"Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào. Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người. Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau. Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai trị, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm."(Rô-ma 12:1-8)
Một nhạc sĩ rất trẻ tuổi chơi đàn Xen-lô tức là hồ cầm trong Giàn Nhạc Giao Hưởng Salzburg của nước Áo. Một hôm nọ anh đến buổi tập đặc biệt và chuyện trò với một nhạc sĩ cao tuổi ngồi ghế đầu trong ban nhạc. Cũng như nhiều nhạc sĩ cao tuổi khác, ông bạn già này than phiền về nhạc trưởng, bảo rằng các nhạc trưởng luôn luôn được trả tiền cao, và bao nhiêu tiếng khen của giàn nhạc đều về các ông ấy hết. Nhạc sĩ trẻ hỏi: "Ai chỉ huy giàn nhạc hôm nay vậy bác?" Ông già đáp: "Tôi không biết mà ai tôi cũng không quan tâm." Nhạc sĩ trẻ tiếp: "Mà ta chơi nhạc gì vậy bác?" Thông thường thì hai người ngồi cạnh nhau cùng dùng chung một giá nhạc và người trẻ tuổi bao giờ cũng phải giở bài cho hai người. Ông già đáp:"Nhạc gì à? Tôi không biết giàn nhạc chơi bản gì, nhưng bác cháu mình sẽ chơi bản Giao Hưởng Số Năm của Beethoven."
Mỗi chúng ta sống trên đời cũng như một nhạc công trong giàn nhạc, nhưng chúng ta lại tự do hơn nhiều. Chúng ta chơi bản nhạc mình thích mặc dù ai là người chỉ huy và mọi người khác chơi bản nhạc nào. Đôi khi chúng ta cũng bất mãn và tự sáng tác ra nhạc mà chơi, rồi cứ mong rằng có ai đó sẽ tìm ra tài năng của mình mà mời đi biểu diễn.
Nhưng đó không phải là lối sống mà Chúa kế hoạch ra. Chúa gọi mỗi chúng ta làm nhạc công trong giàn nhạc của Ngài chứ không phải làm người biểu diễn đơn độc. Chúa muốn mỗi chúng ta phải hòa lẫn với toàn giàn nhạc, và mắt chú ý vào chiếc que chỉ huy của người nhạc trưởng là Chúa.
Mỗi người chơi nhạc cụ khác nhau. Mỗi người lại có phần nhạc khác nhau nữa. Nhưng chúng ta đều cùng chơi trong một giàn nhạc và chỉ có một người chỉ huy. Đó cũng là hình ảnh của hội thánh.
Sứ đồ Phao-lô dạy các tín hữu tại Rô-ma ngày xưa rằng: "Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào."
Vì tình thương của Đức Chúa Trời bắt lấy chúng ta, chúng ta bắt đầu xoay hướng cuộc đời của mình phục vụ Chúa cho đến mức hi sinh. Đối với người yêu Chúa thì đúng là hi sinh không còn là từ kinh khủng, đáng sợ đối với tai chúng ta. Vì chính là sự hi sinh hi sinh của Chúa Giê-xu đã cứu chúng ta. Sự hi sinh của Chúa đem đến cho đời chúng ta tự do và vinh dự. Chính sự hi sinh đó biểu lộ tình thương của Đức Chúa Trời đối với chúng ta khi chúng ta đáng bị trừng phạt. Hi sinh trở thành một chữ chữa lành và đem lại hạnh phúc. Nhưng sự hi sinh của Chúa đòi chúng ta phải hi sinh. Sự thương xót hay tình thương của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta phải quan tâm, phải trung thành và vâng phục.
Vì được kêu gọi bước ra khỏi nếp sống hòa đồng với thế gian, chúng ta theo ý chỉ của Chúa để biết hướng đi của đời mình. Dĩ nhiên là chúng ta vẫn cần đến ý kiến của người khác, văn hóa và phong tục. Chúng ta sống trong gia đình với mọi người, với xóm riềng từ nhiều ngả đến với chủng tộc, tập quán và văn hóa khác nhau. Nhưng tiếng gọi của Chúa tiếp tục. Tôi sống như mọi người về hình thức, nhưng tôi có những giá trị, tiêu chuẩn đời sống phải đúng với các giá trị, tiêu chuẩn và ưu tiên phải đúng theo của Chúa.
Vì được đổi mới trong tư duy về động lực và mục đích, chúng ta tự dân ghiến mình trong việc phụng vụ. Tư duy sai trái của chúng ta đã được Chúa sửa chữa. Chúng ta không tìm đến những gì mình ưa thích, nhưng hướng về những gì hữu ích cho người khác, đó là lựa chọn của chúng ta. Trong tất cả, Thánh Linh của Đức Chúa Trời ở với chúng ta và nhắc nhở chúng ta về tình thương của Chúa, tiếng gọi của Ngài, duyệt xét tư duy của chúng ta và ban cho chúng ta ân tứ; ân tứ phục vụ hữu ích cho người khác.
Việc phục vụ bắt đầu ở sự hạ mình
Không có việc nào Chúa làm vì chúng ta cốt để cho chúng ta kiêu hãnh. Chúng ta có thể hãnh diện nhưng kiêu căng không thuộc về kế hoạch của Chúa. Thực ra kiêu căng cản đường trong kế hoạch của Chúa.
Kiêu căng có thể làm chúng ta cảm thấy rằng mình tốt quá khi phục vụ người khác. Đáng ra họ phải phục vụ mình. Kiêu căng cũng có thể đưa đến kết luận sai là việc mình làm thật là hữu hiệu. Vì khi phục vụ với kiêu căng thì việc ta làm la để biểu diễn thôi. Vì việc làm cốt để được thưởng hay ghi ơn là một hình thức hối lộ thôi.
