1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:11-13
11 Nguyền xin chính Đức Chúa Trời Cha chúng ta, và Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, dẫn chúng tôi đến cùng anh em!
12 Lại nguyền xin Chúa làm cho anh em thêm và đầy lòng yêu thương đối với nhau cùng đối với mọi người, cùng như lòng yêu thương của chúng tôi đối với anh em vậy,
13 hầu cho lòng anh em được vững vàng, và thánh sạch không trách được trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta, khi Đức Chúa Jêsus chúng ta sẽ đến với hết thảy thánh đồ Ngài!
Trong nhữõng câu này chúng ta thấy nhắc lại chủ đề quen thuộc là thông công tương giao trong Chúa, tức là tình thân đối với nhau, nhưng Phao-lô dường như muốn khuyến khích mọi người gia tăng thêm tình thân đối với nhau. Không những thế, tất cả những đức tính như thương yêu, kiên nhẫn, hiểu biết thông cảm đều phải gia tăng mỗi ngày. Vì cuộc đời chúng ta cần phải trở thành giống như Chúa nên gia tăng đến mấy cũng vẫn chưa đầy đủ. Càng gần đến ngày Chúa trở lại ta càng phải nỗ lực hơn.
Nhưng ta không được quên rằng Chúa là Đấng cho nhũng đức tính đó thể hiện trong đời sống ta, chứ không phải do sức riêng mà được.
Điển hình là chuyện Phao-lô muốn đến thăm Tê-sa-lô-ni-ca, nhưng cũng phải do Chúa dẫn dắt. Chúa phải dẹp bỏ những chướng ngại và mở đường cho mới đi được.
"Lại nguyền xin Chúa làm cho anh em thêm và đầy lòng yêu thương đối với nhau cùng đối với mọi người," Đây cũng là việc cần đến Chúa. Chúa cảm động, thúc đẩy, ban tình thương cho mỗi người để thương yêu người khác. Đây là loại tình thương thiêng liêng, không phải loại tình cảm tầm thưòng của loài người. Ngay cả việc trông chờ Chúa Giê-xu trở lại cũng là do Chúa thúc đẩy và ban cho nhiệt tâm.
Chúng ta bắt đầu phân tích câu 11:
Nguyền xin chính Đức Chúa Trời Cha chúng ta, và Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, dẫn chúng tôi đến cùng anh em!
Mới đọc, câu này dường như không có gì đáng lưu tâm, vì chỉ là ao ước thường tình, tuy nhiên dù chủ từ là Đức Chúa Trời Cha chúng ta, và Đức Chúa Jêsus, Chúa chúng ta, động từ dẫn, hay sai trong câu này lại ở số ít. Nghĩa là Chúa Giê-xu được coi là đồng nhất với Đức Chúa Trời.
Ngoài ra tại đây Đức Chúa Trời được gọi là Cha, Đấng khiến cho mọi việc xẩy ra. Chúng ta phụ thuộc vào Cha trên trời về đủ mọi phương diện, vì Cha quan tâm đến mỗi sự việc lớn nhỏ trong đời ta. Thất bại hay thành công. Ngay đến việc đi thăm một nơi cũng do Cha ấn định, cho phép hay mở đường.
Nếu ta ý thức được sự có mặt của Cha và quan tâm của Ngài trong mọi hành vi cử chỉ của mình, ta sẽ thấy đời sống vô cùng thích thú.
Chúng ta thường chạy đến với Cha mỗi khi gặp khó khăn hay bị dồn vào bước đường cùng. Nhưng tại đây ta thấy Phao-lô cầu xin Chúa mở đường để đến thăm một cộng đồng dân Chúa là chuyện rất bình thường.
Chúa còn có thể can thiệp vào nhiều lĩnh vực khác của đời sống ta, từ môn học ta chọn, người bạn gái hay bạn trai ta giao thiệp, ta làm việc như thế nào, thái độ của ta đối với cha mẹ hay con cái, cách sử dụng thời giờ của ta v.v. nghĩa là tất cả những gì tạo nên cuộc sống của ta đều có Chúa tham dự, nếu ta bằng lòng mời Ngài làm việc đó.
Chúng ta không bao giờ lọt ra khỏi tầm nhìn của Chúa. Ta có thể nói, tìm gặp một người bạn thì khó chứ tìm gặp Chúa thì rất dễ, Chúa lúc nào cũng ở đó. Vì thế ai quên Chúa rất là thiệt thòi, và ai sống như không có Chúa là người quá dại dột.
Tin Chúa và tin Chúa có mặt trong đời sống ta hoàn toàn khác nhau là như vậy.
Cung cấp của Chúa về tâm linh.
Lại nguyền xin Chúa làm cho anh em thêm và đầy lòng yêu thương đối với nhau cùng đối với mọi người, cùng như lòng yêu thương của chúng tôi đối với anh em vậy,
Trong câu này chúng ta học được một điểm, đó là ngay tình thân của mọi người trong Chúa cũng là do Chúa ban cho. Người ta bảo, đâu có tình thương, ở đó có Chúa. Vì những người tin Chúa, kính sợï Chúa có thái độ với nhau khác hẳn. Chúng ta không cần phải phấn đấu trong việc thương yêu nhau. Chúa đã cung cấp loại thái độ này giữa những người tin Chúa. Điều này có nghĩa là khi nào chúng ta không có thái độ đúng đối với nhau, khi nào có sự tỵ hiềm hay là bất mãn, thì Chúa không chế ngự đời sống chúng ta. Khi nào Chúa chế ngự, Ngài sẽ làm cho tình yêu của chúng ta "tăng trưởng và chan hoà". Việc Chúa làm giống như nước dồn lại đàng sau một cái đập cho đến khi ngập và tràn ra các cánh đồng chung quanh đó.
