"Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà về; Đức Giê-hô-va đã ban cho, Đức Giê-hô-va lại cất đi; đáng ngợi khen danh Đức Giê-hô-va" (câu 21).
Câu hỏi suy ngẫm: Gióp là ai? Đời sống, gia cảnh ông thế nào? Điều gì xảy ra cho gia đình ông? Tại sao? Trong khốn khổ của đời sống bạn nhận những điều đó với thái độ nào?
Tại sao người tốt phải chịu khổ? Đó là những điều chúng ta thường thắc mắc khi nhìn vào cuộc đời. Chỉ một mình Đức Chúa Trời biết câu trả lời.
Chúng ta biết Gióp "kính sợ Đức Chúa Trời" (câu 1) và giàu có (câu 2, 3), ông có một gia đình lý tưởng gồm bảy trai và ba gái, các con trai của ông có nhà riêng và thường tổ chức tiệc tùng. Gióp là gia trưởng cũng là thấy tế lễ của gia đình. Ông thường tụ họp, dọn lòng các con dâng của lễ thiêu sau những bữa tiệc vì e ngại khi vui vẻ các con phạm tội (câu 5).
Kinh Thánh thường nối kết phước hạnh với sự vâng phục Đức Chúa Trời (Thi-thiên 37; Ma-thi-ơ 6:33), và theo cách nghĩ thông thường ngày nay, thì phước hạnh và "làm việc thiện" gắn liền với nhau, ở đây đề cập "nỗi khổ không đáng chịu." Tuy nhiên, có thể có hai sự lệch lạc ở điểm này: trước hết, là quan điểm cho rằng hễ vâng phục Đức Chúa Trời thì được sức khỏe và thịnh vượng, vậy (a) ai thịnh vượng phải là người tốt, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời, hoặc (b) ai gặp đau khổ thì đều đã phạm tội; và thứ hai, động cơ vâng lời Đức Chúa Trời là để đánh đổi những phước hạnh này. Sách Gióp nói về những xuyên tạc này. Sự xuyên tạc thứ nhì được nêu lên trước, trong lời thách thức của kẻ kiện cáo (nghĩa đen của "Sa-tan"): diễn ý là, "Gióp kính sợ Đức Chúa Trời há chẳng để mong được phước sao?" (câu 9). Câu hỏi thật sâu sắc, và góp phần tạo tính hồi hộp cho cả cuốn sách: liệu Gióp có duy trì được sự trong sáng của mình không? Điều này cũng thách thức trọng điểm của sự giảng dạy ngày nay. Đáp ứng lòng "nhân từ của Đức Chúa Trời" (Rô-ma 12:1), chúng ta tập trung vào tình yêu thương của Chúa hay vào lợi lộc?
Đức Chúa Trời ban cho chúng ta thật nhiều. Gióp minh định sự tập trung của ông vào Đấng Ban Cho qua câu 21. Điều thúc đẩy chúng ta thờ phượng, phục vụ Đức Chúa Trời phải là chính Ngài.
Tôi thường nghĩ đến Đấng Ban Cho hay chỉ nghĩ đến quà tặng?
Lạy Chúa, con cảm tạ Ngài về mọi điều con có, mọi sự con có do Ngài ban cho. Xin cho sự phục vụ Ngài của con hôm nay là của lễ ngợi khen và cảm tạ dâng lên cho Ngài.
(c) 2024 svtk.net