Vào tối Thứ Tư vừa qua chúng ta đã
cùng nhau học lời Chúa Giê-xu phán trong Giăng 10:10b: còn ta đã đến,
hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật.
Với đời sống dư dật Chúa ban cho,
chúng ta nên:
1.
Tìm kiếm Chúa hết lòng
2.
Tin cậy Chúa trọn vẹn
3.
Tương quan tốt với Chúa và với người
4.
Tăng cường nỗ lực phục vụ Chúa
Tối hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học
lời Chúa trong Ê-phê-sô 2:8-10
8Vả, ấy là nhờ
ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn
là sự ban cho của Ðức Chúa Trời. 9Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu,
hầu cho không ai khoe mình; 10vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã
được dựng nên trong Ðức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Ðức Chúa Trời đã
sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo.
Điều Tốt Hơn, Điều Tốt Nhất:
Sau thời gian dài miệt mài trong việc
tìm kiếm Chúa hết lòng, tin cậy Chúa trọn vẹn, tương quan tốt với Chúa, với
người và tăng cường nỗ lực cá nhân, Tiến Sĩ Oswald kết luận: Năm tôi khoảng
30 tuổi tôi tin rằng không ai bằng Đấng Christ. Năm tôi khoảng 40 tuổi tôi hiểu
không ai hơn Đấng Christ. Năm tôi khoảng 50 tuổi tôi biết rõ không ai có thể so
sánh với Đấng Christ. Năm tôi khoảng 60 tuổi, tôi có thể quả quyết chỉ có Đấng
Christ mà thôi.
Càng tiến bước trên linh trình chúng
ta càng kinh nghiệm Chúa nhiều hơn. Khi được Chúa cứu qua ân điển, bởi đức tin,
chúng ta cần lớn lên trong niềm tin, trong nếp sống đạo. Nói cách khác hơn, một
khi đã được Chúa tân tạo, chúng ta cần tăng tiến. Chúng ta tự nhiên muốn làm
điều thiện, không phải để được cứu nhưng vì cớ đã được cứu. Mỗi ngày chúng ta cố gắng chọn điều tốt để
suy nghĩ, lời tốt để nói, việc tốt để làm và chúng ta cầu xin Chúa ban phước
cho những điều chúng ta chọn lựa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng ta nên tự hỏi:
Tôi đang mời Chúa cọng tác với tôi hay tôi đang cọng tác với Chúa. Tôi có cố
gắng tìm kiếm xem Chúa đang làm việc ở đâu để tôi đến đó mà làm việc với Chúa
hay không?
Mục đích trong đời sống tôi đang hướng
đến Chúa hay đang hướng về chính mình? Nếu mục đích trong đời sống tôi hướng về
chính mình tôi sẽ dễ chùng bước hay kiệt lực. Nếu đặt con người vào tâm điểm
thể nào chúng ta cũng sẽ dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng về thể chất, cảm
xúc, tâm lý lẫn tâm linh.
Bạn có từng cảm thấy bải hoải tay chân khi đi trên đoạn đường dài? Bạn
có từng cảm thấy kiệt sức khi năng lực cạn dần? Lắm người phải bỏ cuộc lưng
chừng hoặc buông xuôi trước khi đi đến cuối đường vì đã đặt mục tiêu vào chính
mình và nương tựa nơi sức riêng của mình. Cái tôi hoặc cái bản ngã của họ không
giúp ích được gì cho họ hết. Họ tưởng là họ vì Chúa nhưng thật ra họ vì chính
mình. Học tưởng là họ tin cậy và nương dựa nơi Chúa nhưng thật ra họ đang nương
dựa vào chính mình.
Bạn có đang mệt mỏi về một phương diện nào đó trong đời sống mình
chăng? Nếu có bạn hãy đánh dấu vào ô vuông thích hợp:
q
Học Hành Luyện Tập
q
Làm Lụng Sinh Sống
q
Gìn Giữ Hôn Nhân
q
Thực Hiện Mơ Ước
q
Tương Lai Sự Nghiệp
q
Nuôi Nấng Con Cái
q
Dạy Dỗ Con Cái
q
Quản Trị Tiền Bạc
q
Chăm Sóc Sức Khỏe
q
Phụng Dưỡng Cha Mẹ
q
Thương Tiếc Người Thân
q
Chăm Sóc Tình Bạn
q
Xây Dựng Hội Thánh
q
Xác Định Ưu Tiên
Nếu thấy được triệu chứng của sự mệt mỏi và được thêm sức kịp thời thì
có thể tránh được tình trạng khủng hoảng hoặc suy yếu trầm trọng, phương hại
đến chính bản thân và cũng có thể ảnh hưởng đến người khác.
Có những cơn khủng hoảng đến nhanh. Có những cơn khủng hoảng đến chậm,
có nghĩa là phải trải qua khoảng thời gian lâu dài mới lên đến cao điểm. Có
trường hợp phục hồi năng lực mau chóng. Có trường hợp phục hồi năng lực chậm
rãi.
