIƠ BÀN TAY YẾU ĐUỐI CỦA ANH EM LÊN!” (12:12-17)
  36. SI-NAI VÀ SI-ÔN (12:18-24)
  37. “ĐÁM LỬA HAY THIÊU ĐỐT” (12:25-29)
  38. TIẾP ĐÃI THIÊN SỨ (13:1-3)
  39. KÍNH TRỌNG HÔN NHÂN (13:4-8)
  40. “HÃY RA NGOÀI TRẠI QUÂN” (13:9-15)
  41. “VÂNG LỜI KẺ DẮT DẪN ANH EM” (13:17-19)
  42. LỜI CUỐI (13:20-25)