(4 tháng 11)
Chủ Đề: Niềm Tin Sống Động
Chủ Đề Phần III: Minh Chứng Niềm Tin
(2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1 3:18)
Mô Tả Phần III: Bốn bài học trong Phần này nhấn mạnh vào sự dạy dỗ của Phao-lô dành cho các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca trong việc minh chứng niềm tin trước những sự thứ thách, khó khăn và rối loạn.
Tác Động Trong Đời Sống: Để hướng dẫn học viên minh chứng niềm tin bằng cách:
v Tin cậy Chúa dù phải chịu đựng sự thử thách hoặc ngăn trở.
v Luôn luôn tin cậy vào sự tái lâm chắc chắn của Chúa.
v Đứng vững trong niềm tin.
v Làm việc cách trách nhiệm để hoàn tất những bổn phận tin kính cá nhân.
Tuần Lễ Tựa Đề Và Kinh Văn
4 tháng 11 Tin Cậy Đức Chúa Trờí (2 Tê-sa-lô-ni-ca :1-12)
11 tháng 11 Giữ Vữõng Niềm Tin ( Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-12)
18 tháng 11 Đứng Vững Trong Chúa (2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13 3:5)
25 tháng 11 Sống Cách Trách Nhiệm (2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6-1)
Kinh Văn: (2 Tê-sa-lô-ni-ca :1-12)
Câu Gốc: 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:6-7
Bài học này nhằm mục đích cắt nghĩa những lời khuyên của Phao-lô dành cho các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca trong quyết tâm tin cậy Chúa giữa những hoạn nạn, bắt bớ, khó khăn. Trọng tâm của bài học hướng đến việc củng cố niềm tin vì biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng công bình và Ngài chắc chắn sẽ hành động tùy theo ý định tốt lành của Ngài. Bài học này nhắc nhở con cái Chúa bền lòng tin cậy nơi Chúa trong mọi hoàn cảnh của đời sống.
Nhờ niềm tin đặt nơi Chúa con cái Chúa có thể trưởng thành, trung tín và sẵn sàng đương đầu với những thử thách, khó khăn, hoạn nạn, bắt bớ và mang vinh hiển dâng lên Chúa.
Có khi con cái Chúa thắc mắc tại sao Chúa lại cho phép điều ác xảy ra và kẻ ác có vẻ như thắng thế. Thắc mắc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi niềm tin của họ bị lay động. Họ có thể ngờ vực về tình thương Chúa dành cho mình. Đức Chúa Trời muốn con cái Ngài hiểu rằng Ngài luôn luôn yêu thương họ và Ngài sẽ hành động tùy theo thì giờ, tùy theo ý định tốt lành đời đời của Ngài.
I. Tin Cậy Chúa Và Trưởng Thành (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:1-4)
Ngày xưa, đứa con trai nhỏ của người viết bài này cầm búa đóng đinh. Tay còn yếu quá, cầm búa không vững cho nên nó nện cái búa ngay vào đầu ngón tay, đau điếng. Lúc nó đang mếu máo, sắp sửa khóc òa lên thì có người đúng gần đó nói: Ah! That makes you more like a man! (A! như thế là giống người lớn rồi đó). Nghe khen như vậy, nó thích chí quá, quên cả đau, vừa xuýt xoa, vừa chơi tiếp. Suốt cả một tuần lễ, nó không đụng đến cái búa nhưng không bao lâu sau đó nó xử dụng búa rất giỏi. Lắm khi chúng ta phải trải qua kinh nghiệm khó khăn nhưng cũng nhờ đó mà chúng ta có thể trưởng thành.
Trong bức thơ thừ nhì gởi cho các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô tiếp tục cảm tạ Đức Chúa Trời về sự tiến bộ trong niềm tin và trong sự yêu thương của họ. Hơn nữa, cho dù họ có bị khó khăn, khốn khổ đến mấy họ cũng vẫn hết lòng tin cậy Chúa. Hoạn nạn không làm cho họ nản chí nhưng lại khiến họ thêm vững lòng tin. Phao-lô vô cùng hãnh diện về sự trưởng thành của họ.
