Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 31

Sử Dụng Tiếng Lạ Thế Nào

I Cô-rinh-tô 14:26-33

"Đức Chúa Trời chẳng phải là Chúa sự loạn lạc, bèn là Chúa sự hòa bình" (c. #33).

Câu hỏi suy ngẫm: Có phải tiếng lạ giữ vai trò quan trọng nhất trong sự thờ phượng Chúa và gây dựng Hội thánh không? Tại sao? Trong ICô-rinh-tô 14, Phao-lô đã đưa ra những nguyên tắc nào trong vấn đề nói tiếng lạ? Những nguyên tắc bày đua7 ra nhằm mục đích gì? Bạn có ước ao được nói tiếng lạ không? Xin giải thích.

Trong phần Kinh thánh hôm nay, sứ đồ Phao-lô dặn dò kỹ lưỡng về việc sử dụng tiếng lạ.

Trước hết, ông không cấm tín hữu nói tiếng lạ. Ông dạy rằng chỉ được nói tiếng lạ trước công chúng khi có người thông giải. Nói tiếng lạ, hay nói năng việc gì trước công chúng cũng phải có trật tự.

Với các nguyên tắc trên, người nói tiếng lạ trong lúc cầu nguyện riêng, hoặc trong lúc Hội thánh đồng loạt cầu nguyện thì rất phải lẽ. Trong những lúc như vậy, tín hữu chỉ nói cho Chúa nghe mà thôi và không cần người khác hiểu. Còn khi nói cho công chúng cùng nghe, phải có người thông giải.

Ngoài ra chúng ta cũng cần theo 1Jo 4:1-3 để trắc nghiệm xem tiếng lạ là của Chúa hay của ma quỉ. Ma quỉ cũng có khả năng cho chúng ta tiếng lạ; chúng ta cần đề phòng. Đừng vì cớ ham thích tiếng lạ mà tìm kiếm tiếng lạ với mọi giá. Có khi chúng ta bị ma quỉ lừa dối ban cho tiếng lạ của chúng để rủa sả Chúa. Trong trường hợp ấy đời sống thuộc linh người nói tiếng lạ có thể bị sa sút và đến chỗ phạm tội trọng mà không thoát ra được (vướng xiềng xích của ma quỉ). Người như vậy có thể gây nhiều đổ vỡ cho hội thánh.

Lạy Chúa, xin cho con có thái độ đúng đắn về ân nói tiếng lạ.

(c) 2024 svtk.net