Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 20

Một Phúc Âm

Ga-la-ti 2:1-10

"Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Phúc Âm đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc" (Rô-ma 1:16).

Câu hỏi suy ngẫm: Phao-lô lên Giê-ru-sa-lem với ai? Để làm gì? Phao-lô được giao thác trách nhiệm giảng Phúc Âm cho ai? Bạn có trách nhiệm chia sẻ Phúc Âm cho ai?ä

Tự truyện của Phao-lô được tiếp tục trong phân đoạn ngày hôm nay. Trước đó ông đã xác nhận sự ủy thác trọn vẹn cho ông. Phúc Âm mà ông rao truyền đến từ Đức Chúa Trời, không đến từ con người. Giờ đây ông nhấn mạnh đến việc vâng phục sự ủy thác này. Những nhà lãnh đạo khác, đặc biệt là Phi-e-rơ cũng tin và rao giảng cùng Phúc Âm mà Phao-lô đã nhận và rao truyền. Các học giả không nhất trí về thời điểm Phao-lô viếng thăm Giê-ru-sa-lem, nhưng họ đồng ý về thời điểm Hội nghị Giê-ru-sa-lem diễn ra; như thế Công-vụ các Sứ-đồ 15 và Ga-la-ti 2 bổ túc cho nhau.

Tại sao Phao-lô lên thành Giê-ru-sa-lem? Ông nói: "Tôi vâng theo lời tỏ ra mà lên đó" (c.2). Phao-lô đem Tít là một người thuộc dân ngoại theo cùng với ông. Ông cũng đem theo Phúc Âm cho dân ngoại để trình bày cho lãnh đạo hội nghị (c.2). Phúc Âm của ông đem lại sự tự do khỏi những đòi hỏi của Cựu Ước (phép cắt bì

). Giới lãnh đạo Hội Thánh ở Giê-ru-sa-lem có chấp nhận Tít không? Sự tự do mà Phao-lô công bố có bị thách thức không? Câu trả lời thứ nhất nằm trong câu 3-4. Câu trả lời thứ hai nằm trong câu 6-10.

Phao-lô đề cập đến những sứ đồ khác ở Giê-ru-sa-lem. Ông dùng một lối nói đặc biệt khi nói đến các sứ đồ này bởi vì những Cơ Đốc nhân gốc Do Thái đã tôn những người này "như cột trụ" của Hội Thánh Giê-ru-sa-lem. Ông đã kể tên của các sứ đồ này trong câu 9. Ông không có ý nói rằng họ không phải là sứ đồ. Ông nói như thế để nhằm tôn cao nhân cách của họ và cũng để nhấn mạnh rằng họ là sứ đồ của những người chịu phép cắt bì còn ông là sứ đồ của dân ngoaị.

Nhiều người trong chúng ta dễ bị tác động bởi sự hiện diện cá nhân của những giáo sư Cơ Đốc, chúng ta cho rằng họ là những người quan trọng mà không biết rõ họ có thật là những người được Chúa sai phái hay không. Điều chúng ta cần làm là xem họ có trung thành với Phúc Âm không. Nếu đúng là trung thành thì chúng ta có thể học hỏi từ nơi họ để được tăng trưởng về phần tâm linh.

Lạy Chúa, xin giúp con hiểu rõ Phúc Âm để con không bao giờ xây bỏ đức tin thật mà con đã có được trong Đấng Christ.

(c) 2024 svtk.net