" ... Chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy"(câu 3, 4).
Câu hỏi suy ngẫm: Làm thế nào để có được sự bình an? Thử thách giúp chúng ta như thế nào? Bạn đối đầu với thử thách như thế nào? Thử thách có dẫn bạn tới hy vọng, sự bình an lớn hơn không? Tại sao?
Một trong những điều hiếm hoi nhất trên thế giới ngày nay là sự bình an, dầu trên bình diện cá nhân, quốc tế, hay giữa các cộng đồng. Phao-lô trực tiếp dẫn vào phân đoạn quan trọng này bằng việc tập trung vào những phước hạnh bắt nguồn từ việc được Đức Chúa Trời xưng công chính (Ga-la-ti 2:15,16). Phân đoạn bắt đầu bằng từ "cho nênUcho thấy sự liên hệ với phân đoạn trước đó, nói về việc Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời xưng công chính bởi đức tin.
Không có điều gì tự do hơn một lương tâm trong sáng, và Phao-lô chứng tỏ rằng sự bình an chỉ bắt nguồn từ ân sủng của Đức Chúa Trời là điều chúng ta không đáng được nhận lãnh qua Đức Chúa Giê-xu Christ (c.1; Ê-phê-sô 2:8). Trên mọi phương diện, sự bình an đó lệ thuộc nơi Đấng Christ; ảnh hưởng tình trạng của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời (c.2); đem đến cho chúng ta lý do để hy vọng (c.2) với sự mong đợi được bảo đảm trong Tân Ước. Tuy nhiên sự bình an không có nghĩa là miễn trừ sự thương khó vốn là một phần trong đời sống mỗi người. Thật thế, điều kỳ diệu chính là ở chỗ sự bình an trong Thượng Đế có thể được kinh nghiệm sâu sắc hơn trong sự thương khó (c.3). Tại sao? Vì cội nguồn của sự bình an chính là tình yêu thương của Đức Chúa Trời (c.5), là điều Ngài ban cho chúng ta cách nhưng không dù chúng ta không đáng nhận lãnh.
Có thể các tín hữu tại Rô-ma nghĩ họ xứng đáng hoặc có thể kiếm được sự bình an cho mình, hay mối quan hệ đúng đắn của họ trước mặt Chúa, nên Phao-lô lập tức phản đối: "Khi chúng ta còn yếu đuối" (c.6) và "khi chúng ta còn là người có tội"(c.8). Bước đầu tiên do chính Đức Chúa Trời thực hiện một lần đủ cả. Chúng ta cần chú ý đến những hành động của Đức Chúa Trời: "Đức Chúa Trời rải khắp," "đã được ban cho chúng ta," (c.5); "Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta," "Đấng Christ vì chúng ta chịu chết," (c.8).
Chúa Giê-xu không hứa hẹn một sự bình an hão huyền (Giăng 14:27). Chính Phao-lô đã khám phá sự bình an đó là thật ngay cả khi ở trong tù. Dù cuộc đời chúng ta ngày hôm nay có ra sao đi nữa, trong Chúa Cứu Thế, chúng ta vẫn kinh nghiệm sự bình an mà Phao-lô kinh nghiệm (1:11).
Chúa ôi xin đoái xem con để con biết về sự bình an của Ngài. Xin ban cho con sức mạnh trong Lời Ngài để vượt qua những thử thách.
(c) 2024 svtk.net