Ta nên nhớ rằng, nếu ta không có tình thương đối với anh chị em trong Chúa, ta chắc chắn không thể nào thương yêu người ngoài Chúa và mong đưa họ về với Chúa. Vì không thương yêu những người đã tin Chúa thì không thể nào có gánh nặng về người chưa tin.
Tình yêu này khiến: "cho lòng anh em được vững vàng, và thánh sạch không trách được trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta, khi Đức Chúa Jêsus chúng ta sẽ đến với hết thảy thánh đồ Ngài!"
Kinh Thánh bảo rằng, Chúa Giê-xu sẽ trở lại khi Tin Lành truyền khắp trái đất. Ở đây chúng ta thấy dường như Chúa trở lại khi nào con dân Chúa hết lòng thương yêu nhau nữa. Vì lúc ấy Hội-thánh của Chúa được thánh sạch và xứng đáng tiếp đón Chúa. Trên thực tế, chúng ta sẽ không bao giờ có được năng quyền của Chúa nếu không có tình thương mà Chúa muốn thấy thể hiện.
Thương yêu thật ra không phải bản chất của chúng ta. Vì con người chúng ta ưa thắc mắc, khó chịu, ganh ghét, và muốn hơn người khác. Thương yêu người ta không dễ làm đâu, ai cũng có vấn đề như thế. Nhưng khi tin Chúa, chính Chúa ban cho tình thương đó, để chúng ta có thể thân thiết với nhau và với người khác. Chúng ta cần để cho Chúa dạy chúng ta biết thương yêu như thế nào nữa.
Cung Ứng Đời Đời của Chúa
"hầu cho lòng anh em được vững vàng, và thánh sạch không trách được trước mặt Đức Chúa Trời, là Cha chúng ta, khi Đức Chúa Jêsus chúng ta sẽ đến với hết thảy thánh đồ Ngài!"
Chúa ban tình thương chan hòa để cho chúng ta được vững vàng. "Được vững vàng" trong nguyên văn Kinh Thánh nghĩa là "xây một nềân tảng, hỗ trợ, củng cố, khuyến khích" Chúa hỗ trợ, củng cố đức tin của chúng ta và mối tương giao giữa chúng ta và Ngài. Chúa xây dựng chúng ta cho vững mạnh. Chúa lập những nền móng vững chắc để chúng ta có thể đón Chúa Giê-xu khi Ngài trở lại.
Chúa chuẩn bị chúng ta để chúng ta ra mắt con Ngài trong tư thế "thánh sạch, không chỗ trách được". Đây là loại đời sống có phẩm chất và giá trị cao. Chúa không bao giờ muốn con cái ngài sống trong chỗ nhơ bẩn thấp hèn.
Trong thư Phi-líp 3:6 Phao-lô nói rằng trước khi được Chúa cứu, ông là một người tu theo dòng Pha-ri-si và được kể là "vô tội" đối với Luật Chúa. Nhưng khi tin Chúa Phao-lô chỉ nhờ ân sủng của Chúa mà được thánh hóa.
Thánh có nghĩa là biệt riêng ra cho Chúa sử dụng. Người thánh là những người được Chúa biệt riêng ra cho Ngài trong các mục đ1ich và cho những người thuộc về Ngaì.
Chúng ta không tự mình trở nên thánh được, vì theo bản chất, chúng ta làm những điều sai lạc. Nhưng Chúa đã khởi làm một cong việc đời đời trong chúng ta. Khi chúng ta được cứu, Chúa không bỏ mặc chúng ta. Ngài sai Thánh Linh ngự vào lòng chúng ta, chính Chú cũng ở trong tâm hồn ta. Ngài có thể bảo vệ chúng ta cho khỏi phạm tội và được thánh hóa.
Chúng ta có thói quen sống dưới đặc ân của mình, chúng ta ưa thỏa hợp và đưa vào đời mình những điều, những việc Chúa không ưa thích. Chúng ta cần đến nhận cung ứng đời đời của Chúa và để Ngài tự do hành động trong đời mình.
Trong mỗi chương của hai thư Tê-sa-lô-ni-ca đều kết thúc bằng việc Chúa Giê-xu trở lại. Đây là một nhắc nhở cần thiết cho mỗi người tin Chúa. Vì đây là hi vọng của đời tin Chúa. Chúa Giê-xu sẽ trở lại lập vương quốc Ngài trên vũ trụ này, và chúng ta sẽ được ra mắt Chúa trong tư thế thánh sạch và không chỗ trách được, nhờ ân sủng của Chúa.
Đây là điều mà con dân Chúa ghi nhớ để khôngtuyệt vọng khi yếu đuối sa ngã. Chúng ta hãy đến với Chúa để xin sức mới và để được thánh hóa mỗi ngày.