"Dầu vậy, chúng tôi giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, song chẳng phải sự khôn ngoan thuộc về đời nầy, cũng không phải của các người cai quản đời nầy, là kẻ sẽ bị hư mất. Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta. Trong những người cai quản đời nầy chẳng ai từng biết sự đó; bởi chưng, nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu. Song le, như có chép rằng: Aáy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa. Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời. Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng. Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng. Nhưng người có tánh thiêng liêng xử đoán mọi sự, và chính mình không bị ai xử đoán. Vì ai đã biết ý Chúa, đặng dạy dỗ Ngài? Nhưng phần chúng ta, thì có ý của Đấng Christ." (1 Cô-rinh-tô 2:6-16).
Không dễ gì định nghĩa được khôn ngoan. Khi nào đề cập đến khôn ngoan là bao nhiêu câu hỏi ngập tràn tâm trí chúng ta. Bạn có biết quan hệ giữa hiểu biết và khôn ngoan không? Ta có phân biệt nổi khôn ngoan khi ta tiếp cận không? Phải chăng ta cho một người là khôn ngoan khi người ấy có ý kiến phù hợp với mình? Một người có thể thông minh mà không khôn ngoan chăng? Liệu rằng một người có các khả năng trí thức bình thường mà lại sở hữu một khôn ngoai khác thường được chăng?
Trên đây là những câu hỏi khó. Còn khó hơn nữa khi ta nhận thấy rằng khôn ngoan rất khó đo lường. Phương thức đo khôn ngoan để rút ra hệ số thông minh IQ của trẻ em đã lỗi thời, vì không chính xác. Phương pháp này không thể áp dụng cho trẻ em sống trong các xã hội khác nhau về văn hóa và kinh tế. Nhưng dù cho chỉ số thông minh có đúng đi chăng nữa có gì bảo đảm rằng những đứa trẻ sống trong các nước nghèo sẽ có một tương lai hơn những đứa trẻ cùng nghèo như chúng?
Ngoài ra chúng ta đều biết có những người được coi là thông minh, nhưng chỉ vì sống thiếu kỉ luật, thiếu phán đoán tốt và không có động lực đúng sau khi rời nhà trường mà cứ trôi nổi từ việc này sang việc nọ, cuối cùng không thành công. Những người ấy chỉ hiện hữu nhưng bất mãn vì tài năng của mình không được sử dụng đúng chỗ. Nghĩa là thông minh nhưng không khôn ngoan.
Lại có những người dù không nhanh nhẹn thông minh vượt bực nhưng lại có một số những nhận thức rất khác thường. Không có trí nhớ như vi tính nhưng lại biết quyết định khôn ngoan, đưa ra các ý kiến rất xác thực và hành động đúng trong mọi trường hợp. Đây không phải là những người không thông minh vượt bực nhưng lại rất khôn ngoan.
Khôn ngoan và thông minh thật ra rất khó định nghĩa. Nhất là quan hệ giữa hai phẩm tính này lại càng khó phân định hơn. Chúng ta chỉ biết rằng hai phẩm tính ấy khác hẳn nhau. Rất nhiều người dường như có nhiều phẩm tính này, nhưng lại thiếu các phẩm tính kia. Người có hiểu biết và áp dụng được những gì mình biết vào thực tế là chuyện hiếm có.
Kinh Thánh phân biệt hai loại khôn ngoan. Một loại khôn ngoan bẩm sinh và loại khôn ngoan do Đức Chúa Trời ban cho. Sứ đồ Phao-lô viết cho tín hữu Cô-rinh ngày xưa rằng:
"Chính tôi đã ở giữa anh em, bộ yếu đuối, sợ hãi, run rẩy lắm. Lời nói và sự giảng của tôi chẳng phải bằng bài diễn thuyết khéo léo của sự khôn ngoan, nhưng tại sự tỏ ra Thánh Linh và quyền phép; hầu cho anh em chớ lập đức tin mình trên sự khôn ngoan loài người, mà là trên quyền phép Đức Chúa Trời. Dầu vậy, chúng tôi giảng sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, song chẳng phải sự khôn ngoan thuộc về đời nầy, cũng không phải của các người cai quản đời nầy, là kẻ sẽ bị diệt vong. Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển của chúng ta. Trong những người cai quản đời nầy chẳng ai từng biết sự đó; vì nếu đã biết thì họ chẳng đóng đinh Chúa vinh hiển trên cây thập tự đâu." (1 Cô-rinh-tô 2:3-8).
Vấn đề trở nên phức tạp hơn. Thoạt tiên chúng ta tìm quan hệ giữa thông minh và khôn ngoan, rồi kết luận rằng hai phẩm tính này không phải là một, vì không phải tất cả những người thông minh đều khôn ngoan. Chúng ta đi thêm một bước nữa khi xác định rằng: Không phải tất cả những người khôn ngoan thật sự khôn đâu. Vì Sứ đồ Phao-lô dạy rằng, có một loại khôn ngoan vượt xa khôn ngoan của con người chúng ta. Khôn ngoan này xuất phát từ Chúa là nguồn khôn ngoan. Phao-lô bảo:
"Nhưng như có chép rằng: Aáy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa." (1 Cô-rinh-tô 2:9-10).
