1 Giăng 3:10-15
Bởi đó, người ta nhận biết con cái Đức Chúa Trời và con cái ma quỷ: ai chẳng làm điều công chính là không thuộc về Đức Chúa Trời, kẻ chẳng yêu anh em mình cũng vậy. Vả lời rao truyền mà các con đã nghe từ lúc ban đầu, ấy là chúng ta phải yêu thương nhau. Chớ làm như Ca-in là kẻ thuộc về ma quỷ, đã giết em mình. Vì sao người giết đi? Bởi việc làm của người là dữ, còn việc làm của em người là công chính. Hỡi anh em, nếu thế gian ghen ghét anh em thì chớ lấy làm lạ. Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình. Còn ai chẳng yêu thì ở trong sự chết. Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình.
Con cái Đức Chúa Trời là một điều Giăng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trước khi ông đề cập đến một điều dạy mới. Ai xưng là con cái Đức Chúa Trời thì người ấy phải sống đời thánh thiện, nghĩa là tuân giữ và thực hành lời Chúa, nhưng còn phải yêu thương anh em chị em nữa. Đây là những điều ai cũng biết, nhưng rất chậm chạp trong việc thực hiện cụ thể.
Giăng cho thấy rõ rằng tư6 xưng là con cái của ĐCT chưa đủ mà phải có gì minh chứng.
Tân Ước không bao giờ dạy một điều gì mà trước nhất không nhắc rằng phải ý thức mình là ai. Đó là phương thức; Giáo lý - thực hành. Đó là cách trình bầy toàn bộ giáo lý nhưng chú trọng vào việc thực hành cụ thể. Giăng dạy: Nếu là con Đức Chúa Trời thì phải thực hành tình thương.
Chắc trong các cộng đoàn dân Chúa thuộc HT đầu tiên nghĩ rằng một khi đã tin Chúa là không còn vấn đề gì nữa. Hiểu biết về Chúa quan trọng hơn cả và chỉ chú tâm vào việc đó và quên đi mối thông công trong anh em chị em. Đây là thiếu sót lớn trong cộng đồng dân Chúa xưa và nay.
Giăng khởi đầu nói về việc nhận thức mình là con cái ĐCT, sau đó nêu lên bằng chứng là thương yêu anh chị em.
Con cái Chúa là những ai? Người tin Chúa Giê-xu là ai? Họ sống như thế nào? Điều nào phân biệt họ với người chưa tin?
Tại đây Giăng nêu lên ba điểm về người tin Chúa hay tự nhận là con cái của Chúa:
1. Câu 14: Chúng ta biết rằng mình đã vượt khỏi sự chết qua sự sống, vì chúng ta yêu anh em mình.
Như thế người tin Chúa thật là người đã vượt từ chết sang sống. Tín đồ của Chúa Giê-xu không phải là những người đi nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật hay sinh hoạt thường xuyên trong nhà thờ, nhưng căn bản là đã vượt từ chết sang sống.
Theo lời dạy của toàn Kinh Tân Ước, chúng ta tất cả trong bản chất là những người ở tront tình trạng tân linh chết. Đây không nói về những kẻ phạm tội to lớn mà thôi, nhưng bao gồm toàn thể nhân loại được sinh ra trong trần gian. Chúng ta đã được sinh ra trong tội và được hình thành trong tội ác. Theo bản chất, chúng ta là con cái chờ đợi cơn thịnh nộ của Chúa. Chúng ta được sinh ra trong cõi chết và chúng ta tồn tại trong phạm vi đó theo bản chất tự nhiên. Dĩ nhiên đây là hậu quả của cuộc sa ngã tổ tông. Khi Chúa tạo nên người, Chúa đã căn dặn: Nếu ngươi vâng theo các luật lệ này của ta, ngươi sẽ sống; nếu vi phạm, sẽ chết. Con người đã phá vỡ luật Chúa và đã phạm tội chống lại Ngài và kết quả là chết. Phao-lô viết trong Rô-ma chương 5 rằng: Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội.... Sự chết đã cai trị bởi một người. (Câu 12ø, 17). Chúng ta được sinh ra trong lĩnh vực của cái chết, trong điều kiện chết về tâm linh - chết trong vi phạm và tội ác.
