"Song, khi ngươi cầu nguyện, hãy vào phòng riêng, đóng cửa lại rồi cầu nguyện Cha ngươi ở nơi kín nhiệm đó" (Ma-thi-ơ 6:6)
Câu hỏi suy ngẫm: Lý do nào Chúa đưa ra lời khuyên trong câu #6? Theo bạn chúng ta cần có kỷ luật nào trong sự cầu nguyện không? Tại sao? Có khi nào bạn thấy khó chịu khi một người cầu nguyện quá dài không? Tại sao?
a. Thì giờ cầu nguyện: Người Do Thái sùng đạo dành thì giờ đặc biệt để cầu nguyện. Vào lúc chín giờ sáng, mười hai giờ trưa và ba giờ chiều, dù đang ở đâu họ cũng cầu nguyện. Rõ ràng là họ đã có nhớ tới Đức Chúa Trời, hay cũng có thể chỉ cầu nguyện theo thói quen. Có câu chuyện kể, một người Hồi giáo đang cầm dao đuổi theo kẻ thù, bỗng chuông cầu nguyện vang lên, anh ta dừng lại, mở tấm thảm cầu nguyện quì gối và đọc vội bài cầu nguyện, rồi đứng dậy, tiếp tục cuộc rượt đuổi và sát nhân. Mỗi ngày ba lần tưởng nhớ Đức Chúa Trời là điều thật tốt, nhưng cũng là điều nguy hiểm khi người ta chỉ cầu nguyện qua loa mà không hề suy nghĩ gì về Ngài.
i.
nguyện. Có khuynh hướng gắn liền sự cầu nguyện với một số nơi nào đó, đặc biệt là với nhà hội. Không thể phủ nhận là có một số nơi dường như Đức Chúa Trời ở rất gần, nhưng có rabi lại đi xa hơn quyết đoán rằng lời cầu nguyện chỉ linh nghiệm khi dâng lên trong đền thờ hoặc trong nhà hội. Từ đó hình thành thói quen lên đền thờ vào giờ cầu nguyện. Trong những ngày đầu của Hội Thánh Đức Chúa Trời, ngay cả môn đệ Chúa Giê-xu cũng nghĩ như vậy vì chúng ta biết Phi-e-rơ và Giăng lên đền thờ trong giờ cầu nguyện (Công-vụ các Sứ-đồ 3:1). Hiểm hoạ ở đây là có thể làm người ta nghĩ rằng Đức Chúa Trời bị giới hạn vào những nơi thánh khiết và quên rằng cả thế gian này là đền thờ của Ngài. Các rabi khôn ngoan nhất đã thấy hiểm hoạ này, họ nói: "Đức Chúa Trời phán bảo Y-sơ-ra-ên hãy cầu nguyện trong nhà hội của thành phố ngươi, nếu không thể được, hãy cầu nguyện ngoài đồng, nếu không thể được, hãy cầu nguyện trên giường ngươi, không thể được nữa, hãy hiệp thông với chính lòng ngươi và yên lặng".
Rắc rối của bất cứ cơ chế nào không nằm trong chính cơ chế đó mà ở người sử dụng nó. Một người có thể làm cho một hệ thống cầu nguyện thành một công cụ thờ phượng sùng kính hoặc thành một việc làm chiếu lệ, hời hợt chẳng suy nghĩ gì.
c. Bài cầu nguyện dài. Người Do Thái có khuynh hướng đọc bài cầu nguyện dài. Nhưng đó cũng không phải là khuynh hướng riêng của người Do Thái: Vào thế kỷ 18, tại Tô-cách-lan kéo dài sự thờ phượng đồng nghĩa với sùng kính. Trong các cuộc thờ phượng, người ta đọc từng câu Kinh Thánh kéo dài một giờ và một bài giảng dài một giờ nữa. Xưa và nay người ta vẫn còn ngầm tưởng rằng nếu ai gõ cửa Đức Chúa Trời lâu thì Ngài sẽ đáp lời, nói nhiều và làm phiền Chúa nhiều thì Ngài sẽ đoái đến. Những rabi khôn ngoan nhất đã thấy rõ điều này; một người trong họ nói: "Cấm kéo dài sự khen ngợi Đấng Thánh". Tác giả Thi Thiên đã nói: "Ai có thể thuật các công việc quyền năng của Đức Giê-hô-va, truyền ra hết sự ngợi khen của Ngài" (#106:2). Chẳng ai có thể làm được, "chớ vội mở miệng ra, và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời ở trên trời, còn ngươi ở dưới đất. Vậy ngươi nên khá ít lời" (Truyền-đạo 5:1,2). "Sự thờ phượng tốt nhất là giữ yên lặng". Rất dễ lẫn lộn sự lắm lời với sự tin kính, sự trôi chảy với lòng sùng kính, và không ít người đã rơi vào lầm lỗi đó.
Lạy Chúa xin dạy con biết dâng lên những lời cầu nguyện đẹp lòng Ngài, với lòng tôn kính Chúa.
(c) 2024 svtk.net