Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 2

Tìm Kiếm Người Bướng Bỉnh

Ma-thi-ơ 18:15-18

"Nếu anh em ngươi phạm tội cùng ngươi, thì hãy trách người khi chỉ có ngươi với một mình người, như người nghe lời thì ngươi được anh em lại" (c. #15)

Câu hỏi suy ngẫm: Chúa dạy chúng ta xử sự như thế nào đối với một người có lỗi? Phương cách Chúa dùng có bày tỏ tình yêu thương không? Tại sao? Chúa muốn nhấn mạnh điều gì torng câu #18? Bạn thường có thái độ nào đối với người có lỗi với bạn? Lời Chúa hôm nay nhắc bạn điều gì?

Điều Chúa Giê-xu nói là "Nếu một người nào phạm tội nghịch cùng ngươi, hãy cố hết sức làm cho người đó nhận lỗi và dàn xếp êm đẹp giữa ngươi và người đó". Trên căn bản, không bao giờ nên để mối giao hảo giữa chúng ta và một người trong cộng đồng tín hữu bị sứt mẻ. Giả sử có điều gì sai trật thì ta phải làm gì để sửa sai? Đoạn này nêu cho ta cả một kế hoạch hành động để hàn gắn sự đổ vỡ trong mối tương thông giữa các tín hữu.

Nếu người nào làm buồn phiền, chúng ta phải nói ra ngay. Thái độ tệ hại nhất đối với điều sai quấy của người khác là cứ ấp ủ nó trong lòng. Nó đầu độc cả tâm trí và đời sống cho đến khi ta không có gì quan trọng, gay go như ta nghĩ.

Thứ hai, nếu ta cảm thấy ai đó đã làm điều sai quấy đối với mình, thì đích thân gặp người đó. Nếu cuộc gặp mặt cá nhân không đạt mục đích, chúng ta phải mời một vài người khôn ngoan đi cùng. Tuy nhiên, những người chứng đến không phải để làm chứng rằng người kia đã phạm tội mà để giúp đỡ hoà giải, cũng có thể ta chính là người có lỗi.

Nếu cách đó cũng thất bại phải mang vấn đề rắc rối riêng của ta đến Hội Thánh. Tại sao vậy? Bởi vì không bao giờ nên giải quyết những rắc rối bằng pháp luật của xã hội, hay lý lẽ ở ngoài Chúa. Chủ nghĩa duy luật không dàn xếp được gì, chỉ gây thêm khó khăn rắc rối. Chỉ bởi sự cầu nguyện, sự yêu thương và tương thông trong Chúa, mối quan hệ cá nhân mới có thể hàn gắn lại. Hội Thánh là những người Cơ Đốc, chúng ta phân xử mọi sự không căn cứ trên sách vở, thủ tục nhưng dưới ánh sáng của tình yêu thương.

Bây giờ chúng ta đền phần khó hiểu của đoạn này. Ma-thi-ơ nói nếu làm đến như vậy, cũng khôngkết quả, hãy coi người phạm tội nghịch cùng chúng ta như người ngoại và kẻ thâu thuế. Cảm tưởng đầu tiên của ta khi đọc câu này là bỏ rơi người đó vì không còn cách gì cải hoá. Chúa Giê-xu không nói và không thể ngụ ý một điều như vậy. Vậy không hề đặt giới hạn cho sự tha thứ con người. Như vậy Ngài muốn nói gì? Chúng ta đã thấy khi Ngài nói đến những người thâu thuế và tội nhân, Ngài luôn nói với lòng yêu thương, hiền hoà và hiểu biết đối với những tín chất tốt đẹp của họ. Có thể điều Chúa Giê-xu nói là: "Ta không thấy kẻ thâu thuế, người ngoại bang và tội nhân là kẻ tuyệt vọng. Theo kinh nghiệm ta thấy có những tấm lòng dễ cảm động, và có nhiều người trong họ như Ma-thi-ơ và Xa-chê đã trở thành bạn tốt. Ngay cả những kẻ có tội, bướng bỉnh như kẻ thâu thuế, kẻ ngoại bang, các ngươi cũng có thể thu phục họ như ta đã làm". Đây không phải là mệnh lệnh bỏ rơi một người, nó là thách thức thu phục người ấy bằng tình yêu, dù đó là tấm lòng cứng cỏi nhất. Đây không phải là câu nói tuyệt vọng, Chúa Giê-xu không thấy ai là người vô vọng cả, chúng ta cũng phải nói như vậy.

Cuối cùng là một câu nói về buộc và mở. Đó là một câu khó hiểu. Nó không ngụ ý Hội Thánh có thể xá tội hay miễn xá, quyết định số phận của người đó trong thời gian hay vĩnh viễn. Nó có nghĩa là những quan hệ chúng ta thiết lập với người khác không chỉ tồn tại qua thời gian mà kéo dài đến vĩnh cửu; vì vậy phải giữ cho mối quan hệ ấy được chính đáng tốt đẹp(B B).

Xin Chúa ban cho con tấm lòng, đôi mắt của Ngài, để khi đến với người khác con luôn giữ được mối tương quan tốt đẹp.

(c) 2024 svtk.net