Các câu này nêu lên ba điểm:
Tại sao Thánh Linh có thể dạy điều mà không ai khác biết?
Thánh Linh dạy gì?
Ai là người học?
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng điểm:
Tại sao Thánh Linh có thể dạy điều mà không ai khác biết?
Những gì mà thầy dạy của loài người không mường tượng ra được thì Thánh Linh biết. Khôn ngoan của Thánh Linh là một loại khôn ngoan vượt xa những gì mà người khôn ngoan nhất trên đời có thể phát biểu. Vì khôn ngoan của người đời dẫn họ xa dần những gì họ cần hơn cả. Thí dụ như họ không hiểu được các mục đích của Chúa Giê-xu; những người theo họ bị dẫn đi sai lạc. Họ hành quyết "Chúa Vinh Quang" Đó là khôn ngoan của con người khi họ đụng chạm đến những việc làm của Đức Chúa Trời.
Trong lá thư gởi cho người La-mã, Phao-lô đã viết bài hát có những câu như:
"Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được! Vì, ai biết ý tưởng Chúa, ai là kẻ bàn luận của Ngài?" (Rô-ma 11:33-34).
Các câu hỏi sứ đồ Phao-lô nêu trên đây không ai trả lời được. Nhưng ông đã trả lời: Đức Thánh Linh dò xét mọi huyền nhiệm kể cả những sâu thẳm của Đức Chúa Trời. Chữ "dò xét" trong câu này có nghĩa là Thánh Linh thấu suốt mọi vấn đề kể cả những vấn đề mà chỉ một mình Đức Chúa Trời biết. Việc dò xét đó không phải cho Thánh Linh, nhưng cho chúng ta. Dò xét để giải bày cho rõ những huyền nhiệm về Chúa.
Thánh Linh hiểu tư tưởng của Đức Chúa Trời. Vì vậy nên Thánh Linh mới dạy được. Sứ đồ Phao-lô cho hay: "Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời." 1 Cô-rinh-tô 2:11. Chúng ta quen biết nhiều người nhưng không biết tư tưởng của một ai cả. Dĩ nhiên là đôi khi chúng ta tiên đoán được phản ứng của người nào về một sự việc, nếu chúng ta thân gần với người ấy. Nhưng chúng ta chỉ võ đoán, không dám nói chắc chắn. Chúng ta thường làm người khác bất mãn vì tỏ vẻ như biết trước được phản ứng của người ấy. Ai cũng muốn tự mình nói ra ý nghĩ của mình hơn là để người khác võ đoán. Người ta càng bất mãn hơn khi có người nào lạm nhận quyền của Đức Chúa Trời để ảnh hưởng đến tư tưởng của người nào đó. Đối chúng ta với những hiểu biết về con người là qua văn chương, nhân loại học, lịch sử, xã hội học, tâm lý học và tôn giáo, nhưng phương cách hay nhất và đáng tin cậy nhất để tìm xem người khác suy nghĩ như thế nào, vẫn là để cho chính người ấy nói ra.
Chính con người của chúng ta phải bộc lộ ra thì người khác mới có thể hiểu được. Trong lĩnh vực tâm linh cũng vậy. Thánh Linh của Đức Chúa Trời là đấng duy nhất có thể tiết lộ những điều sâu nhiệm về ý định của Đức Chúa Trời đối với lịch sử nhân loại. Không có mặc khải này, những gì con người võ đoán đều không đáng kể.
Thánh Linh biết các kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đây cũng là lý do để Thánh Linh có thể dạy.Sứ đồ Phao-lô viết: "Song le, như có chép rằng: Aáy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, Và lòng người chưa nghĩ đến, Nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài. Đức Chúa Trời đã dùng Đức Thánh Linh để bày tỏ những sự đó cho chúng ta, vì Đức Thánh Linh dò xét mọi sự, cả đến sự sâu nhiệm của Đức Chúa Trời nữa." (1 Cô-rinh-tô 2:9-10).
Sắm sẵn hay chuẩn bị sẵn là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Kế hoạch cứu chuộc nhân loại. Thánh Linh có mặt ngay từ khi Đức Chúa Trời lên kế hoạch, vì Ngài là Đấng vĩnh hằng. Ngài biết và tham gia vào kế hoạch ngay từ ban đầu. Công việc của Thánh Linh là hướng dẫn chúng ta vào những mục đích thiêng liêng của Đức Chúa Trời mà người ngoài Chúa chỉ có võ đoán mà thôi.
Thánh Linh dạy những gì?
