"Vậy nhờ đức tin chúng ta được kể là người công chính, và giải hòa với Đức Chúa Trời qua trung gian Chúa Cứu Thế Giê-xu." (c. #1 TKHĐ)
Câu hỏi suy ngẫmgẫm ng diện luật pháp, "xưng công bình" có nghĩa là gì? Trên phương diện thuộc linh, Phao-lô dùng từ ngữ "xưng công bình" với ý nghĩa nào? Người được "xưng công bình "có được những phước hạnh phước nào?
Vào thế kỷ đầu tiên, một số tín hữu gốc Do Thái chủ trương người ngoại bang (tức không phải Do Thái). Phải trở thành tín hữu Do Thái giáo trước rồi mới có thể trở thành tín hữu của Chúa Giê-xu. Phao-lô, vị sứ đồ đặc trách truyền giáo cho người ngoại bang, đã cực lực phản đối chủ trương này. Trong thư gởi cho Hội Thánh La Mã, Phao-lô nhắc đi nhắc lại nhiều lần yếu tố đức tin trong ơn cứu rỗi. Để đánh bạt đi chủ trương sai lầm của các tín hữu gốc Do Thái, Phao-lô nói cho họ biết rằng người sáng lập dòng dõi dân Do Thái là Áp-ra-ham đã được Đức Chúa Trời kể là người công chính vô tội chỉ vì tin Đức Chúa Trời mà thôi (Sáng-thế Ký 15:6).
Thành ngữ nổi bật nhất trong đọn Thánh Kinh này là "được xưng công bình", có nghĩa là "được Đức Chúa Trời xóa bỏ tất cả tội lỗi, kể con người là vô tội công chính trước mặt Ngài. Hành động này không căn cứ vào công đức riêng của con người nhưng trên đức tin mà con người đặt vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng đã chịu chết thay cho loài người để làm thỏa mãn sự đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời."
Phao-lô cũng kể ra cho chúng ta trong phân đoạn này hạnh phúc của người được cứu rỗi hay được xưng công bình:
1. Được hòa thuận với Đức Chúa Trời. Đây là hạnh phúc căn bản vì con người tội lỗi lúc nào cũng có thể thù nghịch với Đức Chúa Trời, và đáng bị hư vong đời đời. Nhưng nhờ đức tin đặt vào Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta mới lặp lại mối quan hệ với Đức Chúa Trời như con ngỗ nghịch trở về hòa thuận với cha. Nhờ được hòa thuận với Đức Chúa Trời, ta mới có thể hòa thuận với người khác, dù đó là cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em v.v…
2. Được hãnh diện về hy vọng về vinh hiển của Đức Chúa Trời. Người đời chỉ hãnh diện về địa vị, học vấn, tiền bạc… dù những điều này chỉ có tính cách tạm bợ. Nhưng chúng ta được hãnh diện trong sự trông cậy về vinh hiển của Đức Chúa Trời nghĩa là hãnh diện được làm con của Đức Chúa Trời. Chúng ta là những người "đã sóng lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Chúa Giê-xu "(Ê-phê-sô 2:6), và rồi đây chúng ta sẽ cùng Chúa Giê-xu đồng cai trị thế giới và đồng xét xử các thiên sứ phạm tội nữa.
3. Được hãnh diện trong hoạn nạn. Đây là sắc thái lạ lùng nhất của người được làm con của Đức Chúa Trời, mà người đời không thể nào hiểu được. Trong những hoạn nạn, đau khổ, chúng ta không xem là điều bất hạnh, nhưng lại hãnh diện về những điều đó. Chúng ta ý thức được tình yêu của Đức Chúa Trời, Ngài dùng hoạn nạn thử nghiệm đức tin đểmỗi ngày chúng ta trở nên thánh thiện hơn.
Tất cả bhững hạnh phúc vừa kể là kết quả của tình yêu Đức Chúa Trời đã thể hiện cho chúng ta qua Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng mà theo qui hoạch của Đức Chúa Trời đã đến trần gian để tạo điều kiện cho chúng ta được hòa thuận với Đức Chúa Trời và được làm con cái Ngài.
Cảm tạ Chúa, qua Chúa Giê-xu con được kể là công chính được làm con của Ngài. Xin giúp con luôn sống trong nguồn hạnh phúc này.
(c) 2024 svtk.net