Có ai trong vòng chúng ta phải đối đầu với những gian nan, nguy khốn như Đa-vít chăng? Ông khổ đến độ mỗi đêm nước mắt tuôn tràn ướt cả giường chiếu và cặp mắt ông trở nên hao mòn, làng lệt. Dầu vậy, trong lúc sầu thảm Đa-vít không tuyệt vọng. Ông nhớ đến Chúa, Đấng nghe thấu tiếng rên siết, kêu cầu của ông. Chúa không ở xa mỗi một người trong chúng ta nhưng chúng ta cần có lòng thành khẩn, hết sức tìm cầu Chúa và nương tựa nơi Ngài (như lời giảng của Phao-lô ở thành A-thên ngày xưa trong sách Công Vụ đoạn 17, câu 27). Phao-lô lại còn khuyên chúng ta nên trao mọi điều lo lắng mình cho Chúa vì Ngài thường hay chăm sóc chúng ta. Dù là trong việc riêng hay việc chung, Chúa vẫn là Đấng quan phòng. Dù trong sinh hoạt cá nhân hay trong sinh hoạt tập thể Chúa vẫn là Đấng tể trị. Chúng ta nên chăm sóc gầy dựng đời sống tâm linh cho anh chị em của mình trong Chúa, giúp cho họ trưởng thành trong Chúa giữa những thử thách, khó khăn. Đồng thời chúng ta nên quan tâm đến vô số người, nhất là những đồng bào thân yêu đang còn xa cách đường lối của Chúa. Đó là việc cần thiết. Tuy nhiên, trong tất cả mọi sự, cuộc đời và công việc thường ngày của chúng ta cần phải đặt dưới sự cai quản của Chúa. Thành hay bại, đứng hay ngã là do ơn Chúa ban cho mỗi người và đó cũng là trách nhiệm trước mặt Chúa. Về phần chính mình chúng ta nên suy nghĩ như một thi nhân ngày xưa:
Người như tôi đây, tội lỗi dẫy đầy
Biết cậy vào đâu ngoài ơn thâm sâu?
Kêu cầu cùng Chúa, được kinh nghiệm nhiệm mầu,
Dầu tôi chẳng xứng nhưng Chúa giầu lòng thương.
Gẫm lại thân hèn, trước kia tội vấn vương,
Nhớ ơn cao cả, tâm nay đà hướng thượng.
II. Tin Rằng Chúa Là Đấng Công Bình (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5-10)
Tiến sĩ Robert Schuller ngày nọ theo lời mời đến giảng cho một cử tọa gồm khoảng ba ngàn năm trăm người, phần lớn là những nông dân bị thất bại trong việc canh tác, chăn nuôi. Người đưa Tiến sĩ Schuller lên diễn đàn nói nhỏ vào tai ông: Ông nhớ nhé, biết bao nhiêu người ở đây đang va chạm với thực tế phũ phàng, cay nghiệt. Xin ông đừng kể chuyện đùa, cũng đừng vội vàng trấn an và đừng nói mọi khó khăn rồi sẽ qua mau. . . Diễn văn Ông Schuller soạn kỹ lưỡng dường như muốn bay vọt ra ngoài cửa sổ. Ba mẫu chuyện làm ấm lòng người nghe có vẻ như không còn thích hợp nữa. Ông đi qua đi lại trên diễn đàn, đắn đo suy nghĩ. Sau đó ông lên tiếng: Tôi nghe nói quí vị đang gặp khó khăn, có đúng thế không? Sau khi thăm dò phần nào phản ứng của cử tọa, ông nói tiếp: Lúc nãy khi tôi được giới thiệu quí vị chỉ biết tôi là người gầy dựng Thánh Đường Pha Lê, quí vị đâu biết tôi cũng đã từng trải qua đoạn đường quí vị đang trải qua. Sau đó Tiến Sĩ Schuller dự định kể lại nào là những đêm băng giá âm 20 độ F ở Iowa trong khi gia đình không có đủ tiền mua than để sưởi ấm; nào là có lần phải vụt chạy để tránh