Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 1

Sự Tinh Sạch Thật

Ma-thi-ơ 23:25-26

"Hỡi đạo sĩ Do Thái mù kia, trước hết hãy lau bề trong chén và mâm, hầu cho bề ngoài cũng được sạch sẽ" (c. #26).

Câu hỏi suy ngẫm: Các đạo sĩ Do Thái quan niệm thế nào về sự tinh sạch? Chúa dạy họ thế nào là sự tinh sạch thật? Lời Chúa dạy về sự tinh sạch có thể áp dụng thế nào trong cách sống đạo của cá nhân và trong sinh hoạt của Hội Thánh?

Ý niệm về sự không tinh sạch luôn luôn xuất hiện trong luật pháp Do Thái. Chúng ta cần nhớ rằng sự không tinh sạch này không phải là không tinh sạch về phương diện thể chất. Một người không trong sách về mặt nghi lễ có nghĩa là người đó không được vào đền thờ hay nhà hội, người ấy bị ngăn trở không được thờ phượng Chúa, Ví dụ, một người bị ô uế khi người đó đụng vào một xác chết hoặc một người ngoại bang, một người đàn bà có kinh nguyệt bị coi là ô uế. Nếu một người bị ô uế đụng phải một vật gì thì vật đó cũng trở nên ô uế, và sau đó người khác đụng nhằm vật đó cũng trở nên ô uế. Luật ô uế cũng thật phức tạp, chúng ta có thể nêu vài ví dụ căn bản.

Một vật dụng bằng đất rỗng bên trong thì chỉ bên trong mới trở nên ô uế chứ không phải ở bên ngoài và cách duy nhất để làm nó tinh sạch là đập bể nó. Những vật bằng đất sau đây không thể trở nên ô uế: cái mâm không có viền, cái xẻng xúc than, cái vĩ sấy lúa mì. Thế nhưng cai mâm có viền, lọ đựng gia vị bằng sành, cái hộp viết có thể trở nên ô uế. Bất cứ vật dụng bằng kim loại nào bóng và sâu thì có thể trở nên ô uế; nhưng cái cửa, cây đinh tán, cái khóa, bản lề thì không trở nên ô uế. Nếu một vật làm bằng gỗ và kim loại thì phần gỗ có thể trở nên ô uế, còn phần kim lại thì không. Những qui tắc này đối với chúng ta thật kỳ lạ nhưng đó là các qui tắc mà đạo sĩ Do Thái giáo tuân giữ rất kỹ.

Đồ ăn thức uống đựng trong chén, trong bình có thể là của lường gạt, cướp đoạt, trộm cắp, có thể là những thứ xa xí, tham lam… , miễn sao bình chén đựng chúng đã chịu lễ nghi tẩy uế là được. Đó là một ví dụ về việc lo giữ những chuyện chi ly vụn vặt, mà bỏ qua những điều quan trọng.

Những việc như thế ngày nay vẫn còn có thể xảy ra. Hội Thánh có thể chi rẽ vì màu sắc tấm thảm, hình dáng cái chén làm lễ, cách sắp ghế trong nhà thờ. Bài học mà con người ít chịu học trong các vấn đề tôn giáo là phải có ý thức tương đối về giá trị. Điều đáng buồn là người ta thường thổi phồng những chuyện không quan trọng mà phá hoại sự hoà thuận trong Hội Thánh.

Lạy Chúa xin giúp con giữ sự tinh sạch thật từ trong tấm lòng và biết giữ giá trị thật của sự tinh sạch.

(c) 2024 svtk.net