Thánh Linh có nhiều điều dạy chúng ta cho chúng ta hiểu biết. Nhưng ta hãy nói về những gì mà Thánh Linh không dạy trước. Thánh Linh không dạy ta về những điều tầm thường như toán hay lịch sử. Khi chúng ta tin Chúa thì chỉ số thông minh của chúng ta vẫn không thay đổi. Thánh Linh cũng không dạy chúng ta những điều kỹ thuật về Kinh Thánh hay đức tin. Thánh Linh không dạy ta về tiếng Hê-bơ-rơ hay tiếng Hi-lạp, mặc dù đó là các ngôn ngữ dùng viết Kinh Thánh. Đây là những môn học mà chúng ta phải học riêng.
Theo sứ đồ Phao-lô thì đây là các môn học Thánh Linh dạy:
"Chúng tôi giảng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là sự mầu nhiệm kín giấu, mà từ trước các đời, Đức Chúa Trời đã định sẵn cho sự vinh hiển chúng ta." (1 Cô-rinh-tô 2:7).
"Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng." (1 Cô-rinh-tô 2:12-13). Chương trình giáo dục của Thánh Linh là: Khôn ngoan, ân tứ, các lẽ đạo huyền nhiệm.
Đơn giản hơn cả, Thánh Linh dạy ta về ý nghĩa và áp dụng của Phúc Âm.
Nhưng khôn ngoan của Đức Chúa Trời là gì? Đấng Christ là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. (1 Cô-rinh-tô 1:24) Học về khôn ngoan của Đức Chúa Trời tức là học về Đấng Christ, học về chính Chúa Giê-xu.
Còn những ân tứ của Đức Chúa Trời là những gì? Đây là những phước hạnh của đời sống và sự cứu rỗi do Chúa Giê-xu ban cho. Chính Chúa Giê-xu cũng là ân tứ mà Đức Chúa Trời ban cho nhân loại.
Các lẽ đạo huyền nhiệm là những gì? Đây là các huyền nhiệm về Chúa Giê-xu: Ngài là ai?, làm những công việc gì, đòi hỏi những gì? Chúa Giê-xu là chân lý.
Thánh Linh không dạy về tri thức Kinh Thánh. Giáo huấn của Thánh Linh không thay thế cho việc học thông thường được. Thánh Linh cũng không dẫn ta vào những tư tưởng mơ hồ huyền hoặc, như các thế giới khác, hoặc là mức độ cao về ý thức nội tâm, hay những cách giải đoán giấc mơ hoặc là các kinh nghiệm huyền bí.
Thánh Linh của Đức Chúa Trời chính là Thánh Linh của Chúa Giê-xu. Ngài làm nhân chứng cho Chúa Giê-xu. Đây cũng chính là đề tài của bài học quan trọng nhất mà chúng ta cần được học.
Chúng ta chỉ cần mở mắt và lòng để nhận ra việc lạ thường trong đường hướng của Đức Chúa Trời khi Ngài khải thị tất cả qua Chúa Giê-xu. Chỉ Thánh Linh mới làm được công việc này. Thánh Linh là khôn ngoan của mọi khôn ngoan, Ngài soi ánh sáng vào tâm linh chúng ta để có thể hiểu biết và bắt ý chí chúng ta phải thuận phục. Thánh Linh biết Đức Chúa Trời vì Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài biết rõ chúng ta vì Ngài sáng tạo ra chúng ta. Ngài biết rõ kế hoạch đưa người đến với Ngài vì chính Ngài cũng tham gia vào việc lên kế hoạch từ ban đầu. Chính vì thế mà Thánh Linh xứng đáng là vị thầy của chúng ta.
Thánh Linh dạy những ai?
Ai cũng biết tóm tắt cơ bản của sứ điệp Cơ-đốc, đó là: Tình trạng khốn khổ của con người, Tình thương của Đức Chúa Trời và đáp ứng của con người đối với tình thương đó.
Nhưng sứ đồ Phao-lô nói rằng: Dầu vậy, chúng tôi giảng về sự khôn ngoan cho những kẻ trọn vẹn, nhưng không phải khôn ngoan thuộc về đời này đâu, cũng không phải của những người cai quản đời này, là kẻ sẽ bị diệt vong. Chúng ta không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, nhưng cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giãi bày sự thiêng liêng. (1 Cô-rinh-tô 2:6,13). Trong nước Chúa con dân Chúa không phân hạng, chỉ có những người già và những người trẻ hơn. Có người phát triển nhanh, trưởng thành hơn, trong kiến thức cũng như trong hiểu biết. Đối với những người như thế, Thánh Linh mở cho họ những kiến thức sâu xa hơn trong Kinh Thánh. Dạy họ áp dụng những lời dạy trong Kinh Thánh vào ngay từng phần của cuộc đời họ. Chúa cho họ thấy những vùng mà trong đó họ còn dại dột hay bất tuân, và ra tay giúp họ.
Khả năng tri thức của ta là một chuyện. Ta có thể được khôn sáng, ý thức đương nhiên hay lương tri là việc khác. Nhưng khôn ngoan về tâm linh lại là chuyện khác nữa. Ta gọi là khôn ngoan thiêng liêng vì chỉ có Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới cho ta được thứ khôn ngoan này mà thôi.