cuồng phong bão tố; nào là cả cộng đồng dân quê lam lũ phải chịu đựng nạn hạn hán ngay sau cuộc khủng hoảng kinh tế năêm 1929-1930; nào là con đường học vấn đầy gian nan, nào là trận cháy nhà; nào là phải bắt đầu công tác truyền đạo nơi xa lạ, chẳng có bà con, bạn hữu, cũng chẳng có ai ủng hộ khởi xướng; nào là chuyện người vợ thân yêu bị ung thư; nào là chuyện đứa con gái ngoan ngoãn bị đụng xe gần chết, phải bị cưa chân và sau đó là nỗi khổ tâm trong việc khuyên giải con mình; nào là phải tiến hành việc xây cất Thánh Đường Pha Lê trong khi cảm thấy chưa nên xây và biết rõ sẽ có những lời phê bình nặng nề
Bao nhiêu hình ảnh đó vụt thoáng qua cách nhanh chóng trong trí Tiến Sĩ Schuller, nhưng ông quyết định không nói tất cả những điều đó. Ông chỉ thuật lại chuyện cha ông, một nông dân, thể nào đã phải đương đầu với nạn khủng hoảng kinh tế thời xưa. Ông nội chết sớm nên cha ông phải đi làm mướn. Làm lụng cực khổ vậy đó mà cha ông lại mua được mảnh đất rộng 160 mẫu. Điều không may là ông lại mua nhằm lúc giá đất cao và ngay sau đó kinh tế nông nghiệp toàn quốc kiệt quệ. Nhiều nông gia tự tử. Những người khác cố bám víu phải cào đất, moi củ, kiếm hột mà ăn. Năm năm sau đó giá nông sản tăng lên trở lại. Cha ông trả xong nợ đất rồi mới qua đời.
Quí vị đang gặp khó khăn đấy à? Tôi hiểu. Gia đình chúng tôi ngày xưa cũng thế và tôi cảm thông nỗi khổ quí vị hiện đang có. Tiến Sĩ Schuller nói tiếp như thế nhưng sau đó ông không biết nói gì nữa. Đột nhiên trong trí ông hiện ra tư tưởng: Khó khăn không còn mãi nhưng người tin kính sẽ tồn tại. Nói đến đó toàn thể cử tọa như đang thấy hy vọng tươi sáng hơn. Họ vui mừng trở lại, không phải vì biết rõ tình trạng thịnh vượng sẽ phục hồi theo chu kỳ kinh tế, không phải vì định luật khá phổ thông: Hết cơn bỉ cực, tới hồi thới lai. Họ vui mừng vì được nhắc nhở về sự thành tín của Chúa. Chúa vẫn thường hay chăm sóc.
Thi Thiên 6 thuật lại lời Đa-vít thưa cùng Chúa: (1) Đức Giê-hô-va ôi! Xin chớ nổi thạnh nộ mà trách tôi, chớ sửa phạt tôi trong khi Ngài giận phừng. (2) Hỡi Đức Giê-hô-va, xin thương xót tôi vì tôi yếu mỏn; Lạy Đức Giê-hô-va, xin chữa tôi vì xương cốt tôi run rẩy. (3) Đức Giê-hô-va ôi! Linh hồn tôi cũng bối rối quá đỗi; Còn Ngài, cho đến chừng nào? (4) Lạy Đức Giê-hô-va, xin hãy trở lại, giải cứu linh hồn tôi; Hãy cứu tôi vì lòng nhân từ Ngài (5) vò trong sự chết chẳng còn nhớ đến Chúa nữa; Nơi Âm Phủ ai sẽ cảm tạ Chúa? (6) Tôi mỏn sức vì than thở, mỗi đêm tôi làm trôi giường tôi, dầm nó với nước mắt. (7) Mắt tôi hao mòn vì buồn thảm, làng lệt vì cớ cừu địch tôi. (8) Hỡi kẻ làm ác kia, khá lìa xa ta hết thảy; vì Đức Giê-hô-va đã nghe tiếng khóc lóc ta. (9) Đức Giê-hô-va đã nghe sự nài xin ta. Ngài nhậm lời cầu nguyện ta. (10) Hết thảy kẻ thù nghịch ta sẽ bị hổ thẹn và bối rối lắm; chúng nó sẽ sụt lui lại, vội vàng bị mắc cỡ.
