Trang Chủ :: Chia Sẻ

BÀI 6

2:15-21 ĐƯỢC XƯNG CÔNG CHÍNH BỞI ĐỨC TIN

15 Về phần chúng tôi, thì sanh ra là người Giu-đa, không phải là kẻ có tội từ trong dân ngoại. 16 Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp; vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp. 17 Nhưng nếu đang khi chúng tôi tìm cách được xưng công bình trong Đấng Christ, mà chính chúng tôi bị nhận là kẻ có tội, vậy thì Đấng Christ chẳng là làm tôi của tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! 18 Thật thế, nếu tôi lập lại điều tôi đã phá hủy, thì tôi sẽ tỏ ra chính tôi là người phạm phép.

19 Vả, bởi luật pháp, tôi đã chết cho luật pháp, để sống cho Đức Chúa Trời. 20 Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi. 21 Tôi không muốn làm cho ân điển Đức Chúa Trời ra vô ích; vì nếu bởi luật pháp mà được sự công bình, thì Đấng Christ chịu chết là vô ích.

 

1. Phao-lô đối chiếu hai điều gì trong câu 15?

2. Những chữ quan trọng trong câu 16 là xưng công bình,” “các việc luật phápđức tin. Xin cho biết ý nghĩa của mỗi chữ theo điều Bạn hiểu.

Xưng công bình: ____________________________________________

Các việc luật pháp: _________________________________________

Đức tin: _____________________________________________________

3. Được xưng công bình được dùng ba lần trong câu 16. Xin cho biết chủ từ của mỗi lần:

(1) __________________ được xưng công bình

(2) __________________ … để được xưng công bình

(3) __________________ được xưng công bình bởi các việc luật pháp

4. Phao-lô “bị nhận là kẻ có tội” (c. 17a) trong ý nghĩa nào?

5. “Đấng Christ… làm tôi của tội lỗi” (c. 17b) nghĩa là thế nào?

6. Phao-lô có ý gì khi ông nói, “Tôi lập lại điều tôi đã phá hủy” (c. 18)?

7. “Chết cho luật pháp” (c. 19) nghĩa là thế nào?

8. Xin cho biết kinh nghiệm của Phao-lô trong câu 20:

(1) Tôi _____________________________________ với Đấng Christ

(2) Tôi sống:

·         Không phải tôi sống/Đấng Christ ________________

·         Sống trong xác thịt = sống trong đức tin Con Đức Chúa Trời:

Ø  _______________________________ tôi

Ø  _______________________________ vì tôi

 

Hai điều Phao-lô đối chiếu trong câu 15 là người Giu-đaDân Ngoại. Điểm đối chiếu là: người Giu-đa luôn luôn tự hào là tuyển dân của Chúa và khinh miệt Dân Ngoại, coi họ là kẻ có tội. Ý của Phao-lô trong câu 15 nối tiếp ý trong câu tiếp theo là: Dù chúng tôi sinh ra là người Do-thái, không bị kể là tội nhân như Dân Ngoại nhưng cũng như Dân Ngoại, chúng tôi được kể là công chính nhờ đức tin chứ không phải nhờ vâng giữ luật pháp (c. 16).

Xưng công bình hay xưng công chính là một từ đặc biệt trong Tân Ước. Đây là từ mang tính cách pháp lý, mô tả tình trạng pháp lý của chúng ta trước công lý của Đức Chúa Trời. Trước công lý của Đức Chúa Trời, toàn thể nhân loại đều là tội nhân bị kết án (không công chính). Khi tin nhận Chúa Giê-xu, Chúa chẳng những tha tội cho chúng ta nhưng cũng tuyên bố chúng ta trắng án, phục hồi tình trạng con của Chúa. Được xưng công bình là như vậy.

Các việc luật pháp nói đến việc tuân giữ mọi điều trong luật pháp Môi-se để được cứu (Lê-vi ký 18:5: Rô-ma 10:5). Các việc luật pháp cũng bao gồm mọi cố gắng nhằm thỏa mãn công lý của Đức Chúa Trời bằng việc lành hay công đức của con người.

Đức tin mang ý nghĩa tin cậy. Đức tin bắt đầu với sự hiểu biết, không phải tin cách mù quáng. Đức tin dựa trên sự kiện, không phải phỏng đoán. Đức tin đem lại kết quả rõ ràng, không phải không thực tế (Boice). Trong câu, Chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ (c. 16b), động từ tin mang ý nghĩa “tin VÀO Chúa Giê-xu” nói lên lòng cam kết mãnh liệt nơi Chúa Giê-xu chứ không phải chỉ là chấp nhận những sự kiện về Ngài mà thôi!

Phao-lô ba lần nói về việc xưng công bình bởi đức tin trong câu 16:

(1) NGƯỜI TA được xưng công bình (c. 16a).

(2) Chính CHÚNG TÔI đã tin Đức Chúa Giê-xu Christ để được xưng công bình (c. 16b).

(3) CHẲNG CÓ AI được xưng công bình bởi các việc luật pháp (c. 6c).

Mỗi lần, việc “được xưng công bình bởi đức tin không phải bởi luật pháp” được nhấn mạnh nhiều hơn. Phao-lô nói chung (người ta), rồi đến kinh nghiệm của ông (chúng tôi) và rồi kết luận (chẳng có ai). Rô-ma 3:20 và Thi thiên 143:2 nói lên cùng một điều.

