Kỳ
vọng có nghĩa là trông mong điều sẽ xảy đến. Kỳ vọng, hoài bão, ước mơ là những
gì sẽ đến hoặc sẽ có thể thực hiện được trong tương lai. Chẳng hạn như cha mẹ
nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ con cái với kỳ vọng con mình sẽ trở nên người tốt,
có ích cho bản thân, gia đình, hội thánh và xã hội. Bạn đang kỳ vọng điều gì
trong đời sống? Bạn hãy dùng những số từ 1 đến 7 để cho biết bạn đang kỳ vọng
ít hoặc nhiều trong số những điều sau đây:
q Có đời sống tự
do, thong thả, nhẹ nhàng
q Có đời sống
ràng buộc, giới hạn, mực thước
q Có địa vị xã
hội trội hơn hẳn mọi người
q Có sự vui
thỏa, không so đo, không khó chịu
q Có lợi tức
thật cao để có thể tiêu xài rộng rãi
q Có lợi tức đầy
đủ để dùng cho những việc cần thiết và ý nghĩa
q Có nhà cửa gọn
gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, khang trang
q Có nhà cửa
rộng rãi thênh thang báu vật ngổn ngang
q Có xe cộ an
toàn
q Có xe cộ thật
sang
q Được chấp nhận
q Được thông cảm
q Được tha thứ
q Được nâng đỡ
q Được tưởng nhớ
q Được quí mến
q Được tôn trọng
q Được tin cậy
q Được yêu
thương
q Có tâm linh
hướng thượng
q Có đời sống
tin kính mẫu mực
q Có tài năng,
có đức độ của người được Chúa ban ơn
q Có sự khôn
ngoan sáng suốt dùng cho việc tốt lành
q Có lòng kính
mến Chúa cách thiết tha
q Có lòng yêu
thương anh em cách thật thà
q Có lòng cảm
kích, biết ơn Chúa, nhớ ơn người
q Có hành vi lễ
độ
q Có tác phong
cao quí
q Có nhân cách
xứng đáng
q Có cung cách
hiền hòa,
q Có thái độ
khiêm tốn
Kỳ vọng không thành có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Có những kỳ
vọng do xã hội hoặc văn hóa áp đặt. Những kỳ vọng đó không hẳn là điều tốt nhất
cho mỗi cá nhân. Chẳng hạn như phải có danh vọng thật cao, phải có địa vị trổi
bật, phải có lợi tức thật lớn, phải có nhà cửa thật rộng, phải có xe cộ thật
sang.
Đức Chúa Trời
dựng nên cả vũ trụ. Ngài giàu có vô cùng. Chúa ban cho con người trách nhiệm
quản trị mọi điều Ngài đã dựng nên. Con người cần chu toàn trách nhiệm lớn lao
đó. Với trách nhiệm Chúa trao phó, con
người cần tôn thờ Đấng Sáng Tạo và quản trị những loài thọ tạo. Có những người
vì không biết Chúa, không tin Chúa nên cứ làm điều ngược ngạo. Họ coi thường
Đấng Sáng Tạo và dùng phần lớn đời sống mình để phục vụ sản vật thay vì làm chủ
nó. Dĩ nhiên ai cũng phải học tập siêng năng, làm lụng cần mẫn, tiết kiệm kinh
doanh, để dành sự sản, mua sắm xe cộ, xây dựng nhà cửa v. v… vì đó là những
điều gìúp cho đời sống thêm phần thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, những giá trị
đó không nên trở thành cứu cánh của cuộc đời. Nếu kỳ vọng đời người chỉ đặt nơi
danh vọng, địa vị, của cải vật chất là những thứ có thể mất đi thì quả là điều
sai lầm và đáng tiếc. Đó là lý do Chúa Giê-xu đã nhắc nhở: Nếu người nào được cả thiên hạ mà mất đi chính linh hồn mình thì có ích
chi chăng?
Ngày xưa, Chúa có phán hứa cùng Giô-suê:
Phàm nơi nào bàn chơn các ngươi đạp đến,
thì ta ban cho các ngươi, y như ta đã phán cùng Môi-se (Giô-suê 1:3). Chúa
đặt sản nghiệp dưới chân Giô-suê và dân sự của Ngài. Chúa không muốn sản nghiệp
đó làm nặng nề đầu óc hoặc bả vai của dân Ngài. Ngày nay, khi chúng ta cậy ơn
Chúa để đến định cư tại xứ mình không khai dựng, uống nước từ bồn chứa không do
mình xây cất, ăn trái từ nơi cây mình không cất công trồng trọt, bước đi trên
đất đai tự do mình không bỏ mạng sống để bảo vệ, mong rằng chúng ta luôn nhớ ơn
Chúa và lời nhắc nhở của Ngài: Nhưng
trước hết, hãy tìm kiếm nước Ðức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài
sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa (Ma-thi-ơ 6:33). Đừng để sản vật làm
chủ mình, nhưng chính mình phải làm chủ sản vật theo lượng ban cho của Chúa.
Bạn hãy kể lại kinh nghiệm của chính
mình, khi kỳ vọng của bạn không thành hoặc bị trì hoãn:
Tiên tri Ê-sai
ngày xưa đã rao truyền lời phán của Chúa như sau trong Ê-sai 55: 6Hãy tìm kiếm Ðức Giê-hô-va đang khi mình
gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! 7Kẻ ác khá bỏ đường mình,
người bất nghĩa khá bỏ các ý tưởng; hãy trở lại cùng Ðức Giê-hô-va, Ngài sẽ
thương xót cho, hãy đến cùng Ðức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào. 8Ðức
Giê-hô-va phán: Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi
chẳng phải đường lối ta. 9Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu,
thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các
ngươi cũng bấy nhiêu.