Sự chết tâm linh là gì?
a. Chết về tâm linh nghĩa là, không biết ĐCT, là ở bên ngoài sự sống của ĐCT và con Ngài là Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu từng nói: Sự sống đời đời là nhìn biết Cha có một và thật, cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu mà Cha đã sai đến. (Giăng 17:3). Như thế chết và sống đối nghịch nhau. Chết là không biết Thượng Đế, ở bên ngoài sự sống của Chúa, không có mối tương giao với Chúa, không nhận được gì từ nơi Chúa, sống một cuộc đời hoàn toàn cách ngăn đối với Chúa. Đây là tình trạng cố hữu của nhân loại. Đa số người không biết đến Thượng Đế hoặc coi Thượng Đế nhưng một sức mạnh kinh khủng hoặc là một loại triết lý nào đó. Người ta sống không bao giờ nếm được niềm vui do từ hiểu biết Thượng Đế.
b. Nhưng còn một đặc tính thư hai của chết tâm linh theo sau điều đầu tiên, nghĩa là hoàn toàn chết đối với các điều thuộc về tâm linh. Những người chết đây là chết về các giá trị của linh hồn mình. Thượng Đế đã ban cho họ ân tứ đới sống, nhưng họ không quan tâm. Họ chú trọng nhiều đến ăn uống và tự thỏa mãn, sống cho đời này, không nhận thức rằng bên trong mỗi người có một điều gì không thể hư hỏng hay mất được. Họ không biết răng Thượng Đế đã tạo nên thân xác, tâm hồn và tâm linh. Họ quên đi phần cao quý của đời mình và chỉ sống trong một lĩnh vực thấp kém và hoàn toàn chết về các vấn đề tâm linh.
c. Đặc tính thứ ba của chết về tâm linh là: những người ấy không có ý thức nào bản chất tự nhiên của tội và điều ác. Họ cũng không hay có cuộc xung đột tâm linh kinh khủng giữa Thượng Đế và quỷ Sa-tan, tức là quyền lực của Trời và hoả ngục. Kết quả là mỗi người sống theo lòng tham, ước muốn đưa đến những hành động bạo hành tội ác ghê gớm trên thế giới ngày nay.
d. Điểm cuối cùng ta nói về chết tâm linh là cuộc đời càng ngày càng đi sâu vào cái chết. Nghĩa là sa đoạ và tuyệt vọng.
Nhưng người tin Chúa đã thoát khỏi cái chết tâm linh như kể trên mà vào cõi sống. Chúng ta vốn sống trong cõi chết tâm linh mà nay tin Chúa, được sống lại. Như thế là người tin Chúa không phải chỉ là quyết định sống mộg cuộc đời tốt hơn hiện tại, tức là theo một số những nguyên tắc về đạo đức và cố gắng tuân thủ. Không, đây là một cuộc thay đổi lớn, một cuộc chuyển biến từ chết sang sống. Từ nứơc tối tăm sang nước vinh quang của Chúa.
Nhưng làm thế nào chúng ta biết được mình đang sống trong vùng ánh sáng, vùng sự sống? Người vượt từ chết sang sống là những người nói rằng họ biết Chúa. Sự sống đời đời là nhìn biết Cha có mộtvà thật, cùng Chúa Cứu Thế Giê-xu mà Cha đã sai đến. Quý thính giả đã biết Chúa chưa? Sự sống đời đời quý vị có kinh nghiệm chưa? Tôi không hỏi quý vị có tin điều này điều họ không, vì về phương diện trí thức thì chuyện tin không phải là khó. Nhưng tôi xin hỏi quý vị rằng: quý vị có sự sống tâm linh chưa? Đang sống trong cõi sống và biết Thượng Đế và Chúa Giê-xu chưa? Ai có sự sống, sống trong sự sống đều biết rõ điểm này. Khi quý vị cầu nguyện, quý vị có ý thức là đang nói chuyện với Chúa không? Đây không phải là chỉ quỳ gối xuống dâng lên một số hi vọng và ao ước hay thật sự biết rằng Chúa đang ở đó và đang nghe? Giữa quý vị và Chúa có mối quan hệ nào chăng? Chỉ những người nào tin Chúa thật mới tự biết sự sống đó trong con người mình. Những người ấy ý thức được rằng mình khôngcòn sống trong tội và trong vi ohạm nữa, nhưng đã được thức tỉnh, đã được tái sinh. Được ban cho một sự sống mới, và ý thức được sự sống này. Phao-lô nói rằng: Hiện tôi sống không phải là tôi nữa, nhưng Chúa sống trong tôi. Có những điều mà trước kia không quan tâm, nay lại ưa thích. Người ấy có xu hướng về những giá trị tâm linh cao quý, và xa lánh những gì tạm bợ xấu xa trong đời. Người ấy cũng suy nghĩ đến việc phổ truyền phúc âm và thường xuyên cầu nguyện cho thế giới và những giống người trên đất.
