"Đang khi người còn nói, bỗng chúc có đám mây sáng rực che phủ những người ở đó, và có tiếng tử trong mây phán rằng: Này là Con yêu dấu Ta, đẹp lòng Ta mọi đường, hãy nghe lời Con đó." (c. #5)
Câu hỏi suy ngẫm: Quang cảnh hóa hình được mô tả như thế nào? Tại sao có Mô-se và Ê-li xuất hiện? Tại sao Phi-e-rơ đề nghị dựng trại tại đây? Sự hóa hình của Chúa có mục đích gì và tác động thế nào lên các môn đồ? Bạn kinh nghiệm thế nào về sự hiện diện và vinh quang của Chúa trong cuộc sống?
Tiếp theo biến cố trọng đại ở Sê-sa-rê Phi-líp là giờ phút phi thường trên núi hóa hình. Tại trên núi, có hai nhân vật xuất hiện gặp Chúa Giê-xu, là Môi-se và Ê-li. Môi-se là nhà lập pháp vĩ đại, người đem luật pháp của Đức Chúa Trời đến cho con người. Ê-li vĩ đại hơn hết các tiên tri, qua ông, Đức Chúa Trời trực tiếp phán với loài người. Trong họ, nhà lập pháp và nhà tiên tri lớn nhất công nhận Chúa Giê-xu là người họ hằng mơ ước, là người họ đã báo trước.
Núi hóa hình đối với Chúa Giê-xu là đỉnh núi tâm linh. Cuộc xuất hành (exodos) đã đặt ra trước mặt Ngài. Trước hết, có sự xác minh lịch sử, có nhà lập pháp và vị tiên tri lớn hơn hết đến bảo Ngài cứ đi tới. Vĩ đại hơn cả là tiếng phán đem lại cho Ngài sự chuẩn y của Đức Chúa Trời. Việc xảy ra trên Núi Hóa Hình đã khiến Chúa Giê-xu bước đi không nao núng trên đường tới thập tự giá.
Sự Hóa Hình còn tác động lên các môn đệ nữa. Chắc chắn tâm tư các môn đệ vẫn còn xót xa, hoang mang bởi lời quả quyết của Chúa Giê-xu rằng Ngài phải tới Giê-ru-sa-lem để chịu nhục hình. Trước mắt họ tai ương toàn một màu đen nhục nhã. Nhưng toàn cảnh của Núi Hóa Hình là vinh quang. Cảnh tượng ấy đã làm cho môn đệ phấn khởi, họ đã thấy vinh quang bên kia cảnh nhục nhã, khải hoàn bên kia cánh khổ đau, vương miện bên kia thấo tự giá. Ngay lúc ấy, họ chưa hiểu trọn vẹn, nhưng họ đã lờ mờ ý thức được rằng thập tự giá hoàn toàn khổ nhục, nhưng nó đi liền với vinh quang là nét chính của cuộc xuất hành đến Giê-ru-sa-lem, và đến cái chết.
Xa hơn nữa, Phi-e-rơ đã học được hai bài học trong đêm đó. Khi Phi-e-rơ thấy cảnh tượng đó, ông phản ứng ngay, đề nghị được dựng ba trại, một cho Chúa Giê-xu, một cho Môi-se và một cho Ê-li. Phi-e-rơ luôn luôn là con người hành động. Nhưng cũng cần có những thì giờ yên tĩnh, thì giờ để suy gẫm, tôn thờ, thì giờ dành cho niềm kính sợ, phủ phục trước sự hiện diện của vinh quang Thiên Thượng "Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời (Thi-thiên 46:11). Nhiều lúc ta quá bận rộn làm việc, trong khi lẽ ra ta nên yên lặng lắng nghe, học hỏi, tôn thờ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Trước khi bước ra chiến đấu, mạo hiểm, con người cần để thì giờ quì xuống học hỏi, cầu nguyện.
Mặt khác, Phi-e-rơ lại muốn chờ đợi trên sườn núi. Ông muốn kéo dài giờ phút huy hoàng không muốn trở về với công việc thường ngày.
Mọi người đều có thể hiểu cám nghĩ đó. Ai đã từng trải qua những giây phút thân mật, trong sáng, bình an, gần gũi Đức Chúa Trời cũng đều muốn kéo dài những giây phút đó. Nhưng Núi Hóa Hình đã được ban cho ta chỉ để cho ta có sức mạnh làm công tác phục vụ hằng ngày và bước đi trên con đường thập tự giá (B B)
Lạy Chúa xin hãy giúp con nhớ rằng tôn giáo không bị giới hạn trong nhà thờ hay nguyện đường, cũng không chỉ thực hành bằng cầu nguyện hay suy gẫm, mà là ở bất cứ nơi nào con được ở trong sự hiệ
diện của Ngài.
(c) 2024 svtk.net