Đức Chúa Trời là Đấng công bình. Khổ như Ông Gióp ngày xưa mà vẫn còn có thể tin rằng Chúa là Đấng công bình thì ngày nay chúng ta nên noi theo gương của ông ấy: Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, đến lúc cuối cùng Ngài sẽ sống trên đất. Sau khi da tôi tức xác thịt này tan nát, bấy giờ, ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời (Gióp 19:25-26).
Sau khi được bạn bè đến an ủi thật ra thì họ tranh luận nhiều hơn an ủi Gióp đi đến kết luận:
Gióp 36:3, 6, 7 3Tôi sẽ đem đến từ xa điều tôi hiểu biết, Và xưng tỏ sự công bình của Đấng Tạo hóa tôi. 6Ngài chẳng bảo tồn mạng sống của kẻ gian ác, Nhưng xử đoán công bình cho kẻ khổ nạn. 7Ngài chẳng xây mặt khỏi người công bình; Song Ngài khiến họ đồng ngồi cùng các vua trên ngôi mãi mãi, Và họ được cao trọng.
Gióp 37:23 Luận về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến Ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai.
III. Tin Rằng Chúa Sẽ Được Vinh Hiển Trong Đời Sống Của Chính Mình (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:11-12)
Trong phần đầu của bức thơ thứ nhì Phao-lô gởi vcho các anh chị em trong Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cầu nguyện. Trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:11 ông nói: Cho nên, chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi. Phao-lô mong mỏi họ trở nên xứng đáng với sự kêu gọi của Chúa. Ông kỳ vọng họ có thể hưởng trọn sự thương xót, sự nhân từ Chúa dành cho họ. Ông ao ước Đức Chúa Trời làm trọn công việc quyền phép của Ngài trên đời sống của họ. Ông thiết tha cầu mong danh Chúa được vinh hiển qua đời sống của họ (câu 12).
Thánh Francis miền Sale nói: Chúng ta sẽ vượt qua mọi cơn giông tố nếu chúng cứ giữ cho lòng đúng đắn, ý ngay thẳng, dạ kiên cường và chuyên tâm tin cậy Đức Chúa Trời (St. Francis de Sale said: We shall steer safely through every storm, so long as our heart is right, our intention fervent, our courage steadfast, and our trust fixed on God).
Eugene O'Neill thì nói rằng: Con người vốn vụn vỡ từ thuở mới chào đời. Người sống trong sự hàn gắn và ân điển của Đức Chúa Trời là keo sơn. (Man is born broken. He lives by mending. The grace of God is glue ! - Eugene O'Neill).
>
Theo kinh nghiệm của Philip Melanchton, nhà cải chánh lừng danh đương thời Martin Luther, thì Khó khăn, bối rối khiến ta cầu nguyện và nhờ cầu nguyện mà khó khăn bối rối phải thối lui (Trouble and perplexity drive us to prayer, and prayer driveth away trouble and perplexity).
Mark Twain, nhà văn trào phúng nói rằng: Nay tôi già rồi và cũng biết qua nhiều nỗi khó khăn nhưng phần lớn những khó khăn đó chẳng bao giờ xảy ra cả (I am an old man and have known a great many troubles, but most of them have never happened).