Những người tin Chúa thật cũng ý thức được là có một nguyên tắc sống trong con người của mình. Đó là sức mạnh tăng trưởng. Người tin Chúa không đứng mãi một chỗ, nhưng tiến lên mỗi ngày.
Điều quan trọng hơn cả trong đời sống người tin Chúa chân thật là thèm khát thánh khiết. Nghĩa là ưa thích Chúa và luật lệ thánh của Ngài và ước mong duy nhất là sống trong cuộc đời mới này với các nguyên tắc huyền nhiệm của Chúa.
Quý thính giả thân mến, quý vị có thấy mình là người thuộc danh sách một nhà thờ, hay cộng đoàn dân Chúa nào đó, sống khá hơn mọi người đôi chút, hay là biết rõ rằng mình đã từ chết qua sống?
2. Điều thứ hai: người tin Chúa là thuộc về Chúa. Ai làm điều công chính là thuộc về Đức Chúa Trời. Người tin Chúa không phải chỉ biết Chúa, nhận được điều gì thuộc bản chất của Chúa, nhưng còn trở thành người tham dự vào bản chất của Chúa nữa. Phao-lô gọi người tin Chúa là ngưới nhà của Chúa. Như thế người tin Chúa là gia nhập vào gia đình của Chúa, và phải mang những sắc thái của gia đình đó.
Chúa Giê-xu dạy: Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn. Mathiơ 5: 48. Lúc ấy Chúa đang dạy người ta thương yêu nhau, yêu kẻ thù, làm điều thiện lành cho kẻ ghét mình v.v. Đó chính là đặc tính của người tin Chúa.
3. Điều thứ ba Giăng dạy là người tin Chúa có sự sống đời đời ở trong mình. Câu 15 ghi:
Ai ghét anh em mình, là kẻ giết người; anh em biết rằng chẳng một kẻ nào giết người có sự sống đời đời ở trong mình. Chúng ta phải xác nhận rõ mình là người tin Chúa, là con cái Chúa. Đời sống người tin Chúa như một đỉnh núi cao ta phải trèo lên. Nhưng trước khi làm hành động nào nên ý thức rằng mình có sự sống vĩnh hằng, nếu không thì ta chưa phải là tín đồ của Chúa.
Như thế đời sống người tin Chúa là cuộc đời được quản chế, kiểm soát bởi một nguyên tắc mới về đời sống. Nhưng ta nên nhớ Chúa đang hành động trong con dân Ngài. Phi-líp 2:13 ghi rằng: Vì ĐCT cảm động lòng anh em, vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài. Đó chính là ý nghĩa của sư sống vĩnh hằng bên trong ta. Chúa đặt vĩnh hằng trong tâm linh ta, vĩnh hằng như một thứ men làm dậy bột lên. Kết quả là làm ta thành một người mới. Y như cây trong mùa xuân. Mùa đông lá vàng trút xuống, vì bị chồi mới đẩy xuống, rồi mùa xuân lộc chồi đâm nẩy. Lá cũ phải nhường chỗ cho lá mới. Đó cũng là hiện tượng người mới trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bạn có cảm biết một loại sức mạnh đang hoạt động trong tâm hồn mình không?
Bạn có tin rằng có một nguyên tắc về đời sống mới mẻ trong bạn không?
Bạn có ý thức được rằng trong bản chất bạn, đã có một chút men, một thứ sức mạnh xô đẩy bạn, khiến bạn phải tiến bước, ao ước sự thánh khiết, ước muốn cầu nguyện tha thiết hơn vàbiết Chúa rõ hơn không?
Bạn có nhận thấy một điều gì khuấy khuất bạn, một sức mạnh không cho phép bạn sống mãi trong chốn tối tăm chăng?
Chúng ta không thể là tín đồ thật của Chúa nếu chúng ta cảm nhận loại sức mạnh vĩnh hằng ấy đang thôi thúc chúng ta đến các bến bờ hạnh phúc vĩ đại hơn.