"Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau, và tính tự cao đi trước sự sa ngã" (Châm Ngôn 16:18).
Câu hỏi suy ngẫm: Ông Na-a-man đến tìm Tiên tri Ê-li-sê với thái độ nào (câu 9-12)? Làm sao ông Na-a-man sạch được bệnh phung? Bạn học được điều gì qua câu chuyện này? Làm sao tránh được tính kiêu ngạo? Kiêu ngạo nói lên thái độ nào của mình với Chúa? Với tha nhân?
Chiếc tàu thủy khổng lồ Titanic được các nhà chế tạo nó mô taœ là "ngay cả Đức Chúa Trời cũng không đánh chìm được." Thế nhưng trong hành trình đầu tiên từ Anh qua Nữu Ước, chiếc tàu này bị chìm vì đụng phải băng sơn, gây thiệt mạng cho 1,492 người. Chỉ một tảng băng nhỏ cũng đủ làm chìm chiếc tàu khổng lồ này! Con người có khuynh hướng tự cao khi dựa vào khả năng, kiến thức, tiền của, địa vị... Hầu hết mọi người đều có tính kiêu ngạo bắt nguồn từ bà Ê-va khi muốn mình "được như Đức Chúa Trời" (Sáng-thế Ký 3:5).
Qua phần Kinh Thánh này chúng ta thấy, tuy mắc bệnh nan y, cần được chữa lành, nhưng khi đến với Tiên tri Ê-li-sê, ông Na-a-man dựa vào tiền tài (câu 5), địa vị (câu 6-7), cá tính kiêu ngạo (câu 11), tự ái dân tộc (câu 12); nên ông muốn tiên tri phải ra đón tiếp ông một cách trịnh trọng. Nhưng Tiên tri Ê-li-sê muốn ông Na-a-man biết đến Đức Chúa Trời đầy quyền năng và yêu thương của Ít-ra-ên, nên bảo ông Na-a-man xuống sông Giô-đanh tắm baœy lần. Vì kiêu ngạo, ông Na-a-man giận dữ và bỏ đi, nên những đầy tớ đã khuyên ông nên nhìn lại mục đích của chuyến đi này. Nhìn lại chính mình, không nhiều thì ít, chúng ta đều có các dấu hiệu kiêu ngạo trong đời sống. Cho đến khi ông Na-a-man hạ mình, từ bỏ mọi điều mình có trong cuộc đời, làm theo lời đầy tớ Đức Chúa Trời thì ông mới được sạch bệnh. Qua câu chuyện này, chúng ta thấy những dấu hiệu của sự kiêu ngạo như sau:
- Cầu nguyện thưa thớt vì thấy mình làm cũng được, không cần đến Chúa.
- Mệt mỏi: thường là hậu quả của cố gắng làm quá nhiều thứ, không để Chúa chủ tể thì giờ của mình.
- Giận dữ vì không vừa ý mình, quên nhìn sự việc qua cái nhìn của Chúa.
- Hay chỉ trích người khác vì thấy họ không giỏi bằng mình, làm gì cũng không xong.
- Không chịu lắng nghe lời góp ý xây dựng của người khác, cho rằng họ không biết gì.
- Thất vọng vì thấy mình làm chưa được tốt như ý mình muốn (người muốn trọn vẹn).
- Hãnh diện về sự thành công của mình, cho là mình làm nên tất cả.
- Không chịu đầu phục người khác, không muốn lắng nghe, chờ đợi, phục vụ.
Làm cách nào chiến thắng kiêu ngạo? Thứ nhất, nhận biết các dấu hiệu khi mình đang kiêu ngạo. Thứ hai, ăn năn ngay với Chúa. Thứ ba, liệt kê những tội lỗi, khuyết điểm, những ý nghĩ xấu trong thời gian qua. Thứ tư, ăn năn xưng tội với Chúa. Thứ năm, luôn đề cao cảnh giác khi mình có khuynh hướng kiêu ngạo trở lại.
Bạn có nhận biết mầm móng của sự kiêu ngạo trong mình không? Bạn ứng phó với kiêu ngạo thế nào?
Xin Chúa tha thứ tính kiêu ngạo trong con, giúp con boœ được tính này, ban cho con tấm lòng khiêm nhường.
(c) 2024 svtk.net