Harry Emerson Fosdick viết: Hầu hết chúng ta đều có thể học bài học từ con sò. Điều phi thường nhất về con sò là điều này. Nó bị khó chịu trong nội tạng nhưng nó không thể dứt bỏ sự khó chịu đó được. Thế rồi từ sự khó chịu đó mới có ngọc trai. Nó đã tận dụng cơ hội sống trong sự khó chịu để làm nên hạt ngọc đáng yêu, đáng chuộng cho nhân gian. Nếu bạn đang có sự khó chịu trong đời sống mình hôm nay, hãy nhớ đến phương thuốc nhiệm mầu này: hãy làm ngọc trai. Có thể đó là ngọc trai kiên nhẫn, nhưng dù sao chăng nữa, hãy ráng làm ngọc trai. Và cần phải có niềm tin và tình yêu mới có thể làm được (Most of us can afford to take a lesson from the oyster. The most extraordinary thing about the oyster is this. Irritations get into his shell. He does not like them, he tries to get rid of them. But when he cannot get rid of them, he settles down to make of them one of the most beautiful things in the world. He uses the irritation to do the lovliest thing than an oyster ever has a chance to do. If there are irritations in our lives today, there is only one prescription: make a pearl. It may have to be a pearl of patience, but, anyhow, make a pearl. And it takes faith and love to do it).
Lewis L. Dunnington lại có lời bàn thế này: Ý nghĩa cuộc đời không được thẩm định bởi những gì đời mang lại cho ta nhưng bởi thái độ của ta đối với đời; lại càng không phải bởi những gì xảy đến cho ta nhưng bởi phản ứng của ta đối với những gì xảy đến (What life means to us is determined not so much by what life brings to us as by the attitude we bring to life; not so much by what happens to us as by our reaction to what happens).
Nizami, một thi sĩ Ba Tư có nhận xét thật tế nhị: Trong những lúc long đong, đừng tiêu tan hy vọng; từ cụm mây đen đó ta cóù hạt mưa trong (In the hour of adversity be not without hope for crystal rain falls from black clouds).
Tổng thống John F. Kennedy nói: Chỉ vào mùa đông ta mới biết cây nào thật sự là cây xanh. Chỉ trong cơn gió chướng ta mới biết người nào hoặc nước nào can đảm và kiên cường (Only in winter can you tell which trees are truly green. Only when the winds of adversity blow can you tell whether an individual or a country has courage and steadfastness).
Áp Dụng:
Có ít nhất hai áp dụng thực tế cho bài học hôm nay:
(1) Những điều cần ghi nhớ trong khi chịu khổ, và
(2) Những nguyên tắc cần thuộc lòng trong khi chịu thử thách.
Những Điều Cần Nhớ Trong Khii Chịu Khổ:
1. Tôi là con cái Chúa, Chúa không quên tôi. Ê-sai 49:14-15
2. Tôi được Chúa rèn luyện. Rô-ma 5:3-8
3. Tôi có thể cảm thông người khác. 2 Cô-rinh-tô 1:1-11
4. Tôi có thể xem đó như là ơn phước. 1 Phi-e-rơ 2:19-20
5. Tôi vẫn có thể tôn vinh, cảm tạ Chúa. 1 Phi-e-rơ 3:14-17
6. Tôi đang được Chúa trang bị. 1 Phi-e-rơ 4:1-6
7. Tôi không lấy làm lạ nhưng vững tin. 1 Phi-e-rơ 4:12-16
Những Nguyên Tắc Cần Thuộc Lòng Trong Khi Chịu Thử Thách: Trên bước đường phục vụ Thiên Chúa và tha nhân, đứng trước những gian nan, khó khăn, thử thách, có một số nguyên tắc chúng ta cần ghi nhớ:
1. Chúa là Đấng giải cứu và đầy quyền năng. Chẳng phải tay Ngài quá ngắn mà không cứu được chúng ta, hay là tai Ngài quá nặng mà không nghe thấu tiếng kêu cầu của chúng ta đâu; nhưng chỉ vì tội lỗi của chúng ta đó thôi. Vậy nên bổn phận của chúng ta trong lúc thới thạnh cũng như khi cùng túng là phải biết hạ mình, ăn năn tội cùng Chúa, nài xin Ngài dủ lòng thương xót (II Sử Ký 7:14, Gia-cơ 5:13-16).