Phao-lô đang lý luận với những người chủ trương duy luật (dù tin Chúa Giê-xu vẫn phải tuân giữ luật pháp Môi-se) và điều ông nói trong câu 17a là lập luận của những người nầy. Người chủ trương duy luật cho rằng, nếu được xưng công bình bởi đức tin mà thôi sẽ không còn ai tuân giữ luật pháp nữa và như thế mọi người sẽ sống theo ý riêng và tự do phạm tội! Tìm cách được xưng công bình trong Đấng Christ bị nhận là kẻ có tội là như vậy. Đây là lập luận của những người chủ trương người tin Chúa phải tuân giữ luật pháp Môi-se.

Phao-lô phản đối lập luận nầy: Vậy thì Đấng Christ chẳng là làm tôi của tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! (c. 17b). Đấng Christ… làm tôi của tội lỗi nghĩa là “Đấng Christ là người phục vụ cho tội lỗi” (BHĐ). Chúa Giê-xu không thể là người phục vụ tội lỗi hay khuyến khích người ta phạm tội, không thể có chuyện đó (Chẳng hề như vậy!).

Những người chủ trương duy luật cho rằng việc được xưng công bình bởi đức tin sẽ đưa người ta đến chỗ tự do phạm tội. Theo Phao-lô, nói như vậy nghĩa là cho rằng Chúa Giê-xu là tác nhân gây nên tội lỗicổ vũ cho tội lỗi, là điều hoàn toàn nghịch lý!

Phao-lô nói thêm:

Thật thế, nếu tôi lập lại điều tôi đã phá hủy, thì tôi sẽ tỏ ra chính tôi là người phạm phép (c. 18).

Lập lại điều tôi đã phá hủy hàm ý trở lại tuân giữ luật pháp sau khi đã tin Chúa. Nếu Phao-lô làm như vậy thì mới bị kể là có tội: Tỏ ra chính tôi là người phạm phép!

Chết cho luật pháp hay “chết đối với luật pháp” (BHĐ) nghĩa là không còn cố gắng tuân giữ luật pháp nữa. Bởi luật pháp, tôi đã chết cho luật pháp (c. 19a) nghĩa là Phao-lô đã một lần quyết định sống cho Đức Chúa Trời (c. 19b) thì không thể nào quay lại sống cho luật pháp hay giữ luật pháp nữa!

Phao-lô nói về kinh nghiệm của mình trong câu 20 như sau:

(1) Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ

(2) Tôi sống:

·         Không phải tôi sống nhưng Đấng Christ sống trong tôi

·         Tôi còn sống trong xác thịt nghĩa là tôi sống trong đức tin nơi Con Đức Chúa Trời:

Ø  Đấng yêu tôi

Ø  Đấng phó chính mình Ngài vì tôi

Câu nầy nói lên giáo lý liên hiệp với Đấng Christ (union with Christ)–một khía cạnh của sự cứu rỗi–đầy đủ và rõ ràng hơn cả. Đây là sự liên hiệp mầu nhiệm, nghĩa là người tin Chúa ở trong Chúa và mỗi kinh nghiệm của Chúa Giê-xu cũng là kinh nghiệm của mình. Phao-lô cũng như mỗi người tin Chúa không bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ nhưng khi chúng ta tin nhận Chúa (“ở trong Ngài”) chúng ta được kể như cũng đã cùng bị đóng đinh với Chúa, đã lãnh án phạt tội lỗi. Con người cũ của chúng ta đã chết.

Phao-lô cho biết sự sống của ông trong hiện tại thật sự không phải là ông nhưng chính là Chúa. Tôi còn sống trong xác thịt nghĩa là sự sống thân xác đang có là thể hiện đời sống đức tin của ông (ngược lại với sống theo luật pháp). Đời sống của người tin Chúa là đời sống đức tin mà đối tượng là Con Đức Chúa Trời (Tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời). Hai điều Phao-lô mô tả về Chúa là: (1) Đấng yêu tôi. (2) Đấng phó chính mình Ngài vì tôi. Phao-lô muốn nhắc lại tình yêu của Chúa đối với ông, thể hiện qua việc hy sinh mạng sống của Ngài. Đây cũng là điều mà mỗi người tin Chúa cần ghi nhớ và tâm niệm: tình yêu và sự hy sinh Chúa dành cho chúng ta.

Tôi không muốn làm cho ân điển Đức Chúa Trời ra vô ích; vì nếu bởi luật pháp mà được sự công bình, thì Đấng Christ chịu chết là vô ích (c. 21).

Đây là câu Phao-lô dùng để đả phá chủ trương của những người duy luật. Câu nầy đối chiếu giữa luật phápân điển. Luật pháp là việc làm của con người còn ân điển là món quà của Chúa. Trọng tâm của Phúc Âm là ân sủng của Đức Chúa Trời và sự chết của Chúa Giê-xu, không thể có một đóng góp nào của con người. John Stott viết:

Người nào cho rằng được xưng công chính là do việc làm và cho rằng mình có thể đạt được sự cứu rỗi bằng cố gắng riêng, người đó đã hủy phá nền tảng của Cơ-đốc giáo. Người đó đã vô hiệu hóa ân sủng của Đức Chúa Trời (vì nếu được cứu là do việc làm thì không thể do ân sủng) và khiến cho cái chết của Chúa Giê-xu trở thành dư thừa (nếu sự cứu rỗi đến từ việc làm của chúng ta thì việc làm của Chúa không cần thiết)

Con người thường cho rằng cố gắng của mình mới đáng trọng và cao quý, nhưng thật ra, tiếp nhận điều Đức Chúa Trời ban cho mới là cao quý. Dùng cố gắng riêng của mình thay vì tiếp nhận điều Chúa ban là xúc phạm đến chính Ngài (Boice).