Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 29

Quan Trọng Hàng Đầu

I Cô-rinh-tô 15:1-11

"Ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sốnglại, theo lời Kinh Thánh" (câu 3b,4).

Câu hỏi suy ngẫm: Phao-lô chứng minh thế nào về sự Chúa sống lại? Tại sao Phao-lô coi mình là "hèn mọn nhất trong các sứ đồ"? Làm sao để chúng ta chứng minh cho người khác về Chúa thật sự sống lại?

Trong câu 1, dường như Phao-lô đã thay đổi đề tài một cách khá tùy tiện từ những câu kết của chương 14. Tuy nhiên, câu 12 cho thấy rằng ông đang phản ứng lại lời tường thuật về sự dạy dỗ sai lầm tại Cô-rinh-tô, và ông đang dạy một bài học ôn để củng cố cho sứ điệp ban đầu mà ông đã dạy họ. Có lẽ đó là bài tín điều đầu tiên của họ (câu 1, 2).

Ông không đến với họ như là một triết gia đưa ra những lời phỏng đoán về bản chất của một sự thực đang xảy ra (II Phi-e-rơ 1:16), nhưng như là một người tường thuật, truyền rao Phúc Âm về điều đã thật sự xảy ra: sự chết và sống lại của Chúa Giê-xu. Thập tự giá là cách có hiệu lực duy nhất để xoá bỏ tội lỗi trong quá khứ; sự sống lại là sự bảo đảm có hiệu lực duy nhất về quyền năng để chiến thắng tội lỗi trong tương lai. Sứ điệp chủ yếu này có giá trị nhờ hai loại bằng chứng: Lời tiên tri của Kinh Thánh (câu 3, 4), lời chứng của nhiều người chứng kiến (câu 5-8), và kể cả chính ông. Đây phải luôn luôn là hai cột trụ khi chúng ta giới thiệu cho bạn bè của mình về Chúa Giê-xu - kinh nghiệm hỗ trợ cho sự Khải-huyền; sự Khải-huyền giải thích cho kinh nghiệm.

Khi đề cập đặc biệt về Phi-e-rơ (câu 5) người đã chối Chúa Giê-xu trong khi bị thử thách, và Gia-cơ (câu 7), xưa kia là anh em chưa tin của Chúa Giê-xu, Phao-lô nêu bật sự nhân từ của Chúa. Ông cũng thêm vào kinh nghiệm riêng của mình về ân sủng đó là ân sủng đã biến đổi một một kẻ bắt bớ thành một người công bố Phúc Âm. Trong sự yếu đuối của chúng ta, chúng ta thật sự hiểu được lòng sẵn sàng tha thứ và ban năng quyền của Đức Chúa Trời thật là tuyệt vời thì sự kính sợ và biết ơn sẽ tràn ngập tấm lòng chúng ta. Có bao giờ bạn nhận thấy như vậy không? Không phải nỗ lực của một người trước là Pha-ri-si được cứu rỗi bởi việc làm, nhưng chính điều này đã thúc đẩy Phao-lô "làm nhiều việc hơn các người khác" (câu 10).

Điều gì thúc đẩy tôi phục vụ Chúa, nói về sự sống lại của Chúa cho người khác?

Lạy Chúa, xin Chúa gìn giữ và làm chủ tư tưởng của lòng con và lời nói của môi miệng con.

(c) 2024 svtk.net