Ý tưởng của
Chúa cao xa, tốt lành hơn ý tưởng của chúng ta. Bởi vậy nên ngay cả khi kỳ
vọng, ước mơ hay hoài bão của chúng ta không thành hoặc phải trì hoãn, chúng ta
vẫn cứ nên tin cậy nơi thánh ý toàn vẹn của Chúa: 17Vì
dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, và sẽ không có trái trên những cây nho; cây
ô-li-ve không sanh sản, đồ ăn; bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, và không có bầy bò
trong chuồng nữa. 18Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Ðức Giê-hô-va,
tôi sẽ hớn hở trong Ðức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi. 19Ðức
Giê-hô-va là Chúa, là sức mạnh của tôi, Ngài làm cho chơn tôi giống như chơn
con hươu, khiến tôi đi trên các nơi cao của mình (Ha-ba-cúc
Tác
giả của đoạn kinh văn trên đây nói về bối cảnh nông nghiệp. Trong bối cảnh của
bạn ngày nay, bạn có thể viết gì cho hoàn cảnh của mình (Ví dụ: ví dầu xe tôi
đang chạy bị đụng tan tành mà lỗi không do tôi; hoặc: ví dầu bạn bè đồng nghiệp
làm khó cho tôi. . . Dầu vậy . . .)
Dầu
vậy, tôi sẽ vui mừng trong Ðức Giê-hô-va, tôi sẽ hớn hở trong Ðức Chúa Trời của
sự cứu rỗi tôi. Bạn làm được điều trên đây cách dễ dàng hay khó khăn?
|
|
|
|
|
|
|
Dễ Dàng |
|
Khó Khăn |
Có phải vì
thấy kỳ vọng khó thành đạt mà chúng ta không nên có ước mơ, hoài bão hoặc những
dự trù, lo liệu, toan tính cho tương lai chăng? Không phải vậy đâu. Điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ là
trong khi chúng ta hoạch định cho tương lai, chúng ta cần tôn trọng ý Chúa,
chúng ta cần định chuẩn đường hướng tương lai của mình trong ánh sáng của Lời
Chúa.
Khi chúng ta
không những lấy nghe làm đủ nhưng còn thực hành cách nghiêm chỉnh Lời Chúa
khuyên dạy và xây dựng tương lai của mình theo thánh ý của Chúa thì chúng ta sẽ
không thất vọng.
Rôma 5:1-5 giúp chúng ta tập nương tựa
nơi Chúa, đứng vững trong Chúa, và trưởng thành trong mọi hoàn cảnh: 1Vậy chúng ta đã được xưng công
bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Ðức Chúa Trời, bởi Ðức Chúa Jêsus
Christ chúng ta, 2là Ðấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong
ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự
trông cậy về vinh hiển Ðức Chúa Trời. 3Nào những thế thôi, nhưng
chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn
nhục, 4sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy. 5Vả,
sự trông cậy không làm cho hổ thẹn, vì sự yêu thương của Ðức Chúa Trời rải khắp
trong lòng chúng ta bởi Ðức Thánh Linh đã được ban cho chúng ta.
Phi-e-rơ 1:3-7
cũng có lời khuyên tương tự: 3Quyền phép Ðức Chúa Trời
đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tôn kính, khiến chúng ta
biết Ðấng lấy vinh hiển và nhơn đức mà gọi chúng ta, 4và bởi vinh
hiển nhơn đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho
nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên
người dự phần bổn tánh Ðức Chúa Trời. 5Vậy nên, về phần anh em, phải
gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhơn đức, thêm cho nhơn đức sự học thức, 6thêm
cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự
tôn kính, 7thêm cho tôn kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình
yêu thương anh em lòng yêu mến. 8Vì nếu các điều đó có đủ trong anh
em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong
sự nhận biết Ðức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu.
Kinh Thánh dạy
rằng: mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao
và bởi Cha sáng láng mà xuống (Gia-cơ 1:17a). Nếu không cẩn thận
nhiều khi chúng ta quên tạ ơn Chúa về vô số ơn phước Chúa hằng ban cho. Không
những vậy, thỉnh thoảng chúng ta lại còn thắc mắc về những điều chúng ta nghĩ
là Chúa nên ban cho mình. Điều chúng ta cần học là 16Hãy
vui mừng mãi mãi, 17cầu nguyện không thôi, 18phàm làm
việc gì cũng phải tạ ơn Chúa; vì ý muốn của Ðức Chúa Trời trong Ðức Chúa Jêsus
Christ đối với anh em là như vậy (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:16-18).
Bạn hãy cho biết Chúa muốn bạn làm điều
gì sau khi học xong bài học này?
Với đời sống dư dật Chúa ban cho, chúng ta nên:
1. Tìm kiếm Chúa hết lòng
2. Tin cậy Chúa trọn vẹn
3. Tương quan tốt với Chúa và với người
4. Tăng cường nỗ lực phục vụ Chúa
Bài 2 có tựa đề Đời Sống Gian
Nan. Qua bài học này chúng ta học về cách ngăn ngừa phần nào những khủng hoảng
mhầu có đủ năng lực sống mỗi ngày cách ý nghĩa.
Bài 3 có tựa đề Đời Sống Giá Trị. Bài học này bàn về những giá
trị thật sự ý nghĩa và bền vững trong hôn nhân, trong gia đình, trong mối quan
hệ với Chúa và tha nhân.
Bài 4 – bài học hôm nay – có tựa đề
Đời Sống Kỳ Vọng. Bạn hãy tóm lược nội dung bài học này:
Tươi Tỉnh
Tăng Tiến
Tịnh Tâm