Trong những chữ thời xưa có chữ nguy cơ là một chữ khá hay. Chữ này là
chữ kép của hai chữ nguy hiểm và cơ hội. Trước hết chúng ta hãy chú ý đến chữ
nguy hiểm.
Nguy hiểm của những cơn khủng hoảng dai dẳng trường kỳ trong đời sống
cá nhân là gì? Những cơn khủng hoảng này dễ khiến người ta trở nên cau có, cáu
kỉnh, kình cự, kèn cựa, cãi cọ, kêu ca, cứng cỏi, kênh kiệu, kỳ cục, quá quắc
và thường kiếm cớ để kiện cáo lẫn nhau.
Nguy hiểm của những cơn khủng hoảng dai dẳng trường kỳ bao gồm những
triệu chứng sau đây:
q
Lừ đừ
q
Mệt mỏi
q
Ngao ngán
q
Bồn chồn
q
Lo lắng
q
Căng thẳng
q
Bực tức
q
Nóng giận
q
Oán hận
Mục đích của bài học hôm nay nhắm vào việc giúp chúng ta tránh xa những
nguy hiểm tai hại trên đây.
Trong quyền năng của Chúa, với sức lực của Ngài chúng ta có thể đối phó
với những gian nan thử thách trong đời sống cách hữu hiệu hầu cho chúng ta
không những tránh được nguy hiểm mà còn xem chúng như là cơ hội để tăng trưởng
cách vững vàng trong đời sống tâm linh.
Lý Do Kiệt Lực Hoặc Khủng Hoảng
Hầu hết những trường hợp kiệt lực hoặc khủng hoảng đều là kết quả của
nhiều quyết định và hành động sai lầm. Vừa mới nuốt trôi một thỏi kẹo chocolate
cỡ lớn một người có thể nhìn vào gương và nói rằng nào có khác biệt chi đáng kể
đâu. Người đó suy nghĩ như vậy và mỗi ngày đều ăn như vậy. Sau một tháng, người
đó không thể tự dối mình khi nhìn vào gương hoặc khi bước lên bàn cân.
Gieo Giống
1Hỡi anh em, vì
bằng có người nào tình cờ phạm lỗi gì, anh em là kẻ có Ðức Chúa Trời, hãy lấy
lòng mềm mại mà sửa họ lại; chính mình anh em lại phải giữ, e cũng bị dỗ dành
chẳng. 2Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn
luật pháp của Ðấng Christ. 3Vì, nếu có ai, dầu mình không ra chi
hết, mà cũng tưởng mình ra chi ấy là mình dối lấy mình. 4Mỗi người
phải thử xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi, chớ chẳng
phải tại kẻ khác. 5Vì ai sẽ gánh lấy riêng phần nấy.
6Kẻ nào mà
người ta dạy đạo cho, phải lấy trong hết thảy của cải mình mà chia cho người
dạy đó.
7Chớ hề dối
mình; Ðức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai
gieo giống chi, lại gặt giống ấy. 8Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ
bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh
mà gặt sự sống đời đời. 9Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu
chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ chúng ta sẽ gặt. 10Vậy, đương lúc
có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta
trong đức tin.
Bạn hãy cho biết kết quả của những hạt
giống sau đây:
Hạt Giống Kết
Quả
Gian dối ________________________
Thành
thật ____________________
Nhơ bẩn ____________________
Thanh
sạch ____________________
Luông tuồng ____________________
Tiết
độ ____________________
Phản bội ____________________
Trung
thành ____________________
Lừa bịp ____________________
Ngay
thẳng ____________________
Thù oán ____________________
Ân
hậu ____________________
Tranh đấu ____________________
Hòa
thuận ____________________
Ganh ghét ____________________
Tử
tế ____________________
Buồn giận ____________________
Vui
vẻ ____________________
Cải lẫy ____________________
Dịu
dàng ____________________
Bất bình ____________________
Yên
lặng ____________________
Bè đảng ____________________
Vô
tư ____________________
Gây gỗ ____________________
Thân
thiện ____________________
Say sưa ____________________
Sáng
suốt ____________________
Mê tham ____________________
Thanh
liêm ____________________
Phung phí ví dụ: nợ nần nặng nề
Cần
kiệm ____________________
Tức giận ví dụ: cảm tình sức mẻ
Kiên
nhẫn ____________________
Vị kỷ ____________________
Vị
tha ____________________
Cay đắng ____________________
Ngọt
ngào ví dụ: dễ kết bạn
Kiêu ngạo ____________________
Khiêm
tốn ____________________
Nghi ngờ ____________________
Tin
cậy ____________________
Hẹp hòi ____________________
Rộng
lượng ví dụ: cảm thông, tha thứ
Ganh ghét ____________________
Yêu
thương ____________________
Hãy nhận định và mô tả sơ lược một vài
khó khăn bạn đang đối diện trong việc giao tế. Làm thế nào bạn có thể tránh
được những khó khăn này nếu trước đây bạn đã có thể gieo giống khác hơn?
Tươi Tỉnh
Tăng Tiến
Tịnh Tâm