2. Không có sự thử thách nào quá sức chịu đựng của chúng ta (I Cô-rinh-tô 10:13).
3. Chính Đấng Christ ban cho chúng ta chiến thắng (Giăng 16:33, I Giăng 4:4, 5:1-5).
4. Khó khăn không còn mãi nhưng người tin kính sẽ tồn tại Gióp 19:25).
Qua bài học hôm nay, mong sao chúng ta sẽ cứ vững lòng tin cậy Chúa để có thể trưởng thành giữa những thách thức, khó khăn. Chúa chúng ta đang tôn thờ và hầu việc là Đấng công bình và đầy quyền năng. Đấng ấy đã khởi làm việc lành trong đời sống chúng ta và khi Ngài tể trị đời sống chúng ta, cuộc đời chúng ta sẽ trở nên phong phú và đầy ý nghĩa. Mong sao qua mỗi kinh nghiệm của đời sống chúng ta, chúng ta luôn thấy rõ thánh ý của Chúa và bền lòng tin cậy Chúa, luôn luôn nương tựa Chúa và cứ trung tín với Chúa cho đến khi về trong nước Ngài. Có một bài thơ của Lạc Duyên mang tựa đề Hành Lang. Bài thơ này nói lên tâm sự của một người tha phương, tâm sự của một người làm việc tầm thường mà lòng luôn vọng tưởng quê hương yêu dấu. Mong sao Chúa Cha nhân từ sẽ đến với dân tộc chúng ta để mang lại hy vọng cho những người đang vọng tưởng đến quê hương hoặc đang khắc khoải về tương lai như tác giả bài thơ này trong những thử thách, gian nan trong cuộc sống.
HaØnh Lang
Tôi laØ người tiÏ naÏn
Đi quét doÏn haØnh lang
Bao năm trời lưu laÏc
Chưa tiØm thấy laÙ baØng
Tôi laØ người lưu laÏc
ChaÏy trốn maØ không hay
Sau lưng người đuổi bắt
LaÏi chiÙnh laØ tôi đây
Tôi đi tiØm tự do
Trong ao tuØ nước đuÏc
Nên không coØn thấy nước
Nước vỡ bờ naØo hay
Nên nguồn laØ sông caÏn
Nên loØng laØ vực sâu
ThaÙc phuÛ đầu lai laÙng
Sa maÏc đoÛ sa ngầu
Tôi đi tiØm baØn tay
Một lần tôi đaÙnh mất
BaØn tay uÙp mặt gầy
Lau khô gioØng nước mắt
Che dấu một lời câm
BaØi thơ tiØnh nông nỗi
Quê hương ơi buồn tuÛi
Mơ mộng hoaØi không thôi
Tôi mơ quê hương tôi
Như mơ chiÙnh người tiØnh
Tôi yêu quê hương tôi
Như yêu chiÙnh tình mình
CoØn laÏi giØ cho nhau
BaØn tay gầy nương naÙu
Sờ soaÏng một đêm thâu
Đêm tối naØo thêm sâu
Tôi thường khoÙc một miØnh
Như tiØm một niềm vui
ViØ tiØm đâu tôi thấy
NuÏ cười tươi trên môi
Tôi laØ người tiÏ naÏn
Đi quét doÏn haØnh lang
Mười năm mười năm nữa
HaØnh lang coÙ điêu taØn...