"Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm" (câu 23).
Câu hỏi suy ngẫm: Người có tội cần làm gì? Đức Chúa Trời đáp ứng thế nào? Tôi phải làm gì khi biết mình có tội? Nếu chẳng làm gì hết thì sẽ ra sao?
Lại một bài ai ca nữa, nhưng lần này nhiều chi tiết hơn. Mỗi phân đoạn có ba câu, mẫu tự đầu của ba câu này giống nhau. Dân của Đức Chúa Trời có nên ấp ủ những đau thương trong lòng không? Hay là hãy vứt bỏ ra sau lưng những than vãn, kêu rên mà đứng lên mạnh mẽ đương đầu với nghịch cảnh? Phản ứng lại những đau khổ một cách đúng đắn không phải là cách tôn vinh Đức Chúa Trời ư? Dĩ nhiên là chúng ta cần nhớ đến vinh quang và quyền năng Đức Chúa Trời trong những lúc thất bại và đau buồn, nhưng thì giờ nghiền ngẫm những thất bại của mình, cùng than vãn với Đức Chúa Trời không phải là vô ích. Các nhà cố vấn tâm lý khuyên trong cảnh tang chế không phải cố quên đi đau thương mà vui sống bình thường. Sự đau khổ, hờn giận thất bại cần phải có thời gian mới phai mờ đi được và trở lại trạng thái bình thường.
Ở đây, tác giả bị xa Si-ôn thương yêu, lớn tiếng than khóc trách rằng Đức Chúa Trời chẳng để ý gì đến đau khổ của mình (câu 8), chỉ muốn làm hại mình (câu 10-12), và tàn nhẫn với mình (câu 13).
Nhưng rồi tác giả thấy có một tia hy vọng rọi đến (câu 21-27). Chúng ta có thể vật lộn cùng Đức Chúa Trời như trong Sáng-thế Ký 32:22-32, để rồi sau đó nhận biết Đức Chúa Trời quả có lo liệu cho mình mọi điều. Tác giả khám phá rằng "Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn" (câu 23). Sự vâng phục (câu 39) cùng sự ăn năn (câu 40-42) đưa đến sự cảm tạ (câu 55-57) rồi sau đó mới lên tiếng kêu gọi báo thù. Chúng ta nên nhớ rằng giao ước cũ không hoàn chỉnh. Lời dạy tối hậu và quyết định nhất là lời từ môi Đấng Christ "Hãy yêu kẻ thù... cầu nguyện cho kẻ bắt bớ ngươi" (Ma-thi-ơ 5:44).
Lạy Chúa, xin cho con biết xưng tội và biết ăn năn khi có tội.
(c) 2024 svtk.net