Sứ đồ Phao-lô rất thẳng thắn khi bảo rằng việc phục vụ phải khởi đầu với tinh thần hạ mình: "Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người." Đây là việc hạ mình thật sự.
Công việc phục vụ chỉ khởi đầu khi nào chúng ta bằng lòng hạ mình.
Công việc phục vụ xây dựng trên căn bản hợp nhất
Kiêu căng không có chỗ nào trong cuộc sống của chúng ta vì một lý do khác nữa, đó là chúng ta đều thuộc về nhau, là thành phần của nhau. Chúng ta cùng ở trong một thân thể Chúa Cứu Thế. Làm sao một thành phần có thể cho rằng mình quan trọng hơn trong khi tất cả đầu là thành phần của nhau. Những gì một thành phần đóng góp, tất cả đều dự phần. Sứ đồ Phao-lô dạy: "Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau." (Rô-ma 12:4-5)
Trong thân thể của Chúa không có ganh đua, không độc lập, không tẻ tách riêng. Chúng ta đều thuộc về nhau, quan hệ với nhau, phụ thuộc vào nhau và cùng chia sẻ. Đây là những hoạt động hợp nhất. Các việc phục vụ đều phải xây dựng trên hợp nhất. Khi nào chúng ta ưa thích hợp một, khi nào chúng ta chung sức với nhau, khi nào chúng ta được khuyến khích từ trong tập thể anh chị em, là lúc chúng ta có thể phục vụ. Thánh Linh của Chúa Cứu-thế, nguồn của hợp một và hạ mình đang hành động, kéo chúng ta lại với nhau để chúng ta có được quyền năng tung rải vào thế giới này. Thánh Linh rất bực mình khi người ta hao tổn sức lực về những tranh cãi về những khác biệt hay những thể thức. Chúa Cứu-thế đã khiến chúng ta hợp nhất. Chính sự hợp nhất đó đem đến sức mạnh và tự do để phục vụ. Tất cả chúng ta sẽ phục vụ tốt hơn nếu chúng ta ý thức được rằng mình không làm việc một mình.
Phục vụ phụ thuộc vào Tinh Thần Rộng Lượng
Khi nói về ân tứ của Thánh Linh chúng ta không bàn đến tài năng cá nhân hay khả năng xuất chúng. Chúng ta cũng không nói đến khả năng tự nhiên như là có tai âm nhạc, có trí nhớ tốt, có thân hình cân đối. Dĩ nhiên đây là những điều Chúa ban cho con người qua gin, qua di truyền.
Nhưng ân tứ Thánh Linh là những điều khác. Các ân tứ ấy có thể sử dụng tài năng tự nhiên của chúng ta, nhưng thường là vượt xa hơn. Đây là những tài khéo léo mà Chúa đã cho phát triển bên trong chúng ta từ khi chúng ta giao thác cuộc đời mình trong tay Chúa và được Thánh-linh báp-tem. Thí dụ như có người có tài ăn nói, nhưng đến khi được ân tứ nói tiên tri thì khác hẳn. Nói tiên tri trong thời đại chúng ta là công bố tin mừng cứu rỗi của Chúa cho đồng bào. Người được ân tứ này có hứng khởi để làm chứng về Chúa mà không rụt rè và e sợ.
Phục vụ cũng là một ân tứ. Dù không như giảng truyền tin mừng, nhưng không kém phần quan trọng. Chúng ta luôn luôn có những người thiếu thốn chung quanh mình. Những người không còn sức lực, thiếu phương tiện sống, hoặc bị xa lìa người thân v.v. Những người này cần được cứu giúp. Sự cứu giúp này Chúa đưa đến qua ân tứ phục vụ của một số người để đáp ứng nhu cầu vật chất, nhu cầu cá nhân hay các điều cần yếu khác.
Dạy học và khuyến khích cũng là các ân tứ. Đây là việc chú trọng vào hiểu biết Lời Chúa và khuyên giục người khác học Kinh Thánh. Những ân tứ này phải sử dụng trong nhưng chương trình, những lớp học trong các nhà thờ là nơi Kinh Thánh được dạy và áp dụng. Nhiều người có ân tứ giải lời Kinh Thánh rất minh bạch khiến cho không những người ta thích nghe mà còn sẵn sàng tuân thủ nữa. Thánh-linh thường ban ân tứ như thế cho một số người trong Hội thánh.
Một số ân tứ quá thực tiễn đến nỗi chúng ta không coi đó là ân tứ, như đóng góp tiền bạc, giúp người cô thế hay khó khăn, tỏ lòng thương đối với người bị đàn áp v.v. Thánh-linh nhiều khi thúc giục người ta làm những việc như thế. Các công việc này làm cho tính ích kỷ tiêu tan và mọi người được khuyến khích rat ay giúp đỡ.
Chúng ta là thành phần trong một thân thể, hay nhạc sĩ trong một giàn nhạc lớn. Chúng ta không chơi cùng một nhạc cụ và trong cùng một thời gian. Nhưng chúng ta đều nhìn vào bản nhạc và theo hướng dẫn của người chỉ huy. Hợp tác với nhau chúng ta trở thành một giàn nhạc giao hưởng khổng lồ để phục vụ. Việc phục vụ mà chỉ có Thánh-linh mới làm cho phát triển được nhờ những ân tứ mà Chúa ban rời rộng cho Hội-thánh của Ngài.