"Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em đã được biết trước, vậy hãy giữ cho cẩn thận, e anh em cũng bị sự mê hoặc của những người ác ấy dẫn dụ, mất sự vững vàng của mình chăng" (câu 17).
Câu hỏi suy ngẫm: "Ngày của Chúa" có những dấu hiệu nào? Điều này tạo thách thức nào cho tín hữu (11,14)? Bạn được thách thức ra sao khi nghiên cứu II Phi-e-rơ? Bạn có thay đổi nào trong lối sống hằng ngày để sẵn sàng cho sự tái lâm của Chúa không chút hối tiếc và hổ thẹn? Làm thế nào để bạn có thể đầu tư đời mình tốt hơn để làm vui lòng Chúa trọn vẹn hơn nữa?
Tác giả mô tả sinh động cảnh thiêu rụi thực tại hữu hình của chúng ta, và sự thay thế bằng công trình sáng tạo mới trong đó sự công bình tìm được nơi ngự trị. Giống như sự thanh tẩy tội lỗi cung ứng tọa độ đầu tiên để chúng ta lèo lái hành trình mình qua đời này (1:9), thì khải tượng này cung ứng điểm thứ nhì cho la bàn chúng ta. Hiểu biết rằng thế giới hữu hình bị định cho sự hủy diệt, giúp chúng ta xác định rõ những giá trị cùng tham vọng của mình. Vì thú vui cùng tài sản vật chất là tạm bợ, cho nên chúng ta không thể đặt hy vọng cùng an ninh của mình trên việc thụ hưởng những điều này được. Chúng ta không thể dùng thì giờ cùng tài nguyên của mình như thể của cải đời này là mối quan tâm thứ nhất của chúng ta. Lời xưng nhận buộc chúng ta phải trọn vẹn hướng lòng mình vào việc được tiếp vào"công trình sáng tạo mới," là nơi chỉ có sự công bình ngự trị. Hành trình của chúng ta đã rõ: chúng ta phải tìm kiếm sự"làm hòa với Ngài" (3:14), bằng cách theo đuổi sự thánh khiết, từ chối tội lỗi và tìm mọi cơ hội làm điều thiện cùng trau dồi đức hạnh (1:5-9). Thư Phi-e-rơ thứ nhì giúp chúng ta hiểu cách sống của Cơ Đốc nhân trên đời này. Chúng ta đã được thanh tẩy khỏi tội lỗi ngày trước (1:9) và bắt đầu con đường thoát khỏi sự hư nát cùng những ham muốn xấu xa (2:18,20,21). Chúng ta không được phá hỏng lối thoát của mình bằng cách mời tội lỗi quay về trong đời sống mình. Vì biết rằng mục tiêu của chúng ta đặt bên kia thế giới tạm bợ này, cho nên nỗ lực quan trọng nhất chúng ta có thể đầu tư, chính là sự tăng trưởng trong cá tính làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu trí tin chắc rằng Lời Đức Chúa Trời đáng tin cậy, và lòng chúng ta bám chặt lời Ngài hứa, thì sẽ bước đi trong nếp sống liêm chính là đặc điểm của lời chứng sống cho Chúa Giê-xu. Như Chúa Giê-xu không hề lay chuyển trong cam kết của Ngài với chúng ta, thì chúng ta hãy sống tỏ ra mình vững vàng với lòng biết ơn và hy vọng không nao núng của mình.
Lạy Chúa, mọi điều con có là do Ngài và thuộc về Ngài. Xin giúp con đầu tư cuộc đời, tài nguyên của mình cho điều có giá trị đời đời.
(c) 2024 svtk.net