Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 6

Kết Quả Của Tôn Giáo Thật

II Phi-e-rơ 2:10-22

"Vì hễ người ta bị thứ gì chủ trị, tức là làm nô lệ cho thứ đó" (câu 19b TKHĐ).

Câu hỏi suy ngẫm: Các giáo sư giả giống Ba-la-am ở điểm nào? Họ lôi cuốn"bản chất sa ngã của chúng ta" bằng cách nào? Bạn có dùng sai tự do của bạn trong Đấng Christ không? Bạn cần thực hiện hành động nào để thắng hơn sự cám dỗ? Kết quả sự tự do của bạn trong Đấng Christ đã giúp bạn gần Đức Chúa Trời hơn tới mức nào?

Lời tố cáo giáo sư giả như những kẻ quyến rũ, những nhà theo chủ nghĩa cơ hội tham lam và kẻ nói lời hư không có thể sánh với cố gắng của những nhà hùng biện xưa nhằm nêu cao uy tín của những giáo sư địch thủ. Nhưng hình ảnh ở đây là việc làm sai trái nghiêm trọng. Tuy khó gợi lại chi tiết hành động của các giáo sư này qua bức tranh mô tả họ, nhưng có một sự kiện nổi bật. Tôn giáo chúng ta trống rỗng - thậm chí còn nguy hiểm - nếu nó đặt chúng ta dưới quyền lực những"ham muốn xác thịt của bản chất tội lỗi trong con người" (c.18), và do đó là"nô lệ của trụy lạc" (c.19). Các giáo sư địch thủ theo con"đường của Ba-la-am" (c.15), một loại tiên tri thuê, dùng sự ham muốn để gài bẫy người Hê-bơ-rơ và xói mòn cam kết nên"thánh" cùng"biệt riêng" cho Đức Chúa Trời của họ, các tín hữu sai trái này đóng gói tôn giáo theo cách hấp dẫn bản chất sa ngã trong chúng ta. Trước hết, họ nuôi dưỡng kiêu căng của con người bằng cách vu cáo thế lực của các thiên sứ sa ngã, khẳng định mình cao hơn các"bậc tôn trọng" này (c.10b). Tuy nhiên, sự sa ngã của các bậc cao trọng phải khiến chúng ta khiêm nhường thì đúng hơn. Kiêu căng hoàn toàn không thích hợp cho những ai chỉ đứng được là nhờ ân huệ của Đức Chúa Trời. Tính thuộc linh Cơ Đốc không chỉ bao gồm việc nhìn xuống con người sa ngã mà còn nhìn lên Đức Chúa Trời nữa. Thứ hai, thay vì để cho Phúc Âm thay đổi những giá trị của mình, họ đã biến Phúc Âm thành cơ hội thỏa mãn lòng tham và thậm chí là ham muốn tình dục bất chính nữa. Điều này vẫn còn là mối nguy lớn cho chúng ta là những người đã được kêu gọi vào"đường công bình" (c.21) và tạo lối thoát chật hẹp để tránh lầm lỗi cùng sự nô lệ cho ham muốn tội lỗi (c.18,19). Sự tự do mà Đấng Christ kêu gọi chúng ta, không phải là tự do quay về với tội lỗi tình dục, tham lam hoặc kiêu căng của lòng. Phi-e-rơ kêu gọi chúng ta cảnh giác trước sự cám dỗ thường trực, muốn tìm chỗ cho tội lỗi xưa cũ trong nếp sống mới của chúng ta.

Lạy Chúa, Ngài biết chỗ yếu đuối của con. Con xin giao điều đó cho Ngài. Xin giữ con trên"đường ngay thẳng" dẫn tới bình an và đắc thắng.

(c) 2024 svtk.net