Hãy vui vẻ, và nức lòng mừng rỡ, vì phần thưởng các ngươi ở trên trời là lớn lắm; bởi vì người ta cũng từng bắt bở các đấng tiên tri trước các ngươi như vậy." (c. #12)
Câu hỏi suy ngẫm: Chúa Giê-xu và môn đệ Ngài cho chúng ta gương nào về sự chịu khổ vì Phúc Âm? Sự chịu khổ đem lại lợi ích nào cho cá nhân và cho Hội Thánh Chúa? Động cơ nào khiến chúng ta sẵn sàng chịu khổ vì Chúa?
Khi biết sự bách hại xuất phát như thế nào, chúng ta có thể thấy vinh quang của con đường tuận đạo. Nói về chân phúc của người chịu bách hại là một điều kỳ lạ, nhưng đối với người có cái nhìn xa hơn hiện tại bằng một tâm trí hiểu được sự cao trọng của những vấn đề liên hệ thì chắc hẳn phải có vinh quang trong con đường đẫm máu đó.
1. Chịu bách hại là một cơ hội để chứng tỏ lòng trung thành cùng Đức Chúa Trời. Một trong các nhà tuận đạo nổi danh là: Polycarp, vị giám mục già tại thành Si-miệc-nơ. Đoàn dân kéo ông đến trước toà án La Mã, người ta cho ông lựa chọn giữa việc dâng hương cho tượng Sê-sa hoặc là chết. Đây là câu trả lời bất hủ: "Tám mươi sáu năm qua tôi đã hầu việc Chúa Cứu Thế, Ngài chưa từng làm điều gì hại cho tôi, nỡ nào tôi xúc phạm đến vị Vua đã cứu tôi. Vậy họ đem ông lên giàn hoả, lời cầu nguyện cuối cùng của ông là: "Ôi lạy Đức Chúa Trời Toàn Năng, Cha của Chúa, Con yêu dấu đầy ơn phước bởi Chúa Con mà chúng con nhận biết Cha.... Con cảm tạ Ngài đã khoan nhân xét con là xứng đáng cho giờ phút này". Đây là dịp tiện tối cao để tỏ lòng trung thành với Chúa Cứu Thế. Nhiều người suốt cuộc đời chẳng bao giờ làm gì thật sự hi sinh cho Chúa Giê-xu. Giờ phút mà Cơ Đốc giáo bắt ta trả giá, là lúc mở ra để chúng ta chứng minh lòng trung thành với Chúa Cứu Thế Giê-xu, cho cả thế gian đều thấy.
2. Phải chịu sự bắt bớ như Chúa Cứu Thế Giê-xu đã phán là đi con đường với các đấng tiên tri, các thánh đồ và người tuận đạo đã đi. Chịu khổ vì chân lý là được dự phần tiếp nói với sự nghiệp lớn lao của họ. Người nào phải chịu đạu khổ vì đức tin mình có thể quay lại và nói: "Hỡi các anh em, chúng tôi đang đi trên con đường các thánh phải trải qua."
3. Chịu bách hại là dự phần vào một cơ hội trọng đại: Chỉ cần có mặt lúc một biến cố quan trọng xảy ra cũng đủ làm chúng ta xúc động, huống chi được tham dự vào biến cố đó. Khi một người được kêu gọi chịu khổ cho Cơ Đốc giáo đó là một thì giờ quan hệ, một cơ hội trọng đại, là sự xung đột giữa thế gian và Chúa Cứu Thế, là thì giờ trong bi kịch đời đời. Được dự phần trong thì giờ đó không phải là một hình phạt mà là một vinh dự. Chúa Giê-xu phán: "Hãy vui mừng hớn hở trong thì giờ đó, vui mừng khôn cùng." Chữ vui mừng hớn hở là do động từ Y Lạp 'agalliasthai', gồm hai chữ có nghĩa hớn hở, nhảy nhót, đó là sự vui mừng khiến chúng ta nhảy nhót. Có người bảo đó là sự vui mừng của người leo núi đã lên tới đỉnh, vui mừng nhảy nhót vì chặng đường núi đã bị chinh phục.
Chúa ơi, bao năm tháng qua Ngài yêu con, chăm sóc, bồng ẵm con, xin giúp con hết lòng yêu Ngài và theo Ngài, và giúp con thấy được đích mà con sẽ đạt tới trong sự vui mừng.
(c) 2024 svtk.net